ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Nước Anh và những mảng màu sáng, tối trong đại dịch (KTSG 5/4/2020)-New York trải qua ngày tang tóc nhất vì Covid-19, châu Âu có tia hy vọng (VNN 5/4/2020)-Canada huy động tổng lực 'chiến' với Covid-19 (KTSG 4/4/2020)-Covid-19 tàn phá thị trường lao động Mỹ với 10 triệu người mất việc (KTSG 4/4/2020)-Cộng sản Trung Quốc và Thế chiến thứ Ba (BVN 4/4/2020)-Lưu Trọng Văn-Yêu cầu Trung Quốc điều tra xử lý tàu hải cảnh ngăn cản đâm chìm tàu cá Việt Nam (GD 4/4/2020)-Trung Quốc là thù hay bạn trong cuộc chiến chống virus corona? (BVN 4/4/2020)-Tình báo Hoa Kỳ nói Trung Quốc che giấu quy mô bùng phát vi trùng (BVN 4/4/2020)-Nhật ký những ngày 'phong tỏa' ở Pháp (KTSG 3/4/2020)-Các chế độ chuyên chế coi đại dịch Covid-19 là cơ hội để tăng cường quyền lực (BVN 3/4/2020)-Hiểm họa từ đợt dịch thứ hai ở Trung Quốc (BVN 3/4/2020)-FB Đặng Sơn Duân-Số ca Covid-19 ở Mỹ sắp gấp ba Trung Quốc, Italia tiến gần đỉnh dịch (VNN 2/4/2020)-Đại dịch Corona và nội tình Trung Cộng (BVN 2/4/2020)-Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đô la và độc vật Vũ Hán (Bài 18)-(BVN 1/4/2020)-Đoàn Hưng Quốc-
- Trong nước: Đà Nẵng thu phí cách ly đối với người đến từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (GD 5/4/2020)-Lần đầu tiên sau gần 1 tháng không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới (VNN 5/4/2020)-Tâm sự của tài xế xe buýt đưa người hết cách ly về địa phương (TP 4-4-20)-Một số địa phương lúng túng thực hiện "cách ly xã hội", thậm chí còn làm hơi quá (GD 4/4/2020)-Từ hôm nay Hà Nội phạt người ra đường khi không cần thiết (VNN 4/4/2020)-Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về cách ly xã hội (GD 3/4/2020)-Virus corona: 'Dân khen hai ông Vũ Đức Đam và Nguyễn Đức Chung' (BBC 3-4-20)-Đánh lận bản chất, gây “chiến tranh tâm lý” (CAND 3-4-20)-Covid-19 sẽ tác động gì đến Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam? (BBC 3-4-20)-
- Kinh tế: Thủ tướng yêu cầu tăng tốc sản xuất trang thiết bị y tế, máy thở (GD 5/4/2020)-Lên phương án xây dựng bệnh viện dã chiến cho tình huống khẩn cấp (GD 5/4/2020)-Cả thế giới bán dầu, chỉ có Trung Quốc mua (KTSG 5/4/2020)-Nhu cầu trữ hàng tăng đột biến, kho lạnh thiếu trầm trọng (KTSG 4/4/2020)-Ứng dụng họp trực tuyến: Chuộng 'ngoại', bỏ quên 'nội' (KTSG 4/4/2020)-Văn hóa tự “phòng vệ” của Nhật Bản thời Covid (KTSG 4/4/2020)-Covid-19 'hạ gục' du lịch các địa phương như thế nào? (KTSG 4/4/2020)-Nguồn cung thiếu hụt, giá gạo cấp thấp 'nhảy vọt' (KTSG 4/4/2020)-‘Tác động kép’ ở ĐBSCL, ngân hàng cần sớm vào cuộc (KTSG 4/4/2020)-Ngân hàng, địa ốc, ô tô vào nhóm được giãn thuế trong gói 180.000 tỉ đồng bổ sung (KTSG 4/4/2020)-Châu Âu khẩn cấp giải cứu startup công nghệ (KTSG 4/4/2020)-Cho khởi công nhiều dự án, Đà Nẵng thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công (KTSG 4/4/2020)-Vietravel Airlines có 9 tháng để quyết định cất cánh hay không (KTSG 4/4/2020)-Bảo hiểm sức khỏe phòng Covid-19: không dễ thuận mua vừa bán (KTSG 4/4/2020)-BIDV rao bán khoản nợ hơn 4.000 tỉ đồng tại 'siêu' dự án Kenton Node ở TPHCM (KTSG 4/4/2020)-ADB: Kinh tế Việt Nam giảm mạnh vì đại dịch COVID-19 (VOA 4-4-20)-Hàng quán Sài Gòn ứng phó quy định cách ly (VnEx 4-4-20)-Việc xuất khẩu gạo cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng (GD 4/4/2020)-
- Giáo dục: Bộ Giáo dục đã bỏ lỡ “thời gian vàng” để tập huấn về chương trình mới (GD 5/4/2020)-Giá sách giáo khoa của chương trình mới đắt hay rẻ? (GD 5/4/2020)-Đề thi tham khảo Quốc gia môn Toán phân loại tốt (GD 5/4/2020)-Học sinh lớp 12 muốn điểm Vật lí, Hóa học, Sinh học cao phải tập trung tự học (GD 5/4/2020)-Sách bán giá cao nếu chỉnh lý hay đổi mẫu mã sách thì ai phải chịu trách nhiệm? (GD 5/4/2020)-Thầy giáo mách nước cách đạt điểm cao môn Lịch sử trong kỳ thi quốc gia (GD 5/4/2020)-Học sinh nghèo năm nào cũng phải mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập mới (GD 5/4/2020)-Chống dịch Covid-19, Quảng Ninh đi đầu thí điểm dạy học trực tuyến (GD 5/4/2020)-Đại sứ quán Việt Nam tại Úc làm rõ thông tin khuyến cáo du học sinh về nước (GD 5/4/2020)-Giảng viên bắt tay chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động để chống dịch Covid-19 (GD 5/4/2020)-
- Phản biện: Nhớ Ngày 30 Tháng Tư Năm Xưa (viet-studies 4-4-20)-Nguyễn Minh Đào-Bầy sâu và con sâu bự nhất (BVN 4/4/2020)-Phạm Đình Trọng-Chính phủ và những chính sách quyết đoán chống đại dịch Covid–19 (TVN 4/4/2020)-Lê Hoàng Việt Lâm-Đại dịch Covid-19 ở Việt Nam: Đỉnh dịch phía trước hay phía sau (BVN 4/4/2020)-FB Trần Tuấn-Phản đối chính quyền Trung Quốc đâm chìm thuyền cá của ngư dân Việt Nam (BVN 4/4/2020)-FB Nguyễn Ngọc Chu-Ý thức cộng đồng và Nhà nước trách nhiệm (TVN 2/4/2020)-Nguyễn Văn Đáng-EVFTA vướng dịch (BVN 2/4/2020)-Võ Hàn Lam-Coronavirus: Một huyền thoại về siêu quyền lực? (BVN 2/4/2020)-Đào Như-Thomas Piketty: Tư bản và hệ tư tưởng (PTKT 1-4-20)-Christian Chavagneux-An ninh lương thực: đừng loại bỏ nông dân (BVN 1/4/2020)-Hoàng Kim-Chúng ta còn lại gì sau đại dịch? (TD 1/4/2020)-Nguyễn Đắc Kiên- Cách ly xã hội coi chừng bị lợi dụng (TD 1/4/2020)-Tâm Chánh-Tiêu chuẩn “sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng” có còn phù hợp? (RFA 1-4-20)
- Thư giãn: Nổi giận vì không được giao phối, hổ mang chúa nuốt chửng bạn tình (VNN 5/4/2020)-Gần 40 năm nuôi 18 con cá lạ, mỗi con nặng gần chục cân (VNN 3/4/2020)-
ĐÔ LA VÀ ĐỘC VẬT VŨ HÁN
ĐOÀN HƯNG QUỐC/ BVN 1-4-2020

Quốc hội và Hành pháp Hoa Kỳ thông qua một gói cứu trợ khẩn cấp 2 ngàn tỷ USD (10% GDP Mỹ) vào tuần rồi. Cộng thêm vào các biện pháp cấp thời của Ngân hàng Trung ương nhằm ổn định thị trường USD thì tổng số đã lên đến 4 ngàn tỷ USD kể từ ngày ôn dịch Vũ Hán bùng phát hồi đầu tháng 03/2020.
Câu hỏi đầu tiên là tiền đâu khi Mỹ đang gánh nợ như chúa chổm chớ không phải rủng rỉnh dư thừa tiền bạc? Câu trả lời - mà người viết thú thật không biết cách nào giải thích trọn vẹn cho nghịch lý này - nơi Hoa Kỳ là nước duy nhất phát hành nợ rồi lại in tiền thu mua nợ, vậy mà thế giới không ai chê đô-la Mỹ.
Nếu nhà nước Việt Nam in tiền thì dân chúng sẽ “chê” VND khiến đồng bạc mất giá và lạm phát tăng nhanh. Trái lại Hoa Kỳ từ 2008 đến nay in thêm không biết bao nhiêu ngàn tỷ USD thế mà đô-la Mỹ lại lên giá, lạm phát trong nước tiếp tục dưới ngưỡng 2% trong khi lãi suất nợ công xuống gần 0% tức là thế giới năn nỉ cho Hoa Kỳ vay nợ không lấy lời! Nói cách khác chẳng ai chê đô-la Mỹ.
Nợ công của Mỹ được xem là nơi dự trữ tiền an toàn nhất thế giới, lý do thường được mang ra giải thích vì Chính phủ Hoa Kỳ có quyền tăng thuế để trả nợ. Nhưng năm nào Nhà nước Mỹ dù thu thuế mà vẫn lạm chi (deficit) thì đừng nói gì đến trả nợ! Chính quyền có quyền tăng thuế nhưng c thấp gần 0% tức là thế giới sẳn sàng cho mượn tiền không lời để tiêu xài và thúc đẩy kinh tế dại gì không mượn?
Quốc hội và Hành pháp tung gói cứu trợ 2 ngàn tỷ USD tức là Nhà nước Mỹ sẽ mượn thêm 2 ngàn tỷ USD nợ. Ai sẽ cho vay 2 ngàn tỷ USD nợ này? Trước đây Trung Quốc và các nước Đông Nam Á thặng dự nhờ xuất cảng, Trung Đông và Nga nhờ bán dầu hỏa nhưng nay các nguồn cầu đều cạn kiệt còn ai có tiền mua nợ công? Nếu ít người mua thì lãi suất nợ công Hoa Kỳ lẽ ra phải tăng nhưng ngược lại không tăng tức là vẫn còn người cho vay nợ, phần khác do Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ sẵn sàng mua lại nợ công khi các nhà đầu tư cần bán; nói cách khác tay trái phát hành nợ trong khi tay phải in tiền thu mua nợ làm ảo thuật bơm 2 ngàn tỷ USD vào kinh tế nhưng đô-la không hề mất giá.
Ai không muốn USD thì có thể đổi sang dùng Euro, Yen hay tiền Thụy Sĩ. Nhưng lưu lượng của Yen và tiền Thụy Sĩ quá ít để đáp ứng nhu cầu thương mại toàn cầu. Còn lại đồng Euro chưa biết khi nào sụp đổ giả sử Ý và Tây Ban Nha vỡ nợ vì ôn dịch Vũ Hán. Đổi sang dùng đồng Nhân Dân Tệ (NDT) thì phải chịu sự giám sát mờ ám của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong lúc chính Bắc Kinh cũng e mất kiểm soát một khi vai trò của NDT tăng quá nhanh trên thị trường quốc tế. Rốt cục trong đám mù kẻ chột làm vua, Mỹ in tiền rải ngập toàn cầu vậy mà thế giới vẫn đòi có thêm đô-la (liquidity problem) để tích trữ hay dùng trao đổi hàng hóa.
Dù vậy phù phép USD cũng không thể kéo dài mãi mãi dưới ánh sáng mặt trời. Một ngày nào đó thế giới sẽ bừng tỉnh nhận ra rằng đô-la Mỹ chỉ là tiền hơi lúc đó sự thống trị của USD chấm dứt và kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (post American world) bắt đầu. Nước Mỹ sẽ rơi vào lạm phát phi mã (hyper-inflation) hay lạm phát trong khi thất nghiệp cao (stagflation). Chỉ có điều rất nhiều chuyên viên từng tiên đoán việc này hàng chục năm trước đây nhưng đều sai trật vì USD ngày càng mạnh, cho nên người viết cũng không dám đoán trước do sợ bị lầm lẫn. Giả sử trong trường hợp xấu nhất độc vật Vũ Hán khiến thất nghiệp tại Mỹ tăng lên 20-30% giống như Đại Khủng Hoảng 1929 thì Hoa Kỳ có còn là nơi an toàn nhất để gởi tiền hay không? Tuy nhiên ảnh hưởng dây chuyền sẽ lại tác động ngược đến Trung Quốc, Âu Châu, Nhật và các nước Đông Nam Á thì biết đâu được trong đám mù anh chột vẫn làm vua?
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu. Có điều nơi đây khác với vần thơ vì là bi kịch hiện thực trả giá bằng hàng triệu công ăn việc làm bị đánh mất với bao nhiêu mảnh đời đổ vỡ.
Đ.H.Q.
Tác giả gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét