ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: 25 năm quan hệ Việt - Mỹ: Con đường trở thành đối tác vì lợi ích phát triển (VNN 2/7/2020)-Biểu tình rầm rộ phản đối luật an ninh mới ở Hong Kong (VNN 1/7/2020)-Diễn đàn Toàn cầu Boston (BVN 2/7/2020)-Lưu Trọng Văn-Hong Kong 1-7-2020 (BVN 2/7/2020)-Đặng Ngữ-Liều thuốc thử đầu tiên để thăm dò phản ứng Mỹ (TD 1/7/2020)-Trương Nhân Tuấn-Người Việt nay mai đừng trách ông Trump (BVN 1/7/2020)-Thục Quyên-Thế kỷ châu Á đang gặp hiểm hoạ (BVN 1/7/2020)-Lý Hiển Long-Trung Quốc thông báo diễn tập quân sự ở Hoàng Sa ngay sau hội nghị ASEAN (BVN 1/7/2020)-Những con số lột tả sự thật khủng khiếp về đập Tam Hiệp (VNN 30/6/2020)-Trừng phạt Trung Quốc, Mỹ huỷ vị thế đặc biệt của Hong Kong (VNN 30/6/2020)-Hợp Chúng Quốc của Tuyệt Vọng (Diễn Đàn 29-6-20)-Trung Quốc cảnh báo Mỹ nếu vượt 'lằn ranh đỏ' (KTSG 29/6/2020)-
- Trong nước: 66 cán bộ TP.HCM sẽ bị kỷ luật do sai phạm ở Thủ Thiêm (VNN 2/7/2020)-Tội phạm hoành hành vì có bàn tay của cán bộ thoái hóa, biến chất (GD 1/7/2020)-Bất đồng chính kiến Việt Nam: Mưu sinh và viễn kiến (BBC 1-7-20)-Nhìn lại nhiệm kỳ Đại hội XII: 8 ủy viên T.Ư Đảng đương nhiệm bị kỷ luật (TN 1-7-20)-Tăng cường hợp tác báo chí Việt Nam - Hoa Kỳ (ND 1-7-20)-Cựu Chủ tịch TP Trà Vinh bị cáo buộc cầm đầu vụ thất thoát hơn 70 tỷ (VNN 1/7/2020)-Bất đồng chính kiến VN: Góc nhìn qua các thế hệ (BBC 30-6-20)-Đại hội 13: Làn sóng ‘từ chức’ phản ánh ‘sự bất ổn’ nghiêm trọng của chế độ đặc quyền đặc lợi (RFA 29-6-20)-Khẳng định vai trò tham mưu về kinh tế của Ban Kinh tế Trung ương (QĐND 29-6-20)-Đừng ảo giác bởi sự hậu thuẫn, tung hô của những đối tượng rắp tâm chống phá đất nước (CAND 29-6-20)-Không để 'hạt giống lép' lọt vào đại hội (CafeF 29-6-20)-Những người nước ngoài tái sinh ở Việt Nam (PN 29-6-20)-Thủ Thiêm xây dựng thế nào sau chấn chỉnh vi phạm? (TT 29-6-20)-Bác sĩ Việt Nam sẽ theo máy bay đưa phi công người Anh về nước (DT 29-6-20)-Đơn khiếu nại của LS Ngô Anh Tuấn, LS Lê Văn Hoà liên quan đến vụ án Đồng Tâm (BVN 28/6/2020)-
- Kinh tế: Đòi nợ và phạm pháp (KTSG 2/7/2020)-Luật Đầu tư mới có kiểm soát được đầu tư “núp bóng”? (KTSG 2/7/2020)-Công nghiệp quốc phòng: Động lực để phát triển công nghệ (KTSG 2/7/2020)-BP thanh lý mảng hóa dầu, 'phao cứu sinh' của ngành dầu khí (KTSG 2/7/2020)-Chưa có sự đổi mới trong tuyên truyền về các FTA (KTSG 1/7/2020)-Phát triển công nghệ 5G song hành với sản xuất thiết bị viễn thông (KTSG 1/7/2020)-Cà phê Ông Bầu đạt mốc 100, hướng đến 10.000 điểm bán (KTSG 1/7/2020)-Microsoft đào tạo miễn phí 10 nghề 'hot' cho 25 triệu người (KTSG 1/7/2020)-Khu đô thị phía Nam sẽ là Trung tâm hành chính mới của Cần Thơ (KTSG 1/7/2020)-Sản xuất công nghiệp hồi phục nhờ cầu nội địa tăng (KTSG 1/7/2020)-Kỳ vọng tiết kiệm 1.700 tỉ đồng từ áp dụng dịch vụ công trực tuyến mới (KTSG 1/7/2020)-Doanh nghiệp ĐBSCL quan tâm nhiều đến cam kết thuế trong FTA (KTSG 1/7/2020)-Ba cặp cửa khẩu phụ ở Lạng Sơn vẫn chưa mở cửa trở lại (KTSG 1/7/2020)-Vàng áp sát mốc 50 triệu đồng/lượng (KTSG 1/7/2020)-PouYuen cho 6.000 công nhân tạm ngưng việc vì thiếu đơn hàng (SGGP 1-7-20)-Thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia (GD 1/7/2020)-Thủ tướng: Kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% (GD 1/7/2020)-Ngang nhiên bạt đồi, lấp hồ Đại Lải làm khu biệt thự nghỉ dưỡng (GD 1/7/2020)-Nghề lấy ráy tai, xoa bóp trên phố Hà Nội hơn 100 năm trước (Zing 1-7-20)-Thanh Lam, Hồng Nhung U50 tìm được hạnh phúc, 2 diva còn lại ra sao? (LĐ 1-7-20)
- Giáo dục: Giáo viên không tập huấn sách giáo khoa mới, không bố trí dạy lớp 1 (GD 2/7/2020)-Khung trình độ quốc gia sẽ khắc phục tình trạng “lộn xộn” trong đào tạo đại học (GD 2/7/2020)-Phụ huynh phản ánh trường cấp 2 Hồng Thuận, Nam Định lạm thu (GD 2/7/2020)-Cần phải cải tổ mạnh mẽ hệ thống trường chuyên (GD 2/7/2020)-Lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (GD 2/7/2020)-Tập huấn sách giáo khoa vào ngày học, có nên không? (GD 2/7/2020)-Từ năm học tới, học sinh tiểu học tư thục được Nhà nước hỗ trợ học phí (GD 2/7/2020)-Hàng nghìn cơ hội việc làm cho sinh viên Kinh tế Quốc dân tại “Neu career week" (GD 2/7/2020)-
- Phản biện: Cần phải cải tổ mạnh mẽ hệ thống trường chuyên (GD 2/7/2020)-3 nguyên tắc chi phối triết lý quản trị nhân tài của Singapore (TVN 2/7/2020)-Đinh Duy Hòa-Luật Đầu tư mới có kiểm soát được đầu tư “núp bóng”? (KTSG 2/7/2020)-Lưu Minh Sang-Phải chăng đó là ý tưởng mới (BVN 2/7/2020)-Nguyễn Đình Cống-Bao giờ thì hết oan sai trong giá điện? (TD 1/7/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-EVN trở mặt! (TD 1/7/2020)-Namster Đỗ-Bố già tỉnh Bình Phước (Phần 1)-(Phần 2) (TD 1/7/2020)-Bùi Văn Thuận-Trường chuyên đào tạo nhân lực chất lượng cao, xã hội hóa chứ không nên xóa (GD 1/7/2020)-Hai đường thẳng song song (BVN 1/7/2020)-Nguyễn Lân Thắng-Bất đồng chính kiến Việt Nam: Góc nhìn qua các thế hệ (BVN 1/7/2020)-Quốc Phương-Đại hội 13: Làn sóng ‘từ chức’ phản ánh ‘sự bất ổn’ nghiêm trọng của chế độ đặc quyền đặc lợi (BVN 1/7/2020)-Phạm Quý Thọ-Nếu tốn kém thì nên tư nhân hóa hoặc cổ phần hóa trường chuyên (GD 29/6/2020)- Thùy Linh-Ai được hưởng lợi từ trường chuyên? (GD 29/6/2020)-Thúy Ngọc- Mênh mông thế sự: Lấy nhớ làm thương - Đôi điều nói trong ngày giỗ ông Sáu Dân (viet-studies 28-6-20)-(BVN 28/6/2020)-Tương Lai-Dày mỏng gì cũng ăn tuốt! (BVN 28/6/2020)-Diễm My-Đôi lời với ông Trần Văn Chánh (BVN 28/6/2020)-Nguyễn Đình Cống-Bàn về giải pháp cứu nguy (TD 28/6/2020)-Nguyễn Đình Cống-Nhuận bút bất ngờ của ông Võ Văn Kiệt (TD 28/6/2020)- Bùi Chí Vinh-“Tư duy đột phá” nào cho Đại hội 13? (BVN 28/6/2020)-Chiến Sĩ-
- Thư giãn: Bánh mì lạ nhất Việt Nam, dài hơn 1 mét, nặng 3,5 kg (VNN 2/7/2020)-Trần Quốc Hương - Người chỉ huy tình báo: 7. Đấu lý với Ngô Đình Nhu (viet-studies 29-6-20)
ĐÔI ĐIỀU NÓI TRONG NGÀY GIỖ ÔNG SÁU DÂN
TƯƠNG LAI/ viet-studies/ BVN 28-6-2020

Hôm nay, GIỖ ÔNG SÁU DÂN, người chúng ta thương nhớ. Người đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng chúng ta một tấm gương trọn đời vì nước, vì dân, trọn đời không một phút xa rời lý tưởng cao đẹp mà ông đã dấn thân. Sự nghiệp ấy, lý tưởng ấy không sợ thời gian.
Vì thời gian, không phủ bụi, không bào mòn mà ngược lại, chỉ làm sáng lên hình ảnh của một người – mà vào những lúc thời cuộc lâm vào thế gay cấn bế tắc – chúng ta lại mong mỏi “phải chi lúc này còn ông Sáu Dân”.
Có lẽ linh cảm ấy đã khiến Việt Phương, người cộng sự và là người bạn tin cậy của Sáu Dân vào thập kỷ cuối thế kỷ 20 vắt sang thập kỷ đầu của thế kỷ 21 đã thảng thốt gọi:
Người đừng đi đừng đi đừng đi
Người có biết đời yêu người đến thế
Đời cần người lúc này bao xiết kể
Cùng nhau trước di ảnh của Ông, chúng ta thấm thía sự nghiệt ngã không thể tránh khỏi của cảm nhận “đời cần người lúc này bao xiết kể”. Nhưng, không cách gì cưỡng lại được quy luật khắc nghiệt của tạo hóa, đành phải tự an ủi “lấy nhớ làm thương” và cố sao làm được chút gì học theo Ông, để khỏi phải hổ thẹn lương tâm khi nhớ đến con người bình thường và phi thường ấy.
Học theo Ông rất khó nhưng không phải là không thể.
Khó còn vì, như Phạm Văn Đồng từng đưa ra nhận định: “Trong các Thủ tướng của nước ta, Bác Hồ đã kiêm chức Thủ tướng mười năm đầu của chế độ mới, không ai so sánh cùng Bác được. Còn lại năm người Thủ tướng cho đến nay, là tôi, anh Phạm Hùng, anh Đỗ Mười, anh Võ Văn Kiệt và anh Phan Văn Khải, thì anh Võ Văn Kiệt là người làm được nhiều nhất cho dân tộc, cho đất nước”. Còn Phan Văn Khải lại viết trong sổ tang “…nhân dân tôn vinh Anh là vị anh hùng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, anh hùng của thời kỳ Đổi mới và xây dựng đất nước, xứng đáng là người hào kiệt”.
Những ngày này, khi Việt Nam thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN đang tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN 36 trực tuyến, càng hiểu sâu sắc hơn ý chí mãnh liệt của Võ Văn Kiệt “Hãy đi đến tận cùng các giá trị dân tộc thì sẽ gặp các giá trị nhân loại, để hiểu rằng vai trò tiên phong của ông trước hết thể hiện ở tư tưởng phải vươn ra thế giới bên ngoài để tồn tại và phát triển… nếu rụt rè bỏ lỡ cơ hội này sẽ là thảm họa cho đất nước…” như Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên là Bộ trưởng Ngoại giao đã viết trong bài “Người đi tiên phong và di sản để lại”.
Bà Bảy Huệ (phu nhân của ông Nguyễn Văn Linh) nói về thời trẻ của ông Sáu Dân: “Năm đó anh mới 18 tuổi. Chỉ vài cuộc họp chung giữa cán bộ tỉnh ủy và quận ủy vào khoảng đầu năm 1940, trong bối cảnh hết sức bí mật và không thể kéo dài, tôi đã sớm có nhận xét về anh: rất trẻ, rất hăng hái và rất quyết liệt trong triển khai công tác… Đêm 23 tháng 11 năm 1940, anh là một trong số các lãnh đạo của Vũng Liêm trực tiếp chỉ huy cuộc dấy binh mà sau này ghi chép của thực dân Pháp gọi đó là “đêm cộng sản dậy”. Chính anh chịu trách nhiệm dẫn đoàn người khởi nghĩa đi lấy đồn Bắc Nước Xoáy ở đoạn bờ sông Măng Thít thuộc xã Hòa Thạnh hiện nay…”. Còn với Nguyễn Văn Trịnh, người thư ký của mười năm cuối trước khi ông mất thì “vẫn nhớ từng chữ ông đã ghi trong lý lịch, dự định sẽ sử dụng cho việc cuối cùng của đời người: trình độ văn hóa: biết đọc biết viết”!
“Chỉ tính riêng vùng Tứ giác Long Xuyên ở phần đất An Giang, trong 5 năm đầu đã khai hoang phục hóa hơn 90 ngàn ha, tăng sản lượng lên hơn 1 triệu tấn, trở thành tỉnh luôn luôn dẫn đầu cả nước từ 1 triệu tấn (1989) lên 2 triệu tấn (1996) và trên 3 triệu tấn (2003)… về điểm này cũng nên cho phép người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất” cũng được ngước lên mà nhìn trời một lần! Dù còn đa đoan lắm nỗi, nhưng được rạng mặt rỡ mày như ngày hôm nay, người nông dân đồng bằng sông Cửu Long nhờ ơn Đổi Mới mà Võ Văn Kiệt là một trong những người có công đầu! Mỗi hạt gạo làm ra hôm nay đều mang nặng ân tình của người mới đi vào cõi vĩnh hằng, để lại phía sau một cánh đồng mênh mông xanh thắm…”.
Thôi thì thời buổi nào cũng có những “kẻ đốt đền” để được “lưu danh thiên cổ” kiểu Herostatus đốt đền thờ Artemis, kỳ quan thứ tư trong bảy kỳ quan của thế giới. Nhưng kẻ đốt đền dốt nát hôm nay không thể hiểu nổi rằng, không thể đốt được ngôi đền đã được dân ấp ủ sâu kín trong trái tim mình. Mà trái tim của Võ Văn Kiệt thì hòa cùng nhịp đập với trái tim của người dân. Cũng nên nói thêm rằng, “giàu kinh nghiệm sống, giàu kinh nghiệm người. Và anh Sáu Dân là một người cả tin, dễ trao sự tin cậy của mình. Người từng trải ấy vẫn có sự ngây thơ. Đó là một nét dễ thương của con người và một nhược điểm của người lãnh đạo” mà riêng tôi thì thấm thía về trái tim nhân hậu dễ trao sự tin cậy ấy để rồi có những kẻ đã phản bội lại sự “cả tin” ấy.
Cho dù có vậy với trái tim yêu thương, Ông thành tâm và cởi mở đến với mọi người, để khi ông ra đi, mọi người nhớ đến ông, một trong những người con ưu tú nhất của đất nước, một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng vào bậc nhất trong thời kỳ đổi mới và phát triển đất nước, bảo vệ tổ quốc chống lại kẻ thù nham hiểm mà ông cha ta không một chút lơ là.
Ông sống mãi trong niềm thương và nỗi nhớ của Dân, tấm bài vị của Ông đang được đặt trên Gian Thờ Tổ của chùa Hoa Yên trên quần thể Yên Tử, cách ngôi tháp Huệ Quang nơi đặt một phần xá lợi của Trần Nhân Tông không xa. Nơi đây, như lời Hải Lượng Thiền sư giải thích: “…ta biết rằng Đức Ngài lúc bấy giờ biết xem thiên hạ là công… ở phía Bắc vẫn có nước láng giềng mạnh mẽ, sợ người ta dao động cho nên nhằm ngọn núi Yên Tử là cao nhất, phía Đông nhìn về Yên Quảng, phía Bắc liếc sang hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, dựng lên ngôi chùa, thường thường dạo chơi để xem động tĩnh mà ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm…”.
Biết là đang còn nhiều những tranh cãi trong cách giải thích này, song hôm nay, trước di ảnh của Võ Văn Kiệt tôi chỉ muốn hướng tới một khát vọng tâm linh thẳm sâu ánh rọi chiếu của một triết lý vô ngôn như một vầng sáng bao quanh hình ảnh của người mà chúng ta thương nhớ.
Xin để một phút mặc niệm.
*****
Lê Công Giàu, chủ tọa buổi lễ trân trọng mời cụ Linh mục Huỳnh Công Minh, người từng gần gũi và nhiều kỷ niệm với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thời ông phụ trách Tổng đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn, thắp nén nhang đầu tiên.
Tiếp sau là Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Vũ Kim Hạnh, Huỳnh Bửu Sơn, Trần Quốc Thuận, Kha Lương Ngãi, Võ Văn Thôn, An Bình Minh, Tô Lê Sơn, Nguyễn Công Bình, Lê Phú Khải, Lưu Trọng Văn, Phạm Vũ.
Quanh ấm trà, mọi người cùng nhau nhớ và kể lại những kỷ niệm, những ấn tượng đậm nét về người ra đi đã 12 năm nhưng như vẫn ngời ngợi trong tâm trí và xúc cảm của mình. Câu chuyện thế sự còn tiếp tục quanh mâm cơm ngày Giỗ Ông Sáu Dân.
T. L.
Tác giả gửi BVN
NHUẬN BÚT BẤT NGỜ CỦA ÔNG VÕ VĂN KIỆT
BÙI CHÍ VINH/ TD 28-6-2020

Ảnh chụp Bùi Chí Vinh ngồi cạnh ông Võ Văn Kiệt ở đầu bàn. Ngồi kế Bùi Chí Vinh là Lê Dụng (con trai nhạc sĩ Hoàng Việt). Nguồn: Bùi Chí Vinh
Qua chuyện một đại biểu Quốc Hội vạch trần thói chụp mũ những người dám ăn dám nói bằng luận điệu xảo ngôn về cái gọi là “bóng ma thế lực thù địch”, tôi sực nhớ lại những bài thơ từng đọc ở nhà ông Võ Văn Kiệt, Bí thư Thành ủy Sài Gòn lúc ông mời tôi đến tư gia.
Sở dĩ ông mời tôi là vì nghe đứa “ăng-ten” điềm chỉ viên nào đó tâu hót báo cáo tôi chuyên làm “thơ đen”. Trong bữa tiệc với một số văn nghệ sĩ thành phố, ông Kiệt sắp xếp tôi ngồi cạnh ông ở đầu bàn và bắt tôi phải đọc… thơ đen.
Coi, tôi đứng lên đọc sang sảng một loạt thơ chống bất công xã hội, trong đó có bài SINH NGHI HÀNH, XÍCH LÔ HÀNH, ĐÓI, ĐÓI LIÊN TỤC. Tôi chỉ nhớ tôi đọc đến đâu, ông Kiệt lặng người đến đó, còn trong bàn tiệc thì im phăng phắc.
Cuối tiệc, thay vì kêu an ninh làm việc với tôi, ông Kiệt lại trả “nhuận bút” cho tôi một phong bì dày cộm và tuyên bố đây không phải là thơ đen mà là thơ “cực đỏ”, là những bài thơ dám nói thẳng nói thật những sai lầm trong chính sách chủ trương cần được chính quyền nhìn nhận để sửa đổi.
Ông định nói riêng với tôi điều gì nữa nhưng tôi nói liền: “Thưa chú Sáu, không có đen hay đỏ ở đây mà đó là thơ từ xương máu nhân dân, khác hẳn loại thơ quốc doanh thơ nghị quyết”.
Ngay lập tức những ly bia giơ lên cụng nhau tới tấp cùng những tràng cười vui vẻ xóa tan không khí nặng nề. Quả là một kỷ niệm nhớ đời…
SINH NGHI HÀNH
Sinh nghi ta viết một bài hành
Vợ nghi chồng, em út nghi anh
Cha nghi con cái, bè nghi bạn
Thủ trưởng thì nghi hết ban ngành
Láng giềng dòm ngó nghi hàng xóm
Ngoài đường nghi phố chứa lưu manh
Ngay ta khi viết bài in báo
Cũng nghi mình kiếm chác công danh
Trời ơi, mọi chuyện sinh nghi thiệt
Chén kiểu thường nghi kỵ chén sành
Thời buổi công hầu như chén cứt
Thiếu chó, mèo ăn cũng rất nhanh
Mèo ăn cho chó leo bàn độc
Vừa sủa vừa nhai riết cũng rành
Trẻ con khát sữa ai cho bú
Vú mẹ gầy, sâu rúc nồi canh
Quang Trung bỏ núi Tây Sơn xuống
Hoảng hốt vì gương vỡ chẳng lành
Nguyễn Du chỉ một đêm dạo phố
Đoạn Trường ngồi viết lại Tân Thanh
Thuý Kiều phát triển nhiều như thế
Thảo nào đất nước hoá lầu xanh
Nhà tù phát triển nhiều như thế
Sĩ tử làm sao dám học hành
Ta làm thơ mà lòng đứt ruột
Suốt đời bao tử chạy loanh quanh
Lãnh tụ nói: đói quên nghi kỵ
Ơn ấy ngàn năm sáng sử xanh!
ĐÓI
Tôi mang cơn đói về nhà
Các em tôi đứng chờ với cái bụng lò xo
Đôi mắt các em tôi chảy nước miếng
Giá tôi biến được thành cục thịt bò màu tím
Được ram cẩn thận ở nhà hàng Lê Lai
Tôi nắn lên những đốt xương sườn có giá trị ngang những khúc cây
Nơi lồng ngực người yêu tôi hô hấp
Cặp vú của nàng xa lạ với chữ “mập”
Như đứa hiếp dâm xa lạ với nhà chùa
Nếu trời cho tôi có bùa
Tôi sẽ “thư” hết những kẻ ăn cơm một ngày ba buổi
Cơn đói không biết nói dối
Má tôi không biết đánh bài cào
Bà ngoại tôi không biết phi thuyền Phạm Tuân quá giang bay ở hướng nào
Nhưng biết khoai mì thiếu phân sẽ sượng
Biết mỗi tiếng còi công an là mười đồng to tướng
Mỗi ngày tôi lại ra đi
Mặt ngửa tay xin nhiều kiểu cầu kỳ
Sân khấu hóa trang đứng ngồi chồm hổm
Tôi thấy văn học đục tường ăn trộm
Hội họa, thi ca ghé tiệm cầm đồ
Tôi thấy xe hơi cầm lái là bò
Biệt thự mở vào khép ra đầy chó
Heo mặc áo vét cười rung cửa sổ
Mệnh phụ tuột quần đứng ngóng ngã tư
Thấy mắt tôi đui, màng nhĩ tôi ù
Thấy tôi trở về mang theo cơn đói
Ả điếm trở về mang theo hơi thối
Ả điếm được no nhờ bước hai hàng
Tôi được làm người nhờ đói quanh năm
ĐÓI LIÊN TỤC
Nhà hết gạo
Chung quanh một nồi cháo
Mười cái chén gục đầu
Bốn người thất nghiệp, một người đau
Nồi cháo bốc hơi cán bộ
Năm công nhân viên làm toán đố
Đáp số vượt qua giới hạn cộng trừ:
Bốn mươi lăm ký trong lu
Sáu trăm phần ăn một tháng!
Lúa miền Nam gặp hạn
Bình Trị Thiên bão về
Đồng bằng sông Hồng hồi hộp vỡ đê
Sao đọc báo thấy bội thu lương thực
Nghe đài thấy gạo Việt thành cơm Tây cơm Nhật
Xem ti vi thấy thóc nở đầy hình
Thóc tràn vào ngân khố vô danh
Đất nước đang được mùa công trái
Cho lãnh đạo rộng mồm ăn nói
Diễn văn đầy ngũ vị hương
Ôi, hoa màu thần tiên trên các bích chương
Thứ hoa màu trên giấy báo
Đương nhiên
NHÂN TÀI
Nhà hết gạo
Và mười người hết máu
BCV
3 NGUYÊN TẮC CHI PHỐI TRIẾT LÝ QUẢN TRỊ NHÂN TÀI CỦA SINGAPORE
ĐINH DUY HÒA/ TVN 2-7-2020
Mỹ có ngạch tạm dịch là Cán bộ, viên chức lãnh đạo cấp cao trong hệ thống công vụ (Senior executive service), Anh có fast stream (Chương trình phát triển nhanh nguồn nhân lực triển vọng), Hàn Quốc có Công vụ cao cấp (Senior civil service), Singapore có Công vụ hành chính (Administrative service), Thái Lan có Công chức tiềm năng cao (High potential performers)...
Quan niệm về người có tài năng
Có khá nhiều quan niệm về người có tài năng. Tài năng có thể được định nghĩa là tổng hợp các năng lực nội tại của một người, bao gồm kỹ năng, hiểu biết, kinh nghiệm, trí tuệ, sự phán xét, thái độ, tính cách và khát vọng. Như vậy, tài năng bao gồm khả năng học hỏi và trưởng thành của một người nào đó. Cũng có người có quan niệm toàn diện hơn khi coi tài năng là sự kết hợp của năng lực, cam kết và sự đóng góp.
Cũng có quan niệm cho rằng tài năng phải xem xét trên cả 2 phương diện là kết quả cao (high performance) và tiềm năng cao (high potential). Tuy nhiên, khi vận dụng trong thực tiễn có khi lại dẫn đến 2 khuynh hướng khác nhau trong phát hiện và trọng dụng nhân tài.
![]() |
Hình minh họa |
Khuynh hướng thứ nhất đặt trọng tâm vào “kết quả cao“, tức là tìm kiếm, phát hiện nhân tài ngay trong đội ngũ công chức đang làm việc trong cơ quan, tổ chức. Một số công chức nổi trội hẳn bởi những kết quả xuất sắc của họ trong thi hành công vụ. Đây cũng là những nhân tài cần được trọng dụng. Khuynh hướng thứ hai đặt trọng tâm vào “tiềm năng cao“, tức một số cá nhân trong tương lai sẽ có những đóng góp lớn, xuất sắc cho tổ chức, cơ quan bởi họ có tố chất tiềm năng cao, chẳng hạn thể hiện ở kết quả học tập xuất sắc tại trường đại học.
Quản trị nhân tài
Đa phần các nước đều thống nhất về sự cần thiết phải quản trị nhân tài. Theo Ban Công vụ Úc, quản trị nhân tài là sự thu hút có hệ thống, xác định, phát triển, giữ chân và sử dụng những người có những giá trị đặc biệt đối với nền công vụ Úc trong tương lai nhờ những tiềm năng cao của họ.
Có quan điểm cho rằng quản trị nhân tài là việc sử dụng một loạt các hoạt động liên kết với nhau nhằm bảo đảm cho tổ chức thu hút được, giữ chân, động viên và phát triển nhân tài mà hiện tại và tương lai tổ chức cần đến.
Kinh nghiệm Singapore
Có 3 nguyên tắc chi phối triết lý quản trị nhân tài của Singapore. Một là vai trò quyết định của nhân tài và lãnh đạo cho việc quản trị tốt đất nước. Hai là chế độ nhân tài (meritocracy - một triết lý cho rằng quyền lực nên được trao cho các cá nhân có khả năng và sở hữu tài năng. Sự thăng tiến trong hệ thống này dựa trên việc kiểm tra chất lượng hoặc xác minh, công nhận các thành tích đạt được trong từng lĩnh vực cụ thể ) như là nền tảng cho việc lựa chọn, sử dụng, thăng tiến và giữ chân nhân tài. Ba là sử dụng người làm việc có tính liên kết và trung thực.
Quản trị nhân tài của Singapore được thực thi chủ yếu trên cơ sở 4 chương trình sau:
- Học bổng tiền công vụ (HBTCV)
Chính phủ Singapore tin rằng việc cung cấp HBTCV là con đường tốt nhất thu hút những người trẻ giỏi giang nhất vào phục vụ cho Chính phủ. Từ năm 1962, HBTCV được cấp cho những học sinh trung học phổ thông có kết quả học tập xuất sắc, để tuyển dụng những người này trong tương lai cho các chức năng công vụ cao cấp. Hàng năm, có khoảng 2.500 đơn đề nghị cấp học bổng này và trung bình xét duyệt được 60 suất.
Việc xét học bổng dựa trên kết quả học tập xuất sắc bậc trung học, tiềm năng lãnh đạo và nguyện vọng sau này làm việc trong công vụ. Các ứng viên phải qua một số cuộc phỏng vấn và kiểm tra tâm lý học. Những người nhận học bổng sẽ được ra nước ngoài học tại các trường đại học danh tiếng. Họ phải cam kết sau khi học trở về phục vụ 4 đến 7 năm trong công vụ. Vào công vụ, ban đầu họ tham gia vào Chương trình liên kết quản lý kéo dài 4 năm, sau đó họ được đánh giá nếu đủ điều kiện thì được chuyển vào Công vụ hành chính.
- Chương trình liên kết quản lý (CTLKQL )
CTLKQL được đưa ra vào năm 2002 với tính chất là một chương trình phát triển nghề nghiệp quản lý. Chương trình được thiết kế nhằm thu hút những người tốt nghiệp đại học trong nước vào làm việc cho Chính phủ.
Trong khi người nhận HBTCV sau khi tốt nghiệp về nước đương nhiên vào chương trình này, thì những người tốt nghiệp đại học trong nước phải qua tuyển dụng công khai. Người trúng tuyển được bố trí làm việc trong một bộ quản mình, gọi là bộ chủ quản, rồi được luân chuyển làm việc tại nhiều bộ khác. Trong chương trình có một khóa đào tạo căn bản 3 tháng, bao gồm tham quan các nước ASEAN, nhóm công tác liên bộ, diễn đàn chính sách, hội thảo nước ngoài... Kết thúc chương trình 4 năm, họ sẽ được phỏng vấn xem có đủ điều kiện chuyển tiếp vào Công vụ Hành chính danh tiếng hay không.
- Công vụ Hành chính (CVHC)
Học bổng tiền công vụ và Chương trình liên kết quản lý có một điểm chung là có một số người đủ điều kiện để bước vào CVHC. Có thể nói, CVHC là bộ phận chất lượng hàng đầu của đội ngũ công chức Singapore. Những người từ HBTCV và CTLKQL được Ban Công vụ bổ nhiệm và được gọi là công chức hành chính (administrative officer).
Hiện tại có khoảng 200 công chức hành chính kiểu này đang làm việc trong bộ máy chính phủ. Công chức HC chịu trách nhiệm xây dựng và thực thi chính sách quốc gia, tư vấn cho các chính trị gia. Việc đào tạo và phát triển của họ bao gồm cả làm việc trong các công ty tư nhân, được chuẩn bị để sớm đảm nhận công việc lãnh đạo trong sự nghiệp công vụ của mình.
Chính vì vậy, vụ trưởng, vụ phó ở Singapore rất trẻ so với một số nước. Công chức HC xuất sắc nhất thường đảm nhận đến chức vụ cao nhất là thứ trưởng thường trực của các bộ. Khi công chức HC độ 35, 36 tuổi, họ sẽ được đánh giá về tiềm năng và nếu kết quả cho thấy tiềm năng của họ thấp hơn so với tiềm năng của các thứ trưởng đương chức thì họ sẽ được yêu cầu rời khỏi CVHC.
Lương của công chức HC cao hơn nhiều so với công chức bình thường. Lương hàng năm của một công chức HC bước vào thang lương cao cấp dành cho họ đứng thứ 15 trong số những người tầm tuổi 32 thuộc 6 ngành nghề có thu nhập cao nhất ở Singapore. Năm 2008, mức lương hàng năm này vào khoảng 398.000 đô Sing.
- Chương trình tiềm năng cao (High Potential Program)
Chương trình này dành cho công chức đang làm việc. Mục tiêu là phát triển năng lực lãnh đạo của công chức trên các lĩnh vực quản lý của bộ máy công vụ. Công chức sẽ có cơ hội tham gia các chương trình đào tạo quan trọng, làm việc trong các nhóm công tác dự án liên cơ quan, được điều động đến làm việc ở nhiều bộ khác, tham gia các diễn đàn về lãnh đạo và quản trị và đảm nhiệm những nhiệm vụ đầy thách thức. Thông thường, công chức phải làm việc ít nhất 2 năm, rồi mới được xem xét đưa vào chương trình này.
Thái Lan và Malaysia cũng có Chương trình học bổng tiền công vụ như Singapore.
Kinh nghiệm Úc
- Quản trị nhân tài gồm 4 yếu tố: Thu hút và xác định nhân tài; Phát triển nhân tài; Giữ chân nhân tài và Phát triển nhân tài.
Một số vấn đề rút ra qua kinh nghiệm của các nước
- Nhận diện rõ ai là nhân tài
- Nhân tài trong công vụ chủ yếu là nhân tài làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước
- Chú trọng quản trị nhân tài
- Chú trọng việc phát hiện người có tố chất trở thành nhân tài trong tương lai
- Có chương trình bài bản bồi dưỡng, đào tạo biến những người có tố chất nhân tài thành nhân tài thực sự
- Có chính sách trọng dụng nhân tài trên 2 phương diện:
+ Bố trí, sử dụng, luân chuyển để tích lũy kinh nghiệm hướng tới bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo cao cấp;
+ Chế độ lương cao hơn so với công chức bình thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét