ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Hậu đại dịch Tàu cộng: Thái Anh Văn – người phụ nữ chói lọi, lịch sử – Trung Hoa sẽ giao phó cho bà (BVN 28/4/2020)-Lê Phú Khải-Thomas Friedman: ‘Trung Quốc vớ phải Trump là đáng đời’ (BVN 27/4/2020)-Biển Đông: VN đã biết được 'ai là bạn thân, ai là đối tác' (BBC 27-4-20)-Hàn Quốc khẳng định Kim Jong Un "còn sống và khỏe mạnh" (VNN 27/4/2020)-Số ca nhiễm Covid-19 lên gần 3 triệu, thế giới thận trọng nới phong tỏa (VNN 27/4/2020)-Covid-19: Bắc Kinh gây áp lực để châu Âu không tố cáo Trung Quốc loan tin thất thiệt (BVN 26/4/2020)-Tuần lịch sử trong đời Donald Trump, thời khắc khó khăn chưa từng có (VNN 26/4/2020)-Mỹ phát tín hiệu, Âu - Nhật đồng loạt 'tháo chạy' khỏi Trung Quốc (VNN 25/4/2020)-Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: các nước đang mở mang và đại dịch Vũ Hán (Bài 21) (BVN 25/4/2020)-Đoàn Hưng Quốc-Trung Quốc leo thang, sắp đại hội đảng, ‘ta’ sẽ… leo xuống? (Blog VOA 24-4-20)-Tin tặc được chính phủ Việt Nam hậu thuẫn làm việc ‘mờ ám, thiếu văn minh’! (RFA 23-4-20)-Donald Trump - Ông là ai? (BVN 23/4/2020)-Lê Quốc-
- Trong nước: Bộ Công an nên có câu trả lời thỏa đáng tới nhân dân (GD 28/4/2020)-Vụ AVG: Y án chung thân đối với ông Nguyễn Bắc Son (KTSG 28/4/2020)-Hàng ngàn người về nước, Việt Nam rốt ráo chặn nguy cơ 'nhập khẩu nguồn lây' (TT 27-4-20)-Cán bộ giàu nhanh là có dấu hiệu bất chính và phi pháp (LĐ 27-4-20)-Tổng Bí thư dặn dò các vấn đề đặc biệt quan tâm về chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII (GD 27/4/2020)-TTXVN-Cán bộ tốt là cán bộ nào? (GD 27/4/2020)-yk Ngô Văn Sửu-Cán bộ có liêm, có sỉ để Đảng mạnh dân tin (VNN 27/4/2020)-Hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng và Phan Văn Anh Vũ lại sắp hầu tòa (VNN 27/4/2020)-Tổng bí thư Trọng không muốn 'chọn nhầm người' (BBC 26-4-20)-Chủ tịch Quảng Nam nói về việc mua máy xét nghiệm Covid-19 giá hơn 7 tỷ đồng (GD 26/4/2020)-Không có chuyện LHQ tôn vinh Việt Nam là nước đầu tiên đẩy lùi đại dịch (VNN 24/4/2020)-
- Kinh tế: Điều kiện đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (GD 28/4/2020)-Hôm nay, giá xăng giảm xuống mức 10 ngàn/lít, thấp nhất 13 năm qua (VNN 28/4/2020)-Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam mang về hơn 9 tỉ đô la (KTSG 27/4/2020)-Kinh doanh thời trang online sụt giảm trong giai đoạn phòng dịch (KTSG 27/4/2020)-Ưu tiên cho hoạt động tiêm chủng quan trọng như chống Covid 19 (KTSG 27/4/2020)-Ông Mai Hữu Tín: ‘Nếu năm nay Gỗ Trường Thành không có lãi tôi sẽ từ chức’ (KTSG 27/4/2020)-AkzoNobel tăng trưởng 31% doanh thu nhờ cải thiện hiệu suất (KTSG 27/4/2020)-Vàng trang sức hết 'lấp lánh' vì Covid-19 (KTSG 27/4/2020)-Điều kiện nhận hỗ trợ và tranh luận về hướng dẫn viên du lịch tự do (KTSG 27/4/2020)-Bộ Công Thương đề nghị xóa bỏ cơ chế điều hành xuất khẩu gạo (KTSG 27/4/2020)-Lệ phí trước bạ giảm 50% không dễ 'kích thích' thị trường ô tô (KTSG 27/4/2020)-Việt Nam làm chủ cả 2 phương pháp xét nghiệm Covid-19 (KTSG 27/4/2020)-Đã có cơ hội xuất khẩu cá tra, basa thời hậu Covid-19 (KTSG 27/4/2020)-Covid-19: Giãn cách xã hội hay Smart IT truy tìm tiếp xúc? (KTSG 27/4/2020)-Ngành bia hơi toàn cầu “thoi thóp” trong thời giãn cách xã hội (KTSG 27/4/2020)-Cần có ngay kế hoạch phục hồi kinh tế (TVN 27-4-20)-
- Giáo dục: “Cuộc chiến” học tập sẽ thật sự bắt đầu khi học sinh đi học trở lại (GD 28/4/2020)-Khi nào học sinh Hà Nội sẽ đi học trở lại? (GD 28/4/2020)-Một tiết dạy trực tuyến tính bao nhiêu cho vừa? (GD 28/4/2020)-Thí sinh thi tốt nghiệp chỉ có 5 đầu điểm, tham gia xét tuyển thế nào? (GD 28/4/2020)-Dịch bệnh mà kéo dài, nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập nguy cơ bị giải thể (GD 28/4/2020)-Đừng biến thư viện thành kho sách, giáo viên thành nhân viên tạp vụ (GD 28/4/2020)-Hiệu trưởng trường Phong Điền đọc đơn viết về giáo viên sai sự thật trước trường (GD 28/4/2020)-Giãn cách học sinh dù khó, nhưng quyết tâm sẽ làm được (GD 28/4/2020)-Với mục đích xét tốt nghiệp, đề thi không nên có mức vận dụng cao (GD 28/4/2020)-Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu học lệch ca, lệch giờ khi học sinh đi học lại (GD 28/4/2020)-Học sinh đi học trở lại, các trường học Hải Phòng vắt óc nghĩ “kế” giãn cách (GD 28/4/2020)-Nếu lấy kết quả từ thi tốt nghiệp, trường đại học sẽ điều chỉnh tổ hợp (GD 28/4/2020)-Học sinh khối 5 thành phố Hồ Chí Minh được học bài mới qua truyền hình (GD 28/4/2020)-Nhà trường - phụ huynh: ai là bên yếu thế? (KTSG 27/4/2020)-
- Phản biện: Mảnh vá lạc lõng (BVN 28/4/2020)-Nguyễn Đình Cống-Mênh mông thế sự: Đôi khi ta lắng nghe ta (viet-studies 27-4-20)-Tương Lai-Trước Đại hội XIII (VnExpress 27-4-20) -Lê Đăng Doanh-Chống lại “cái chết” do internet và mạng xã hội (GD 27/4/2020)-Nguyễn Thị Lan Hương-Hai “thần y” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (TD 27/4/2020)-Lê Văn Đoành-Trí thức và thể chế: 45 năm chính sách “triệt người” (BVN 26/4/2020)-Mạnh Kim- Bàn thêm về Việt Nam chống đại dịch Covid-19 thành công (TD 25/4/2020)-Mạc Văn Trang-Phải xử phạt cái hội nghị cán bộ toàn quốc (BVN 25/4/2020)-Nguyễn Khắc Mai- Khi ‘kiếm’ và ‘lá chắn’ cứ mãi ‘trao lầm nhân sự’ (TD 25/4/2020)-Trân Văn-Thầy Trợ bị phạt 5 triệu đồng (TD 25/4/2020)-Đỗ Nhân Tuấn-Một xã hội nhân văn (VnEx 24-4-20)-Trần Văn Thọ-Có thật đúng như lời ông Hoàng Bình Quân? (BVN 24/4/2020)-Nguyễn Ngọc Chu- Khi nào Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc? (viet-studies 24-4-20)-Blog Cát Vàng-Nông dân đang làm nô lệ trên mảnh ruộng toàn dân (BVN 24/4/2020)-Hoàng Kim-Bảy mươi năm vẫn không đọc nổi một bài báo (BVN 24/4/2020)-Nguyễn Khắc Mai-Thông cáo phát hành ngay Việt Nam: Facebook bị ép kiểm duyệt bất đồng chính kiến (BVN 24/4/2020)-Kỹ sư Silicon Valley: Việt Nam tắt máy chủ Facebook 'làm lu mờ hình ảnh đẹp' (BVN 24/4/2020)-Dương Ngọc Thái-Thử tìm lời giải giúp nền kinh tế chống đỡ với đòn Covid-19 (TVN 23/4/2020)-Phạm Xuân Hoè-Miếng bả Chủ nghĩa Quốc tế Vô sản trong tay Trung Quốc (BVN 23/4/2020)-Huy Đức-Đi tìm… tiếng Việt (GD 23/4/2020)-Xuân Dương-Hàng rong và chính trị của đường phố (BVN 22/4/2020)-Nguyễn Quốc Tấn Trung-
- Thư giãn: Xem lính Nga trổ tài đổ bộ tấn công ở nơi khắc nghiệt nhất thế giới (VNN 27/4/2020)-Ngôi làng đặc biệt trên con đường đắt nhất hành tinh (VNN 26/4/2020)-
CÓ THẬT ĐÚNG NHƯ LỜI ÔNG HOÀNG BÌNH QUÂN ?
NGUYỄN NGỌC CHU/ BVN 24-4-2020
1. Chương trình thời sự VTV lúc 19h ngày 23/4/2020 đã đưa tin về cuộc họp do TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì, có đánh giá về tình hình chống dịch virus corona của Việt Nam.
Đánh giá đúng để rút ra những kết luận mà tiếp tục đối phó, vì chiến dịch chống virus corona đang tiếp diễn phía trước. Đánh giá không sát thực sẽ rất có hại. Không hạ thấp nhưng cũng không được thổi phồng.
2. Đã có vài phát biểu thể hiện đánh giá quá cao thành công của Việt Nam về chống dịch covid 19 - thậm chí được nâng lên ở mức thắng lợi. Cụ thể có 3 đánh giá quá thực tế. Hai trong số đó là của ông Hoàng Bình Quân – Trưởng ban Đối ngoại Trung ương.
Ông Hoàng Bình Quân đã tươi cười phát biểu, đưa ra 2 đánh giá.
Một là, nhân dân phấn khởi tin tưởng hơn vào Đảng và chế độ qua chiến dịch chống covid19, là tín hiệu tốt trước Đại hội.
Hai là, thế giới đánh giá rất cao về thắng lợi chống dịch của Việt Nam.
Có thực nhân dân tin tưởng hơn vào Đảng và chế độ vì thắng lợi chống dịch covid 19 như nhận xét của ông Hoàng Bình Quân?
Điều cần nhắn ông Hoàng Bình Quân, là đừng hiểu lầm lời khen của quốc tế, mà nghĩ là Việt Nam tài giỏi hơn nhiều nước khác.
Nhận xét thứ ba là của chính TBT Nguyễn Phú Trọng. Ông đã đặt câu hỏi có phải thắng lợi là có vai trò của thế chế? Được hiểu là do tính ưu việt của thể chế, mới góp phần dẫn đến thành công chống dịch covid 19 như hiện nay. Vấn đề này sát thực như thế nào? Tự mỗi người hãy khẳng định.
3. Ý thức được khả năng hạn chế “sẽ vỡ trận khi có hơn 1000 người nhiễm bệnh” vì không có đủ phương tiện (gường bệnh, trang thiết bị, thuốc men…), Việt Nam đã chọn phương pháp sơ đẳng để chống dịch virus. Đó là cách ly tuyệt đối từ đầu người lây nhiễm và những người tiếp xúc lây nhiễm thứ cấp F1,F2,F3…; Cách ly tuyệt đối nguồn lây nhiễm từ ngoài. Phương thức “tìm và diệt” này là sơ đẳng. Không phải là “sáng chế” riêng của Việt Nam. Nó phù hợp với những nước có phương tiện hạn chế như Việt Nam.
Phải khẳng định rằng Việt Nam đã chọn các giải pháp phù hợp với năng lực của mình và hành động khá quyết liệt, nên hiện đang kiểm soát được dịch bệnh, chấp nhận hy sinh to lớn về kinh tế. Đó là điều ghi nhận. Cần đánh giá đúng mức, chứ không cần phải thổi phồng hay hạ thấp.
4. Nhiều nước khác thành công trong chống dịch covid 19 cũng không hề thua kém Việt Nam. Họ cũng không phải có thể chế ngoại lệ như Việt Nam.
Sau đây là vài thống kê lượng người nhiễm covid 19 tính đến thời điểm 10 40 ngày 24/4/2020 ở một số nước gần Việt Nam và Trung Quốc. Bhutan 7, Lào 19, Mongolia 36, Nepan 48, Cambodia 122. Tất cả các quốc gia này đều chưa có ca tử vong vì covid 19.
5. Tại sao ở một số nước covid 19 lây nhiễm chậm hơn? Tại sao dường như người châu Á có tỷ lệ tử vong vì covid 19 thấp hơn? Có những nhân tố khác nữa quyết định đến phạm vi hoạt động và tác hại của covid 19. Đừng ngộ nhận vì tài tình lãnh đạo hay ưu việt thể chế.
6. Nền kinh tế Việt Nam ở mức thấp, nên dễ chấp nhận thiệt hại hơn so với các nước phát triển. Vì thế mà không có doanh nghiệp Việt Nam nào đổ ra đường biểu tình như ở Hoa Kỳ.
Người Việt Nam xác định chống dịch như chống giặc, nên đồng thuận và ủng hộ những biện pháp cách ly cứng rắn.
Đừng ngộ nhận đó là tăng lòng tin vào chính quyền và thể chế.
7. Thế giới đang bước vào một trạng thái khác từ dịch virus Vũ Hán. Trung Quốc đang thay đổi chiến lược, đã ngông cuồng lại còn điên cuồng hơn ở Biển Đông Nam Á.
Có mấy nhân tố về dịch Vũ Hán mà còn mơ hồ, thì càng khó đánh giá về Trung Quốc và về tình hình thế giới.
Người giữ vai trò đối ngoại quan trọng như ông Hoàng Bình Quân mà có tầm hiểu biết như vậy, thì làm thế nào mà đối chọi được với sóng gió đối ngoại từ ĐCS Trung Quốc và thế giới?
Ông Hoàng Bình Quân cũng từ lò cán bộ đoàn. Từ cán bộ huyện đoàn.
N.N.C.
Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu
BÀN THÊM VỀ VIỆT NAM CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19 THÀNH CÔNG
MẠC VĂN TRANG/ TD 25-4-2020
Là người Việt, dù ở trong hay ngoài nước, đều vui mừng vì Việt Nam, bước đầu đã thành công trong việc chống lại đại dịch Covid-19. Mà đâu chỉ người Việt, bạn bè trên thế giới cũng vui mừng và ghi nhân Việt Nam đã vượt qua đại họa một cách đáng ngạc nhiên…
Ngày 23/4, tại “Hội nghị cán bộ toàn quốc” (như Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng), TBT- CTN Nguyễn Phú Trọng, TT Nguyễn Xuân Phúc và nhiều người dự hội nghị đã phát biểu đánh giá cao thành công và rút ra nhiều bài học qua việc chống đại dịch COVID-19 của Việt Nam.
Có thể nói thành công này và những bài học này sẽ còn tiếp tục được ngợi ca như một dàn hợp xướng vang lừng khắp các hội nghị chi bộ, trong các Đại hội đảng bộ các cấp và nhất là tại Đại hội ĐCSVN lần thứ XIII… Nếu không phải tiếp tục “giãn cách xã hội” thì Đoàn thanh niên CSHCM có thể tổ chức cuộc xuống đường “mừng thắng lợi chống đại dịch COVID-19” chả kém gì hàng triệu người hừng hực khí thế đón đội tuyển U23 VN từ Thường Châu TQ đoạt Huy chương bạc U23 Châu Á trở về, vào năm 2017.
Tại sao có thể như vậy? Thưa, cứ cái gì “Việt Nam vô địch” là “Đảng ta” khuếch đại, như “cả thế giới một màu xám, riêng Việt Nam, mặt trời vẫn tỏa sáng”, và dân ta thì “máu lắm”, nhiều người “ngạo nghễ” lắm ạ!
Nhà cháu trước đây cũng từng “ngạo nghễ” khi nghe có người ở mãi Bắc Âu “mơ sau một đêm, thức dậy thành người Việt Nam”; nghe cái ông Hoàng Tùng – Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, sau năm 1975, nói: Ta đã đánh thắng hai thằng đế quốc to đầu, nay có thách cũng không thằng nào dám động đến cái lông chân ta nữa!… “Ngạo nghễ” đến thế là cùng!
Nhưng than ôi, ngay sau đó thì thằng Polpot “bé tẹo” nó ngạo ngược xông sang giết hại bao nhiêu đồng bào ta ở biên giới phía Nam; còn biên giới phía Bắc thì thằng “đồng chí, anh em” Đặng Tiểu bình xua 60 vạn quân tràn sang “dạy cho Việt Nam một bài học” nhớ đời, dẫu muốn che giấu đi cũng không nổi!
Thế rồi, bao nhiêu “bài học thắng lợi vĩ đại” vứt đi đâu hết? Sau những ngày mừng vui “như đi trong mơ” non sông thống nhất “Vui sao nước mắt lại trào”… là những cuộc “cải tạo ngụy quân, ngụy quyền”, “đánh tư sản” khủng khiếp diễn ra tại miền Nam và “tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng” diễn ra trên cả nước…
Ôi Việt Nam! Đang là “ngôi sao sáng”, niềm tự hào của phong trào giải phóng dân tộc, “lương tri của thời đại”… bỗng nhiên rơi xuống thành vực thẳm của những nỗi kinh hoàng: Chiến tranh biên giới tàn khốc; hàng triệu người bỏ nước ra đi, những thuyền nhân Việt Nam trôi dạt trên biển làm bàng hoàng thế giới; cả nước đói rách đi cầu cứu viện trợ khắp nơi; mấy chục triệu nông dân bị lùa vào hợp tác xã để “sản xuất lớn XHCN” rồi dẫn đến “Cái đêm hôm ấy … đêm gì” khiếp đảm! (1)
Đành nhắc lại chuyện cũ để thấy rằng: Việc trước thành công, rút ra bài học hay lắm, nhưng thói “Kiêu ngạo cộng sản”, duy ý chí, bất chấp quy luật, coi thường lòng dân, lại dẫn đến những thảm bại.
Trở lại chuyện: “ĐẠI THẮNG COVID -19”, xin bàn thêm đôi điều “ngoài luồng”.
1. Ta thắng lợi trước hết là vì CẢNH GIÁC CAO ĐỘ với TRUNG CỘNG.
Khi Coronavirus Wuhan lan ra rất khủng khiếp ở TP Vũ Hán, Trung cộng tiến hành những biện pháp cưỡng chế rất tàn bạo, nhưng họ bưng bít thông tin và WHO đồng lõa che giấu, nên các nước châu Âu, Mỹ hầu như không biết rõ. Nhưng Việt Nam, Hồng Kong, Đài Loan thì biết quá rõ Trung cộng dối trá và theo dõi từng ngày, từng sự kiện khủng khiếp diễn biến ở Vũ Hán, lọt ra, lan truyền trên mạng xã hội. Phải cảm ơn mạng xã hội Việt Nam, đã làm cho dân ta biết rõ sự thật và vô cùng kinh sợ dịch Vũ Hán: Thấy binh lính bao vây thành phố, sẵn sàng nổ súng vào người chạy trốn; thấy nhiều người ngã lăn ra chết trên đường; cảnh người la liệt trong bệnh viện, chen nhau, đánh nhau, bác sĩ la hét, khóc than; cảnh sát truy đuổi, bắt người đi cách ly; cảnh người gào thét từ ban-công, ném tiền xuống đường, cửa nhà bị công an khóa ngoài; những xác chết đặt trước cửa nhà; những tiếng gào thét từ nhà thiêu xác; bầy quạ đen bay kín bầu trời Vũ Hán, bác sĩ Lý Văn Lượng bị chết, vân vân…
Trong khi đó, mấy người thân, quen của tôi ở Pháp, Ba Lan, Đức… chả biết gì về sự thật kinh hoàng diễn ra ở Vũ Hán, họ đều coi dịch Vũ Hán như Cúm mùa, có gì đâu mà ầm ĩ (!).
Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kong chống dịch thành công trước hết là biết rõ sự thật diễn ra ở Vũ Hán; không tin vào tuyên truyền dối trá của Trung cộng. Còn châu Âu, Mỹ thất bại, trước hết là mù mờ, chủ quan “khinh địch”. Biết địch, biết ta thì thắng; không biết rõ địch thì thua, dù cho nước Mỹ giàu mạnh!
Cảnh giác Trung Cộng cao độ, đừng tin nó nói => Thành công!
2. Chính quyền nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, thì được Dân tin, dân ủng hộ
Bài học này không mới. Năm 1986, khi Đảng dám “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” là: Chế độ kinh tế tập thể, chỉ huy, bao cấp, hợp tác xã THẤT BẠI rồi! Phải “Đổi mới hay là chết”! Thế rồi Đại hội Đảng lần thứ VI, ông Trường Chinh đã chỉ đạo thay cả Báo cáo chính trị, Nghị quyết, “CỞI TRÓI” cho Dân, khiến Dân ta bật dậy, hồi sinh, đủ ăn, đủ mặc, thừa gạo xuất khẩu… Nhờ đó Đảng may mắn sống còn và tiếp tục … tự hào, để rồi lại … mắc sai lầm!
Thực ra, ngay đầu dịch Covid-19 dân chưa tin đâu, vẫn nghi chính quyền che dấu, như thói quen dối trá xưa nay. Ngay nhà thơ Trần Đăng Khoa, một đảng viên ngoan hiền, cũng nghi ngờ: Sao hàng vạn người Trung quốc ra vào Việt Nam như đi chợ, mà chỉ có 16 người nhiễm virus và chữa khỏi hết, lạ thế?
Nhưng bắt đầu từ ca nhiễm 17 và nhất là ca 21 chính quyền rất lo lắng, đã họp cả đêm và báo cáo chi tiết, cụ thể với dân: n17, n21 là ai, đã đi những đâu, nhiễm như thế nào, đã gặp những ai và truy lùng các F1, F2, F3 của các bệnh nhân này, cưỡng chế cách ly, tẩy trùng, bao vây cả khu vực cộng đồng của các bệnh nhân một cách rất triệt để. Các phương tiện truyền thông đưa tin từng giờ. Các cán bộ chỉ huy lo lắng bơ phờ. Chưa bao giờ dân chăm xem tivi như những ngày này! Chả gì che được mắt nhân dân, nhìn mặt cán bộ, nghe cán bộ nói thật hay giả là dân “đi guốc trong bụng”. Dân bảo đúng là họ nói thật, lo cho dân thật, nom thương quá. Ông Chung Chủ tịch Hà Nội còn “khai báo” thành khẩn: n21 c
KHÔNG CÓ CHUYỆN LHQ TÔN VINH VIỆT NAM LÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN ĐẨY LÙI ĐẠI DỊCH
VNN 24-4-2020
Mạng xã hội mới đây lan truyền thông tin Hội đồng Bảo an LHQ trong chương trình nghị sự đã dành 30 phút để tôn vinh Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới ngăn chặn, đẩy lùi được đại dịch Covid-19. Bộ Ngoại giao khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao, không thể phủ nhận những thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19 tới thời điểm này đang được quốc tế đánh giá cao.
Đo thân nhiệt người ra vào chung cư |
Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam Kidong Park cho rằng, các nước nên học hỏi phương châm 4 tại chỗ của Việt Nam (chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
Theo ông, phương pháp chống dịch này đã giúp Việt Nam phản ứng nhanh, gắn kết y tế cơ sở với trung ương, giảm thiểu quả tải cho bệnh viện tuyến trung ương và tận dụng tối đa nhân lực, vật lực tại địa phương. Qua đó, lực lượng y tế cơ sở cũng thể hiện được quyết tâm và kinh nghiệm của mình.
Trong khi đó, Giám đốc văn phòng CDC Mỹ (Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh) tại Thái Lan John MacArthur đánh giá, trong cuộc chiến chống dịch, Việt Nam có quyết tâm chính trị ở mức cao nhất, từ cấp trung ương tới địa phương.
“Các cộng sự của tôi ở Hà Nội nhận định hệ thống y tế cộng đồng của Việt Nam rất mạnh. Chính phủ rất nghiêm túc trong phòng chống dịch ở mức cao nhất và có cách tiếp cận toàn bộ chính quyền. Việt Nam rộng mở, sẵn sàng tiếp nhận ý kiến từ CDC, WHO và các đối tác; lắng nghe khuyến nghị của các chuyên gia từ nhiều tổ chức khác nhau; căn cứ vào tình hình thực tế trong nước và từ đó xây dựng bộ hướng dẫn phù hợp của mình.
Việt Nam có khoảng 15 năm tạo nguồn lực cần thiết cho việc truy vết tiếp xúc cũng như năng lực phòng thí nghiệm. Đó là vì sao Việt Nam đang có những thành công”, ông nhấn mạnh.
CHỦ TỊCH QUẢNG NAM NÓI VỀ VIỆC MUA MÁY XÉT NGHIỆM COVID-19 GIÁ HƠN 7 TỶ ĐỒNG
AN NGUYÊN/GD 26-4-2020
Sau khi xảy ra sự việc một số lãnh đạo, cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến việc mua hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 cao hơn nhiều lần so với giá thực tế thì nhiều địa phương cũng đã kiểm tra, rà soát lại việc mua sắm thiết bị này.
Sở Y tế Quảng Nam mua máy xét nghiệm Covid-19 với giá với 7 tỷ đồng. Ảnh: AN |
Trước đó, ngày 24/3, Quảng Nam cũng đã có quyết định phân bổ cho Sở Y tế hơn 7,65 tỷ đồng để mua sắm hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động.
Qúa trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu với hình thức chỉ định thầu rút gọn.
Từ ngày 1/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) đã đưa vào vận hành hệ thống máy xét nghiệm nói trên với giá 7,2 tỷ đồng, mua từ một công ty ở thành phố Đà Nẵng.
Hệ thống máy xét nghiệm gồm các loại máy tách chiết tự động, máy đọc RT-PCR, máy ly tâm lạnh, tủ an toàn sinh học…
Theo giải thích từ phía Sở Y tế Quảng Nam thì đơn vị này đã khảo sát giá của nhiều đơn vị rồi mới tiến hành mua sắm. Các hồ sơ, thủ tục mua máy đúng theo quy định hiện hành.
Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay có một số cơ quan báo chí có quan tâm đến việc mua sắm hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR của Sở Y tế Quảng Nam.
Về vấn đề này, tỉnh đã có văn bản giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
“Sau ngày 3/5, tỉnh sẽ nghe cụ thể. Trường hợp cần thiết sẽ giao cho Thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra toàn bộ việc mua sắm này.
Nếu có sai phạm sẽ xử lý theo quy định. Trước mắt, cần tập trung cho công tác phòng chống dịch đảm bảo an toàn tối đa cho nhân dân”, ông Thanh cho hay.
Trước đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã mua máy xét nghiệm Realtime PCR với giá 7 tỷ đồng, trong khi giá thị trường không quá 4 tỷ đồng khiến một số cán bộ bị khởi tố, bắt giam.
Đậu Xuân Cảnh sinh ngày 22/12/1960 tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Năm 1985, sau khi tốt nghiệp y khoa, bác sĩ Cảnh xin về khoa Đông y Bệnh viện đa khoa thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng.
Năm 1997, Quảng Nam được tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tam Kỳ được nâng lên Thành phố. Bệnh viện Tam Kỳ thành Bệnh viện đa khoa tỉnh. Lúc này, khoa Đông y được tách ra, thành lập Bệnh viện Y học Dân tộc (sau đổi thành Y học Cổ truyền – YHCT) Quảng Nam. Bác sĩ Cảnh được bổ nhiệm làm giám đốc bệnh viện này.
“Anh Bảy” Nguyễn Xuân Phúc khi ấy, mới là Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Vốn ốm yếu, hay đau lưng, mỏi cổ, cuối tuần anh thường đến bệnh viện YHCT để bấm huyệt, châm cứu. Bác sĩ Cảnh xắn tay, trực tiếp trổ nghề. Anh Bảy mê, gọi Cảnh là “thần y”. Họ thân nhau từ đó.
Năm 2002, “khát” học hàm, học vị nên bác sĩ Cảnh bắt đầu bỏ tiền ra “săn” thạc sĩ, tiến sĩ. Những người làm việc với anh đều biết rằng, ông Cảnh thời gian đâu mà học. Hết giờ quản lý ở bệnh viện, ông về phụ vợ “kê đơn bốc thuốc” tại phòng mạch, kiêm nhà thuốc Đậu Xuân Cảnh trên đường Trần Cao Vân, TP Tam Kỳ. Có người học hộ, chọn đề tài và “nghiên cứu” luôn cho ông: Đề tài Hải Mã Nhân Sâm, tức con Cá Ngựa ngâm với rượu củ Nhân sâm, dành cho quý ông muốn “sung mãn”, uống điều trị liệt dương, xuất tinh sớm…
Không biết bài thuốc hiệu quả ra sao, riêng bác sĩ Đậu Xuân Cảnh thì “sung” ngó thấy. Trong những ngày ra vô Tam Kỳ – Hà Nội và ngược lại, giám đốc Cảnh cặp bồ với một cô gái Hà Nội, họ có với nhau một con trai.
Giám đốc Cảnh mua cho cô bồ trẻ một căn hộ cao cấp để thuận bề lui tới. Để rồi, sau đó không lâu, Đậu Xuân Cảnh chính thức bỏ rơi người vợ tào khang, tảo tần gắn kết với ông ta suốt gần hai mươi năm. Tội nghiệp cô vợ quê mùa, chân chất, gom từng đồng nuôi ông Cảnh ăn học. Đến lúc “công thành danh toại”, ông lại quất ngựa truy phong.
Tháng 3/2006, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Xuân Phúc được điều ra làm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, ông Phúc được bầu vào BCH Trung ương Đảng, rồi lần lượt giữ chức Phó Chủ nhiệm thường trực, rồi Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
“Thần y” Đậu Xuân Cảnh cũng kịp theo sau anh Bảy đúng một bước chân. Tháng 4/2006, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến đã có quyết định điều động Đậu Xuân Cảnh từ Giám đốc Bệnh viện YHCT Quảng Nam ra “tráng men” tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, chức danh Phó Giám đốc thường trực của Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Bệnh viện thực hành của Học viện).
Không lâu sau đó, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kéo “thần y” Đậu Xuân Cảnh về làm cán bộ VPCP, phong hàm Vụ phó Vụ Khoa giáo Văn xã VPCP.
Ngày 5/11/2015, Đậu Xuân Cảnh từ VPCP, được quay lại đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc, phụ trách điều hành Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam.
Mặc cho hàng loạt đơn thư tố cáo liên quan đến việc bổ nhiệm, nhân sự, tổ chức…, Đậu Xuân Cảnh vẫn bình yên vô sự. Từ một bác sĩ “ao làng”, bây giờ ông có tất cả: Tiến sĩ, Phó giáo sư, Giáo sư danh dự, Chủ tịch Hội…
Kỷ niệm sinh nhật thứ 56 của “thần y”, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng ông Cảnh món quà vô giá. Cái mà hơn mười năm trước, khi còn hành nghề ở “miệt vườn” Quảng Nam, có nằm mơ hàng trăm lần, thầy lang – bác sĩ Cảnh cũng không thấy được. Đó là Quyết định bổ nhiệm Đậu Xuân Cảnh giữ chức vụ Giám đốc Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam.
Nếu Đậu Xuân Cảnh là “Đông Thần y”, thì một “Tây Thần y” nữa, cũng cần được điểm danh, đó là Nguyễn Văn Hai: Hai sinh ngày 1/11/1962, quê xã Bình Lâm, Hiệp Đức, Quảng Nam.
Xuất thân từ “bác sĩ chuyên tu”, công tác tại bệnh viện đa khoa Thị xã Tam Kỳ, Nguyễn Văn Hai đã tìm cách tiếp cận, làm thân với các quan chức tỉnh Quảng Nam. Xun xoe, nịnh hót, tận tình điếu đóm, bác sĩ Hai cũng được “anh Bảy” Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chiếu cố, chọn làm “bác sĩ gia đình”.
Từ một bác sĩ vô danh, Nguyễn Văn Hai được nâng đỡ lên trưởng khoa, Phó giám đốc bệnh viện, vào Ban chấp hành tỉnh uỷ, quy hoạch Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Quảng Nam.
Năm 2011, một “scandal” xảy ra. Nguyễn Văn Hai, Tỉnh ủy viên, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam kiêm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam (BVĐK) liên quan trực tiếp đến “đường dây đưa người không đúng đối tượng đi học Đại học y dược chui”. Thực tập sinh được ông Hai phù phép thành “công chức” để đủ tiêu chuẩn là Lê Thị Kim Huệ, sinh ngày 10/7/1981, quê huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Để hợp thức hoá, Nguyễn Văn Hai lấy uy quyền cấp trên, ép bác sĩ Lê Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm y tế (TTYT) huyện miền núi Hiệp Đức, lập hợp đồng tuyển dụng giả mạo, lập tờ trình đề nghị Sở Y tế xem xét và quyết định cử Huệ đi học tại Trường Đại học Y Dược Huế.
Dư luận Quảng Nam xầm xì, vì Huệ là “bồ nhí” của mình, nên bác sỹ Nguyễn Văn Hai, Tỉnh ủy viên, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam kiêm Giám đốc BVĐK tỉnh Quảng Nam có điện thoại “nhờ”, nhưng thực ra là chỉ đạo TTYT huyện Hiệp Đức ký hợp đồng khống. Trong tường trình, bác sỹ Lê Ngọc Quang, Giám đốc TTYT Hiệp Đức cũng nói rõ như thế.
Ông Lê Phước Thanh – chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – đã cho thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về công tác cán bộ và những việc liên quan đến BVĐK Quảng Nam. Kết luận thanh tra chỉ ra hàng hàng loạt sai phạm của Nguyễn Văn Hai như tuyển dụng nhân sự trái pháp luật, bổ nhiệm, luân chuyển kiểu “vây cánh”, trù dập cán bộ…
Dưới sự “lãnh đạo tài tình” của Nguyễn Văn Hai, tại BVĐK cũng đã xảy ra nhiều cái chết thương tâm:
– Ngày 12/4/2011, tại khoa ngoại chấn thương, bệnh nhân Nguyễn Văn Trực, 74 tuổi, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, chết sau khi bị một nữ y tá tên Thảo tiêm “nhầm” thuốc.
– Ngày 24/8/2011, em Nguyễn Thị Bích Hiền, sinh năm 1992, ở thôn An Hòa, xã Tam An, huyện Phú Ninh, chết sau một ngày nhập viện vì bị chuyển “nhầm” khoa. Hiền bị bệnh dạ dày nhưng lại bị chuyển vào khoa lây các bệnh truyền nhiễm.
Kết luận thanh tra yêu cầu, ông Nguyễn Văn Hai phải thực hiện nghiêm túc, tự kiểm điểm Giám đốc và tập thể Ban giám đốc BVĐK Quảng Nam trong vòng 15 ngày, trước ngày 15/9/2011.
Thế nhưng, vì là “đệ của anh Bảy” Nguyễn Xuân Phúc, nên Nguyễn Văn Hai được “chống lưng”. Một văn bản can thiệp nhanh chóng ban hành.
Ngày 16/9/2011, ông Đặng Quốc Doanh, phó chánh văn phòng tỉnh ủy Quảng Nam thừa lệnh Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam ký ban hành công văn số 250-CV/TU, bác bỏ những nội dung kết luận của đoàn thanh tra liên ngành.
Từ kẻ đứng trước “giá treo cổ”, Nguyễn Văn Hai thoát ngoạn mục. Cuối năm 2012, Nguyễn Văn Hai nhảy lên ghế Giám đốc sở Y tế Quảng Nam. Ông ta còn tái trúng cử Tỉnh uỷ viên, nhiệm kỳ 2015-2020 và đại biểu HĐND tỉnh.
Từ đây, bổng lộc tràn vào nhà vị “thần y” này. Suốt 9 năm nay, giám đốc sở Y tế Nguyễn Văn Hai “hốt” cơ man nào là tiền từ tuyển dụng nhân sự, đấu thầu thuốc và ngân sách “khủng” đến từ các Chương trình Chăm sóc Sức khoẻ, mục tiêu y tế quốc gia dành cho Quảng Nam.
Tồi tệ hơn khi đại dịch Covid-19 diễn ra, cả nước oằn mình chống dịch, Nguyễn Văn Hai lại dính bê bối, nghi án tham nhũng. “Đục nước béo cò”, “ăn bẩn” là từ ngữ mà nhân dân tỉnh Quảng Nam lâu nay dành cho Nguyễn Văn Hai.
Hệ thống xét nghiệm Covid-19, Realtime PCR tự động, trang bị cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam), các tỉnh thành khác mua rất rẻ như Sở Y tế Quảng Bình, Quảng Trị đều đàm phán mua với giá khoảng 1,6 tỷ đồng/ máy.
Đại gia Nguyễn Quốc Cường, tức Cường “đô la”, mua tặng cho Sở Y tế Đắk Lắk 1 máy, cùng chủng loại này, cũng chỉ với giá 2 tỷ đồng.
Riêng Nguyễn Văn Hai cho mua theo hình thức chỉ định thầu, với giá 7,5 tỷ đồng. Giá nâng gấp 3 lần, ông Hai lại cho rằng Sở Y tế đã có tờ trình và được UBND tỉnh chấp thuận, vậy là “đúng quy trình”.
Trong khi trước đó, CDC TP Hà Nội mua máy hệ thống máy xét nghiệm tương tự với giá 7 tỷ, đã bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam 7 người để điều tra. Thì tại Quảng Nam, “thần y” Nguyễn Văn Hai vẫn không hề lo sợ.
Dấu hiệu tội danh “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quá rõ, nhưng để có thể khởi tố Nguyễn Văn Hai, dư luận cho rằng không dễ dàng chút nào, bởi ông Hai là “thần y”, đang được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chống lưng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét