ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Vì sao Mỹ muốn bài trừ Huawei? (VNN 20/7/2020)-Thêm nhiều người chết, Trung Quốc dùng thuốc nổ phá đập để xả lũ (VNN 20/7/2020)-Hàng chục ngàn người Nga tiếp tục xuống đường biểu tình (BVN 20/7/2020)-Donald Trump: Thí mạng dân để chống dịch (TD 20-7-2020)-Suy đồi chính trị và khủng hoảng xã hội, kinh tế hiện nay ở Mỹ (TD 19/6/2020)-Ngô Xuân Vũ- Tuyên bố của Mike Pompeo về Biển Đông “là rất đáng hoan nghênh” (BBC 18-7-20)-Tình hình hiện tại ở Biển Đông và chính sách của Việt Nam (VN TPHCM 18-7-20)-Nguy cơ đại hồng thủy, Trung Quốc báo động đỏ (VNN 18/7/2020)-Về khả năng khởi kiện Trung Quốc theo nguyên tắc “actio popularis” (BVN 18/7/2020)-Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: Dân chủ Xã hội và Xã hội Chủ nghĩa (Bài 25) (BVN 18/7/2020)-Đoàn Hưng Quốc-Chuyên gia Mỹ: 'Nếu Hải cảnh Trung Quốc quấy rối giàn khoan ngoài khơi Việt Nam, Mỹ sẽ lên tiếng' (BVN 18/7/2020)-Ấn Độ ra tuyên bố về Biển Đông giữa lúc Mỹ-Trung 'lao đầu' vào khẩu chiến (BVN 18/7/2020)-Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan với Noble: 'Cũng vì sức ép Trung Quốc' (BVN 18/7/2020)-Rosneft VN hủy hợp đồng với Noble trên Biển Đông: 'Sức ép từ Trung Quốc, nhưng bản chất khác vụ Repsol' (BBC 17-7-20)-Mỹ dẫn đầu các nước đồng minh hình thành thế bao vây ĐCSTQ trên toàn cầu (BVN 18/7/2020)-
- Trong nước: Đưa gần 280 công dân từ Nga và Belarus về nước (VNN 17/7/2020)-Nhà hoạt động Lê Anh Hùng bị đánh đập trong bệnh viện Tâm thần (BVN 17/7/2020)-Truy nã bà Hồ Thị Kim Thoa: Truy bắt thế nào? (ĐV 17-7-20)-Hà Nội chuyển vị trí công tác 122 cán bộ để phòng ngừa tham nhũng (VNN 16/7/2020)-Cần quyết tâm, kiên định, giải quyết cả những “đồng chí chưa bị lộ” (GD 15/7/2020)-Từ vụ bà Hồ Thị Kim Thoa bỏ trốn: Vì sao không ngăn chặn người sai phạm sớm hơn? (TT 15-7-20)-Truy nã cựu quan chức phạm pháp ở nước ngoài, dẫn độ về ra sao? (LĐ 15-7-20)-Chưa có thông tin về việc bà Hồ Thị Kim Thoa có quốc tịch nước ngoài (DT 15-7-20)-Khối tài sản khổng lồ của ba mẹ con cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa (VNN 15-7-20)-Cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 người bị ít nhất một hình thức bạo lực (Zing 15-7-20)-Công sản, đất đai "chôn vùi" nhiều quan chức (DV 15-7-20)-
- Kinh tế: Quốc lộ nghìn tỷ chưa hết bảo hành đã xuống cấp nghiêm trọng (VNN 20/7/2020)-Đô la Mỹ chịu áp lực giảm giá trong dài hạn (KTSG 19/7/2020)-Bỏ hình thức đầu tư BT, các dự án đang làm sẽ ra sao? (KTSG 19/7/2020)-Đường đi của tiền... (KTSG 19/7/2020)-Không có Covid-19, công suất khách sạn Việt Nam cũng giảm đều (KTSG 19/7/2020)-Việt Nam đang thụt lùi về chỉ số nguồn nhân lực (KTSG 19/7/2020)-Chân dung người lao động thời hậu dịch bệnh (KTSG 19/7/2020)-Nhật Bản: Việt Nam ‘giữ vị trí số một’ về người cư trú trái phép (VOA 19-7-20)-
- Giáo dục: Ngõ cụt của các sinh viên cao đẳng, trung cấp sư phạm (GD 20/7/2020)-Ba lí do lạm phát giấy khen ở bậc phổ thông (GD 20/7/2020)-Phó giáo sư Đào Duy Huân bàn về tự chủ đại học (GD 20/7/2020)-Những sáng chế công nghệ của học sinh phổ thông tranh tài tại U-Invent mùa 3 (GD 20/7/2020)-Cách ôn “nước rút” môn Địa lí kỳ thi tốt nghiệp 2020 (GD 20/7/2020)-Học kỹ sư hóa học, tìm việc làm không khó (GD 20/7/2020)-Khen thưởng rất quan trọng, nhưng khen sao cho đúng (GD 20/7/2020)-Sinh viên nước ngoái đỏ mắt tìm việc ở Nhật Bản trong thời Covid-19 (KTSG 19/7/2020)-
- Phản biện: Vì sao chúng ta cần phải lên tiếng? (BVN 20/7/2020)-Đỗ Ngà-Trung quốc dọa Việt nam có thể bị “lật đổ” nếu thân Mỹ để chống Trung (BVN 20/7/2020)-Hoàng Trung-Đôi điều về mục tiêu đưa Hà Nội trở thành “Trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu Đông Nam Á” của Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ (BVN 20/7/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Làm sao ứng xử với Tổng Biên tập quyết giữ ghế? (TD 19/7/2020)-Mê hồn trận trong việc tiếp xúc thân chủ (BVN 19/7/2020)-Ngô Anh Tuấn-Tôi mong tất cả các bạn tiếp tục con đường dù tôi có chết đi (BVN 19/7/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Chửi Trung Quốc hay tự giễu cợt mình? (BVN 17/7/2020)-Nguyễn Thùy Dương-Công an có năm bè bảy phái? (BVN 15/7/2020)-Nguyễn Quang A-Khi các “BOT di động” được trang bị vũ khí giết người hàng loạt (BVN 14/7/2020)-Đỗ Ngà-Lưới trời lồng lộng và cái giá cho cán bộ không biết giữ mình (TVN 13/7/2020)-Lưu Hương-
- Thư giãn: Hacker 20 tuổi chia sẻ cách tấn công hàng loạt tài khoản Twitter nổi tiếng (GD 20/7/2020)-Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (96): Mỗi ngày hai giờ hiệu quả (GD 19/7/2020)-
TÔI MONG TẤT CẢ CÁC BẠN TIẾP TỤC CON ĐƯỜNG DÙ TÔI CÓ CHẾT ĐI
NGUYỄN NGỌC CHU/ BVN 19-7-2020
Ngày 14/7/2019, GS Hoàng Tụy - cây đại thụ của Toán học Việt Nam, đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 92. Phải dừng lại trên con đường chưa kết thúc, GS Hoàng Tụy gửi lại hậu thế lời kêu gọi thiết tha “TÔI MONG TẤT CẢ CÁC BẠN TIẾP TỤC CON ĐƯỜNG DÙ TÔI CÓ CHẾT ĐI”.
I. Cả cuộc đời dâng hiến cho khoa học và giáo dục
Về cống hiến của GS Hoàng Tụy đã có nhiều người đề cập. Dù nhìn ở khía cạnh nào, dù là ai đánh giá, tất cả cùng hội tụ về một điểm, rằng cả cuộc đời GS Hoàng Tụy đã dâng hiến trọn cho khoa học và giáo dục.
Hơn 170 công trình khoa học - phần lớn đăng trên các tạp chí quốc tế hàng đầu, 3 chuyên khảo nổi tiếng, đồng sáng lập 3 tạp chí khoa học uy tín, hàng chục giáo trình Đại học và Phổ thông… Lát cắt Tụy, Thuật toán chia nón kiểu Tụy, Định lý bất tương thích Tụy… không thể kể hết được, tất cả cộng hưởng lại, tạo nên một nhà khoa học Hoàng Tụy cao lớn.
Không khó để nhận ra, trong hàng trăm đóng góp cho khoa học của GS Hoàng Tụy thì “Lát cắt Tụy” là kỳ vĩ nhất. Với nhân loại, Ông đã đi vào lịch sử toán học của thế giới trong tư cách người mở đường cho ngành toán học Quy hoạch Lõm mà “Lát cắt Tụy” đã trở thành kinh điển. Đó là niềm tự hào dài lâu của Toán học Việt Nam.
Nhưng ngoài những công trình khoa học đồ sộ, ngoài những cống hiến to lớn cho giáo dục, còn nữa những cốt cách sáng ngời ngời của một Hoàng Tụy chí sĩ.
II. Kiên định chuyên môn
Kiên định chuyên môn là tầm nhìn xuyên suốt trong sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học của GS Hoàng Tụy. Tính kiên định này đã làm cho GS Hoàng Tụy phải hứng chịu giông bão. Nhưng cũng chính tầm nhìn này đã giúp cho Ông vững tay lái vượt qua các biến cố để đi đến toàn thắng cuối cùng, minh chứng sự đúng đắn của một trí tuệ khoa học lớn.
Khoa học và giáo dục không mang tính giai cấp. Khi lãnh đạo Khoa Toán của Đại học Tổng hợp, GS Hoàng Tuỵ đã luôn tuân thủ quy luật này. Ông không ưu tiên cho giai cấp công nông. Ông không thù địch giai cấp địa chủ, tư sản. Ông chỉ lấy chuyên môn là tiêu chuẩn duy nhất.
Nhưng đây là điều đi ngược với quan điểm của lãnh đạo tối cao lúc bấy giờ. Tính không giai cấp đã làm cho GS Hoàng Tụy, GS Lê Văn Thiêm long đong trong một thời gian dài, suýt nữa thì rơi vào tình trạng tương tự “Nhân Văn Giai Phẩm” trong toán học. Ngoài sự kiên cường trung trinh của hai Ông, may mắn còn có một Đại trí thức là cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đồng quan điểm bảo vệ. Chỉ những đại trí thức, đại sỹ phu mới đủ tri thức và bản lĩnh để đi ngược lại sự vô trí thức của độc tài cường quyền.
III. Không chạy theo xu thế tạm thời
Người có tầm nhìn không bị cuốn hút theo xu thế tạm thời. Sau mở cửa của Đại hội VI, Kinh tế thị trường sơ khai bắt đầu phát triển ở Việt Nam. Tập đoàn làm kinh tế, công ty làm kinh tế, nhà nhà làm kinh tế, người người làm kinh tế. Tất cả đổ xô đầu tư ngoài lĩnh vực hoạt động của mình. Phong trào này lan sang cả lĩnh vực khoa học và giáo dục. Riêng Viện Toán học, dưới sự lãnh đạo của GS Hoàng Tụy, vẫn kiên định chuyên môn.
Giá mà Vinashin, Petro Việt Nam, Các ngân hàng, cùng hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước khác kiên định sở trường của mình, thì đâu đến nỗi mất đi cả hàng triệu tỷ đồng ngân sách đầu tư ngoài luồng, làm tan hoang nền kinh tế nước nhà.
Mới hay tri thức là điều kiện ưu tiên trước hết để nắm quyền quản lý đất nước, chứ không phải là chuyên chính vô sản.
IV. Tầm nhìn nhân tài
Muốn ganh đua trong tốp đầu quốc tế, muốn trở thành cường quốc, thì phải có những tài năng siêu việt. Tài năng siêu việt sẽ thui chột nếu không có đất sinh sống, nếu sinh ra không đúng thời, nếu không được phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo.
Vào những năm khó khăn nhất của chiến tranh, trong hoàn cảnh thiếu thốn thông tin và cơ sở đào tạo, cũng không có nhiều thầy giáo giỏi, thì GS Hoàng Tụy đã nhìn thấy lối thoát là đào tạo năng khiếu để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Cùng với GS Lê Văm Thiêm, được sự ủng hộ của GS Tạ Quang Bửu, Ông đã thúc đẩy sự ra đời của hệ thống trường chuyên. Nhờ đó mà Toán học Việt Nam có nhiều tài năng nổi danh. Trong số đó có GS Ngô Bảo Châu với giải thưởng Fields danh giá mà nhiều thập kỷ nữa may ra mới tái xuất hiện.
Đừng nói rằng các nước khác không có trường chuyên. Bởi vì họ đã cho học tự chọn ngay từ bậc PTCS, với các thầy giáo giỏi riêng, khắp mọi nơi trên cả nước. Đó chính là trường chuyên của họ. Họ làm được như vậy là bởi vì họ giàu có, và phát triển.
Ở thời đại ganh đua toàn cầu, không phân ban chuyên môn sớm, không phát hiện năng khiếu để đào tạo từ bé thì sẽ thua toàn diện. Không có đào tạo năng khiếu thì không có Tiger Woods. Không có học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai thì không có lớp cầu thủ Công Phượng sáng giá như hiện nay. Phát hiện năng khiếu, thiên hướng, học với thầy giỏi từ sớm - là con đường nuôi dưỡng tài năng mà nhân loại đã đi và sẽ còn mãi đi.
V. Gan góc phản biện “ảo tưởng cộng sản”
Thực ra, ông Phan Diễn dùng cụm từ “Kiêu ngạo cộng sản” chưa phản ánh đúng hết bản chất của hiện tượng. “Ảo tưởng cộng sản” mới là cụm từ sát thực hơn.
Sau năm 1975 TBT Lê Duẩn rất tâm đắc với “Quyền làm chủ tập thể” của ông. TBT Lê Duẩn hầu như đi đâu cũng nói về “Quyền làm chủ tập thể” như là một đóng góp lý luận mới.
Trong một khát vọng đưa đất nước vượt qua nghèo khó để bắt kịp với các nước giàu, TBT Lê Duẩn đã triệu tập một số nhà khoa học đầu ngành tại Đồ Sơn vào 7/1979 để lắng nghe ý kiến, trong đó có GS Hoàng Tụy và GS Phan Đình Diệu. Một cách tế nhị, GS Hoàng Tụy và GS Phan Đình Diệu đã đề nghị TBT Lê Duẩn giải thích về “Quyền làm chủ tập thể” vì các nhà khoa học chưa rõ. Và nhân đó gửi thông điệp đến TBT Lê Duẩn rằng “Quyền làm chủ tập thể” không phải là học thuyết, và không có giá trị về lý luận và thực tiễn.
Quyền lực của TBT Lê Duẩn lúc đó vô cùng lớn, “Kiêu hãnh cộng sản” rất lớn, Và “Ảo tưởng cộng sản” còn lớn hơn. Gạch bỏ điều tâm huyết nhiều năm của người quyền lực nhất nước khó mà tránh khỏi thịnh nộ.
Nhưng Nhân cách lớn là biết thừa nhận sai mà thay đổi. Khác xa với tiểu nhân bảo thủ giáo điều, thấy sai còn chỗi cãi và nhất quyết không đổi thay. TBT Lê Duẩn chấp nhận sự thật, và từ đó không nhắc về “Quyền làm chủ tập thể” nữa.
Ngược lại, TBT Lê Duẩn hỏi các nhà khoa học về Định Công, vì sao không nhân rộng ra được. GS Hoàng Tụy và các nhà khoa học khác đã nêu ra lý do sự thất bại của mô hình Định Công. Rằng đó không phải là thuận theo quy luật, mà do chính quyền dồn tiền của mà xây nên mô hình giả tạo. Mô hình Định Công từ đó cũng bị xóa bỏ.
Tiếc là sự ra đi của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đã buộc TBT Lê Duẩn phải ngay lập tức trở về Hà Nội. Và không còn dịp để TBT nghe trực tiếp những lời chân thành của các nhà khoa học mà thay đổi sớm hơn. Nhưng những gì mà TBT Lê Duẩn đã tiếp nhận là “có sự thay đổi tích cực lớn” - như lời TT Phạm Văn Đồng đã điện thoại cho GS Hoàng Tụy ngay sau đó.
GS Hoàng Tụy không chỉ một lần phản biện lại “Ảo tưởng cộng sản”. Trong số đó là nói về “Sở hữu đất đai toàn dân” đã hoàn toàn không phù hợp nữa; Và phải cắt bỏ cái đuôi “Định hướng XHCN” khỏi “ Kinh tế thị trường” (Góp ý Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp 1992). Một cách dứt khoát rõ ràng, GS Hoàng Tụy khẳng định “Quyền con người, quyền công dân là những quyền đương nhiên phải hiến định minh bạch, và triệt để tôn trọng, thì mới có thể có xã hội dân sự phát triển”.
Tiếc thay, những góp ý trí tuệ và chân thành của GS Hoàng Tụy đã không có những Nhân cách lớn để nghe. Từ sau TBT Trường Chinh, những người đứng đầu nhà nước nối đuôi nhau bảo thủ.
VI. Khát khao chấn hưng giáo dục
Vào những năm cuối đời, GS Hoàng Tụy dồn tâm huyết cho Chấn hưng Giáo dục. Không biết bao nhiêu lần GS Hoàng Tụy đã nói về Giáo dục, với lãnh đạo Chính Phủ, với các Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, với truyền thông và với cộng đồng. Trong số đó, “Kiến nghị của Hội thảo về Chấn hưng, Cải cách, Hiện đại hóa Giáo dục” năm 2004 vẫn còn là minh chứng đau đáu.
Viết đến đây, lại nhớ 64 năm trước (1955) Thầy giáo Hoàng Tụy đã viết giáo trình toán phổ thông mà không có một xu thù lao, khác xa với đòi hỏi nhiều trăm tỷ đồng của thời nay. Từ đó mà thấy sự khác biệt một trời một vực về nhân cách giữa hai thời đại.
VII. Không ngừng hy vọng vào một tương lai tươi sáng cho đất nước
Người xưa nói “ Con chim sắp chết tiếng kêu bi thương, con người sắp chết thì lời nói phải”.
Hơn một tháng trước lúc rời cõi tạm, trong lời gửi gắm cuối cùng vào ngày 07/6/2019 cho các đồng nghiệp và hậu thế, GS Hoàng Tụy bộc bạch:
“Hồi trẻ tôi tưởng đến buổi này là nước nhà hoàn toàn độc lập, nhân dân hạnh phúc, thế mà hóa ra vẫn khó khăn quá chừng.
Nhưng khó mấy thì các bạn vẫn phải làm được.
Cho nên tôi vẫn không thất vọng, vẫn hy vọng vào một tương lai tươi sáng cho đất nước”.
Vâng. Kính thưa Hương hồn Giáo sư Hoàng Tụy:
Tương lai tươi sáng sẽ đến với đất nước chúng ta. Hàng chục triệu người Việt Nam sẽ bước tiếp trên con đường đã cùng Giáo Sư lựa chọn, đi tới đích cuối cùng mà Giáo Sư mong muốn.
N.N.C.
Nguồn: FB Nguyễn Ngọc Chu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét