ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Kình địch siêu cường nguy cơ đẩy Mỹ-Trung vào chiến tranh lạnh (VNN 25/9/2020)-Những lá thư bất ngờ hé lộ mối quan hệ đặc biệt Trump-Nixon (VNN 25/9/2020)-Toàn văn bài phát biểu ‘chống Trung Quốc’ của Tổng thống Trump tại Liên Hợp Quốc (BVN 25/9/2020)-Mỹ - Việt đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng lần thứ 11 (BVN 25/9/2020)-VOA-
- Iran công bố ảnh tàu sân bay Mỹ tiến vào vịnh Ba Tư (VNN 24/9/2020)-Nữ Thị trưởng Tokyo vượt qua 21 đối thủ, được dân tín nhiệm hiếm có (TVN 24/9/2020)-Philippines quyết không để Trung Quốc loại Phương Tây khỏi Biển Đông (BVN 24/9/2020)-Covid-19 tăng tốc trên toàn cầu, số ca tử vong ở Mỹ vượt 200.000 (VNN 23/9/2020)-Hiệp đấu đầu tiên của ông Trump và đối thủ Joe Biden (VNN 23/9/2020)-Lý do tên lửa siêu thanh trở thành ác mộng với tàu sân bay Mỹ (VNN 22/9/2020)-Bài học từ COVID-19: Hiểm hoạ của công nghệ chỉnh sửa gen (BVN 22/9/2020)-Dự ngôn hơn 20 năm trước về Mỹ – Trung (BVN 22/9/2020)-Hơn 200 nghìn ca tử vong ở Mỹ vì Covid-19 (VNN 21/9/2020)-Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg: “Không chỉ sống cho bản thân mà cho cả cộng đồng(TD 21/9/2020)-Nhã Duy-Trung Quốc phản pháo công hàm chung Pháp, Anh, Đức về Biển Đông (VNN 20/9/2020)-Anh nguy cơ tái phong tỏa vì Covid-19, Trung Quốc đối mặt 'làn sóng thứ 5' (VNN 20/9/2020)-
- Trong nước: Nghiêm túc phòng chống Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng (GD 25/9/2020)-Ông Chu Ngọc Anh làm Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội (VNN 25/9/2020)-Đại hội XIII: Đổi mới mạnh mẽ công tác nhân sự (VNN 25/9/2020)-Chủ tịch Hà Nội - bước ngoặt mới trong sự nghiệp của ông Chu Ngọc Anh (VNN 25/9/2020)-Viên chức hách dịch có thể mất việc: Ai đánh giá? (ĐV 24-9-20)-Bí thư Thành ủy TPHCM: TPHCM có ba điều kiện đứng đầu cả nước (SGGP 24-9-20)-Hà Nội yêu cầu ăn mặc lịch sự, cấm nói thô thiển, tục tĩu tại phố đi bộ (VNN 24-9-20)-Ông Trần Quốc Vượng: Chỉ số hạnh phúc của nhân dân là điều đặc sắc (Zing 23-9-29)-???-Cộng đồng mạng phẫn nộ với phát ngôn của chị em BN17 trên báo Mỹ (ĐĐK 23-9-29)-Nhốt quyền lực trong lồng cơ chế với bài toán nhân sự khóa XIII (VNN 23/9/2020)-Trăn trở của Tổng Bí thư về Ban chấp hành Trung ương khóa XIII (VNN 22/9/2020)-Nữ đại gia Bạch Diệp lừa lấy khu ‘đất vàng’ 185 Hai Bà Trưng như thế nào? (VNN 22/9/2020)-Điều quyết định sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ (GD 21/9/2020)-PHP-Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 lại bị tố cáo (KTSG 21/9/2020)-NÓI THẲNG: Nước mắt ông Nguyễn Thành Tài (NLĐ 21-9-20)-Phong tỏa tài khoản cựu Giám đốc Sở Tài chính vụ đại gia Bạch Diệp lừa đảo (VNN 20/9/2020)-
- Kinh tế: Ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế tỉnh Nam Định (GD 25/9/2020)-Nền tảng rao vặt Chợ Tốt được 'bơm' thêm 80 triệu đô la (KTSG 24/9/2020)-Việt Nam đứng hạng 4 trong danh sách điểm đến mơ ước của du khách (KTSG 24/9/2020)-Bà chủ Công ty Diệp Bạch Bương đã phù phép 'đất vàng' trung tâm TPHCM như thế nào? (KTSG 24/9/2020)-Chuyển đổi số cần thích ứng với yêu cầu mới, không phải phong trào (KTSG 24/9/2020)-Samsung tư vấn giúp An Phát cải tiến chất lượng sản xuất (KTSG 24/9/2020)-Kinh tế Trung Quốc phục hồi không đồng đều (KTSG 24/9/2020)-Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở vùng đất cố đô (KTSG 24/9/2020)-Vẫn còn 6,8 triệu thẻ SIM rác đang lưu thông (KTSG 24/9/2020)-Hà Nội, TPHCM sẽ có cơ chế đặc thù trong cải tạo chung cư cũ (KTSG 24/9/2020)-Cần Thơ phải là hình mẫu, động lực phát triển của vùng ĐBSCL (KTSG 24/9/2020)-NTKN-Khởi công cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết ngày 30-9 (KTSG 24/9/2020)-Cảng biển cho tàu lớn 200.000 DWT được lên kế hoạch xây ở Cần Giờ (KTSG 24/9/2020)-Huế muốn phát triển cảng biển cửa ngõ quốc tế (KTSG 24/9/2020)-Nhìn lại tình hình xử lý nợ xấu sau ba năm (KTSG 24/9/2020)-“Phao cứu sinh” nợ xấu - nhiều khi có cũng như không (KTSG 24/9/2020)-Ngân hàng có thể làm gì để xử lý nợ xấu tương lai (KTSG 24/9/2020)-Xử lý nợ xấu vẫn bằng dự phòng rủi ro là chủ yếu (KTSG 24/9/2020)-Nợ xấu sáu tháng đầu năm: Tăng đồng đều ở hầu hết các ngân hàng! (KTSG 24/9/2020)-Bất cập từ những dự án BT: Vì đâu nên nỗi? (DV 24-9-20)-Kết quả thống kê 'phủ nhận' nỗ lực giải cứu doanh nghiệp (TBKTSG 24-9-20)-Nguyên Trưởng ban Kinh tế Trung ương: Chỉ thị 100 đã cởi trói cho nông nghiệp (DV 24-9-20)-Đề phòng bẫy thu nhập để đạt mục tiêu nước phát triển vào năm 2045 (Zing 24-9-20)-Hà Nội yêu cầu ăn mặc lịch sự, cấm nói thô thiển, tục tĩu tại phố đi bộ (VNN 24-9-20)-
- Giáo dục: Nếu bỏ thi tốt nghiệp thì giáo dục sẽ về thời kỳ 1.0 (GD 25/9/2020)-Nam sinh Hải Phòng ôn thi 1,5 tháng đạt 8.5 IELTS (GD 25/9/2020)-Thay đổi hình thức kỷ luật học sinh, lợi cả đôi đường! (GD 25/9/2020)-Năm nào cũng đỗ tốt nghiệp 98-99%: Có nên tiếp tục tổ chức thi? (GD 25/9/2020)-Cách làm của trường Tôn Đức Thắng để thu hút và giữ chân nhiều người tài (GD 25/9/2020)-Cần phải thi tốt nghiệp, nếu không thi học sinh không học (GD 25/9/2020)-
- Phản biện: Thư ngỏ (thứ II) kính gửi các Đại biểu ĐH Đảng XIII của Hà Nội (BVN 24/9/2020)-Nguyễn Khắc Mai-Ba điểm cốt lõi của Dự án Cải tạo sông Tô Lịch (BVN 24/9/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Thế nào là giáo dục chất lượng cao? (BVN 23/9/2020)-Chu Mộng Long-Khi trí thức trở thành gian thương (TD 24/9/2020)-Chu Mộng Long-Bộ tứ mới sau đại hội XIII (BVN 23/9/2020)-Bùi Quang Vơm-Cái cười của kẻ hèn (TD 23/9/2020)-Khải Đơn-Loạn họp ở nước ta (TD 22/9/2020)-Nguyễn Thông-Tại sao chỉ có đảng viên mới tham nhũng? (TD 22/9/2020)-Đoàn Bảo Châu-Ước mơ bị ung thư (TD 22/9/2020)-Nguyễn Đại-“Ký sinh trùng” giáo dục (GD 22/9/2020)-Xuân Dương-Liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ở lại sau Đại hội 13? (NCQT 22-9-20)-Lê Hồng Hiệp-Cơ hội bứt phá chỉ dành cho người dám đi đầu (VNN 22-9-20)-Nguyễn Mạnh Hùng-Ngăn tư hữu hóa công sản (NLĐ 22-9-20)-Phạm Thu Giang-Phó Đức Phương – Người nhạc sĩ nặng lòng với đất nước (*) (BVN 22/9/2020)-Lưu Trọng Văn-“Phản động” rốt cuộc là gì? (BVN 22/9/2020)-Lóm-Đồng Tâm: vở bi hài kịch vụng về (BVN 21/9/2020)-Lê Quốc Trinh/Canada-Sức hút thương hiệu Việt Nam và chuyện tự tin dám chơi với thế giới (VNN 21-9-20)-Võ Trí Thành-Giáo dục – bức tranh phác họa nan đề bất tín tại Việt Nam! (TD 21/9/2020)-Trân Văn-Thế nào là giáo dục chất lượng cao? (TD 21/9/2020)-Chu Mộng Long-Cải cách bộ máy từ chính sách tăng lương 30% mỗi năm (TVN 20/9/2020)-Phạm Mạnh Hùng-Trong trường hợp Cộng sản Trung Quốc tấn công Việt Nam, lập trường của chúng ta là gì? (BVN 20/9/2020)-Đào Tăng Dực-Tách, nhập và… nuôi báo cô! (TD 18/9/2020)-Trân Văn-
- Thư giãn: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng giải đáp câu hỏi "Thế nào là hạnh phúc?" (GD 25/9/2020)-Cặp vợ chồng 40 năm 'thổi hồn' vào mặt nạ giấy bồi (TN 23-9-20)-
TƯ HỮU HÓA ĐẤT ĐAI SẼ RẤT PHỨC TẠP ?
Với người nông dân thời nào cũng vậy, đất đai luôn gắn bó như máu thịt. Bỗng vào một ngày xấu trời, tự dưng đất đai đó được dán bảng “quy hoạch”, vậy là người nông dân bị mất đất - dù họ có nhận khoản tiền gọi là “đền bù giải tỏa”.
Thích thì nhân danh quyền lực Nhà nước, người ta sẽ ‘vẽ’ ra dự án để chiếm đất của người dân với mỹ từ là “đền bù giải tỏa”. Chuyện tùy tiện ấy dường như chỉ xảy ra đối với những quốc gia theo chế độ công hữu về đất đai.
Người viết bài này thử làm một khảo sát nho nhỏ, với câu hỏi chung: Có nên tư hữu hóa đất đai kể từ nhiệm kỳ mới sắp tới của Đảng?
Dưới đây là một số ý kiến ghi nhận:
- “Muốn tư hữu hóa thì phải có một quy hoạch tổng thể thống nhất và xây dựng các chế định hoàn thiện bảo vệ cho quy hoạch đó. Ở Việt Nam mình, quy hoạch thay đổi xềnh xệch, quy hoạch treo lơ lửng, quy hoạch manh mún,… sao dám tư hữu.
Tôi nghĩ không cần quan tâm đến ai sở hữu; vì dù ai sở hữu thì đó cũng trong lãnh thổ Việt Nam chứ không mang ra ngoài lãnh thổ được. Quan trọng là cơ chế đảm bảo cho việc sử dụng, sở hữu nó mà thôi”.
- “Theo tôi, hình thức sở hữu đất đai không quyết định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, cũng như trước đây chúng ta thay đổi từ nền kinh tế tự cung tự cấp (bao cấp) sang nền kinh tế thị trường vậy.
Hiện tại, việc sở hữu toàn dân đang là tiền đề cho quá nhiều phức tạp trong quản lý sử dụng đất, dễ thấy nhất là tình trạng quy hoạch treo mà người dân ẵm đủ; đây cũng là một trong những nguyên nhân kiềm chế hiệu quả sử dụng đất, qua đó tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế”.
- “Sở hữu tư là nền tảng cơ sở của chủ nghĩa tư bản - khuyến khích làm giàu cho cá nhân dựa trên các tài sản mà cá nhân sở hữu thông qua việc sử dụng, phát triển, trao đổi tài sản. Sở hữu toàn dân là chẳng ông dân nào thực sự sở hữu cả nên việc quản lý, sử dụng nó để đem lại lợi ích cho toàn dân là cả một vấn đề mà mấy chục năm qua nhà nước giải mãi mà chẳng ra nên cứ như con kiến lại leo cành đa…”.
- “Tư hữu và công hữu khác nhau trước hết ở chủ thể có quyền sở hữu. Việc thay đổi chủ thể có quyền sở hữu sẽ đưa tới thay đổi chủ thể có quyền định đoạt.
Ở đây hiện đang là Nhà nước có quyền định đoạt việc sử dụng đất đai, thích thu hồi là thu hồi, khi gặp ngăn cản việc thu hồi thì Nhà nước sẽ gọi đó là chống đối nhà nước, vậy là Nhà nước sẽ thực hiện quyền cưỡng chế.
Nếu thay đổi chủ thể có quyền định đoạt, với việc dân có quyền định đoạt việc sử dụng đất đai, thì tất yếu Nhà nước muốn thu hồi phải được sự đồng ý của dân, tất nhiên trừ những trường hợp vì lợi ích chung. Dân không muốn cho Nhà nước sử dụng, thì Nhà nước muốn cưỡng chế cũng không được. Khi ấy không còn cơ hội cho những nhóm lợi ích thâu tóm đất đai để chiếm lợi về mình.
Còn các lý do như:
1. Thay đổi chế độ sở hữu =>> Thay đổi pháp luật phức tạp =>> Lý do này vớ vẩn, hệ thống pháp luật của nước ta luôn luôn thay đổi, 20 năm trước cũng thay đổi lại toàn bộ và đất nước tiến lên =>> Vậy cớ gì thay đổi pháp luật thì dân nghèo nước yếu!?
2. Thay đổi chế độ sở hữu =>> hỏng chế độ XHCN =>> Lý do này càng vớ vẩn, chế độ XHCN đơn giản là có đặc điểm là kỹ thuật tiên tiến, khoa học phát triển, dân trí cao, con người công bằng bình đẳng với nhau…. còn cái công hữu tư liệu sản xuất nó là sang tận chủ nghĩa cộng sản rồi.
3. Thay đổi chế độ sở hữu =>> thay đổi hệ thống hành chính =>> Nhà nước là của dân thì thành lập, thay đổi hay tiêu diệt nó đều là quyền của dân, không phải quyền của nhà nước”.
Người viết xin tạm kết vấn đề ở đây bằng một giải pháp trung dung:
“Đã đến lúc chúng ta cần nhìn thẳng vào thực chất quan hệ đất đai ở Việt Nam. Tốt nhất là gọi tên chế độ sở hữu đất đai, một chế độ sở hữu đặc biệt, như thông lệ trên thế giới, phù hợp hơn với nhu cầu thực tế phát triển, tạo cơ hội làm giảm nguy cơ tham nhũng trong bộ máy quản lý đất đai.
Chúng ta cần chấp nhận sở hữu tư nhân về đất đai, thiết lập chế độ đa sở hữu về đất đai gồm cả sở hữu nhà nước, sở hữu chung, sở hữu tập thể và sở hữu của tất cả các thành phần kinh tế gồm cả sở hữu tư nhân. Ngoài những ý nghĩa đối với kinh tế, xã hội, nhân văn trong nước, đa sở hữu về đất đai còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế của nước ta”.
H.N.
VNTB gửi BVN
NGĂN TƯ HỮU HÓA CÔNG SẢN
PHẠM THU GIANG/ NLĐ 22-9-2020
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước bằng việc cổ phần hóa hay chuyển giao quyền khai thác cơ sở hạ tầng do nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp là chủ trương đúng đắn hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Mục đích của việc này nhằm chuyển nguồn lực từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân, giúp nhà nước thu lại vốn đã đầu tư để tập trung vào các lĩnh vực khác cấp bách hơn.
Nhiều năm trước, không ít đơn vị được nhà nước giao quyền quản lý công sở, nhà xưởng, mặt bằng đã tự ý cho thuê hay chuyển một phần diện tích sang làm nhà hoặc bỏ hoang gây lãng phí trong thời gian dài. Nhiều kẻ lợi dụng những chủ trương đúng đắn của nhà nước như hóa giá nhà để biến công sản thành tư hữu. Biết bao nhiêu căn nhà được định giá rẻ như biếu không; biết bao nhiêu kho bãi, nhà xưởng của các công ty quốc doanh được "phát mãi" với giá thấp đến mức bất ngờ, gây thất thoát lớn tài sản nhà nước và làm giàu cho những kẻ cơ hội.
Tình trạng công sản biến thành tư hữu ngày càng diễn ra tinh vi dưới "tấm áo giáp" là chủ trương cổ phần hóa chuyển đổi mục đích đã phân lô đất cho các dự án hay đấu thầu những khu đất vàng.
Trong các hội nghị giao ban về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ thường căn dặn phải phấn đấu đạt mục tiêu nhưng không được sai sót, không được tiêu cực, không được bán đổ bán tháo... Lời cảnh báo của người đứng đầu Chính phủ không thừa khi ngày càng nhiều các nhóm lợi ích được sự hậu thuẫn của các quan chức để "hợp thức hóa" nhằm chuyển công sản sang tư hữu một số tài sản khổng lồ của toàn dân, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước.
Gần đây, các nhóm lợi ích còn vươn vòi bạch tuộc lấn sâu vào quá trình hình thành chính sách để tận dụng những lợi thế nhằm phục vụ mục đích chuyển công sản về tay tư hữu.
Không phải tất cả các nhóm lợi ích đều được nhìn dưới lăng kính màu xám, bởi trong thực tế có những nhóm lợi ích phục vụ cho quyền lợi chung của cộng đồng dân cư và đất nước. Nhóm lợi ích chỉ xấu đi khi quyền lợi chung hoàn toàn bị thúc thủ trước quyền lợi của phe nhóm. Ngăn chặn tình trạng này, chỉ dùng công cụ quản lý - tức luật pháp - là chưa đủ, bởi quyền lực được sự hỗ trợ của đồng tiền thì có thể làm bất cứ điều gì. Tình hình thực tế hiện nay là không ít trường hợp thay vì đầu tư vào nền kinh tế, nhiều nhóm lợi ích đã "đầu tư" vào sân sau của một số quan chức để tìm lợi thế làm ăn cho mình.
Vậy làm thế nào để "toàn dân làm kinh tế" nhưng không bị nhóm lợi ích nhân danh những điều đúng nhất để làm những việc sai nhất là biến công sản thành tư hữu? Theo các chuyên gia, vấn đề cốt tử ở đây là yếu tố con người trong bộ máy công quyền và tính minh bạch trong tất cả các chính sách để tạo ra một cơ chế, một môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, để hạn chế thấp nhất sức tấn công của họ vào việc hình thành chính sách.
Tình trạng lợi dụng chủ trương cổ phần hóa để "phù phép" công sản thành tư hữu đã diễn ra từ lâu. Chuyện ai cũng thấy, ai cũng biết nhưng để giám sát, kiểm soát và ngăn chặn thì không hề đơn giản khi va vào những nhóm lợi ích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét