ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Số ca nhiễm Covid-19 tại Ấn Độ tăng vùn vụt, sắp qua mặt Brazil (VNN 3/9/2020)-Tập Cận Bình chủ trương độc chiếm Biển Đông (BVN 2/9/2020)-Trần Trung Đạo-WHO cảnh báo đường dẫn tới thảm họa, Canada hủy thử vắc-xin Trung Quốc (VNN 1/9/2020)- Thủ tướng Shinzo Abe từ chức và vai trò của Nhật ở khu vực (viet-studies 1-9-20)-Nguyễn Quang Dy-Truyền thông Nga: Rosneft huỷ hợp đồng khai thác ở Việt Nam dưới sức ép của Trung Quốc (VOA 1-9-20)-'Không nước nào có thể buộc Việt Nam chọn bên' (VnEx 1-9-20)-P/v Nguyễn Chí Vịnh-Chính sách quốc phòng "Bốn Không" của Việt Nam và thực tế ở Biển Đông (RFI 31-8-20)-Ông Trump lội ngược dòng ngoạn mục, hy vọng tái đắc cử tăng cao (VNN 31/5/2020)-Ai có thể kế nhiệm Abe Shinzo làm Thủ tướng Nhật? (VNN 31/8/2020)-Mỹ, Nhật nhất trí kìm giữ bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, biển Hoa Đông (BVN 31/8/2020)-Tình báo Hoa Kỳ và câu chuyện phản quốc (TD 30/8/2020)-
- Trong nước: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (GD 2/9/2020)-75 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Quyền con người và quyền của mỗi dân tộc (GD 2/9/2020)-"Đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới" (KTSG 2/9/2020)-Sĩ quan tình báo Mỹ - nhân chứng đặc biệt ngày lập quốc 2/9/1945 (VNN 2/9/2020)-Quái chiêu của Út 'trọc' và quan hệ đặc biệt với ông Đinh La Thăng (VNN 2/9/2020)-Ông Đinh La Thăng từng mắng cấp dưới vì làm khó công ty của Út “trọc” (DT 2-9-20)-Vì sao đều sai phạm nhưng có lãnh đạo bị bắt, có người thoát? (RFA 1-9-20)-Sẽ xem xét bãi nhiệm đại biểu Quốc hội có 2 quốc tịch Phạm Phú Quốc (KTSG 1/9/2020)-Vì sao người Việt giàu chọn nhập tịch đảo Cyprus, Saint Lucia, Bồ Đào Nha (BBC 1-9-20)-Vụ ĐBQH Phạm Phú Quốc có 2 quốc tịch: "Thành phố không che giấu, luôn công khai, minh bạch mọi vấn đề" (DV 1-9-20)-Nâng tất cả hồ sơ sức khỏe lãnh đạo vào loại ‘tối mật’ (RFA 1-9-20)-TBT Nguyễn Phú Trọng 'trở lại' trên truyền thông ngay trước 02/9 (BBC 1-9-20)-Vụ ông Đinh La Thăng: Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông có liên quan thế nào? (DV 1-9-20)-Đại án giao thông: Ông Đinh La Thăng thêm tội ‘chủ mưu’ (BBC 31-8-20)-Ông Đinh La Thăng bị xác định chủ mưu trong sai phạm ở Cao tốc Trung Lương (RFA 31-8-20)-Đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường (DT 31-8-20)-Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã ký nhiều văn bản liên quan vụ Út 'trọc' (TT 31-8-20)-Ông Nguyễn Đức Chung liên quan vụ Nhật Cường thế nào? (PLTP 31-8-20)-Nhìn lại 10 dự án hạ tầng, giao thông của Hà Nội dưới thời ông Nguyễn Đức Chung làm Chủ tịch (DV 31-8-20)-Tăng cường kiểm tra giám sát, không để cán bộ “dính chàm” (LĐ 31-8-20)-Cán bộ khai gian bằng cấp, lý lịch, quốc tịch: Truy trách nhiệm người 'gác cổng' (TP 31-8-20)-Thông tin sức khoẻ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư là "tối mật" (LĐ 31-8-20)-bài này cũng nên 'tối mật'!-Một vị Bộ trưởng khác người (VNN 31-8-20)-BT Nguyễn Đình Lộc-Dự đoán nhân sự” – luận điệu chống phá, gây nhiễu trước thềm Đại hội XIII của Đảng (CAND 30-8-20)-dự đoán bầu cử tổng thống Mỹ thì được?-Ông Nguyễn Đức Chung bị khởi tố, không chỉ người Hà Nội thất vọng (VTC 30-8-20)-vì sao?-VN: Dư luận bức xúc việc các tỉnh chi tiền tỉ mua cặp da đại hội Đảng (BBC 27-8-20)-
- Kinh tế: Cái tôi nơi công sở - Góc khuất khiến các công ty mất hàng triệu đô (GD 3/9/2020)-Hàng không Mỹ đối mặt với chuyện sa thải nhân sự hàng loạt (KTSG 3/9/2020)- sa thải nhân viên ?-Gọi vốn gặp khó thời Covid-19 (KTSG 3/9/2020)-Quốc lộ qua mặt cao tốc về thu phí tự động (KTSG 3/9/2020)-Chỉ còn hơn 100 khách thuê tàu tham quan vịnh Hạ Long mỗi ngày (VNN 3/9/2020)-Huế kêu gọi “Người Huế đi du lịch Huế” (KTSG 2/9/2020)-Lần đầu tiên sau gần 30 năm, Úc rơi vào suy thoái (KTSG 2/9/2020)-Lần đầu tiên sau gần 30 năm, Úc rơi vào suy thoái (KTSG 2/9/2020)-Bùng nổ ứng dụng công nghệ viễn thông trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng (KTSG 2/9/2020)-Những quyết định (VnEx 2-9-20)-Huỳnh Thế Du-Hóa ra "cái nôi" nghề trồng hoa ở Đà Lạt lại là một nơi "dính dáng" từ miền Bắc: làng Hà Đông (DV 2-9-20)-
- Giáo dục: Vì sao dư luận bàn tán nhiều về điểm thi tốt nghiệp Ngữ văn 2020 của An Giang? (GD 3/9/2020)-Hơn 400 thí sinh không đến làm thủ tục dự thi tốt nghiệp đợt 2 (GD 3/9/2020)-Hiểu thế nào về ưu tiên xét tuyển trước của Sở Giáo dục Thanh Hóa? (2) (GD 3/9/2020)-Đã đam mê thiên chức dạy người, mỗi thầy cô hãy tự tìm cho mình triết lý* (GD 3/9/2020)-Câu chuyện đẹp, định mệnh lấy đi của em đôi chân bù cho em tri kỷ (GD 3/9/2020)-181 thí sinh không đến làm thủ tục dự thi tốt nghiệp đợt 2 ở Đà Nẵng (GD 3/9/2020)-Đắk Lắk: Yêu cầu trường mẫu giáo Ea Wy hoàn trả tiền cho phụ huynh (GD 3/9/2020)-Lý do Trường Trung học phổ thông Trường Chinh tuyển thẳng 8 em vào lớp 10 (GD 3/9/2020)-Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục đứng trong nhóm 801-1000 của bảng xếp hạng THE (GD 3/9/2020)-Thi đua, khen thưởng từ năm 2020 có gì mới thầy cô cần biết? (GD 3/9/2020)-Hiểu thế nào về ưu tiên xét tuyển trước của Sở Giáo dục Thanh Hóa? (1) (GD 2/9/2020)-
- Phản biện: Quốc khánh 2-9, Việt Nam nhìn về tương lai từ đại dịch (TT 2-9-20)-GS Trần Văn Thọ-Đừng chà đạp lên bản Tuyên ngôn độc lập! (BVN 3/9/2020)-Mạc Văn Trang-Vì sao các chế độ độc tài cách mạng tồn tại lâu đến vậy? (BVN 3/9/2020)-Minh Tâm-Ông Phạm Phú Quốc phản quốc và dối trá! (TD 2/9/2020)-Lâm Minh Chánh-Trưởng ban Tuyên giáo Phan Nguyễn Như Khuê không có quyền áp đặt suy nghĩ cho cử tri !(TD 2/9/2020)-Mai Bá Kiếm-Từ vụ ông Phạm Phú Quốc, cần phải cải cách chế độ bầu cử, ứng cử (TD 2/9/2020)-Ngô Ngọc Trai-Cướp, lừa, bạo lực (TD 2/9/2020)-Nguyễn Quang A-Lễ kỷ niệm lạ quá (TD 2/9/2020)-Mai Quốc Ấn-Đà Lạt: Tháng cô hồn rước âm binh giặc (TD 1/9/2020)-Chu Mộng Long-Mọi thành công của Trường Đại học Tôn Đức Thắng đều đến từ cơ chế tự chủ (GD 2/9/2020)-Giặc ngoại xâm khoa học (TD 1/9/2020)-Dương Tú-Bạn vàng hiếm có (BVN 1/9/2020)-Vũ Kim Hạnh-Tại sao dân chủ hoá không phải lúc nào cũng thành công? (BVN 1/9/2020)-Minh Tâm-Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đang ngồi trên lửa! (TD 1/9/2020)-Nguyễn Hoài Nam-Sâu, Bướm và “Ngài” (GD 31/8/2020)-Xuân Dương-Một vị Bộ trưởng khác người (TVN 31-8-20)-Nguyễn Đức Chung và ‘họa anh hùng’ (Blog VOA 31-8-20)-Trân Văn-Cao thượng và Đê tiện (BVN 31/8/2020)-Chu Mộng Long-Chuyện tặng quà đại biểu (VHNA 30-8-20)-Nguyễn Duy Xuân-Phải xóa sổ nước Tần trên đất Lâm Đồng (TD 30/8/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Thiếu tôn trọng Dân và thiếu trách nhiệm với Dân (TD 30/8/2020)-Lưu Trọng Văn-Bế tắc! (TD 30/8/2020)-Mạc Văn Trang-Ai bao che cho ông Nguyễn Đức Chung? (TD 29/8/2020)-Trương Châu Hữu Danh-
- Thư giãn: Bên trong chiếc tàu chiến độc nhất vô nhị của Nga (VNN 2/9/2020)-Vì sao Miền Tây là thủ phủ gái đẹp bậc nhất Việt Nam? (DV 31-8-20)-
AI CÓ THỂ KẾ NHIỆM ABE SHINZO LÀM THỦ TƯỚNG NHẬT?
TUẤN ANH/ VNN 31-8-2020
Tại cuộc họp báo hôm 28/8, ông Abe đã công bố quyết định từ chức khi vẫn còn 1 năm trong nhiệm kỳ, viện dẫn vì các vấn đề sức khỏe liên quan đến căn bệnh viêm loét đại tràng mạn tính. Tuy nhiên, ông khẳng định vẫn tiếp tục lãnh đạo chính phủ cho đến khi đảng cầm quyền chọn được gương mặt kế nhiệm.
![]() |
Thủ tướng Nhật Abe Shinzo thông báo quyết định từ chức tại cuộc họp báo ở Tokyo ngày 28/8. Ảnh: Reuters |
Các nguồn thạo tin cho biết, đảng LDP sẽ quyết định cách thức tổ chức bỏ phiếu bầu vị chủ tịch mới thay ông Abe vào ngày 1/9. Nhiều khả năng tất cả các nghị sỹ và đại diện của các cơ sở địa phương sẽ tham gia cuộc bỏ phiếu này.
Theo tạp chí Tokyo Weekender, hiện có nhiều cái tên được nhắc đến như ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm ông Abe làm thủ tướng Nhật.
Taro Aso
![]() |
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso. Ảnh: Mainichi |
Nếu đảng cầm quyền đang tìm kiếm một gương mặt quen thuộc, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso, 79 tuổi sẽ là một ứng cử viên nặng ký. Là cháu trai của một cựu thủ tướng và bản thân cũng từng giữ vai trò lãnh đạo Chính phủ Nhật (2008 - 2009), nhưng ông Aso đã kết thúc nhiệm kỳ của mình bằng việc dẫn dắt LDP đến thất bại bầu cử tồi tệ nhất trong lịch sử của đảng, mở đường cho đảng Dân chủ Nhật (DPJ) lên nắm quyền vào năm 2009.
Dẫu vậy, ông Aso được tin vẫn có cơ hội vươn lên đỉnh cao quyền lực khi ông đang giữ vai trò nòng cốt trong nội các của ông Abe. Ngoài ra, sai lầm trong quá khứ dường như cũng không phải là trở ngại lớn khi đảng LDP từng cho ông Abe cơ hội thứ hai sau nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên không mấy ấn tượng, kết thúc chóng vánh năm 2007 chỉ sau một năm nhậm chức.
Shigeru Ishiba
![]() |
Cựu Tổng thư ký đảng LDP Shigeru Ishiba. Ảnh: Bloomberg |
Cái tên của Shigeru Ishiba, cựu Tổng thư ký đảng LDP (2012 - 2014) và cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng (2007 - 2008) luôn được nhắc đến trong mọi cuộc bàn luận về người kế nhiệm ông Abe, do ông Ishiba từng thua sít sao đương kim thủ tướng trong cuộc bầu cử năm 2012. Tuy nhiên, ông Ishiba, 63 tuổi đã bất hòa với ông Abe vào năm 2015 sau khi quy tụ một nhóm đối lập trong nội bộ đảng cầm quyền và mâu thuẫn với nhiều lãnh đạo đảng.
Theo tờ Indian Express, trong buổi phỏng vấn hồi tháng 4, ông Ishiba bày tỏ ủng hộ một chính sách kinh tế dân túy hơn so với chính sách của Thủ tướng Abe. Song, ông có phần do dự và thiếu quyết đoán hơn ông Abe trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 2014. Tuy nhiên, ông đang có lợi thế dẫn đầu về tỷ lệ tín nhiệm của cử tri trong các cuộc thăm dò dư luận gần đây về người thay ông Abe.
Mặc dù tên của ông Ishiba chắc chắn sẽ phủ sóng trên các phương tiện truyền thông ở xứ sở mặt trời mọc trong những ngày sắp tới, nhưng những người ủng hộ vẫn hy vọng đảng LDP rốt cuộc sẽ chọn chính khách kỳ cựu này cho cuộc bầu cử thủ tướng tiếp theo vào năm 2021.
Fumio Kishida
![]() |
Cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida. Ảnh: NHK |
Ông Fumio Kishida, 63 tuổi từng giữ chức Ngoại trưởng trong chính quyền của Thủ tướng Abe giai đoạn 2012 - 2017. Song, các hoạt động ngoại giao thời điểm đó chủ yếu vẫn do ông Abe nắm giữ.
Xuất thân từ một gia đình giàu truyền thống chính trị ở Hiroshima và nổi tiếng với quan điểm ôn hòa, ông Kishida được đánh giá là một lựa chọn an toàn trong ngắn hạn, có thể giúp duy trì hiện trạng cho đảng cầm quyền đến ngày diễn ra tổng tuyển cử vào năm sau.
Phát biểu trên đài truyền hình Tokyo hôm 24/8, ông Kishida bày tỏ quan tâm đến việc vực dậy nền kinh tế Nhật đang điêu đứng vì dịch bệnh. Ông kêu gọi người dân tăng cường chi tiêu để phát triển kinh tế, nhưng cảnh báo các nhà hoạch định chính sách cẩn trọng với ý tưởng cắt giảm thuế bán hàng.
Taro Kono
![]() |
Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono. Ảnh: Japan Times |
Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono, 56 tuổi được cho là đang theo đuổi giấc mơ trở thành thủ tướng. Ông sinh ra trong một gia đình dòng dõi, tốt nghiệp Đại học Georgetown (Mỹ) và nói tiếng Anh thành thạo. Tuy nhiên, chính khách này bị đánh giá là có thái độ hiếu chiến và xa rời đảng LDP trong một số vấn đề chính sách trọng yếu.
Trong dư luận đang râm ran tin đồn, đảng cầm quyền muốn tìm kiếm một gương mặt có thể thống nhất đảng, việc có thể khiến ông Kono bị cho ra ngoài danh sách cân nhắc kế nhiệm ông Abe. Tuy nhiên, nếu đảng LDP cần một nhân vật công chúng mạnh mẽ, có khả năng thu hút đám đông thì ông Kono lại là gương mặt sáng giá.
Ông Kono đang ghi điểm với cử tri nhờ ủng hộ chính sách cắt giảm chi tiêu. Với tư cách lãnh đạo Bộ Quốc phòng, năm nay, ông Kono đã cho hủy kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đắt đỏ Aegis do Mỹ chế tạo để dành ngân sách cho các ưu tiên cấp bách hơn của Nhật.
Yoshihide Suga
![]() |
Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga. Ảnh: Reuters |
Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, 71 tuổi là trợ lý thận cận Thủ tướng Abe kể từ năm 2012. Tổng thư ký LDP Toshihiro Nikai mới đây đã công khai ủng hộ ông Suga kế nhiệm ông Abe vì có "các khả năng tuyệt vời". Ngoài ra, việc ông Suga được chọn là người công bố niên hiệu của triều đại mới Reiwa (Lệnh Hòa) hồi năm ngoái càng cho thấy chính khách này đang nhận được sự tín nhiệm cao trong đảng cầm quyền.
Được coi là cánh tay phải của Thủ tướng Abe, ông Suga đã giúp biến nhiều chính sách thành hiện thực và luôn tỏ ra bình tĩnh khi đối diện với công chúng trong những giờ phút đen tối nhất của chính quyền. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát tỏ ra ngạc nhiên khi ông Suga xuất hiện mờ nhạt trong cuộc chiến chống Covid-19 của chính quyền Abe.
Tomomi Inada
![]() |
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada. Ảnh: Japan Times |
Nhiều người dễ bỏ qua các nữ chính khách trong danh sách đề cử cuối cùng cho vai trò kế nhiệm ông Abe, nhưng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada, 61 tuổi đã công khai ý định chạy đua vào chiếc ghế quyền lực nhất đảng LDP trong cuộc bầu cử năm 2021. Nếu đảng cầm quyền muốn gương mặt mới nhưng lại có cùng thông điệp như ông Abe, bà Inada có thể là một lựa chọn phù hợp.
Niềm tin vào chính sách kinh tế và an ninh quốc gia theo thiên hướng bảo thủ của bà Inada phù hợp với quan điểm của ông Abe, mặc dù quan điểm cực hữu cùng một số tranh cãi trong quá khứ có thể gây bất lợi cho chính khách này. Nếu đảng cầm quyền tin cử tri Nhật muốn có nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử, họ nhiều khả năng sẽ đặt cược vào bà Inada.
Shinjiro Koizumi
![]() |
Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi. Ảnh: Tokyo Weekender |
Theo một cuộc khảo sát mới đây của hãng thông tấn Kyodo về người có thể trở thành thủ tướng tiếp theo của Nhật, Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi, 39 tuổi chỉ xếp thứ hai về tỷ lệ ủng hộ sau cựu Tổng thư ký LDP Shigeru Ishiba. Song, đường đến chiếc ghế lãnh đạo chính phủ của ông Koizumi không hề dễ dàng khi ông bị coi là "còn non" về kinh nghiệm chính trị so với những ứng cử viên kể trên.
Ngoài ra, ông Koizumi từng công khai phản đối các chính sách của đảng LDP về việc tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân tiếp sau thảm họa Tohoku và một số vấn đề khác.
Tuy nhiên, kể từ khi được bổ nhiệm làm lãnh đạo Bộ Môi trường vào năm 2019, ông quan tâm hơn tới các chính sách của đảng cầm quyền và lên tiếng ủng hộ việc xây dựng các nhà máy điện than mới. Dư luận vẫn đang chờ xem liệu cái tên Koizumi có phải là ngôi sao vụt sáng trong chính trường Nhật năm nay.
Tuấn Anh
THỦ TƯỚNG SHINZO ABE TỪ CHỨC VÀ VAI TRÒ CỦA NHẬT Ở KHU VỰC
NGUYỄN QUANG DY/ viet-studies 1-9-2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét