ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Tàu chiến Mỹ bốc cháy ngùn ngụt, 18 thủy thủ bị thương (VNN 13/7/2020)-Ai mới là bạn của Việt Nam trên Biển Đông (BVN 13/7/2020)-Nguyễn Trọng Thiêm-Công nghệ giám sát nhà tù của Huawei xuất khẩu ra toàn cầu (BVN 13/7/2020)-Lý do Trung Quốc không xây đập cỡ Tam Hiệp ở hạ lưu sông Dương Tử (VNN 12/7/2020)-Biển Đông: Trung Quốc muốn gì khi nối lại đàm phán về COC? (BVN 12/7/2020)-Trung Quốc và dải lụa ‘Con đường’ quấn quanh Việt Nam (BVN 12/7/2020)-Hàn Quốc thúc ép quan chức bán bớt nhà (KTSG 11/7/2020)-Quân sự hoá Biển Đông của Trung quốc: Ba nhóm đối tượng chủ đích (BVN 11/7/2020)-Ông Võ Tiến Trung đừng nhầm lẫn kẻ xâm lược trên biển (BVN 11/7/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Tại sao Trung Quốc muốn Trump giành chiến thắng (TD 11/7/2020)
- Trong nước: Chọn nhân sự cấp chiến lược: Cuộc tổng tìm kiếm hiền tài (VNN 13/7/2020)-Bắt nhiều cựu công an liên quan vụ cướp 35 tỷ trên cao tốc (VNN 13/7/2020)-Những chỉ dẫn của Bác Hồ về phòng, chống bệnh “suy bì” trong nội bộ (GD 12/7/2020)-Ông Trần Vĩnh Tuyến liên quan đến hàng loạt sai phạm trong chuyển nhượng dự án ở quận 9 (VNN 11-7-20)-Bí thư TP.HCM lên tiếng việc cán bộ bị khởi tố ngay khi HĐND đang họp (VNN 11-7-20)-Hàng loạt quan chức TPHCM bị khởi tố bắt giam liên quan đến Sagri (TP 11-7-20)-Hai cựu lãnh đạo Bộ Công thương bị khởi tố: Từ đỉnh cao đến vực sâu (TP 11-7-20)-Vận dụng câu 'đừng thấy đỏ mà tưởng chín' vào công tác cán bộ (VNN 10/7/2020)-Cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bị khởi tố (VNN 10-7-20)-Cách thức giới thiệu trường hợp đặc biệt vào Bộ Chính trị, BCH Trung ương (VNN 9-7-20)-Rò rỉ thông tin và đấu đá nội bộ trong đảng! (RFA 8-7-20)-
- Kinh tế: Phát triển “kinh tế đêm”, hàng triệu đô la sẽ đổ vào Việt Nam (GD 12/7/2020)-Đồng Nai có nhà máy phụ kiện nhôm công nghệ Đức (KTSG 12/7/2020)-Startup xe bán tải điện huy động được 2,5 tỉ đô la (KTSG 12/7/2020)-Lữ hành khó vay tiền ngân hàng vì thuộc nhóm rủi ro cao (KTSG 12/7/2020)-Nhà đầu tư cao tốc Bắc - Nam phải có kinh nghiệm vận hành công trình đặc biệt (KTSG 12/7/2020)-TPHCM sẽ thu phí ô tô vào khu vực trung tâm (KTSG 12/7/2020)-Tìm điểm tựa để kích cầu du lịch ĐBSCL (KTSG 12/7/2020)-Kinh tế thời Covid-19: 'VN đừng mong đón đại bàng' (BBC 12-7-20)-P/v Phạm Đỗ Chí-Đất vàng '4 mặt tiền' ở quận 1, liên quan đến sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng (SOHA 12-7-20)-Thành phố mới Bình Dương vẫn vắng bóng người sau 10 năm (Zing 12-7-20)-
- Giáo dục: Hàng loạt giáo viên sẽ rớt hạng dù đã có bằng đại học (GD 13/7/2020)-Nhiều giáo viên tự nguyện cắm bản không có nghỉ hè (GD 13/7/2020)-Ra đề môn Ngữ văn, hãy cẩn trọng với câu hỏi ở phần đọc hiểu! (GD 13/7/2020)-Giáo viên ngán ngẩm tìm minh chứng để xét chuẩn, Bộ Giáo dục có biết? (GD 13/7/2020)-Tạp chí khoa học nào được tính điểm xét giáo sư, phó giáo sư năm 2020? (GD 13/7/2020)-Xét thi đua bằng phần mềm, trường thầy cô có chưa? (GD 13/7/2020)-Lộ diện người làm lộ đề khiến hàng ngàn học sinh phải kiểm tra lại (GD 12/7/2020)-Khen thưởng học sinh đại trà ở cuối năm học đã trở thành căn bệnh khó chữa (GD 12/7/2020)-Những mùa hè làm nên điều kỳ diệu của 'cậu bé vàng Toán học' (VNN 13/7/2020)-nhắc đến Lê Bá Khánh Trình-
- Phản biện: Lưới trời lồng lộng và cái giá cho cán bộ không biết giữ mình (TVN 13/7/2020)-Lưu Hương-Quyền tự do “không công đoàn” (BVN 13/7/2020)-Mai Lan-Lấy thúng úp voi (BVN 12/7/2020)-Nguyễn Thùy Dương-Tại sao ông Nguyễn Hoà Bình lại không thể nhìn ra (TD 12/7/2020)-Lê Thế Thắng-Giá điện nào cho EVN và cho người tiêu dùng? (TD 12/7/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-“Nhắc chi chuyện cũ thêm đau lòng lắm người ơi!” (TD 12/7/2020)-Mai Bá Kiếm-Đại hội XIII, dự báo “đẫm máu” ở cung đình? (TD 12/7/2020)-Lê Văn Đoành-Vì “lá đa”, chặt cây đa (TD 12/7/2020)-Bùi Văn Thuận-Thể chế này, muôn đời không chống được tham nhũng (TD 12/7/2020)-Nguyễn Thông-Nhớ Phạm Toàn (TD 12/7/2020)-Mạc Văn Trang-Tuyên giáo hèn hạ (TD 11/7/2020)-Phạm Minh Vũ-Vì sao Trọng e sợ Dũng? (TD 11/7/2020)-Đỗ Ngà-Hệ quả kinh khủng của bệnh kiêu ngạo và tự mãn (BVN 10/7/2020)-Mai An Nguyễn Anh Tuấn-Chuyện lạ Quảng Ngãi (BVN 10/7/2020)-Đỗ Thành Nhân-
- Thư giãn: Một vụ bào chữa để đời của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (LĐ 11-7-20)-Biên chế và hộ khẩu, câu chuyện ở xứ Tây và quê ta (TBKTSG 11-7-20) -
CÁCH THỨC GIỚI THIỆU TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT VÀO BỘ CHÍNH TRỊ, BCH TRUNG ƯƠNG
THU HẰNG th/ VNN 11-7-2020
PGS.TS
Nguyễn Viết Thông, Tổng thư
ký kiêm ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận TƯ phân tích sâu hơn về cơ cấu độ
tuổi vào BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng như quy trình xem xét, giới
thiệu những trường hợp đặc biệt trong phần tiếp theo cuộc trao đổi với
VietNamNet.
QUY TRÌNH
XEM XÉT TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Phát
biểu kết luận hội nghị TƯ 12 vừa qua, Tổng Bí thư,Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng nhấn mạnh: “BCH TƯ khoá 13 cần có 3 độ tuổi (dưới 50; 50 - 60 và từ 61
tuổi trở lên). Theo ông, vì sao lại cơ cấu 3 độ tuổi như vậy?
Việc cơ
cấu 3 độ tuổi vào BCH TƯ không phải lần đầu tiên mới đặt ra cho nhân sự Đại hội
13 mà việc này được xác định từ lâu. Cơ cấu này không chỉ áp dụng với cấp TƯ mà
cho cả cấp ủy các cấp.
Thực tế ở
địa phương có tình trạng không thực hiện đúng cơ cấu về độ tuổi dẫn đến gần Đại
hội có một số nơi rơi vào tình trạng “chuối chín cả nải”.
Tức là
các nhân sự vào cấp ủy đều cùng một độ tuổi, đến khi về hưu tất cả đều
nghỉ. Tình trạng này dẫn đến khó khăn trong việc bố trí nhân sự, kể cả cấp
ủy viên, thường vụ, thường trực.
Ở toàn
quốc thì có tình trạng tỉ lệ cơ cấu trẻ vào TƯ (dưới 50 tuổi) một số nơi không
đạt được. Căn cứ vào thực tế những nhiệm kỳ vừa qua, quy hoạch nhiệm kỳ này, TƯ
thấy độ tuổi dưới 50 từ 10 – 15%, còn chủ yếu là độ tuổi 51 – 60, đối với độ
tuổi 61 trở lên chiếm 10%. Tỉ lệ này cũng là xuất phát từ thực trạng đội ngũ ủy
viên TƯ khóa 12 và khả năng để vào TƯ khóa tới.
Tuy
nhiên, cũng cần lưu ý, số nhân sự 61 tuổi trở lên vào TƯ không có nghĩa là tất
cả đều quá tuổi. Theo quy định từ trước nay, tuổi tái cử ủy viên Bộ Chính trị,
ủy viên Ban Bí thư nhìn chung không quá 65. Như vậy, những người trong Bộ Chính
trị, Ban Bí thư từ 61 tuổi vẫn thuộc diện tái cử nằm trong tỉ lệ 10% theo quy
định chứ không phải 10% này đều là trường hợp đặc biệt.
Vậy
như thế nào được xem là trường hợp đặc biệt, thưa ông?
Việc bầu
BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mấy khóa gần đây đều có trường hợp đặc biệt.
Trong quy định cũng nói rõ về các trường hợp đặc biệt. Ví dụ như theo quy định,
ủy viên TƯ tái cử nhìn chung không quá 60, thì trường hợp đặc biệt là quá 60
vẫn có thể giới thiệu để bầu lại BCH TƯ khóa mới.
Tương tự,
Bộ Chính trị, Ban Bí thư là không quá 65, còn quá 65 là trường hợp đặc
biệt. Chẳng hạn như Đại hội Đảng 12 vừa rồi, 4 ủy viên TƯ khóa 11 quá tuổi có
các ông Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ, Bùi Văn Nam, Huỳnh Phong Tranh vẫn được BCH TƯ
khóa 11 xem xét, giới thiệu với Đại hội để bầu vào BCH TƯ khóa 12. Kết quả 3 ủy
viên TƯ khóa 11 quá tuổi là Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ, Bùi Văn Nam đã trúng cử.
Còn Bộ
Chính trị cũng có trường hợp đặc biệt như khóa 10 đã xem xét, giới thiệu ông
Nguyễn Phú Trọng, ủy viên Bộ Chính trị khóa 10 tiếp tục giới thiệu bầu vào TƯ
khóa 11 và được TƯ bầu là ủy viên Bộ Chính trị và bầu làm Tổng bí thư.
Đến khóa
sau, BCH TƯ khóa 11 cân đối nhiều mặt vẫn quyết định tiếp tục xem xét,
giới thiệu trường hợp đặc biệt đối với ông Nguyễn Phú Trọng dù ông đã quá
65 tuổi để bầu vào BCH TƯ khóa 12, bầu vào Bộ Chính trị và bầu làm Tổng Bí
thư như hiện nay. Đó là trường hợp đặc biệt trong Bộ Chính trị.
Như vậy
khóa 11 có đặc biệt, khóa 12 cũng có đặc biệt cả ủy viên TƯ, cả với Bộ
Chính trị.
Còn
quy trình giới thiệu, bầu những trường hợp đặc biệt được thực hiện ra sao, thưa
ông?
Hội nghị
TƯ 12 vừa qua cũng bàn vấn đề này nhưng cần nói rõ trước khi xem xét trường hợp
đặc biệt thì bước đầu tiên phải xem xét những người còn trong độ tuổi tái cử.
Hiện nay
chúng ta có 194 ủy viên TƯ chính thức và dự khuyết thì phải xem xét trong 194
người này, ai còn đủ độ tuổi và đương nhiên phải đủ tiêu chuẩn thì giới thiệu
tái cử xem được bao nhiêu. Đấy là bước một.
Hội nghị
TƯ vừa rồi cũng thống nhất là số lượng của BCH TƯ khóa 13 cũng dự kiến là
200 người. Trong đó khoảng 180 là ủy viên TƯ chính thức, 20 dự khuyết
giống như khóa 12.
Bước hai
mới xem xét đến những người lần đầu tiên tham gia BCH TƯ, nhân sự được giới
thiệu nhìn chung là theo quy hoạch nhưng ai đặc biệt xuất sắc nhưng chưa nằm
trong quy hoạch cũng có quyền được giới thiệu.
Vừa qua
các nơi giới thiệu lên, Ban chấp hành TƯ cho ý kiến. Đợt đầu tiên gần 200
và mới bổ sung thêm tổng số gần 250 người. Căn cứ vào số lượng ủy viên TƯ
đã dự kiến 200 thì bước đầu xác định số tái cử bao nhiêu, đến bước giới
thiệu những người tham gia Trung ương lần đầu. Sau đó mới đến bước thứ ba là
xem xét các trường hợp đặc biệt, mà đã gọi là đặc biệt thì không nhiều.
Tương tự
như vậy, cách giới thiệu ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng thế. Hội
nghị TƯ vừa rồi cũng đã nhất trí dự kiến số lượng ủy viên Bộ Chính trị
khóa 13 từ 17-19 người; Ban Bí thư dự kiến từ 11- 13 người nhưng không
phải tất cả mới mà có một số lượng ủy viên Bộ Chính trị phân công kiêm
luôn ủy viên Ban Bí thư.
Cách làm
cũng theo ba bước tương tự như là tiến hành nhân sự ủy viên TƯ.
Như tôi
nói, ủy viên TƯ khóa 11 chỉ có 4 người quá 60 tuổi là trường hợp đặc biệt;
Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ có một người là đặc biệt.
Hội nghị
TƯ 12 vừa rồi mới thống nhất về nguyên tắc lớn, như vậy còn chưa đi vào cụ
thể. TƯ nói rõ, trường hợp đặc biệt thì Bộ Chính trị sẽ xem xét, cân nhắc
một cách kỹ lưỡng để báo cáo BCH TƯ và trình đại hội 13 xem xét, quyết
định. Sau Hội nghị TƯ 12, Tiểu ban nhân sự đang tiến hành làm các bước tiếp
theo.
Theo quy
định, những trường hợp đặc biệt, Tiểu ban nhân sự và Bộ Chính trị cho ý
kiến trước. Thảo luận trong tiểu ban nhân sự, sau đó tiểu ban báo cáo Bộ
Chính trị, rồi Bộ Chính trị trình TƯ. Lúc này TƯ thảo luận rất kỹ để xem
trường hợp này có nên đặc biệt hay không.
NHIỀU ỦY
VIÊN TƯ 60 TUỔI MÀ NGHỈ HƯU SỚM THÌ PHÍ QUÁ
Ông
có thể nói rõ hơn, đối với các trường hợp đặc biệt là do thiếu người hay là do
ở vị trí đó, không tìm được người phù hợp ngoài trường hợp đặc biệt?
Có nhiều
lý do để chọn trường hợp đặc biệt. Một là bản thân người đó là thật sự có
đức, có tài như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là một điển
hình. Phải khẳng định trước hết là không phải là do
không tìm
được người mà vấn đề đặc biệt là người đó ở lại có lợi cho Đảng, cho dân.
Sau đó
mới đến lý do thứ hai là lĩnh vực đó khó tìm được người thay thế tốt hơn nhưng
điều này không quan trọng bằng lý do thứ nhất.
Tôi cũng
nói luôn là trong lịch sử Đảng ta trước đây chọn nhân sự không căn cứ độ
tuổi. Tôi ví dụ như những nhân sự có tài năng, đức độ, còn sức khỏe vẫn
làm việc như Bác Hồ là việc tới 79 tuổi, các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm
Văn Đồng… cũng làm việc không tính đến tuổi tác. Ngay như ông Đỗ Mười được
bầu làm Tổng Bí thư khi 74 tuổi…
Điều đó
để nói rằng, Đảng ta trước đây là không có quy định độ tuổi. Thế giới hiện
nay cũng nhiều nơi không tính tuổi chính khách như trường hợp Thủ tướng
Malaysia 92 tuổi.
Trong các
kỳ đại hội thời kỳ đổi mới, chúng ta mới đưa độ tuổi như cụ thể là ủy viên
dự khuyết là không quá 45 tuổi. Những người lần đầu tiên vào TƯ nhìn chung
còn độ tuổi để công tác được 2 nhiệm kỳ, ít
nhất trọn
một nhiệm kỳ; TƯ nhìn chung là không quá 60; Bộ Chính trị nhìn chung là
không quá 65.
Theo tôi
chỗ này cần phải nghiên cứu lại để nếu được chính khách không có tuổi, còn
công chức thì có tuổi. Như vậy sẽ tận dụng được người có tài.
Bây giờ,
tuổi thọ bình quân của mình đã tăng lên 74, Quốc hội cũng thông qua việc
tăng dần tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 để nam 62, nữ 60. Nhưng độ tuổi để bầu,
tái cử vào BCH TƯ, Bộ Chính trị thì chưa thay đổi độ tuổi.
Ngược
lại, chúng ta cũng từng có nhân sự trẻ 13 tuổi, ông Nguyễn Hiền đỗ trạng
nguyên, lúc bấy giờ ta cũng bàn nhau là bổ nhiệm hay đợi đủ tuổi và thống
nhất đã đỗ trạng nguyên là bổ nhiệm làm quan. Như vậy, ta đã có cán bộ 13
tuổi làm quan là ông Nguyễn Hiền. Để nói là trong lịch sử của cha ông ta
cũng đã từng bổ nhiệm cán bộ trẻ, từng bổ nhiệm cán bộ cao tuổi.
Bây giờ
có nhiều ủy viên TƯ 60 tuổi có đủ đức độ mà nghỉ hưu sớm thì phí quá.
Qua
theo dõi các khóa, ông thấy khi thảo luận về các trường hợp đặc biệt,
thường các ý kiến đưa ra những cơ sở, lý lẽ như thế nào?
Tôi lấy
thí dụ như trường hợp của ông Bùi Văn Nam, ông Uông Chu Lưu, ông Đỗ Bá Tỵ
là những trường hợp đặc biệt được giới thiệu ra Đại hội 12 đều là người có
vừa là năng lực nổi trội, đủ tiêu chuẩn; đồng thời những vị trí đó cần
những con người như thế.
Bộ Công
an cần một Thứ trưởng như ông Bùi Văn Nam; Quốc hội cần một người am hiểu về
luật, thể chế như ông Uông Chu Lưu... Những căn cứ đó đều được đưa ra thảo
luận rất kỹ tại đại hội.
Thậm chí,
có trường hợp ra Đại hội người ta tiếp tục giới thiệu như Đại hội 12 vừa
rồi Bộ Chính trị, BCH TƯ không giới thiệu nhưng ra Đại hội, đại biểu có
quyền giới thiệu thêm người để tiếp tục tái cử vào BCH TƯ. Cụ thể là
trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng.
Ông
Nguyễn Tấn Dũng sinh năm 1949, đến Đại hội 12 là 67 tuổi, đã nằm trong
diện đặc biệt. Tuy Bộ Chính trị, BCH TƯ không giới thiệu nhưng ra Đại hội,
có đại biểu giới thiệu và Đại hội 12 đã xem xét rất kỹ và cuối cùng là bỏ
phiếu có đồng ý cho ông Nguyễn Tấn Dũng rút hay không. Tất cả đều làm theo
quy trình rất bài bản, chặt chẽ.
Đối với
các trường hợp đặc biệt không phải chỉ có Bộ Chính trị quyết là xong, mà
Bộ Chính trị trình BCH TƯ, BCH TƯ lại phải trình Đại hội để xem có nhất
trí danh sách giới thiệu để bầu.
Tinh thần
của khóa này cũng vậy, những trường hợp đặc biệt Bộ Chính trị phải xem xét
một cách toàn diện, có thực sự đặc biệt không.
TỈ LỆ ỦY
VIÊN TƯ LÀ TƯỚNG LĨNH QUÂN ĐỘI, CÔNG AN KHÔNG PHẢI ÍT
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước có lưu ý, khóa 13 cần tăng cường số lượng ủy viên TƯ ở
các vị trí, địa bàn, lĩnh vực công tác trọng yếu, nên hiểu tinh thần này thế
nào thưa ông?
Lĩnh vực
trọng yếu là những lĩnh vực về quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế xã hội,
khối các cơ quan Đảng… Đây là những nơi phải có tỉ lệ ủy viên TƯ tương đối để
đảm bảo được sự lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu.
Các Đại
hội gần đây, trong số các ủy viên TƯ thì tỉ lệ tướng lĩnh quân đội, tướng
lĩnh công an không phải là tỉ lệ thấp. Đấy là để đảm bảo tỉ lệ trong các
lĩnh vực trọng yếu để thực hiện các nhiệm vụ an ninh quốc
phòng,
bảo vệ Tổ quốc. Còn lĩnh vực kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm thì cũng có số
lượng ủy viên TƯ đảm bảo. Hay số lượng ủy viên TƯ ở các cơ quan như Quốc
hội thực hiện quyền lập pháp, đấy cũng là trọng yếu; lĩnh vực xây dựng
Đảng đấy cũng là lĩnh vực trọng yếu.
Yếu
tố vùng miền cũng là vấn đề được người dân quan tâm. Vậy trong cơ cấu nhân sự
dự kiến của khóa 13 có xét đến việc này?
Trong văn
kiện hiện nay không đặt vấn đề cơ cấu vùng miền, bởi đất nước Việt Nam là thống
nhất, Đảng ta là thống nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo Đảng lãnh đạo toàn diện thì
mấy nhiệm kỳ gần đây hầu như bí thư tỉnh ủy đều là ủy viên TƯ. Kể cả khối dân
sự, khối quân đội, công an… cũng phải đảm bảo cơ cấu. Đương nhiên tiêu chuẩn
vẫn là chính.
Còn dư
luận nói về cơ cấu miền Bắc, miền Nam, miền Trung thì trước đây phải cân
đối nhưng những khóa gần đây, tư tưởng vùng miền trong dư luận xã hội ít
hơn.
Trước
đây, đúng là có tư tưởng vùng miền, dư luận hay nói rằng: “lý luận miền
Bắc, nguyên tắc miền Trung...”. Tức là Tổng Bí là người miền Bắc, Thủ
tướng người miền Nam và Chủ tịch nước miền Trung nhưng bây giờ có thế đâu.
Nên khái
quát đó chỉ là tương đối đúng vào thời điểm đó, chứ không đúng với hiện
nay. Vấn đề vẫn là chọn người thật sự có đức, có tài.
Thu
Hằng (thực hiện) - Thiết kế: Phạm Luyện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét