ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Trump hé lộ kế hoạch loại bỏ Tổng thống Syria (VNN 16/9/2020)-Chiến thuật 'lôi kéo' cử tri trái ngược của ông Trump và đối thủ, ai hơn ai? (VNN 16/9/2020)-Trung Quốc có 'kéo' được châu Âu quay lưng với Mỹ? (VNN 15/9/2020)-Chính trị gia tự thân Suga - Ứng viên Thủ tướng thay Abe (viet-studies 14-9-20)-Đảng cầm quyền Nhật Bản chọn ông Yoshihide Suga kế nhiệm ông Abe (BBC 14-9-20)-André Menras: ‘Vụ Đồng Tâm - Đảng CSVN từ mị dân đến coi dân là kẻ thù’ (BBC 14-9-20)-Dùng chiêu cũ cứng rắn với Trung Quốc, ông Trump dễ thất thế trước đối thủ? (VNN 14/9/2020)-Rộ nghi vấn tàu khu trục Trung Quốc mang ‘sát thủ tàu sân bay’ (VNN 14/9/2020)-Thư của ông Chu Đình Xương gởi BCH Trung ương đảng CSVN tháng 2/1983 (BVN 14/9/2020)-Thiện chí của ASEAN, Trung Quốc và các nước khi bàn về Biển Đông (VNN 13/9/2020)-Thiết kế của Lầu Năm Góc đã giúp cứu nhiều sinh mạng trong vụ 11/9 ra sao-Kỳ cuối (VNN 13/9/2020)-Nước Mỹ, một thời cuồng nộ (TD 12/9/2020)-Nhã Duy-Hình ảnh lễ tưởng niệm 11/9 đặc biệt ở Mỹ (VNN 12/9/2020)-Nóng lạnh thất thường, Trung Quốc thay đổi ngoại giao chiến lang (TVN 11/9/2020)-Lý do nhiều đại gia công nghệ Mỹ không muốn ông Trump tái cử (VNN 10/9/2020)-Chuyên gia lý giải ý đồ đằng sau các cuộc tập trận và phóng tên lửa của TQ ở Biển Đông (SOHA 10-9-20)-TT Donald Trump được đề cử giải Nobel Hòa bình (VOA 9-9-20)-
- Trong nước: Cựu phó chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Tài hầu tòa (VNN 16/9/2020)-Đồng Tâm, giai đoạn khốn cùng (Diễn Đàn 15-9-20)-Tác động chính trị, xã hội của vụ xét xử Đồng Tâm thế nào? (BBC 15-9-20)-Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự cấp cao Bộ Quốc phòng (GD 15/9/2020)-Hai cựu lãnh đạo Đà Nẵng bị đề nghị khai trừ khỏi Đảng (GD 15/9/2020)-Việt Nam học cách kiểm duyệt trực tuyến của Trung Quốc đến mức độ nào? (RFA 14-9-20)-Tổng Thanh tra Chính phủ: Đối thoại với người dân Thủ Thiêm ngay khi đủ điều kiện (NĐT 14-9-20)-Nguy cơ xuất hiện tội phạm tham nhũng xuyên quốc gia (ĐV 14-9-20)-Âm mưu chính trị hóa và “bẻ lái” vụ Đồng Tâm (CAND 14-9-20)-Trần Anh Tú-Nuôi dưỡng say mê lý luận cho lớp trẻ (NLĐ 14-9-20)-Cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và đồng phạm bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 2.713 tỷ (VNN 14/9/2020)-Đà Nẵng nhộn nhịp trở lại sau dịch bệnh (KTSG 13/9/2020)-Ân tình (TD 11/9/2020)-Đặng Đình Mạnh-Kêu gọi mua báo Đảng: “Lời thú nhận thất bại một cách gián tiếp!" (RFA 10-9-20)-Đại hội XIII và con đường hướng tới Việt Nam hùng cường (VNN 10/9/2020)-Vụ án Đồng Tâm gây tâm lý 'sợ hãi, bất lực' trong giới trẻ Việt Nam (BBC 9-9-20)-Đồng Tâm: Carl Thayer nói 'Đảng CSVN cần xét lại chiến lược truyền thông của nhà nước' (BBC 10-9-20)-Vụ Đồng Tâm “sẽ khiến chính quyền phải xử lý nội bộ”? (BBC 10-9-20)- Các luật sư bào chữa cho người dân Đồng Tâm bị theo dõi sau khi rời tòa (RFA 10-9-20)-
- Kinh tế: Đồng ý nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế từ 15/9 (GD 16/9/2020)-Kinh tế Trung Quốc trên đà phục hồi và tăng tốc (KTSG 16/9/2020)-Làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp nhà nước vẫn khó bị phá sản (VNN 16/9/2020)-Khi YouTube biến thành nơi để Vlogger kiếm tiền bằng 'video rác' (VNN 16/9/2020)-Khu nghỉ dưỡng xây không phép sừng sững gần hồ Đại Lải (VNN 16/9/2020)-Lập Ban chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện (GD 15/9/2020)-Nhu cầu dầu toàn cầu không thể phục hồi về mức trước dịch Covid-19 (KTSG 15/9/2020)-Còn ý kiến trái chiều về tách Luật Giao thông đường bộ (KTSG 15/9/2020)-Thương vụ 40 tỉ đô la giữa Mỹ-Nhật Bản đặt Trung Quốc vào thế bất lợi (KTSG 15/9/2020)-Tăng trưởng khu vực châu Á đang phát triển dự báo âm 0,7% sau 60 năm (KTSG 15/9/2020)-Sau EVFTA, trị giá xuất khẩu gạo vào EU tăng 93,5% (KTSG 15/9/2020)-Ngành ngân hàng - thách thức ở thì tương lai (KTSG 15/9/2020)-Đưa vật tư, thiết bị y tế vào hàng dự trữ quốc gia (KTSG 15/9/2020)-Saudi Arabia ‘mở cửa’ trở lại cho 12 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam (KTSG 15/9/2020)-Đà Nẵng: Hơn 550 doanh nghiệp bị 'gọi tên' nợ tiền bảo hiểm (KTSG 15/9/2020)-Cơn sửng sốt lành mạnh... với giá cà phê (KTSG 15/9/2020)-Việt Nam có sẵn nền tảng để chuyển đổi nhanh sang thanh toán số (KTSG 15/9/2020)-ADB: Nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng trước thách thức do Covid (KTSG 15/9/2020)-Các 'ông lớn' công nghệ Trung Quốc dời bản doanh qua Singapore (KTSG 15/9/2020)-Vàng trong nước tăng 100.000-200.000 đồng/lượng theo đà của thế giới (KTSG 15/9/2020)-Có gì ở khu đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM? (TT 15-9-20)
- Giáo dục: Tinh thần tự chủ trường Tôn Đức Thắng: Phụng sự, Trách nhiệm, Tự hào Việt Nam (GD 16/9/2020)-Sách bổ trợ Bộ cứ cấm, trường cứ bán, cha mẹ học sinh chạy đâu cho thoát (GD 16/9/2020)-Hải Phòng: Các trường mầm non bảo đảm an toàn bữa ăn bán trú cho trẻ (GD 16/9/2020)-Đúng là dạy thêm chính khóa đang bào mòn niềm tin về giáo dục (GD 16/9/2020)-Phụ huynh trường Nguyễn Trung Ngạn bức xúc với nhiều khoản thu không rõ làm gì (GD 16/9/2020)-Luật sư: quyết định tạm đình chỉ Hiệu trưởng trái luật gây nhiều hệ lụy lâu dài (GD 16/9/2020)-Ai chịu trách nhiệm với hàng ngàn sinh viên Trường Tôn Đức Thắng và gia đình họ? (GD 15/9/2020)-Với tôi, trường Tôn Đức Thắng là mảnh đất vàng cho những người đam mê nghiên cứu (GD 15/9/2020)-Lo chi phí ôn luyện đắt đỏ, nữ sinh trường làng tự học đạt 8.0 IELTS (GD 15/9/2020)-
- Phản biện: Giáo dục, góc nhìn qua lăng kính “đột phá” (phần cuối) (GD 16/9/2020)-Xuân Dương-Thực nghiệm hiện trường là đúng pháp luật, tối cần thiết và khả thi (BVN 16/9/2020)-Mạc Văn Trang-Vụ án Đồng Tâm và một ước mơ cho sáu mạng người…(BVN 16/9/2020)-Trân Văn-Kẻ hưởng lợi trên vụ án Đồng Tâm (BVN 16/9/2020)-Lưu Trọng Văn-Ai có quyền miễn nhiễm với bất công? (TD 15/9/2020)- Đặng Đình Mạnh-Được và mất qua vụ Đồng Tâm (TD 15/9/2020)-Vũ Hữu Sự-Toà xem thường chứng cứ từ Luật sư bào chữa các bị cáo Đồng Tâm?! (BVN 15/9/2020)-Hoài Nguyễn-Man rợ, bất nhân (TD 15/9/2020)-Đoàn Bảo Châu-Đặng Việt Quảng, người khai đã bắn cụ Lê Đình Kình rạng sáng ngày... (TD 15/9/2020)-Nhà nước nên coi vụ Đồng Tâm là một hồi chuông báo động (TD 14/9/2020)-Ngô Ngọc Trai-Nhận diện hiện tượng bổ nhiệm “thần tốc”, “lợi ích nhóm”, “sân sau” (DT 14-9-20)-Phương Thảo-Một phê phán tầm thường và thấp kém (BVN 14/9/2020)-Nguyễn Đình Cống-Đòn tâm lí của cảnh sát điều tra đánh dân vô tội Đồng Tâm (BVN 14/9/2020)-Phạm Đình Trọng-Vụ án Đồng Tâm - Hãy thực nghiệm hiện trường: Bị cáo Lê Đình Chức đã đâm 3 công an như thế nào? (BVN 14/9/2020)-Hiếu Bá Linh-Xô viết Nghệ Tĩnh và một số vấn đề về chính quyền cách mạng Việt Nam (VHNA 13-9-20)-Mạch Quang Thắng-Cuộc chiến Mỹ- Trung và cách ứng xử của Việt Nam (VietTimes 13-9-20)-Đỗ Lê Chí-Vụ án Đồng Tâm: Đảng bị răn đe và được dân giáo dục (TD 13/9/2020)-Trân Văn-KHI KẺ CHẤP PHÁP NGỒI XỔM LÊN LUẬT TỐ TỤNG (BVN 12/9/2020)-Tô Văn Trường-Khai thác Hiệp định thương mại tự do-thế hệ mới để hỗ trợ các bị can trong vụ án Đồng Tâm (BVN 12/9/2020)-“Ta thà bị lừa còn hơn không tin ở con người”! (BVN 11/9/2020)-Nguyễn Anh Tuấn-Hãy bảo vệ các luật sư của Đồng Tâm! (BVN 11/9/2020)-Phạm Đoan Trang-Vị khét ở đáy nồi (TD 10/9/2020)-Ngô Anh Tuấn-Hãy chú ý lời khai của ông Lê Đình Công tại toà (TD 10/9/2020)-Lưu Trọng Văn-Cần lắm quyết định sáng suốt của Bộ Chính trị trong vụ án Đồng Tâm... (TD 10/9/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Vụ án Đồng Tâm, đất đai hay quyền lực? (TD 10/9/2020)-J.Nguyễn-Người tài luôn hoài nghi tất cả (TVN 9-9-20)- P/v Trần Đình Thiên-
- Thư giãn: Sự thật về vùng Bảy Núi có rắn hổ mây khổng lồ và chằn tinh ăn thịt người (DV 14-9-20)-Muôn kiểu độ Honda Super Cub của dân chơi Việt (VNN 14/9/2020)-
'NGƯỜI TÀI LUÔN HOÀI NGHI TẤT CẢ'
Làm sao để thu hút người tài, chấp nhận sự khác biệt của họ để phát triển? Những khát vọng để Việt Nam vươn lên, đuổi kịp với các nước văn minh hiện đại - Tuần Việt Nam trao đổi với chuyên gia Trần Đình Thiên.
Không tôn trọng sự khác biệt, không thể có người tài
Gần đây, chủ đề tuyển chọn người tài lại bắt đầu được khơi lại. Mọi sự phát triển hay tắc nghẽn, sự đấu tranh giữa lạc hậu, trì trệ và đột phá, sáng tạo luôn xoay quanh bộ óc của người tài. Ý kiến của ông?
Việt Nam không hiếm người tài nhưng nếu không tôn trọng sự khác biệt, sự đa dạng xã hội thì không tạo môi trường cho người tài phát lộ.
Triết lí của Khổng Tử là “nhân chi sơ tính bản thiện”. Cái thiện là quan trọng nhất, cái thiện phải truyền từ đời này sang đời khác, con người phải có đạo đức, phải có trên, có dưới. Nghĩa là, theo đạo đức đó, mọi thứ phải dựa trên nền tảng cũ, không có đột phá, không cần sáng tạo. Xã hội như vậy đâu dung dưỡng người tài!
Hegel nói giữa cái thiện và ác, ác mới là chính vì cái ác phá cái cũ đi. Còn Karl Marx nói trong luận cương Feuerbach, phép biện chứng của chủ nghĩa duy tâm khách quan gấp vạn lần chủ nghĩa duy vật. Marx cũng có một câu nói nổi tiếng: Tôi hoài nghi tất cả.
![]() |
"Nếu cứ ôm cái cũ đứng dậy thì cái cũ đó chỉ vài năm sau sẽ không phát triển nữa"- TS Trần Đình Thiên |
Người khoa học là vậy, tương tự người tài cũng luôn hoài nghi tất cả. Nói vậy không có nghĩa là họ không tin điều gì, họ vẫn có niềm tin nhưng họ luôn có tinh thần hoài nghi, muốn xem xét lại chứ không phải bác bỏ. Tư duy của người tài là như vậy.
Nhưng ông thấy đấy, kinh tế của Việt Nam đã phát triển rất nhanh nhờ đổi mới, nhờ những cởi trói ngược lại với những mô thức cũ… Điều đó hẳn là do nhiều bộ óc dám có tư duy mới, không giống như thông lệ?
Mọi sự thay đổi vượt cái cũ đều là thành công. Nhưng nếu chỉ thành công lặt vặt thì coi là sứ mệnh chưa hoàn thành. Giới hạn của những thành công mang tính kinh nghiệm chỉ có thế thôi.
Thành công quan trọng của đất nước này là lực lượng doanh nghiệp tư nhân phát triển cùng với kinh tế thị trường. Nếu thị trường tốt, khu vực tư nhân sẽ mạnh. Đáng tiếc là thị trường nước ta chưa mạnh.
Nếu doanh nghiệp Việt Nam đủ mạnh thì đất nước sẽ phát triển bởi vì cơ chế thị trường sẽ tự phản ứng, được kích hoạt. Doanh nghiệp nội địa yếu thì tới đây mở cửa lại sau đại dịch Covid-19 sẽ gặp nhiều khó khăn.
Marx đã nói, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất hay còn gọi cơ sở kinh tế sản xuất của xã hội quyết định kiến trúc thượng tầng.
Chúng ta nhận thức, cần thay đổi quan hệ sản xuất nhưng phải mất thời gian vì lực lượng sản xuất bị quan hệ sản xuất trói lại, mà quan hệ sản xuất lại bị quyền lực nhà nước trói lại. Cho nên, khi còn chưa xử lí được câu chuyện cấu trúc nhà nước, ví dụ thể hiện qua cơ chế xin cho, thì còn khó. Vì sao tinh thần của kinh tế kế hoạch hoá, phân bổ nguồn lực bằng hành chính vẫn được ôm chặt và như thế thị trường không có cửa. Tức là chúng ta đang đối diện với sự tương phản giữa thị trường và nhà nước.
Câu hỏi Nghệ An cần suy nghĩ, nhân rộng ra đất nước cũng cần suy ngẫm
Chúng ta vẫn nói với nhau là người Việt Nam có nhiều người tài, chẳng hạn, nhiều bạn trẻ được đào tạo bài bản, du học ở nước ngoài về, rồi người tài Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, rồi giới tinh hoa…
Người Việt Nam thông minh, có nhiều sáng kiến, chẳng hạn, học theo thế giới, chuyển hoá thành kinh nghiệm. Cuộc cải cách của ta có những giá trị quan trọng, đưa vào được tư duy thị trường. Ta chọn đã đúng nhưng hơi rụt rè.
Có lần về quê, Nghệ An, tôi đặt câu hỏi, vì sao Nghệ An lắm người tài mà tỉnh không phát triển được? Đó là câu hỏi mà Nghệ An cần suy nghĩ, nhân rộng ra đất nước cũng cần suy ngẫm. Tôi cho rằng khái niệm người tài là của thời xưa, người tài thời nay phải nghĩ khác đi.
Điểm loé sáng Bình Dương
Ta cứ nói người tài đâu xa, hãy nhìn việc ngay trước mắt là thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Chỉ cần chuyên tâm cũng có thể làm chứ chưa cần tài?
Tôi lấy ví dụ một câu chuyện đơn giản, 10 năm nay Đà Nẵng có chỉ số PCI xếp thứ nhất. PCI là đánh giá của doanh nghiệp với điều hành của chính quyền. Nhưng rồi nhiều lãnh đạo bị kỷ luật.
Cái tài mà ta vẫn hay nói đến nằm trong xu hướng là tài kiểu cũ. Việc tuyển chọn cán bộ vẫn quen biết là chính. Không có cơ chế tuyển chọn cán bộ khách quan. Những tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ của ta rất lờ mờ.
Bản chất của câu chuyện người tài ở Việt Nam là nền tảng và cơ chế. Nói đến người tài phải có cạnh tranh. Muốn có cạnh tranh phải có tiêu chuẩn.
Trong chiến tranh ta huy động được lực lượng nhưng trong thời bình, việc tập hợp lực lượng lại chậm. Bằng chứng rõ nhất là đầu tư công càng ngày càng chậm. Chúng ta làm luật không phải tạo ra không gian thông thoáng mà làm luật để đắp thêm, tháo gỡ từng tí nhưng càng tháo thì các văn bản pháp luật lại càng phình ra và xung đột nhau.
![]() |
Bình Dương nổi tiếng với cách làm xin cơ chế chứ không xin tiền |
Bây giờ có những điểm loé sáng cũng là đã tuyệt vời, như Bình Dương. Bình Dương nổi tiếng với cách làm xin cơ chế chứ không xin tiền. Bình Dương có tính chủ động cao, kiên quyết. Nhưng những cái hay của Bình Dương lại không được tổng kết để lan rộng nên tỉnh này dường như vẫn đơn độc một mình.
Phải là cấu trúc cạnh tranh
Nhờ cơ chế mới mà nhiều nhà doanh nghiệp tư nhân xuất hiện, nhưng dường như sự phát triển của họ chưa tương xứng. Ông nhìn nhận như thế nào?
Tình trạng doanh nghiệp tư nhân không lớn được là thực tế cần cảnh báo. Nếu một số lớn lên được thì theo cơ chế sân sau, thân hữu. Trong khi đó, cấu trúc doanh nghiệp cơ bản của trước Đổi mới để lại là doanh nghiệp nhà nước đã bị rạn vỡ. Khu vực nhà nước phải làm đúng chức năng của nó.
Khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn đứng vững vì nền tảng là những người nông dân, khả năng sinh tồn mạnh nhưng lực lượng này không đáng kể, không giải quyết được việc. Sau khủng hoảng, những sản phẩm của họ lại được ưa chuộng.
Thực chất, những gì liên quan đến cấu trúc hiện tại là có vấn đề. Tôi chỉ e rằng, sau dịch thì khả năng trở lại cấu trúc cũ là cao.
Có lần tôi đã nói với một vị lãnh đạo rằng nền kinh tế này nếu không cẩn thận đến một lúc nào đó sẽ trở thành nền kinh tế FDI. Ông ấy nói FDI chỉ chiếm 20% không đáng lo ngại đâu. Nhưng vấn đề là có những dự án FDI kiểu 0 đồng.
Tôi lấy ví dụ về Nghệ An, có xí nghiệp may mặc tuyển dụng 1.200 công nhân, lương bình quân 4,5 triệu/người. Công nhân làm việc từ 7h, một ngày 10 tiếng. Một ngày có 2 ca sáng và chiều, mỗi ca nghỉ giữa chừng 10 phút, giữa trưa được nghỉ khoảng 1 - 1,5 tiếng đồng hồ để ăn trưa. Tôi quan sát dưới chân chỗ ngồi dưới máy khâu của mỗi người là một chai nước để uống. Họ uống ít nước để đỡ phải đi vệ sinh nhiều.
Thu hút FDI vào lĩnh vực thâm dụng lao động, trả lương rẻ mạt như vậy thì làm sao thu hút được doanh nghiệp khác tốt hơn, làm sao thu hút được lao động lành nghề hơn. Lương thấp như vậy thì không ai đến làm cả. Như vậy thì tài ở đâu, sao thu hút được người tài.
Nói vậy để thấy phải nhìn cấu trúc người tài rộng ra, nếu chỉ nhìn vài ba người chỗ này, chỗ kia không giải quyết được việc gì. Nó phải là cấu trúc cạnh tranh.
Tới đây, rủi ro nhất là doanh nghiệp nội địa khó phát triển. Lâu nay ta vẫn hay nói thu hút đại bàng về làm tổ. Cần hiểu lại khái niệm tổ đại bàng ở đây là cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Hai yếu tố chính tạo nên tổ đại bàng: thể chế và lực lượng doanh nghiệp, ngoài ra còn một vài yếu tố khác nữa như nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng.
Cần những lập trường có khí phách vượt lên
Nhiều doanh nghiệp đang kêu cứu, họ không có thị trường. Ông có những gợi ý gì để tháo gỡ không?
Bây giờ cứu những cái cũ cũng không được vì nó sẽ mất thời gian kéo dài. Nếu theo mô hình cấu trúc mới sẽ sống dễ dàng hơn. Mục tiêu ưu tiên là tạo ra cái mới, thay mới chứ không phải là cứu cái cũ.
Còn trong chuyện cứu những cái cũ, cần có những ưu tiên cụ thể là cứu ai, người nào không cứu được thì không cứu nếu chi phí quá lớn. Chi phí đó để lập ra cái mới sẽ tốt hơn.
Quan điểm cần xác định rõ ngay từ đầu là phải có chuẩn mực để làm. Đây là cứu nền kinh tế chứ không phải cứu từng doanh nghiệp cụ thể.
Lúc này cần những lập trường có khí phách vượt lên để cứu nền kinh tế. Có thể nhiều doanh nghiệp ta không cứu được, khi đó nguồn lực, chất bổ còn lại hiếm hoi mới nuôi được những thứ còn lại. Mà cho đến bây giờ, việc cứu này ta còn chưa biết nó sẽ kéo dài bao lâu.
Ta cần tính toán rất kĩ sức chống chịu của nền kinh tế. Sức chống chịu được bao nhiêu, kho lương chính ở chỗ nào, nguồn lực chỗ nào. Vì sao tập trung vào đầu tư công là vì thế. Ta không thể dốc mãi nguồn lực ngân sách nhà nước ra được. Việc cứu nhiều bằng ngân sách nhà nước cũng có nghĩa những chức năng của nhà nước có khi không đủ nguồn lực. Bởi vì, nhà nước vẫn phải vận hành.
Khi định hình rõ như vậy mới lựa chọn đúng đắn. Khi đó, từng nhóm doanh nghiệp sẽ lựa chọn, những hiệp hội lựa chọn.
Mục tiêu phải là nền kinh tế đứng dậy. Đứng dậy để bước vào những cái mới. Cần phải suy nghĩ tạo ra những lực lượng mới, nếu cứ ôm cái cũ đứng dậy thì cái cũ đó chỉ vài năm sau sẽ không phát triển nữa.
Lan Anh
VƯƠN LÊN VÌ KHÍ PHÁCH VÀ NIỀM TỰ TÔN DÂN TỘC
LAN ANH/ TVN 14-9-2020
LTS: TS Trần Đình Thiên tiếp tục cuộc thảo luận với Tuần Việt Nam về khát vọng vươn lên của đất nước, sánh vai các quốc gia văn minh, tiên tiến và hiện đại.
Nuôi dưỡng khát vọng
Thưa ông, các nhà lãnh đạo Việt Nam trong nhiều thời kỳ đã luôn nói đến khát khao cháy bỏng đưa đất nước vươn lên. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích kinh tế, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo mà thế giới ca ngợi. Ông nhìn nhận như thế nào về khát vọng đó hiện thời?
Không chỉ lãnh đạo, người Việt Nam luôn có khát khao vươn lên. Đó là khí phách, là niềm tự tôn của người Việt, chúng ta không muốn tụt hậu, chúng ta muốn so với cường quốc.
Khi thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đến khát vọng của dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Lúc đó, Việt Nam vừa giành độc lập, vừa được định vị trên bản đồ thế giới. Đặt ra khát vọng sánh vai với các cường quốc, Bác Hồ còn đặt ra nền tảng khác cho đất nước phát triển, đó là phải đi cùng với xã hội văn minh, sánh vai về kinh tế, về xã hội, về tổ chức nhà nước, bên cạnh khát vọng tự do và độc lập.
Thế hệ ngày nay vẫn nuôi dưỡng khát vọng đó. Nhiều lãnh đạo đã nói về điều này, các văn bản chính thức đặt ra các mục tiêu rõ ràng để phấn đấu. Báo cáo Việt Nam 2035 cũng so sánh Việt Nam với các quốc gia khác như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore… những nền kinh tế phát triển hơn, để thấy khoảng cách phát triển đang doãng xa dần. Đề ra các việc cần làm để thu hẹp khoảng cách, để thấy áp lực tụt hậu xa hơn đang hiển hiện, chứ không so với những nền kinh tế chúng ta có thể vượt qua dễ dàng.
Nói một cách thẳng thắn, chúng ta nói tới khát vọng vươn lên nhưng ý thức về cuộc đua tới thịnh vượng này chưa thực sự đầy đủ. Tôi cho là phải tư duy lại một cách rõ ràng về yêu cầu bắt kịp với nền kinh tế của thế giới.
Trong bối cảnh Covid-19 làm thay đổi các chuỗi giá trị, đây là cơ hội để chúng ta tư duy lại và vươn lên.
Cơ hội bắt kịp thế giới rất lớn nếu thực sự cơ cấu lại nền kinh tế.
![]() |
TS Trần Đình Thiên trong một lần đi khảo sát ở địa phương |
Đâu là những cơ hội mà ông thấy chúng ta có thể tận dụng, nắm bắt?
Trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cơ hội bắt kịp với thế giới rất lớn nếu chúng ta thực sự cơ cấu lại nền kinh tế. Chúng ta không thể cứ phát triển nhờ khai thác tài nguyên, phát triển công nghiệp gia công, thu hút đầu tư nhờ thâm dụng lao động. Phân bổ nguồn lực phải thông qua thị trường thay vì mệnh lệnh hành chính để đảm bảo hiệu quả.
Ngay thời điểm này, chúng ta vẫn đang bàn về một cơ chế của nền kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại, cho phép doanh nghiệp và người dân phát triển đàng hoàng.
Hơn 35 năm trước, Việt Nam chấp nhận chuyển sang cơ chế thị trường trong điều kiện những văn hóa, tư duy tích lại từ mấy ngàn năm phong kiến, trong tình thế đất nước vừa bước ra khỏi các cuộc chiến tranh kéo dài liên miên, thay đổi không hề dễ dàng.
Nhờ đó, không gian phát triển khác hình thành, chuyển từ không gian tự cấp, tự túc, tem phiếu, mở ra thị trường - dù chưa triệt để, vẫn còn xin - cho. Sự thay đổi đó tạo nên sự hứng khởi ghê gớm trong xã hội. Vì thế, lúc này là cơ hội để hoàn thành thị trường.
Chúng ta đã mở rộng cửa với thế giới để mời vào những người bạn, đối tác có thể giúp Việt Nam tiến nhanh hơn.
Kinh tế số đưa cơ hội sánh vai với cường quốc của Việt Nam là không giới hạn. Bài toán phải giải được của Việt Nam lúc này là năng lực bước vào quỹ đạo công nghệ cao, số hóa... Đại dịch Covid-19 cho ta cách tiếp cận mới, đó là không thể trở lại giai đoạn bình thường cũ. Tư duy đó đang hình thành.
Thay đổi tư duy ‘thầy đồ’ bằng nền giáo dục thúc đẩy sáng tạo
Covid-19 đang làm chậm lại mọi kế hoạch, làm đình đốn lại bao chương trình. Vì sao ông nghĩ nền kinh tế tiếp tục chuyển đổi được?
Covid-19 đang buộc chặt mọi người ở nhà, e dè với các kế hoạch thông thương, mở cửa biên giới nhưng cũng nhờ đó, cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân lại có cơ hội rất tốt chuyển sang kinh tế số, ứng dụng công nghệ cao.
Chính phủ điện tử đang hành động mạnh mẽ, quyết liệt với một núi chương trình nghị sự. Doanh nghiệp, người dân hào hứng với công nghệ mới, cách giao tiếp điện tử, năng lực giám sát năng lực, chất lượng được cải thiện. Xã hội thông tin phát triển với không gian rộng rãi, cho cá nhân phát huy năng lực.
![]() |
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Đây là thời điểm chúng ta bắt đầu thực hiện các cam kết trong CPTPP, EVFTA - những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây là nền tảng cho tự do hóa gần như tuyệt đối, cạnh tranh khắc nghiệt, đồng nghĩa với việc thể chế, hệ thống pháp luật, quản trị nhà nước sẽ thay đổi mạnh mẽ theo chuẩn mực cao nhất của thế giới.
Ở chiều ngược lại, những thay đổi tiêu chuẩn, quy trình sản xuất buộc doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ, thay đổi cách làm ăn, không có chỗ cho tư duy tiểu nông...
Những thay đổi theo hướng chuẩn mực cao sẽ tạo cho Việt Nam thế mặc cả trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Nếu như 30 năm vừa qua, chúng ta mong FDI vào thì hiện tại, chúng ta có thể lựa chọn những dự án, nhà đầu tư phát huy lợi thế của Việt Nam, để phù hợp với yêu cầu phát triển của mình.
Tuy nhiên, đáng tiếc là có nhiều việc chúng ta có cơ hội đẩy nhanh hơn, nhưng chưa làm. Ví dụ, trong giáo dục, đào tạo vẫn còn tư duy “thầy đồ” mà lẽ ra cần phải thay đổi bằng một nền giáo dục thúc đẩy sáng tạo, tự do học thuật.
Khoa học - công nghệ ở nhiều nơi vẫn có tính chất trang trí chứ chưa được coi là là trụ cột hay động lực của phát triển của nền kinh tế lúc này.
Có điểm sáng là khu vực doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với sức sống mạnh mẽ, rõ nét đang xuất hiện ngày càng nhiều.
Tầng lớp doanh nghiệp dân tộc
Trong bức tranh về thành quả của Đổi mới, doanh nghiệp tư nhân hiện lên như thế nào, thưa ông?
Doanh nghiệp tư nhân là một lực lượng hoàn toàn mới, là sản phẩm của cơ chế thị trường. Trước năm 1986, ta chỉ có nông dân, xí nghiệp quốc doanh, tiểu thương.
Chính lực lượng doanh nghiệp cùng với cơ chế thị trường đã làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế.
Nhưng sau gần 35 năm đổi mới, chúng ta vẫn chưa có lực lượng doanh nghiệp Việt Nam mạnh mẽ, có khả năng tận dụng các cơ hội mà đổi mới, mở cửa đem lại. 96% doanh nghiệp là nhỏ, siêu nhỏ rất khó để đấu với thế giới.
Tôi nghĩ, nếu Việt Nam có nhiều tỷ phú đô la, nhiều doanh nghiệp lớn thì lúc này chúng ta có thể nói nhiều hơn về những thành quả của đất nước, về cơ hội bắt kịp với thế giới và để có thể dành nhiều hơn lời khen ngợi, tự hào dành cho những doanh nhân như bà Thái Hương, ông Phạm Nhật Vượng, ông Trần Bá Dương...
Ông nhìn nhận thế nào khi nhiều doanh nhân người Việt đã được đưa vào bảng xếp hạng tỷ phú đô la do tạp chí Forbes công bố?
Tôi đã hỏi một số doanh nhân, nhưng có vẻ như họ không muốn chia sẻ về điều đó, thậm chí nếu giấu được thì tốt.
![]() |
Phải lựa chọn FDI chất lượng, đẳng cấp chứ không thu hút bằng mọi giá |
Có lẽ do cơ chế thị trường còn méo mó, chưa thực sự thị trường, nên chúng ta đang có một cấu trúc doanh nghiệp cũng méo mó, khó lớn, không muốn lớn, khó kết nối thành chuỗi, khó lan tỏa.
Trong chuỗi giá trị toàn cầu mà các doanh nghiệp FDI mang đến Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp Việt vẫn đứng chơ vơ bên ngoài.
Không phải doanh nghiệp không thấy sự yếu kém mà chính hệ thống của ta không tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp theo nghĩa phát triển thành lực lượng, vẫn để doanh nghiệp tự phát đến đâu hay đến đó, buộc doanh nghiệp lớn lên bằng khai thác tài nguyên, quan hệ thân hữu.
Đảng đã nhận diện rõ vai trò của doanh nghiệp tư nhân, xác định là lực lượng quan trọng của kinh tế thị trường. Cách tiếp cận của Đảng với khu vực FDI cũng thay đổi theo nghĩa phải lựa chọn FDI chất lượng, đẳng cấp chứ không thu hút bằng mọi giá. Nhận diện, định hướng rất sớm về khoa học, công nghệ trong thời đại 4.0 cũng là lựa chọn cho thành công.
Thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh phải tốt để doanh nghiệp Việt Nam mạnh lên, có năng lực liên kết với các doanh nghiệp FDI lớn. Khi đó, “tổ đại bàng” là nơi doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI chia sẻ lợi ích chứ không phải nơi mà khu vực FDI chiếm lĩnh.
Tôi thấy đau đáu một điều là tiềm năng về con người, chất xám của Việt Nam vẫn chưa được kích hoạt do tư duy giáo dục, đào tạo vẫn rất cũ, giáo điều, chưa theo kịp yêu cầu phát triển.
Khởi nghiệp sáng tạo
Việt Nam đang nỗ lực thiết lập một không gian tốt để gieo mầm khởi nghiệp, sáng tạo. Ông có đồng tình?
Năng lực sáng tạo của người Việt là mạnh mẽ. Chiến thắng của Việt Nam trong chương trình Robocon; các ý tưởng, phát kiến về robot trong mùa dịch... là minh chứng.
Nhưng để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, chúng ta cần môi trường kinh doanh cạnh tranh, bình đẳng, chấp nhận sáng tạo, thay vì tư duy kinh nghiệm; các thị trường lao động, khoa học - công nghệ, lương, nhân công cần được phát triển ở nấc thang cao hơn. Quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ phải được đảm bảo. Tất nhiên, cần lực lượng doanh nghiệp mạnh để dẫn dắt cuộc chơi này.
Một cách dễ hiểu, nếu cơ chế ủng hộ phát triển xi măng, sắt thép, chênh lệch địa tô… thì sẽ không có chỗ cho khởi nghiệp sáng tạo, bởi cơ chế động lực của sắt thép, xi măng là đất đai, là năng lượng; còn của đổi mới, sáng tạo là chấp nhận sự khác thường của các ý tưởng, sự điên rồ hay bay bổng của tư duy.
Không có doanh nghiệp lớn không thể có khởi nghiệp, sáng tạo vì họ chính là các nhà đầu tư mạo hiểm, họ có tiền, sẵn sàng chấp nhận đầu tư 10, thua lỗ 9 để kích hoạt, nâng đỡ các mầm mống của kỳ lân, những ý tưởng khác thường.
Chúng ta phải thu hút được người Việt Nam ở nước ngoài vì họ là nguồn lực vô cùng quan trọng, có năng lực sáng tạo và khả năng kết nối mạng lưới. Họ chính là những người sẽ kéo các cuộc chơi trí tuệ, kéo thế giới đến Việt Nam.
Lan Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét