ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Trump gây sửng sốt với tuyên bố mới về Covid-19 (VNN 6/9/2020)-Thế giới 7 ngày: Ấn Độ phá kỷ lục thế giới về số ca nhiễm Covid-19 mới(VNN 5/9/2020)-Mỹ cáo buộc Trung Quốc thao túng dòng chảy sông Mekong (VNN 4/9/2020)-Ông Trump gây bão với đề nghị ‘đặc biệt’ về bầu cử (VNN 4/9/2020)-Số ca nhiễm Covid-19 tại Ấn Độ tăng vùn vụt, sắp qua mặt Brazil (VNN 3/9/2020)-Tập Cận Bình chủ trương độc chiếm Biển Đông (BVN 2/9/2020)-Trần Trung Đạo-WHO cảnh báo đường dẫn tới thảm họa, Canada hủy thử vắc-xin Trung Quốc (VNN 1/9/2020)-Truyền thông Nga: Rosneft huỷ hợp đồng khai thác ở Việt Nam dưới sức ép của Trung Quốc (VOA 1-9-20)-'Không nước nào có thể buộc Việt Nam chọn bên' (VnEx 1-9-20)-P/v Nguyễn Chí Vịnh-
- Trong nước: Giả danh cán bộ Cục Báo chí lừa đảo chiếm đoạt tài sản (VNN 6/9/2020)-Công an Sài Gòn đến nhà ‘hỏi tội’ dân vì ký ủng hộ ‘Tuyên Bố Đồng Tâm’ (BVN 6/9/2020)-Chuẩn bị Đại hội 13: Thách thức cho Đảng Cộng sản Việt Nam? (BBC 5-9-20)-"Anh Nguyễn Đức Chung trước đây chuyên môn rất giỏi mà giờ như thế này..." (LĐ 4-9-20)-Ông Nguyễn Đức Chung liên quan đến việc gây thiệt hại hơn 60 tỷ đồng (VNN 5/8/2020)-Quốc khánh Việt Nam 75 năm và sức khỏe của hệ thống chính trị (BBC 4-9-20)-Nếu yêu nước, hãy hành xử bằng lương tri trong sáng! (ND 4-9-20)-Hé lộ một trong những tài liệu bí mật nhà nước mà ông Nguyễn Đức Chung bị khởi tố chiếm đoạt (CafeF 4-9-20)-Ông Nguyễn Đức Chung đã chiếm đoạt một số tài liệu liên quan vụ án Nhật Cường (GD 4/9/2020)-Chặt một cây sâu để cứu cả rừng cây (GD 4/9/2020)-NPT-Nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết: “Con người không phải sinh ra để mãi hận thù...” (DV 3-9-20)-Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: “Mỗi lần ngã là một lần bớt dại” (DT 3-9-20)-cần tích cực 'ngã' ?-Vì sao 'Út trọc' được lãnh đạo Bộ GTVT 'o bế'? (TP 3-9-20)-Lòng dân và thước đo giá trị của đảng cầm quyền (TVN 3/9/2020)-Ông Đoàn Ngọc Hải: 'Tôi chở bệnh nhân nghèo không phải để làm màu' (VNN 3/9/2020)-Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (GD 2/9/2020)-75 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Quyền con người và quyền của mỗi dân tộc (GD 2/9/2020)-"Đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới" (KTSG 2/9/2020)-Sĩ quan tình báo Mỹ - nhân chứng đặc biệt ngày lập quốc 2/9/1945 (VNN 2/9/2020)-Quái chiêu của Út 'trọc' và quan hệ đặc biệt với ông Đinh La Thăng (VNN 2/9/2020)-Ông Đinh La Thăng từng mắng cấp dưới vì làm khó công ty của Út “trọc” (DT 2-9-20)-Vụ ông Đinh La Thăng: Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông có liên quan thế nào? (DV 1-9-20)-Đại án giao thông: Ông Đinh La Thăng thêm tội ‘chủ mưu’ (BBC 31-8-20)-Ông Đinh La Thăng bị xác định chủ mưu trong sai phạm ở Cao tốc Trung Lương (RFA 31-8-20)-Đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường (DT 31-8-20)-Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã ký nhiều văn bản liên quan vụ Út 'trọc' (TT 31-8-20)-Ông Nguyễn Đức Chung liên quan vụ Nhật Cường thế nào? (PLTP 31-8-20)-Nhìn lại 10 dự án hạ tầng, giao thông của Hà Nội dưới thời ông Nguyễn Đức Chung làm Chủ tịch (DV 31-8-20)-Ông Nguyễn Đức Chung bị khởi tố, không chỉ người Hà Nội thất vọng (VTC 30-8-20)-
- Kinh tế: Lý do chuyên gia Nga từ chối sửa mặt cầu Thăng Long (VNN 6/9/2020)-Dòng tiền khối ngoại bắt đầu ‘hứng khởi’ hơn trên thị trường? (KTSG 6/9/2020)-Vingroup vẫn miệt mài M&A trong nửa đầu năm (KTSG 6/9/2020)-Ấn Độ, Indonesia đang vượt lên trong cuộc đua chào đón "đại bàng" (KTSG 6/9/2020)-Fed bơm thêm tiền, mặt bằng lãi suất ở Việt Nam sẽ còn giảm (KTSG 6/9/2020)-Xung đột pháp lý từ hai nguyên tắc bị lãng quên (KTSG 6/9/2020)-Luật Đầu tư 2020 và M&A (KTSG 5/9/2020)-Khi Mỹ in tiền, thế giới phải lo (KTSG 5/9/2020)-Ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela hấp hối (KTSG 5/9/2020)-Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ có công trình bảo vệ môi trường sau 2 năm hoạt động (KTSG 5/9/2020)-Xây dựng nền kinh tế tự chủ dựa vào thị trường nội địa (KTSG 5/9/2020)-Hơn 10 ngàn doanh nghiệp giải thể, hàng vạn đơn vị nguy cơ (VNN 5-9-20)-Di sản Hội An: Con gà đẻ trứng vàng (NĐT 4-9-20)-
- Giáo dục: Đại học Văn Lang lên tiếng về thông tin bất ngờ tăng học phí (GD 6/9/2020)-Điểm thi Ngữ văn An Giang cao đột biến, Bộ nên thẩm định 1471 bài 9,0 trở lên (GD 6/9/2020)-Bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện tự chủ của Đại học Tôn Đức Thắng (GD 6/8/2020)-“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (GD 6/8/2020)-Năm học mới, đừng nhìn đâu cũng chỉ thấy lạm thu (GD 6/9/2020)-Lễ khai giảng và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (GD 6/9/2020)-Nâng chuẩn - cơ hội vàng để đào tạo giáo viên dạy môn học mới (GD 6/9/2020)-Đại học Thái Bình lý giải vụ tuyển sinh chính quy, cấp bảng điểm vừa làm vừa học (GD 5/8/2020)-
- Phản biện: Từ vụ Đồng Tâm nhìn lại bài học về công tác dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh (BVN 6/9/2020)-Tô Văn Trường-Đã có lần tranh cử như thế (TD 5/9/2020)-Nguyễn Đình Cống-Phải vượt lên trên trước chứ không đi theo, đi sau (TVN 5/9/2020)-Nguyễn Chí Dũng-Có rất nhiều người tài nhưng họ chưa trở thành nguồn lực của đất nước (TVN 4/9/2020)-Nguyễn Chí Dũng-Muốn đuổi kịp các nước, Việt Nam phải chạy nhanh, chạy bền (TVN 3/9/2020)-Nguyễn Chí Dũng-Trao đổi với Tiến sĩ Dương Văn Tú về khái niệm "giặc ngoại xâm trong khoa học"* (GD 4/9/2020)-Phạm Thanh Phong-Hình ảnh không đẹp của một số quan chức trên truyền hình (VHNA 3-9-20)-Bùi Đình Phong-Đối thoại với báo Nhân dân về loạt bài 'một số hoạt động lợi dụng ‘xã hội dân sự’' (Blog VOA 3-9-29)-Bạn Đọc làm Báo-Một số ý kiến về bài viết của ông Nguyễn Phú Trọng (BVN 4/9/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Ăn trên đầu Út “trọc” (TD 3/9/2020)-Trương Châu Hữu Danh-Quốc khánh 2-9, Việt Nam nhìn về tương lai từ đại dịch (TT 2-9-20)-GS Trần Văn Thọ-Đừng chà đạp lên bản Tuyên ngôn độc lập! (BVN 3/9/2020)-Mạc Văn Trang-Vì sao các chế độ độc tài cách mạng tồn tại lâu đến vậy? (BVN 3/9/2020)-Minh Tâm-Cướp, lừa, bạo lực (TD 2/9/2020)-Nguyễn Quang A-Lễ kỷ niệm lạ quá (TD 2/9/2020)-Mai Quốc Ấn-Đà Lạt: Tháng cô hồn rước âm binh giặc (TD 1/9/2020)-Chu Mộng Long-Giặc ngoại xâm khoa học (TD 1/9/2020)-Dương Tú-Bạn vàng hiếm có (BVN 1/9/2020)-Vũ Kim Hạnh-Tại sao dân chủ hoá không phải lúc nào cũng thành công? (BVN 1/9/2020)-Minh Tâm-Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đang ngồi trên lửa! (TD 1/9/2020)-Nguyễn Hoài Nam-Một vị Bộ trưởng khác người (TVN 31-8-20)-Nguyễn Đức Chung và ‘họa anh hùng’ (Blog VOA 31-8-20)-Trân Văn-Cao thượng và Đê tiện (BVN 31/8/2020)-Chu Mộng Long-Chuyện tặng quà đại biểu (VHNA 30-8-20)-Nguyễn Duy Xuân-Phải xóa sổ nước Tần trên đất Lâm Đồng (TD 30/8/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Bế tắc! (TD 30/8/2020)-Mạc Văn Trang-Ai bao che cho ông Nguyễn Đức Chung? (TD 29/8/2020)-Trương Châu Hữu Danh-
- Thư giãn: Shakespeare và chúng ta (BVN 6/9/2020)-Lê Phú Khải-Kỳ án ấn và kiếm tại lễ thoái vị của vua Bảo Đại (BVN 5/9/2020)-CHHV-

Sự kiện ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Chủ tịch thành phố Hà Nội kiêm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội bị tạm giam hôm 28 tháng 8 vì “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” đã tô vẽ thêm cho đại họa về… “anh hùng”.
***
Ông Chung trở thành “Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân” năm 2004 và từ đó thăng tiến không ngừng: Phó Giám đốc, Giám đốc Công an Hà Nội, Chủ tịch thành phố Hà Nội, ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội…
Theo những thông tin do Bộ Công an công bố hồi cuối tuần trước, ngoài vụ án vừa kể, dường như, ông Chung sẽ còn bị khởi tố để điều tra thêm về một số hành vi phạm tội nữa vì là đồng phạm trong ba vụ án khác.
Vụ án thứ nhất “Vi phạm quy định về kế toán - rửa tiền, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường. Vụ án thứ hai: “Buôn lậu, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng - rửa tiền. Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường, Sở KH-ĐT Hà Nội và một số đơn vị liên quan. Vụ án thứ ba: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Hà Nội (1).
Trên thực tế, cả công luận lẫn công chúng đã đề cập đến việc ông Chung có dấu hiệu phạm nhiều tội từ lâu, ít nhất là từ giữa thập niên 2010, khi Công ty Nhật Cường đột nhiên được chọn làm nhà thầu cung cấp các giải pháp kỹ thuật, công nghệ cho việc thực hiện kế hoạch quản trị - điều hành ở Hà Nội bằng mạng máy tính. Hay khi Công ty Arktic trở thành doanh nghiệp độc quyền cung cấp RedOxy-3C (sản phẩm xử lý ô nhiễm nguồn nước) cho Hà Nội (2)…
Tuy nhiên ông Chung vẫn… vô sự như ông Phan Văn Vĩnh – một “anh hùng” khác của “các lực lượng vũ trang nhân dân” ... Ông Vĩnh trở thành “anh hùng” trước ông Chung vài năm và giống như ông Chung, ông Vĩnh thăng tiến không ngừng bất kể điều tiếng: Đại tá Giám đốc Công an tỉnh Nam Định, Thiếu tướng Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Trung tướng Tổng cục Trưởng Tổng cục Cảnh sát,…
Một năm sau khi nghỉ hưu, “anh hùng” Phan Văn Vĩnh mới bị khởi tố rồi bị tống giam với cáo buộc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” - bày ra, sắp đặt để Công ty Đầu tư Phát triển An ninh công nghệ cao (CNC) tổ chức đánh bạc qua mạng Internet trên phạm vi toàn quốc. Thêm một năm nữa sau khi bị phạt chín năm tù vì tội vừa kể, ông Vĩnh bị khởi tố thêm tội “Ra quyết định trái pháp luật” (3).
Cho đến bây giờ, bảy năm sau khi ông Vĩnh ra lệnh bán vật chứng (615 khối gỗ trắc) của một “vụ án buôn lậu”, hệ thống tư pháp vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả của quyết định càn rỡ ấy vì tòa xác định, các bị cáo chỉ buôn chứ không… lậu!
***
Ngoài những cá nhân… “anh hùng” đã xộ khám, Việt Nam còn có những tập thể… “anh hùng”. Nhìn một cách tổng quát, số “anh hùng” cá nhân hay “anh hùng” tập thể phá hơn… giặc càng ngày càng nhiều!
Sau khi xảy ra vụ thảm sát tại bãi đá Gạc Ma và để mất thêm hàng loạt bãi đá ở khu vực quần đảo Trường Sa, năm 1989, quân chủng Hải quân của Quân đội nhân dân Việt Nam được phong tặng danh hiệu “Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân”. Tuy được phong tặng danh hiệu được xem là cao quý này sau hải quân hàng chục năm nhưng sau hàng chục vụ tai nạn xảy ra đối với các phi cơ quân sự. đến 2010, quân chủng Phòng không – Không quân cũng trở thành “Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân”.
Năm ngoái và năm nay, hai quân chủng “anh hùng” này nổi như cồn vì thi nhau bán công thự, công thổ, chỉ đạo tham gia các chương trình liên kết, liên doanh “trời ơi, đất hỡi”... Các Tư lệnh của quân chủng phòng không – không quân và hải quân người thì bị cách chức (Thượng tướng Phương Minh Hòa), người thì bị phạt tù (Đô đốc Nguyễn Văn Hiến), toàn bộ Ban Thường vụ Đảng ủy của các quân chủng phòng không – không quân (4), hải quân (5) cũng bị xử lý kỷ luật.
Bên cạnh những “Anh hùng các lực lượng vũ trang”, những cá nhân, tập thể là… “Anh hùng lao động” cũng y như thế. Ông Trương Văn Tuyến, Tổng Giám đốc VINASHIN, “Anh hùng lao động” đầu tiên của ngành dầu khí bị truy tố vì “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” (6). Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) trở thành tập thể “Anh hùng lao động” năm 2011 và phá sản vì thua lỗ hơn 3.000 tỉ đồng.
Ê ẩm vì PVC tập thể “Anh hùng lao động” và Trịnh Xuân Thanh – Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVC, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam phải thu hồi danh hiệu “Anh hùng lao động” của PVC và “Huân chương Lao động” đã cấp cho ông Thanh (7).
Việc tước danh hiệu “anh hùng” dẫu hi hữu nhưng không phải là chưa có tiền lệ. Năm 2014, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã từng tước danh hiệu “Anh hùng các lực lượng vũ trang” của ông Hồ Xuân Mãn (8).
Ông Mãn được tặng danh hiệu “Anh hùng các lực lượng vũ trang” năm 2010 lúc đang là Bí thư tỉnh Thừa Thiên Huế. Các cựu chiến binh là đồng đội của ông Mãn mất bốn năm gặp gỡ nhiều người, tố cáo với nhiều nơi, rằng ông Mãn – điển hình của việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên toàn quốc – “khai man thành tích” và được cả tổ chức đảng lẫn hệ thống công quyền tiếp sức để trở thành… “anh hùng” giả!
Cuối cùng, do có rất nhiều nhân chứng còn sống, nhiều tài liệu còn được lưu giữ cẩn thận, cả đảng và nhà nước phải nhìn nhận ông Mãn đã… man khai. Trong 17 thành tích mà ông Mãn liệt kê và được tổ chức đảng cũng như hệ thống công quyền ở Huế xác nhận, chỉ có 2/17 là đúng. Tuy nhiên một trong hai không được đồng đội của chính ông Mãn đồng tình xem là thành tích…
Năm 1972, khi còn là du kích, ông Mãn đã xả súng vào một đám giỗ ở ấp Phò Ninh (xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) để giết Trưởng ấp. Tuy vụ xả súng vào đám giỗ - có cả ông nội của ông Mãn ngồi tại đó - giết được Trưởng ấp nhưng làm chín thường dân (bao gồm ba đứa trẻ) mất mạng, tám người bị thương và toàn bộ nạn nhân không phải bà con thì cũng là hàng xóm nhưng lúc báo công, ông Mãn vẫn xếp toàn bộ nạn nhân vào loại ác ôn, có… nợ máu với nhân dân (9)…
***
Chẳng rõ trong lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng, có nơi đâu, thời nào, “anh hùng” liên tục gieo rắc đại họa cho dân lành như lúc này ở Việt Nam. “Anh hùng” từ đâu mà ra và vì sao lại thế?
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/vi-sao-ong-nguyen-duc-chung-bi-bat-20200829082549526.htm
(4) https://vnexpress.net/nguyen-tu-lenh-quan-chung-phong-khong-khong-quan-bi-canh-cao-3784366.html
(8) https://baophapluat.vn/nhip-cau/ai-tiep-tay-cho-ong-ho-xuan-man-thanh-anh-hung-200151.html
(9) http://anhmanxx.blogspot.com/2013/06/ngay-ki-lan-thu-40-o-thon-pho-ninh.html
ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG BỊ KHỞI TỐ, KHÔNG CHỈ NGƯỜI HÀ NỘI THẤT VỌNG
QUỐC PHONG /VTC 30-8-2020
(VTC News) - Không chỉ người Hà Nội bàng hoàng mà hàng triệu người dân trên cả nước cảm thấy buồn, thất vọng bởi niềm tin đã trao nhầm chỗ.
Hơn 24 giờ qua, câu chuyện đương kim Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị khởi tổ, bắt tạm giam nóng rẫy từ bàn trà cho đến khắp các diễn đàn trên mạng xã hội.
Dẫu biết rằng, điều này là tất yếu xảy ra sau khi ông Chung bị tạm đình chỉ công tác, đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội và được xác định liên quan đến 3 vụ án, song, việc người đứng đầu chính quyền thành phố phải tra tay vào còng số 8 khi ngày Quốc khánh cận kề vẫn khiến người ta day dứt.

Ông Nguyễn Đức Chung.
Biết bao câu hỏi đã được đặt ra. Tại sao một tướng công an, trưởng thành trong môi trường khắc nghiệt, một tiến sĩ luật, một anh hùng lực lượng vũ trang mà tên tuổi gắn với rất nhiều vụ trọng án rúng động ở thủ đô một thời lại có thể dễ dàng bước qua lằn ranh của pháp luật như thế? Tại sao một cán bộ trẻ được kỳ vọng sẽ làm cho thủ đô văn minh, sạch đẹp, hiện đại… lại đứt gánh giữa đường? Sự nghiệp chính trị dừng lại khi tất cả mọi thứ đang ở phía trước. Không chỉ người Hà Nội bàng hoàng mà hàng triệu người dân trên cả nước cảm thấy buồn, thất vọng bởi niềm tin đã trao nhầm chỗ.
Điều gì đã làm ông Chung thất bại, sa ngã nếu không phải là lặp lại “vết xe đổ” của nhiều quan chức đi trước. Khi ở đỉnh cao của quyền lực, say mê quyền lực, người ta dễ dàng cho phép mình được làm nhiều thứ mà lẽ ra quyền lực phải bị “nhốt” trong cái lồng cơ chế như người đứng đầu Đảng đã từng chỉ ra.
Say mê quyền lực, lạm dụng quyền lực, tự tin thái quá đã khiến con người ta đánh mất mình lúc nào không biết. Và chắc chắn, ông Chung cũng như nhiều tướng công an, quân đội khác, không thể “cưỡng” nổi những viên đạn bọc đường như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cảnh báo.
Cám dỗ của đồng tiền, những mối quan hệ thân quen, cánh hẩu, những nhóm lợi ích thân hữu chi phối… Muốn giữ được mình trong hoàn cảnh đó, nếu không có bản lĩnh, không đặt lợi ích chung, lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình thì việc sa ngã là tất yếu.
Hơn 2 năm trước, ông Đinh La Thăng - nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM đã bị đưa ra xét xử. Ông Thăng cũng từng được kỳ vọng là một cán bộ trẻ, năng nổ, dám nghĩ, dám làm. Khi ở vị trí cao nhất của Trung tâm kinh tế lớn, ông Thăng từng hứa sẽ đưa TP.HCM lấy lại tên gọi “hòn ngọc Viễn đông”.
Ấy thế nhưng, cả ông Chung và ông Thăng đều gặp nhau ở một điểm: Khi mặc chiếc áo quá rộng, người ta cứ nghĩ mình cao lớn và có thể làm được mọi thứ. Ông Thăng có thể lăn lộn trên những công trình giao thông, xây dựng. Ông Chung có thể dũng cảm, quyết đoán trong những vụ trọng án… nhưng chưa chắc đã trở thành một chính trị gia giỏi trong ngày một, ngày hai.
Bởi vậy, khi ông Chung bị bắt, người ta lại nhắc đến một nhân vật khác là ông Đoàn Ngọc Hải (nguyên Phó Chủ tịch UBND Quận 1- TP.HCM). Khi được trao vào tay vai trò quản lý một doanh nghiệp lớn của thành phố, ông Hải đã dũng cảm từ chối vì thấy mình không thích hợp, không được đào tạo bài bản trong lĩnh vực đó. Ông Hải tự nguyện rũ áo, từ quan để làm một người bình thường, tử tế. Nhưng, có phải ai cũng ý thức được điều đó!
Cũng hơn 2 năm qua, kể từ khi một cựu Ủy viên Bộ Chính trị xử lý kỷ luật, nhân dân cả nước đã chứng kiến một danh sách dài những cán bộ cao cấp, cả đương chức và nghỉ hưu lần lượt bị "gọi tên".
Không có ngoại lệ, không có vùng cấm, kể cả lãnh đạo cao cấp, tướng lĩnh Quân đội, Công an… Sai đến đâu, xử lý đến đó. Công tội rõ ràng. Chưa có một nhiệm kỳ nào mà lãnh đạo cao nhất của 3 thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng) đều không đi hết chặng đường, dang dở vì sai phạm trong quá khứ và hiện tại.
Nếu không có quyết tâm chính trị, không giữ vững niềm tin trước nhân dân thì công cuộc làm trong sạch Đảng không có được kết quả như ngày hôm nay. Còn những ai đang đứng trong bóng tối, những ai tay đã chót “nhúng chàm” thì sớm muộn cũng chịu chung số phận. Đó là bài học cảnh tỉnh, là sự thật khách quan. Không ai đứng trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật.
Một nhiệm kỳ mới sắp bắt đầu. Đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở đã sắp hoàn tất. Đại hội cấp tỉnh, thành phố cũng đang được gấp rút chuẩn bị. Lựa chọn ai và ai dám nhận nhiệm vụ trong những năm sắp tới thì câu chuyện về ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh hay Nguyễn Đức Chung… vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
Đã có người ví “Hồ Gươm dậy sóng” như lòng dân thủ đô nghĩ về lãnh đạo thành phố trong cái ngày thứ sáu đen tối. Cả trụ trở UBND thành phố cũng trở thành địa điểm khám xét. Thật day dứt, xót xa! Nỗi niềm đó, chắc chắn không chỉ của riêng người Hà Nội. Chắc chắn là như vậy!
HÉ LỘ MỘT TRONG NHỮNG TÀI LIỆU BÍ MẬT NHÀ NƯỚC MÀ ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG BỊ KHỞI TỐ CHIẾM ĐOẠT
H.S/ DÂN SINH/ CafeF 4-9-2020

Tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra chiều ngày 4/9, ông Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn của Bộ Công an Việt Nam đã trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ án liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung.
Theo Thiếu tướng Tô Ân Xô, ngày 28/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Đức Chung về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước quy định tại điều 337 Bộ Luật hình sự năm 2015 và sửa đổi bổ sung năm 2019.
Trước đó, Bộ Công an cũng thông báo ông Chung có liên quan đến vụ án chiếm đoạt tài sản, hay còn gọi là vụ "Nhật Cường", và một vụ án nữa là quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí.
Về vụ tài liệu bí mật, Cơ quan An ninh điều tra đã chứng minh ông Chung có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật và trong các tài liệu, này có tài liệu liên quan đến vụ Nhật Cường.
Về vụ Nhật Cường, Bộ Công an đã khởi tố 29 bị can với 4 tội danh buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, rửa tiền, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Trong số 28 bị can này, có bị can Bùi Quang Huy bị khởi tố cả 4 tội danh. Nhưng bị can Huy đang trốn và Bộ Công an đang truy nã.
Ông Bùi Quang Huy sử dụng tư cách pháp nhân của Nhật Cường để tổ chức buôn lậu 260 nghìn sản phẩm điện thoại và thiết bị điện tử các loại với giá trị là 3.200 tỷ đồng, thu lời bất chính 236 tỷ đồng.
Ngoài ra, về tội trốn thuế, ông Huy lập sổ sách kế toán để che giấu khoảng 30 tỷ đồng. Qua quá trình điều tra, cơ quan điều tra thấy rằng gói thầu số hóa của Sở kế hoạch Đầu tư Hà Nội, làm rõ hành vi vi phạm quy định đấu thầu gây thiệt hại 19,8 tỷ đồng, trong này có một phần trách nhiệm của ông Nguyễn Đức Chung.
Về tội danh gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Thành phố Hà Nội, quá trình triển khai thực hiện xử lý ô nhiễm nước hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C, mặc dù Thành phố Hà Nội đã trực tiếp đàm phán với phía đối tác Đức - sản xuất hóa chất này riêng cho Thành phố Hà Nội, nghiên cứu đặc tính của sông, hồ Hà Nội, đoàn Hà Nội đã sang làm.
Nếu ký trực tiếp với công ty này, thì rất bình thường, nhưng quá trình mua sản phẩm lại ký qua một công ty khác. Qua tiến hành điều tra, Cơ quan điều tra thấy rằng, do phải ký với một đại lý nên thất thoát của nhà nước khoảng 41 tỷ đồng. Thiếu tướng Xô cho biết, với vai trò Chủ tịch, ông Chung cũng có một phần trách nhiệm ở đây.
ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GÂY THIỆT HẠI HƠN 60 TỶ ĐỒNG
THÀNH NAM-THU HẰNG /VNN 4-8-2020
Cụ thể, thiệt hại 19,8 tỷ trong gói thầu số hóa và 41 tỷ trong việc triển khai và thực hiện xử lý ô nhiễm nước hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay (4/9), Thiếu tướng Tô Ân Xô (Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an) đã thông tin thêm về việc khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Đức Chung.
Người phát ngôn Bộ Công an cho biết ngày 28/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Đức Chung về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015.
Trước đó, Bộ Công an đã thông báo ông Chung có liên quan đến vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, trong số tài liệu này có một số tài liệu liên quan đến vụ Nhật Cường.
Ngoài ra, ông Chung còn liên quan đến vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và một số vụ án khác trong vụ Nhật Cường.
![]() |
Thiếu tướng Tô Ân Xô thông tin về vụ án liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung. |
Về vụ Nhật Cường, Thiếu tướng Tô Ân Xô cho biết báo chí đã đề cập nhiều. Bộ Công an đã khởi tố 28 bị can về bốn tội danh: "Buôn lậu", "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", "Rửa tiền", "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Trong số 28 bị can này, Bùi Quang Huy bị khởi tố về cả 4 tội danh. Bùi Quang Huy đang bỏ trốn và bị truy nã.
Bùi Quang Huy sử dụng tư cách pháp nhân của Nhật Cường để tổ chức buôn lậu 260 nghìn sản phẩm điện thoại và các thiết bị các loại, thu lời bất chính 236 tỷ đồng. Bùi Quang Huy cũng lập sổ sách che giấu hành vi phạm tội và trốn thuế khoảng 30 tỷ đồng.
"Quá trình điều tra, cơ quan điều tra thấy rằng có gói thầu số hoá của Sở KH-ĐT Hà Nội, cơ quan điều tra làm rõ hành vi vi phạm các quy định về đấu thầu, gây thiệt hại 19,8 tỷ đồng. Trong việc này có một phần trách nhiệm của ông Nguyễn Đức Chung", Chánh Văn phòng Bộ Công an thông tin.
Vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại TP Hà Nội, quá trình triển khai và thực hiện việc xử lý ô nhiễm nước hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C, dù TP Hà Nội đã trực tiếp làm việc với Công ty Nordic Water của Đức.
"Họ sản xuất hoá chất này riêng cho đối tác Hà Nội trên cơ sở nghiên cứu các đặc tính của sông, hồ Hà Nội. Nếu ký trực tiếp với công ty này thì rất bình thường, nhưng quá trình mua sản phẩm lại ký qua một công ty khác, gây thất thoát cho nhà nước khoảng 41 tỷ đồng", ông Xô cho biết.
Với vai trò là Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Chung có một phần trách nhiệm, còn trách nhiệm đến đâu cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ.
Thiếu tướng Tô Ân Xô bày tỏ vụ việc này thu hút nhiều sự quan tâm, đề nghị không nên quy kết, suy diễn theo hướng "nếu ông này thế này thì người này, người khác thế này thế kia. Làm như vậy rất ảnh hưởng đến người thân hay bạn bè, ảnh hưởng đến cuộc sống của những người thân trong gia đình ông Nguyễn Đức Chung.
Án tại hồ sơ, trọng chứng hơn trọng lời khai, do vậy nên tránh suy diễn”, ông Xô nhấn mạnh.
BÀI HỌC TỪ XỬ LÝ HÀNG LOẠT CÁN BỘ CẤP CAO VI PHẠM:

PGS.TS Nguyễn Văn Giang - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, trong sinh hoạt Đảng cần phải tăng cường kiểm tra giám sát, thường xuyên nhắc nhở, giáo dục cán bộ, sớm phát hiện ra những sai phạm, ngăn chặn kịp thời những sai lầm không để “dính chàm”. Đồng thời, cần xử lý nghiêm cán bộ có vi phạm để cảnh tỉnh, răn đe và làm bài học cho những người khác.
Không giữ được bản lĩnh dễ dẫn tới bị cám dỗ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét