ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Yêu cầu Trung Quốc điều tra xử lý tàu hải cảnh ngăn cản đâm chìm tàu cá Việt Nam (GD 4/4/2020)-Trung Quốc là thù hay bạn trong cuộc chiến chống virus corona? (BVN 4/4/2020)-Tình báo Hoa Kỳ nói Trung Quốc che giấu quy mô bùng phát vi trùng (BVN 4/4/2020)-Nhật ký những ngày 'phong tỏa' ở Pháp (KTSG 3/4/2020)-Các chế độ chuyên chế coi đại dịch Covid-19 là cơ hội để tăng cường quyền lực (BVN 3/4/2020)-Hiểm họa từ đợt dịch thứ hai ở Trung Quốc (BVN 3/4/2020)-FB Đặng Sơn Duân-Số ca Covid-19 ở Mỹ sắp gấp ba Trung Quốc, Italia tiến gần đỉnh dịch (VNN 2/4/2020)-Biển Đông và cách nó biến thành lãnh thổ của Trung Quốc “theo lịch sử”, năm 1975 (BVN 2/4/2020)-Đại dịch Corona và nội tình Trung Cộng (BVN 2/4/2020)-Chỉ huy tàu sân bay Mỹ kêu cứu khẩn cấp vì Covid-19 tấn công dữ dội (VNN 1/4/2020)-Ông Trump cảnh báo Mỹ đối mặt 'hai tuần cam go', số người chết vì Covid-19 có thể đến 240.000 (VNN 1/4/2020)-Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đô la và độc vật Vũ Hán (Bài 18)-(BVN 1/4/2020)-Đoàn Hưng Quốc-Virus lây lan, Trung Quốc và Nga chớp thời cơ tung tin sai lạc (TD 1/4/2020)-
- Trong nước: Một số địa phương lúng túng thực hiện "cách ly xã hội", thậm chí còn làm hơi quá (GD 4/4/2020)-Từ hôm nay Hà Nội phạt người ra đường khi không cần thiết (VNN 4/4/2020)-Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về cách ly xã hội (GD 3/4/2020)-Virus corona: 'Dân khen hai ông Vũ Đức Đam và Nguyễn Đức Chung' (BBC 3-4-20)-Đánh lận bản chất, gây “chiến tranh tâm lý” (CAND 3-4-20)-Thủ tướng: Khóa chặt bên ngoài, kiên quyết khoanh các ổ dịch bên trong (VNN 2/4/2020)-2 điểm dã chiến Hà Nội ghi nhận 7 người dương tính với Covid-19 (VNN 2/4/2020)-Virus corona: Tại sao Việt Nam thiếu ngân sách để hỗ trợ người dân? (BBC 2-4-20)-Việt Nam ‘song kiếm hợp bích’ chống ‘tin giả’ giữa dịch Covid-19 (VOA 2-4-20)-“Rào đường, hạn chế người tỉnh khác đến là sai chỉ đạo về cách ly xã hội” (DT 2-4-20)-Vì sao công ty Trường Sinh trúng thầu Bạch Mai và nhiều bệnh viện lớn? (TP 2-4-20)-Tiêu chuẩn “sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng” có còn phù hợp? (RFA 1-4-20)-Việt Nam có 212 ca Covid-19, có 1 ca lây nhiễm (VNN 1/4/2020)-Ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai cơ bản đã được quản lý và kiểm soát (GD 1/4/2020)-Tuyệt vời Đà Nẵng: Dân order, chính quyền đóng dấu ship tận nhà (VNN 1/4/2020)-Chủ tịch Hà Nội: “Thành phố 8 triệu dân, chỉ có 300 máy thở!” (DT 1-4-20)-3 nguồn lây nhiễm tại TP.HCM đang được kiểm soát thế nào? (Zing 1-4-20)-Ông Nguyễn Quốc Triệu phủ nhận liên quan tới Công ty Trường Sinh (DV 1-4-20)-18 tờ báo chuyển sang tạp chí từ 1.4 (LĐ 1-4-20)-
- Kinh tế: Điều kiện cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (GD 4/4/2020)-Tập trung ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết công việc, thủ tục hành chính (GD 4/4/2020)-Tiếp tục các giải pháp xử lý dự án yếu kém (GD 4/4/2020)-NXP-Chuẩn bị phương án đấu thầu hơn 55.000 tấn gạo xuất khẩu sang Hàn Quốc (KTSG 3/4/2020)-FPT gia nhập Keidanren, nhắm đến Top 20 doanh nghiệp mạnh tại Nhật Bản (KTSG 3/4/2020)-Khi thế chân vạc lung lay, Thế Giới Di Động vượt bão Covid-19 ra sao? (KTSG 3/4/2020)-Vingroup sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt chống dịch Covid-19 (KTSG 3/4/2020)-Chuyện xuất khẩu lúa gạo, có thể là sân chơi không bình thường (KTSG 3/4/2020)-Hàng không nội địa: tính đến chính sách bảo hộ để tồn tại (KTSG 3/4/2020)-TPHCM dành 200 xe ô tô miễn phí chở người dân khi cấp bách (KTSG 3/4/2020)-Thách thức ‘sống còn’ trong tâm thư của CEO Vietnam Airlines gửi nhân viên (KTSG 3/4/2020)-Doanh nghiệp đối mặt với làn sóng phá sản đang đến gần (KTSG 3/4/2020)-Việt Nam làm gì nếu giá dầu thế giới về 0 ? (TN 3-4-20)-
- Giáo dục: Toàn bộ đề tham khảo thi trung học phổ thông quốc gia 2020 (GD 4/4/2020)-Bộ Giáo dục và Đào tạo nên chuẩn bị nhiều kịch bản để tránh...ăn đong (GD 4/4/2020)-Chọn sách giáo khoa theo giá thành là một sai lầm lớn (GD 4/4/2020)-Mối lo ngại lây lan dịch bệnh từ việc đi trực trường của giáo viên (GD 4/4/2020)-Nếu phải nghỉ kéo dài, bỏ thi, xét tốt nghiệp Trung học phổ thông là tối ưu (GD 4/4/2020)-Không thể để thị trường quyết định giá sách giáo khoa (GD 4/4/2020)-Lịch phát sóng học trên truyền hình Hà Nội đến ngày 11/4 (GD 4/4/2020)-Sài Gòn hướng dẫn lựa chọn tài liệu giảng dạy của giáo viên trong trường học (GD 4/4/2020)-Sau tinh giản, môn Toán lớp 12 vẫn quá nặng (GD 4/4/2020)-Yên tâm với nội dung giảm tải môn Ngữ văn cuối cấp (GD 4/4/2020)-Năm nay, Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức thêm kỳ thi riêng để xét tuyển (GD 4/4/2020)-
- Phản biện: Chính phủ và những chính sách quyết đoán chống đại dịch Covid–19 (TVN 4/4/2020)-Lê Hoàng Việt Lâm-Đại dịch Covid-19 ở Việt Nam: Đỉnh dịch phía trước hay phía sau (BVN 4/4/2020)-FB Trần Tuấn-Phản đối chính quyền Trung Quốc đâm chìm thuyền cá của ngư dân Việt Nam (BVN 4/4/2020)-FB Nguyễn Ngọc Chu-Vì sao tôi sống đến 100 tuổi mà vẫn mạnh khỏe, minh mẫn (BVN 4/4/2020)-Cố lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh- Lễ Bách nhật Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh: Giá mà lãnh đạo biết lắng nghe…(BVN 3/4/2020)-Đinh Hoàng Thắng-Ý thức cộng đồng và Nhà nước trách nhiệm (TVN 2/4/2020)-Nguyễn Văn Đáng-“Chìa khoá” vạn năng và “ổ khoá” vứt đi (BVN 2/4/2020)-Phương Hiền-EVFTA vướng dịch (BVN 2/4/2020)-Võ Hàn Lam-Coronavirus: Một huyền thoại về siêu quyền lực? (BVN 2/4/2020)-Đào Như-Thomas Piketty: Tư bản và hệ tư tưởng (PTKT 1-4-20)-Christian Chavagneux-An ninh lương thực: đừng loại bỏ nông dân (BVN 1/4/2020)-Hoàng Kim-Chúng ta còn lại gì sau đại dịch? (TD 1/4/2020)-Nguyễn Đắc Kiên- Cách ly xã hội coi chừng bị lợi dụng (TD 1/4/2020)-Tâm Chánh-
- Thư giãn: Gần 40 năm nuôi 18 con cá lạ, mỗi con nặng gần chục cân (VNN 3/4/2020)-Khắc Hưng ‘Ghen Cô Vy’: Cảm ơn ‘vết sẹo tình si’ đi qua đời tôi (VNN 1/4/2020)-
LỄ BÁCH NHẬT CỤ NGUYỄN TRỌNG VĨNH: GIÁ MÀ LÃNH ĐẠO BIẾT LẮNG NGHE...
ĐINH HOÀNG THẮNG/ BVN 3-4-2020


Thấm thoắt 100 ngày Nhà ngoại giao - Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã đi xa. Di sản của Cụ hôm nay tuy chưa được chính thống nghiên cứu và tiếp thu, nhưng các giá trị lâu bền và định hướng tư tưởng của Cụ vẫn trường tồn với thời gian. Một khi đất nước bắt nhịp với thời đại, chắc chắn Cụ sẽ được “hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời”*. Cụ cũng sẽ được nhắc đến như một trong những người từng tiên phong chỉ lối ra khỏi khủng hoảng.
Nói cho công bằng, lịch sử Việt Nam đương đại có chuyển động, dù chậm chạp. Đà chuyển động ấy đáng được hoan nghênh, tuy còn khoảng cách với sự đón đợi. So với những Trần Xuân Bách, Trần Độ và các nhà hoạt động khác dấn thân cho tương lai dân chủ của đất nước, số phận tướng Nguyễn Trọng Vĩnh không đến mức bi kịch.
Niềm nuối tiếc nhức nhối
Không bi kịch nhưng Cụ vẫn luôn tự vấn và day dứt cho đến cuối cuộc đời vắt ngang hai thế kỷ. Nhớ mãi những lần đến thăm Cụ tại nhà riêng và bệnh viện. Lúc bấy giờ nói chuyện đã khó khăn, nhưng Cụ vẫn nắm chặt tay, ra hiệu với chúng tôi phải đấu tranh không khoan nhượng; vì an ninh quốc gia, không được để cho các tập đoàn “nước lạ” tham gia đấu thầu xa lộ Bắc Nam…
Thế rồi, cái buổi sáng ngày mồng hai tháng Giêng ấy, tất cả đều chỉnh tề hàng lối trước linh sàng Cụ. Chia sẻ những giá trị nào đó trong tư tưởng của Cụ, đa phần đã ngưỡng mộ và dành cho Cụ những tình cảm kính trọng và quý mến thực sự. Một con người mà Facebooker Lê Hồng Hạnh từng cảm thán, “là Tiên là Phật ở cõi nhân gian đầy nhiễu nhương này”.
Đọc các cuốn sổ tang hôm ấy, càng củng cố trong tôi một niềm nuối tiếc nhức nhối. Dẫu sao, trong những dòng lưu bút ấy đã có rất nhiều tình cảm trong sáng toát lên những khoảnh khắc của hoà hợp, song bên cạnh đấy vẫn không ít những dòng nặng về “diễn” bề ngoài hơn là phản ánh thực chất.
Và liệu qua đám tang hôm ấy, thực sự mọi người đã xích lại được gần nhau bao nhiêu? Ai đã làm cho những con người vốn dĩ là đồng bào của nhau mà có lúc phải đối mặt nhau, thậm chí một bên coi bên kia là thù địch, rồi ngoảnh lưng lại luôn cả với những giá trị mà trong thâm tâm, bản thân họ cũng đồng tình và chia sẻ, nhưng bề ngoài, buộc phải phản bác lấy lệ?
Không thể liệt kê hết danh tính những người tới phúng viếng! Đây là những Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng), những Cấn Thị Thêu (Dương Nội), những Lê Trọng Hùng (Truyền hình CHTV)… Kia là Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Trung ương Đảng Bùi Thanh Sơn (Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao), Trung tướng Lê Hiền Vân (Tổng cục Chính trị), Thiếu tướng Lê Văn Huyên (Cục Tổ chức)…
Và biết bao nhân sỹ, trí thức, đại biểu các cơ quan đại diện trong và ngoài nước, các tổ chức xã hội dân sự, nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục, cựu chiến binh, đồng hương, họ hàng và bà con khối phố…
Giá như bắt được bước sóng
Trong một xã hội dân chủ, “cần ăng-ten” của các nhà lãnh đạo quốc gia lúc này phải bắt được những bước sóng nói trên! Những bước sóng ấy không đến từ “các lực lượng thù địch”. Dù là ai, ở cương vị nào trong xã hội, họ dường như đều có thể chia sẻ và cảm nhận được tấm lòng vì dân, tư tưởng vì Việt tộc của Cụ.
Với đám tang Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhiều nhà lãnh đạo cao cấp khác đều gửi vòng hoa đến viếng! Điếu văn do Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn đọc hôm tang lễ đã xác nhận sự cống hiến của Cụ đối với sự nghiệp ngoại giao nói riêng cũng như đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung.
Vì lẽ trên, không hẳn là sự ra đi của các bậc lão thành trung chính, cương trực như Cụ Vĩnh lại khiến những người đang cầm quyền “thở phào nhẹ nhõm”. Do đó, giờ đây chúng ta đã có thể và cần phải nghĩ ra phương cách phù hợp để cùng khai thác di sản của các Cụ.
Từng đốm lửa các Cụ đã nhen nhóm lên trong mỗi góc thiện lương của con người, cớ sao không thổi bùng lên thành ngọn lửa thiêng của chủ nghĩa yêu nước, hun đúc nên trí tuệ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc? Cần biết bao ngọn lửa thiêng ấy đối với Tổ quốc trong những ngày tháng sóng gió hiện nay!
Phong toả toàn quốc đã bước sang ngày thứ hai. Cả nước đang gồng mình chống đại dịch thế kỷ. Con virus quái ác ấy từ đâu đến thì ai cũng biết. Người dân các tỉnh miền Tây đang oằn lưng chống hạn mặn lịch sử đồng bằng Sông Cửu Long, đe doạ mưu sinh của hơn 17 triệu ngư dân và các hộ nghề nông. Đại hoạ ấy do ai gây ra, thiết nghĩ cháu học sinh trung học cũng có thể trả lời rành rẽ.
Đại dịch vẫn “không tha” Biển Đông
Rồi biển đảo và các ngư trường truyền thống của người Việt không chỉ ở Hoàng Sa, Trường Sa mà trên toàn Biển Đông không phút nào thôi bị đe doạ, bị khủng bố, ngay trong những ngày Việt Nam và thế giới đang lo tập trung dập dịch. Trong lúc Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Trung Quốc lại tập trận và triển khai nhiều hoạt động mới ở Biển Đông ngay khi ổ dịch Vũ Hán chưa hẳn đã được giải quyết xong.
Và bao câu chuyện đau đầu khác nữa liên quan đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong quan hệ đối ngoại, đối nội với một hàng xóm khổng lồ và hay bắt nạt. Cần lắm lúc này một lời hiệu triệu: “Quân xung phong, nước Nam đang chờ mong tay ngươi!”**
Cho dù ở đây, đức hy sinh là hết sức cần thiết nhưng vẫn chưa đủ! Thế giới “hậu Covid-19” sẽ sớm khởi động quá trình “tái cấu trúc” trật tự quốc tế mới. Nhiều tử huyệt của trật tự cũ lần lượt đang bị phơi bày. Nhiều quan niệm và chuẩn mực truyền thống sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. Lúc này rất cần sự tỉnh táo và nhạy bén để tìm ra các giải pháp thông minh. Cái khó ló cái khôn.
Dân tộc này không thiếu các nguồn mạch tạo ra “sức mạnh mềm”. Vấn đề là phải biết tập hợp lực lượng trong hoàn cảnh mới, phải lắng nghe và biết khai mở, đặc biệt từ những công dân tiêu biểu như Nguyễn Trọng Vĩnh, một Lão tướng “còn hơi, còn sức, còn lên tiếng / là muốn quyền uy bớt lỗi lầm”.
Giá như độ tinh nhạy của các lãnh đạo Đảng / Nhà nước / Chính phủ suốt bao năm qua, đặc biệt là 15 năm trở lại đây (từ 2004 - 2019) bắt được làn sóng phát ra từ Cụ và từ biết bao các bậc nhân sỹ trí thức từ Bắc chí Nam thì đất nước đâu đến nỗi khốn khó và khủng hoảng như giờ đây.
Hiện tượng Nguyễn Trọng Vĩnh
Một trong những giá trị làm nên “hiện tượng Nguyễn Trọng Vĩnh” là sự tỉnh táo và sáng suốt bắt kịp những thăng trầm trong số phận của đất nước. Dù giác ngộ và theo Đảng từ năm 1937 nhưng một khi thế cuộc chuyển dịch, Cụ đã sớm nhận chân các xu hướng phổ quát của thời đại, khảng khái chỉ ra “những lỗi hệ thống, sai từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình” (Lời của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An), và đề xuất phương hướng khắc phục.
Tính tiên phong trong viễn kiến của Cụ rõ ràng vượt qua giới hạn tuổi tác và tư duy quán tính. Có lần đại diện của Thành uỷ Hà Nội đến vấn an Cụ tại nhà riêng, với mục đích vận động Cụ rút tên khỏi Thư ngỏ 61 và khỏi Danh sách 127 nhân sỹ trí thức gửi kiến nghị tới các đại biểu dự Đại hội 12 của Đảng. Cụ không những không rút, mà còn thuyết phục những người cùng đối thoại về tính đúng đắn của các kế sách “chống giặc ngoại xâm và nội xâm” ấy.
Giá như các bậc “công bộc” giờ đây ngồi lại, với các nhà nghiên cứu, các tổ chức xã hội dân sự, cùng nhau rút ra những gì là “ích quốc lợi dân” từ trong hai tập sách của Tủ sách Gia đình: “Kể lại cuộc đời” và “Phải trái sự đời”. Mùa Covid-19 chưa làm được Hội thảo thì sẽ tập trung giới thiệu hai ấn phẩm như là những nén tâm hương nhân 100 ngày Cụ về Trời.
Những người quý mến, ngưỡng mộ Cụ đã lập ra Blog “Di sản Nguyễn Trọng Vĩnh” để có nơi trao đổi những cảm nghĩ và phân tích của mình về cuộc đời cũng như sự nghiệp vẻ vang của Cụ, về các bài viết mà con cháu Cụ đã sưu tầm và tuyển chọn nhân dịp mừng Cụ trăm tuổi, rồi cùng nhau online như một trang mạng xã hội thì hay biết chừng nào!
Cảm ơn nhà báo Tạ Đình Thính đã có mấy dòng cảm thán mộc mạc nhưng đầy ý nghĩa, phản ánh được các cung bậc tình cảm của nhiều người: “Một trăm linh bốn Xuân / Lão tướng chẳng cầu Nhàn / Khơi ngọn lửa Vĩnh Cửu / Để thắp sáng Nhân Gian”.
Cảm ơn nhà văn Phạm Xuân Nguyên đã phác hoạ chân dung Cụ thật tài tình: “Sứ thần tận Trung với nước / Tướng quân tận Hiếu với Dân / Trăm năm vững vàng quắc thước / Xứng danh Người ở cõi Trần”. Vâng, Cụ Vĩnh thật xứng danh và xứng đáng với chữ “Người” viết hoa.
Mềm nắn rắn buông
Là một nhà ngoại giao khoác áo lính và cũng là một người lính mặc áo ngoại giao, Cụ Vĩnh chắc chắn là vị đại sứ đặc mệnh toàn quyền duy nhất của Việt Nam cho đến nay có nhiệm kỳ dài nhất ở sở tại, suýt soát 13 năm. Cụ từng đúc kết một trong những bài học với Trung Quốc là “mềm nắn rắn buông”.
Cụ kể lại cho chúng tôi nhiều câu chuyện khi “nhu” khi “cương” với Tầu. Lúc họ hùng hùng hổ hổ, đập bàn đập ghế, vu cáo trắng trợn và đe doạ ta, Cụ đã phải vận hết nội công kiềm chế để không bị cuốn vào những trò “phi ngoại giao”, dùng những lý lẽ đích đáng “đập” lại họ, buộc họ phải thoái lui.
Nhưng khi cần “cương”, Cụ cũng dám có thái độ cứng rắn, đã “mời” một Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ra khỏi Đại Sứ quán ta ở Bắc Kinh, khi vị Thứ trưởng ấy đã có thái độ bất lịch sự và những phát ngôn không đúng mực trong đàm phán.
Cuộc thoát trần của Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh giống như ngôi sao băng vừa vụt qua trên bầu trời ảm đạm. Có thể chia sẻ với suy tưởng của GS. Tương Lai: Ngôi sao băng ấy tuy đã tắt nhưng ánh sáng của nó sẽ còn soi rọi mãi tới nhiều thế hệ mai sau!
Tinh thần ấy đã được Giám đốc Trung tâm Minh Triết Nguyễn Khắc Mai tái khẳng định trong bức Trướng viếng hôm tang lễ. Tiếc là không rõ vì lý do gì, bức Trướng ấy không được các lực lượng an ninh cho phép đưa vào đặt trước linh sàng Cụ: “Trọng Độc Lập / Trọng Dân Quyền / Hiếu Trung Rạng Ngời Một Thuở / Vĩnh Biệt Này / Vĩnh Hằng Ấy / Nghĩa Tình Còn Mãi Ngàn Thu”.
*
Để di sản của Cụ sống mãi với thời gian, để các giá trị lâu bền và những định hướng nhất quán của Cụ được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, Blog https: / / disannguyentrongvinh.blogspot.com / hy vọng nhận được ngày càng nhiều sự hưởng ứng từ khắp cả ba miền Bắc - Trung - Nam và từ những người Việt Nam khắp nơi trên thế giới.
Hãy đọc và cảm nhận hai cuốn sách nóng bỏng tính thời sự, chứa chan lòng yêu nước, thương dân của Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh!
Hãy lan toả những bài viết đầy trí tuệ sắc bén, chứa chan nhân cách sống giản dị và thanh cao, sống động và cuốn hút của Cụ vào xã hội hôm nay, đồng thời truyền cảm hứng ấy cho các thế hệ mai sau, dấn thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì dân chủ, hạnh phúc của Nhân dân./.
Đ.H.T.
_______p
Thêm một số tham khảo:
* và **: “Quân xung phong, nước Nam đang chờ mong tay ngươi, hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời”: Trích từ bài hát “Chiến sĩ Việt Nam”, nhạc và lời của Văn Cao: https://www.youtube.com/watch?v=M0q1d-mC8RA
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 2-4-2020
'VÌ SAO TÔI SỐNG ĐẾN 100 TUỔI MÀ VẪN MẠNH KHOẺ, MINH MẪN ?'
Sách Nguyễn Trọng Vĩnh
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện xử lý văn bản và đăng mạng
Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh viết cuốn sách nhỏ: “Vì sao tôi sống đến 100 tuổi mà vẫn mạnh khỏe, minh mẫn” để lại cho con cháu.
Đang mùa dịch virus Tàu, các biện pháp dưỡng sinh và giữ gìn sức khỏe là rất quan trọng. Nhân lễ Bách nhật Cụ, tôi muốn gửi tặng anh chị em nội dung cuốn sách “Vì sao tôi sống đến 100 tuổi mà vẫn mạnh khỏe, minh mẫn” là tên cuốn sách nhỏ xíu, chỉ 24 trang, khổ chỉ bằng chiếc điện thoại.
Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh viết cuốn này khi cụ vừa tròn 97 tuổi, hàng năm cụ đều bổ sung và ghi tuổi cụ ra bìa sách rồi lại in cả ngàn bản để tặng cho con cháu, họ hàng, bạn bè.
Bí quyết cụ sống lâu trình bày trong 4 phần: Tập luyện, Ăn uống, Phòng chống bệnh tật và Sống lành mạnh trong sạch. Cụ giữ nghiêm ngặt giờ ăn: trưa là đúng 11h30; chiều là 18h00, chính xác đến phút. Khi ăn, cụ không nói chuyện. Cụ có thói quen đi bộ. Ở tuổi 90 - 98 vẫn đi bộ mỗi ngày 2 km quanh hồ Kim Liên. Mỗi tuần cụ có 3 buổi sáng đánh tổ tôm với các bạn già, với mục đích để luyện trí nhớ. Lịch này cũng không thay đổi. Cụ theo dõi hết các trận bóng C1, trừ những trận quá khuya.
Cụ đã Hạc thọ 104 tuổi và quy Tiên. Cụ để lại tuổi cho tất cả con cháu và những người quý mến cụ. Miễn là cứ làm theo Cụ chỉ dẫn trong sách, là sẽ được thọ như cụ.
FB Nguyễn Xuân Diện
LỜI TỰ SỰ
Nhà tôi rất nghèo. Từ lúc lọt lòng đến 20 tuổi đi làm được, đều thiếu dinh dưỡng, thời niên thiếu phải lao động cật lực. Đã chết đi sống lại hai lần và một lần ốm cũng suýt chết.
Tôi lọt lòng được 6 tháng thì mẹ tôi mất, tôi sống nhờ “bú mày”, “cơm mớm” cho đến hơn 1 tuổi thì đã chết một lần, sau lại sống lại (bố tôi bảo thế). Tôi lên 3 tuổi thì bố tôi lấy dì ruột tôi, làm mẹ kế nuôi hai anh em tôi. Dì tôi làm thuê cuốc mướn, vẫn nghèo, ăn uống kham khổ. Không có ruộng đất, khi tôi lên 8 tuổi, gia đình tôi đưa nhau ra Bắc kiếm sống (rời quê Thanh Hóa). Bố tôi đi dạy học chữ nho ở tận Kiến An, mẹ kế cùng hai anh em tôi được ở nhờ nhà một người quen ở Hà Nội, ba mẹ con đi xe đất bán cho nhà máy gạch ở đường Cổ Ngư (đường Thanh Niên hiện nay), ngày được hơn 1 hào, có lúc hai anh em tôi (anh Thọ 11 tuổi, tôi 8 tuổi) đi bán bánh mỳ dạo. Ba mẹ con bữa đói bữa no. Có lúc không kiếm được tiền phải đi kiếm các loại rau bờ bụi hoặc rau muối ở ruộng hoang về nấu ăn trừ bữa, có lúc phải lội xuống hồ hái “rau ngổ trâu” về luộc chấm muối ăn, đắng rất khó nuốt. Đến lúc hai anh em tôi đi làm công nhân được mà gia đình vẫn phải chia cơm mà ăn vì thóc cao gạo kém.
Riêng về tôi, lúc tôi lên 9 tuổi, do sưu thuế đốc thúc, bố tôi phải bán tôi làm con nuôi cho một gia đình ở làng Hữu Tiệp (cạnh đường Hoàng Hoa Thám bây giờ) được 6 đồng bạc Đông Dương để đem về làng nộp sưu (thuế thân). Thời gian từ đây đến 15 tuổi được ăn no, nhưng phải lao động cật lực. Vào lúc 9 - 10 tuổi làm các việc không tên trong nhà, khi 11 - 12 tuổi đi cắt hoa các làng xung quanh, đi cắt hàng rổ xảo lá cúc tần tận bên Vạn Bảo, đội về gần sái cổ, hoặc lên tận làng Bưởi, làng Trích Sài, Võng La kiếm hoa mò, hoa súng về cho chủ nhà đem đi bán, có lúc rét căm căm cũng phải lội xuống hồ mới lấy được hoa súng. Đến khi 13 -14 tuổi từ sáng tinh mơ, còn ngái ngủ, tôi đã phải cắp cái rổ đi bộ từ nhà qua đường Cổ Ngư lên các làng Yên Phụ, Nghi Tàm mua hoa hồng rồi vẫn đi bộ đem xuống bờ hồ Hoàn Kiếm để người “cô nuôi” bán và từ đó lại đi bộ về nhà bên đường Hoàng Hoa Thám, chả biết một ngày thằng bé 13 - 14 tuổi phải đi bộ bao nhiêu cây số. Về đến nhà, nghỉ ngơi được một lúc, lại phải giặt một rổ quần áo do cả nhà thay ra. Lúc 3 - 4 giờ chiều đi các làng Ngọc Hà, Đại Yên cắt hoa. Cắt hoa về là nấu nướng bữa cơm chiều, ăn xong là rửa bát. Tối đến làm hoa đến tận 10 giờ đêm mới được đi ngủ. Quãng đời thiếu niên lao động cực nhọc quá!
Khi tôi được 15 tuổi, bố tôi mới kiếm đủ tiền đến chuộc tôi đem về quê cho đi học. Thời gian đi học rất thiếu dinh dưỡng, toàn ăn cơm với muối rang hoặc váng cà, ngày nghỉ xuống sông Mã câu được dăm con cá bống thì cải thiện được vài bữa. Có lúc bố tôi chậm gửi tiền về, hết gạo, đi học về qua nhà dì xin được đấu gạo nấu cháo ăn được vài bữa. Thôi học ra, Hà Nội đi làm, vẫn có lúc phải ăn đói.
Năm 1940, tôi bị thực dân Pháp bắt đầy lên Đắc Tô (Kontum) lúc ấy còn là rừng già rậm rạp, là ổ muỗi Anophen. Tôi bị sốt rét ác tính, thiếu thuốc, bị hôn mê, mắt trực thị ba ngày đêm. Các bạn tù một mặt chăm sóc, mặt khác đã lấy lồ ô về đóng quan tài sắp đem chôn. May sao tôi lại tỉnh lại và sống. Sau tôi nói đùa với anh em là tôi đi đến nửa đường âm phủ, gặp quỷ sứ nó đuổi về.
Khi tôi làm Đại sứ nước ta ở Bắc Kinh, tôi bị ốm, nằm bệnh viện Trung Quốc một tháng, họ cũng làm mọi thứ, xét nghiệm máu, rửa ruột mấy lần, chụp chiếu đủ thứ mà không tìm ra nguyên nhân, cho uống cả thuốc Bắc và thuốc Tây mà không khỏi, vẫn chỉ kết luận là tim đập nhanh “đậu tính” (150 lần/1 phút) và sốt nhẹ. Sau một tháng tôi sút 10 kg, chân tay lẩy bẩy, gầy rộc, xanh xao. Các đồng chí ở Sứ quán đã bàn là nếu Đại sứ chết thì chôn ở Bắc Kinh hay đem thi hài về nước. Tôi nghĩ cứ nằm viện nữa thì suy sụp thêm, chắc chết nên xin về Sứ quán điều trị ngoại trú. Vì có đôi chút kiến thức Đông y, tôi cho rằng không phải mắc bệnh lao mà chiều nào cũng sốt 38 độ, chắc phải có viêm nhiễm ở đâu đó trong cơ thể, bèn nhờ đồng chí phiên dịch ra hiệu thuốc mua ba vỉ kháng sinh thực vật là bồ công anh, kim ngâu hoa, liên kiều bỏ thêm vào thang thuốc lấy ở bệnh viện về sắc uống. Quả nhiên ba ngày sau hết sốt. Tôi điện về nước xin cho kết thúc nhiệm kỳ về nước, nhỡ có chết đỡ phức tạp.
Về nhà, tôi uống hết hai hộp tam thất bột Vân Nam mà tôi mua đem về và ăn cơm gạo lứt hai tháng thì sức khỏe hồi phục, tôi lại làm việc được và sống đến nay 97 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Bản thân tôi cũng không nghĩ tới.
Bạn bè hỏi tôi có “bí quyết” gì? Không biết có phải “bí quyết” hay không, tôi xin trình bày thực tế như sau:
I – TẬP LUYỆN
Tôi tập thể dục đều đặn tùy theo tuổi và vừa sức là đi bộ, hiện nay tôi vẫn đi bộ mỗi ngày một cây số, đồng thời tập thể dục cả bộ não (không tập thì não chóng lão hóa): đọc sách báo, vừa viết bài, làm thơ, một tuần vài ba lần mới các cụ đến chơi “tổ tôm” để bắt óc phải suy nghĩ. Thường xuyên uống thuốc tuần hoàn não, loại chiết xuất từ lá cây bạch quả như O.P.Can, hatacan, tanakan, cesbral, ginkobiloba… không phải “tuần hoàn não Thái Dương”, đắt mà ít hiệu quả.
II – ĂN UỐNG
Thông thường tôi ăn đúng giờ giấc (trưa 11h30, tối 18h00), điều độ không no hẳn; bữa nào cũng có đạm, có rau, không cầu kỳ, khi thịt, khi cá, khi đậu phụ, ăn cá nhiều hơn. Cuối bữa có hoa quả, thường là chuối. Quả chuối được gọi là “quả của cuộc sống” vì nó chứa kali, phốt pho, ma nhê, sắt, vitamin A, C và 8 acidamin thiết yếu.
Tôi ăn gạo lứt, vừng đen hơn mười năm nay. Gạo lứt chứa rất nhiều vitamin và có chất selen là chất có tác dụng hãm chậm lão hóa vì nó khử chất mà y học gọi là “gốc tự do” chất phá hoại tế bào. Nấu cơm gạo lứt phải cho nước nhiều gấp bội so với nấu gạo thường. Vừng đen có tác dụng dưỡng huyết, ích gan, nhuận trường, bổ não. Vừng đen rang giã nhỏ, trộn muối, bỏ vào lọ ăn dần. Cuối bữa ăn, để lại độ một miếng cơm trong bát, rưới vài ba giọt nước mắm vào, đổ một thìa đầy vừng đen vào, trộn đều, xúc ăn.
Đọc các báo và tạp chí nói về sức khỏe cho biết ăn uống có đủ các chất và thành phần sau đây là thuốc trường sinh, tôi cố gắng thực hiện:
Vitamin E tác dụng kéo dài đời sống hồng cầu, củng cố thành mạch, hạ huyết áp, chống tập kết tiểu cầu tốt cho bệnh tim, chống “gốc tự do” hãm chậm lão hóa, chậm phát triển lú lẫn… Vitamin E có trong: giá đỗ, hành tây, vừng, lòng đỏ trứng gà, thịt vịt, bí đỏ, rau diếp, lá hẹ.
Selen có tác dụng khử “gốc tự do”, hãm chậm lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Selen có trong: lòng đỏ trứng gà, gạo lứt, củ cải trắng, tỏi ta, nghệ vàng, thịt nạc, tôm nước ngọt…
Beta-Caroten có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và các chất khoáng, lycopen; khử “gốc tự do”, kéo dài tuổi thọ. Beta-Caroten có trong: cà rốt, gấc, bí đỏ, cà chua, đu đủ chín, rau ngót, mồng tơi, rau đay, rau dền, dưa hấu.
Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn, tốt cho răng lợi, chống chảy máu chân răng, củng cố thành mạch, chống oxy hóa. Vitamin C có trong rau ngót, rau thơm, chuối, chanh, cam, quýt, bưởi…
Canxi có tác dụng chống lão hóa xương, bền răng, có trong tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến…
Lycopen có tác dụng ngừa bệnh tim, giảm loãng xương, chống “gốc tự do” kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ Parkison. Lycopen có trong cà chua…
Kẽm cũng rất cần thiết cho cơ thể, kẽm có trong giá đỗ, đậu hạt, đồ biển…
Chè xanh (phân biệt với chè đen và chè hồng) chè tươi càng tốt. Nhóm bác sĩ Nhật Bản phát biểu: “Uống chè có 10 điều tốt”. Người khó ngủ không nên uống chè vào buổi chiều và buổi tối. Sau này khoa học phân tích còn cho thấy thêm chè xanh chứa fluo, polyphenol, nhiều lượng kẽm, có hai chất EGC và EGCG nó hạn chế phân tử Aryl là chất gây ung thư. Chè xanh có chất anti oxidant kéo dài tuổi thọ, chè xanh có tác dụng tốt hưn vitamin C nhiều, toosst hơn vitamin E rất nhiều trong việc bảo vệ tế bào, chống viêm lợi, sâu răng, làm hơi thở không mùi, giải độc, giải rượu, giảm nhiễm xạ.
Đánh răng buổi tối rồi ngậm nước muối 1,6% trong 5 phút tốt cho răng lợi và không hôi miệng, nước muối 0,9% chỉ xúc miệng không đủ diệt khuẩn.
III – PHÒNG, CHỐNG BỆNH TẬT
Định kỳ đi khám bệnh toàn diện để nếu phát hiện bệnh thì chữa trị kịp thời.
Tự theo dõi cơ thể mình, vì người ta mỗi người một khác, thức ăn uống có thứ tốt với người này lại không tốt với người khác, thuốc men có người uống khỏi bệnh, có người uống không khỏi. Có thời gian tôi bị viêm đại tràng, bác sĩ bảo phải kiêng trứng, kiêng mỡ, kiêng các chất cay, nóng, nhưng tôi ăn trứng và thịt mỡ không thấy việc gì, ăn hạt tiêu thấy không làm sao, nhưng ăn ớt là đau, ăn pate, đồ hộp, uống rượu là đau. Thế là hai năm tôi kiêng tuyệt đối rượu, ớt, pate, đồ hộp và khỏi bệnh hẳn. Kết luật là cái gì không thích ứng với cơ thể mình thì thải ra. Chủ yếu là phải tuân theo thực tế của cơ thể mình. Có lần tôi bị loạn nhịp tim, 3 nhịp nghỉ 1 nhịp, 7 lần nghỉ 1 nhịp, 11, 15 nghỉ nhịp loạn xạ, rất mệt. Đi khám, giáo sư cho Vastarel, Cordaron, tôi uống hết liều không khỏi, tôi hỏi có thuốc gì đặc hiệu, đắt mấy tôi cũng xin mua, giáo sư nói hiện tại không có thuốc nào hơn.
Vốn có nghiên cứu Đông y, tôi tự kê cho mình đơn thuốc gồm: Tam thất 10g, Đan sâm 12g, Diên hồ sách 12g, Sơn tra 12g, Sài hồ 10g, Mộc nhĩ đen 5g, Đại táo 5 quả. Sắc uống 8 thang tôi khỏi hẳn, mạch tôi đều đặn cho đến bây giờ. Bình thường huyết áp tôi không cao (khoảng +- 130/70) nhưng có lần đang ngồi chơi bỗng thấy người nôn nao khó chịu, tôi nằm nghỉ đo huyết áp thấy tăng đột ngột 122/110, tôi lấy 1 viên Adalat trữ sẵn cắn ra nuốt đi ½ và nằm thở đều, 1 giờ sau thì bình thường lại. Từ đó, đầu gường tôi bao giờ cũng sẵn có Adalat và Nitroglycerin, đi đâu trong túi tôi cũng có 1 viên Adalat và 1 viên Nitroglycerin. Có lần đang đi ở phố Tràng Tiền, bỗng tôi lại có cảm giác như nói trên, tôi ngồi ngay xuống lấy ra 2 viên thuốc trong túi bỏ vào miệng 1 viên nuốt khan, 1 viên cắn vỡ nuốt một nửa. Ngồi nghỉ khoảng 30 phút, lại đứng dậy đi.
Hiện giờ hàng ngày tôi uống 1 viên Aspirin 0,81 phòng nhồi máu cơ tim.
IV – SỐNG LÀNH MẠNH VÀ TRONG SẠCH
Tôi đã chừa thuốc lá được hơn nửa thế kỷ đến nay. Không uống rượu trắng và rượu mạnh, khi có điều kiện thì uống rượu vang vì rượu vang tốt cho tim.
Có lúc cắt thuốc bổ ngâm rượu thì cũng uống mỗi bữa ăn một ly.
Nhà nước, Đảng điều động làm công tác nào là cầm quyết định đi, không nghĩ công tác khó khăn hay dễ, không so đo vị trí công tác mới lương cao hay thấp. Đương ở quân đội hệ số lương có thể cao lại có thâm niên được điều ra công tác ngoài quân đội lương sẽ thấp hơn, tôi cũng sẵn sàng.
Từ năm 1960 đến năm 1980, 20 năm không ai quản và xét, tôi vẫn đứng ở bậc lương cũ, tôi cũng không có ý kiến gì.
Đến khi làm Đại sứ ở Bắc Kinh, anh em ở Sứ quán phát hiện báo cáo về nước, Thủ tướng Phạm Văn Đồng mới nâng cho tôi lên chuyên viên 9, ngang lương Bộ trưởng lúc bấy giờ.
Tính trung thực thẳng thắn, thấy việc gì tôi cho là không đúng, tôi cãi cả với đồng chí Lê Đức Thọ, phê bình cả Tổng bí thư. Suốt đời tôi chưa sai hẹn, thất hứa với ai bao giờ.
Trong quá trình công tác, tôi thường được giữ những vị trí chủ chốt không thấp, có quyền quyết định chi tiêu, nhưng không hề lạm dụng công quỹ cho việc riêng. Đọc báo biết ai khốn khó tôi đều gửi tiền chia sẻ, của ít lòng nhiều.
Sống đúng với lương tâm của mình, nên tôi cảm thấy rất thanh thản. Có lẽ đây cũng là một nguyên nhân khiến tôi sống lâu./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét