- Quốc tế: Thế giới thận trọng nới lỏng cách ly, WHO cảnh báo 'đừng mắc sai lầm' (VNN 23/4/2020)-Số ca nhiễm nội địa tăng vọt, Trung Quốc phong toả thành phố chục triệu dân (VNN 23/4/2020)-Ông Trump ký lệnh ngừng nhập cư giữa lúc Covid-19 hoành hành ở Mỹ (VNN 23/4/2020)-Đức gởi cho Trung Quốc một hoá đơn 130 tỷ bảng Anh về 'những thiệt hại coronavirus' – làm Bắc Kinh điên tiết (BVN 23/4/2020)-Trung Quốc trả giá cho chiến dịch phản công hung hăng về virus corona? (BVN 23/4/2020)-Bộ Ngoại giao lên tiếng về tình hình phức tạp ở Biển Đông GD 22/4/2020)-Kinh tế Trung Quốc đối mặt với khó khăn luẩn quẩn (KTSG 22/4/2020)-Nhân dịp 150 năm ngày sinh của Lenin: Cái kết của một huyền thoại (TD 22/4/2020)-Gesine Dornblüth-Trung cộng gia tăng ảnh hưởng ở Liên Hiệp Quốc (BVN 22/4/2020)-Vũ Ngọc Yên-Nhiều mũi giáp công ở Biển Đông, Trung Quốc lớn tiếng chỉ trích Việt Nam (BBC 21-4-20)-Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng đe dọa Việt Nam về Biển Đông (VOA 21-4-20)-Kịch bản kế vị hậu Kim Jong-un (TD 21/4/2020)-Gorbachev: Thế giới cần làm gì sau đại dịch (TD 21/4/2020)-Nhớ Lại ngày 23/4 của hơn 70 năm trước (BVN 21/4/2020)-Vũ Cao Đàm-
- Trong nước: Cả nước gồng mình chống dịch, cán bộ tranh thủ kiếm chác phải xử kịch khung (GD 23/4/2020)-Cả nước ngày đầu nới cách ly xã hội, ngàn phương tiện ken kín đường (VNN 23/4/2020)-Từ hôm nay hàng ăn, trung tâm thương mại Hà Nội mở cửa trở lại (VNN 23/4/2020)-Bình rượu cướp 2 mạng sống và thứ nước độc từ mối tình vụng trộm (VNN 23/4/2020)Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: 'Đọc dự luật về bỏ sổ hộ khẩu, tôi rất mừng' (TT 22-4-20)-Chức đã hết, tước đã trả, nhà công ôm khư khư (PN 22-4-20)-Phó chủ tịch phường nói 'con điên' với chị bán rau muốn truy người phát clip (VNN 22/4/2020)-12 cựu lãnh đạo không trả nhà công vụ: Đáng suy nghĩ (ĐV 21-4-20) -Hai nhà nghiên cứu bị cắt tên khỏi phim ‘Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao đời’! (RFA 20-4-20)-Từ vụ Đường Nhuệ: Vì sao xã hội đen có thể thao túng các cuộc đấu giá đất? (DV 20-4-20)-
- Kinh tế: Bộ Y tế đề xuất số lượng máy thở cần phải bổ sung thêm (GD 23/4/2020)-Kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc xuất khẩu gạo (GD 23/4/2020)-Mở lại các đường bay nội địa, xe khách liên tỉnh sau nới lỏng cách ly (VNN 23/4/2020)-Thịt lợn tại chợ cố thủ ở mức cao, siêu thị lại làm điều bất ngờ (VNN 23/4/2020)-Thủ tướng yêu cầu tính kỹ tác động việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục (GD 22/4/2020)-Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ứng phó với các tình huống khó khăn (GD 22/4/2020)-TPHCM: xe khách, xe taxi chưa được hoạt động, hàng không kiến nghị tăng chuyến (KTSG 22/4/2020)-Covid-19 làm thay đổi cách thức kinh doanh truyền hình trực tuyến (KTSG 22/4/2020)-Làng nghề mùa Covid-19: nơi đắt hàng, nơi thưa khách (KTSG 22/4/2020)-Kỳ vọng thị trường bất động sản hồi phục vào cuối năm (KTSG 22/4/2020)-Ngân hàng đã 'hạ nhịp' tăng trưởng lợi nhuận trong quí 1 (KTSG 22/4/2020)-Nợ xấu tăng, ngân hàng tăng trích lập dự phòng (KTSG 22/4/2020)-Đi cùng nhau, mọi khó khăn sẽ qua (KTSG 22/4/2020)-Big C và start-up Chopp mở dịch vụ đi chợ giùm khách (KTSG 22/4/2020)-TPHCM tăng đầu tư công qua việc đẩy mạnh dự án hạ tầng (KTSG 22/4/2020)-Đà Nẵng, Huế rục rịch tái khởi động các lễ hội bị hoãn do Covid-19 (KTSG 22/4/2020)-Ngân hàng Nhà nước thúc tổ chức tín dụng nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp (KTSG 22/4/2020)-Việt Nam không có khả năng dự trữ dầu thô khi giá xuống thấp (KTSG 22/4/2020)-Chính phủ Úc 'ép' Google, Facebook chia tiền quảng cáo cho báo chí (KTSG 22/4/2020)-Giảm sốc' kinh tế Việt Nam sau cú sốc đại dịch (VOA 22-4-20)-Giảm sốc' kinh tế Việt Nam sau cú sốc đại dịch (VOA 22-4-20)-Xuất khẩu gạo: Chuyện chưa hồi kết (ĐĐK 22-4-20)-Hướng dẫn viên du lịch vượt khó mùa dịch (LĐ 22-4-20)
- Giáo dục: Bộ Giáo dục lý giải về việc thay đổi phương án thi quốc gia (GD 23/4/2020)-Tiếp tục tạm đình chỉ công tác nhiều lãnh đạo Đại học Ngân hàng (GD 23/4/2020)-Đại học Quốc gia Hà Nội công bố 3 phương án tuyển sinh 2020 (GD 23/4/2020)-Ôn trọng tâm môn Toán vào lớp 10 (GD 23/4/2020)-Trường đại học đầu tiên ở Sài Gòn công bố ngày sinh viên quay trở lại trường học (GD 23/4/2020)-Phản ứng trái chiều về bài viết “Nhân viên trường học có vất vả thật không?” (GD 23/4/2020)-Các trường đại học nên nhanh chóng công bố phương án xét tuyển năm nay (GD 23/4/2020)-Một giáo viên ở Cà Mau bị kéo dài thời gian nâng phụ cấp thâm niên sai quy định (GD 23/4/2020)-Các trường học sẽ thực hiện bằng cách nào để mỗi lớp không quá 20 học sinh? (GD 23/4/2020)-Tiến sĩ Vũ Thu Hương bật mí cách tổ chức lớp học để học sinh không chán, mệt mỏi (GD 23/4/2020)-Thủ tướng đồng ý với phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 (GD 22/4/2020)-
- Phản biện: Đi tìm… tiếng Việt (GD 23/4/2020)-Xuân Dương-Thế giới hậu Covid-19–Phần 4 (TVN 23/4/2020)-Hoàng Anh Tuấn-Thử tìm lời giải giúp nền kinh tế chống đỡ với đòn Covid-19 (TVN 23/4/2020)-Phạm Xuân Hoè-VẬT LIỆU ĐÃ THIÊU CHÁY 3 SĨ QUAN CÔNG AN TRONG HỐ KỸ THUẬT KHÔNG PHẢI LÀ CHẤT LỎNG (BVN 23/4/2020)-Hoàng Xuân Phú-Tội của ông Vũ Huy Hoàng, tội của ông Lê Thanh Hải và tội của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh? (BVN 23/4/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Miếng bả Chủ nghĩa Quốc tế Vô sản trong tay Trung Quốc (BVN 23/4/2020)-Huy Đức-Phía sau những lời... Xin lỗi (GD 22/4/2020)-Xuân Dương-Bàn về tính chính danh (Phần 2) (TD 22/4/2020)-Dương Quốc Chính-Corona: đúng việc, đúng lúc (BVN 22/4/2020)-Thục Quyên- Hàng rong và chính trị của đường phố (BVN 22/4/2020)-Nguyễn Quốc Tấn Trung-Bàn về tính chính danh (Phần 1) (TD 21/4/2020)-Dương Quốc Chính-Coi chừng Trung Quốc đang muốn bóp vỡ vụn Việt Nam (BVN 21/4/2020)-Ngô Ngọc Trai-Vai trò của Bộ Nông nghiệp ở đâu trong cuộc chiến giữa Bộ Công thương...(TD 21/4/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-Chính phủ cần thành lập ban điều hành xuất khẩu gạo (BVN 20/4/2020)-Hoàng Kim-Nhà nước vẫn cứ mãi cưỡi trên lưng nông dân (BVN 20/4/2020)-Trân Văn-‘Đường Nhuệ’ và liên minh ‘đỏ và đen’ (TD 20/4/2020)-Trân Văn-
- Thư giãn: Chuyện tình đẹp của ông chủ xóm trọ và cô gái 'học giỏi nổi tiếng' (VNN 22/4/2020)-Xe "Jeep mui trần" tự chế đẹp long lanh của dân chơi Ninh Bình (VNN 21/4/2020)-
TRUNG CỘNG GIA TĂNG ẢNH HƯỞNG Ở LIÊN HIỆP QUỐC
VŨ NGỌC YÊN/ BVN 22-4-2020
Ông A.Guterres,
Ông A.Guterres,
Liên Hợp Quốc (LHQ) có các cơ quan chính gồm: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Ban thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý. Các tổ chức đặc biệt thuộc hệ thống LHQ như Ngân hàng thế giới WB, Tổ chức y tế thế giới WHO, Lương nông thế giới FAO, Văn hóa UNESCO và Nhi đồng UNICEF. Ông A.Guterres, nguyên thủ tướng Bồ Đào Nha và nguyên Chủ tịch Quốc tế xã hội được Đại hội đồng bầu làm Tổng thư ký, vị trí cao nhất của LHQ từ năm 2017.
Hậu quả của đại dịch Corona Vũ Hán
Theo số liệu của WorldOmeters tính đến ngày 21.4, tổng số ca nhiễm Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra trên toàn cầu lên tới 2.499.011 người nhiễm và 71.335 người tử vong.
Hiện có 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới bị ảnh hưởng bởi virus SARS-CoV-2. Mỹ là quốc gia có nhiều ca nhiễm nhất với 792.938 và 42.518 tử vong chiếm hơn 31% trong tổng số gần 2,5 triệu ca nhiễm trên toàn cầu tính đến thời điểm này.
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, kinh tế thế giới đã trải qua 3 chu kỳ khủng hoảng, suy thoái (năm 1987, 1997, 2008) và năm 2020 được dự báo khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới vì đại dịch Covid-19 bùng phát ở thành phố Vũ Hán-Trung Quốc và lây lan nhanh chóng ở châu Âu, Mỹ và châu Á… từ giữa tháng 3-2020. So với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 thì lần này thế giới khó khăn hơn nhiều.
Đại dịch Covid-19 đang trở thành một “thảm họa toàn cầu”, tác động rất nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các Ngân hàng đầu tư, thương mại quốc tế lớn đều cảnh báo thế giới khó tránh khỏi một cuộc suy thoái toàn cầu. Tổ chức thẩm định tín nhiệm tín dụng Fitch gần đây dự báo trong năm 2020, tăng trưởng GDP toàn cầu âm 1,9%, Mỹ âm 3,3%, EU âm 4,2%, Trung Quốc chỉ tăng trưởng hơn 1,5%... IMF thì dự báo một loạt các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm trong năm 2020 như Đức (-3,4%), Pháp (-3,9%), Anh (- 3,1%).
Một mạng lưới quyền lực
Trong cuộc chiến chống dịch, Tổ chức y tế quốc tế (WHO) bị chỉ trích đã thiên vị Trung cộng. Không riêng WHO còn nhiều tổ chức khác của LHQ cũng đã bị Trung cộng thao túng một cách có hệ thống từ chục năm qua.
Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng Corona cho thấy mức độ hiểm nguy cho thế giới một khi Trung cộng chiếm ưu thế trong các tổ chức quốc tế như trong trường hợp WHO.
Có nhiều bằng chứng đại dịch Corona sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và cần phải ngăn chặn. Nhưng tổ chức WHO lại quá xem trọng việc giữ thể diện cho Trung cộng thay vì tìm hiều kỹ lưỡng để đề ra chương trình y tế hướng dẫn nhằm bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng thế giới. WHO đã khen Trung cộng trong các biện pháp chống dịch rất cực đoan, như phong tỏa toàn bộ thành phố, cô lập xã hội, giám sát mọi sinh hoạt, bưng bít thông tin và đến nay WHO cũng chưa lên tiếng chỉ trích cách xử lý thô bạo của lãnh đạo Trung cộng đối với người dân. Ngay đầu năm 2020 khi đại dịch đang bùng phát, nhà chức trách Trung Quốc đã bằng mọi cách ngăn chặn phân tán ra công luận các công trình nghiên cứu phân tích và kiểm duyệt mọi báo cáo về vi khuẩn SARS mới.
Ngày 31.12.2019 WHO đã được cảnh báo loại vi khuẩn mới này có nhiều dấu hiệu nguy hiểm tương tự như vi khuẩn SARS. Công việc của WHO là điều tra và phát hiện nhưng tiếc rằng WHO chỉ lặp lại những tuyên bố rằng chưa có bằng chứng cụ thể là virus sẽ truyền từ người qua người. Trong vụ dịch SARS 2003, Trung cộng đã từng bị chỉ trích. Nhưng vào ngày 9.11.2006. Bà Margaret Chan lại được bầu làm tân Tổng giám đốc WHO. Cựu tổng thống George W.Bush và nhiều lãnh đạo Âu châu đã chấp thuận sự thay đổi nhân sự này ở WHO. Sau nhiệm kỳ đầu 5 năm, Chan được tái tín nhiệm và chẳng có ai, kể cả Tổng Thống Mỹ Obama lên tiếng phản đối.
Trong thời gian 10 năm tại chức, Chan đã thu nhận nhiều viên chức có thiện cảm với Trung cộng vào làm việc cho đến lúc Trung cộng tìm được Tedros Adhanom, người Ethiopia kế vị. Ông này tiếp tục duy trì liên hệ tốt với Trung cộng và có lần ngợi khen sáng kiến Trung cộng muốn xây dựng một “con đường tơ lụa y tế”.
Tổ chức WHO chỉ là một trong nhiều tổ chức quốc tế nằm dưới sự chi phối và lũng đoạn của chính quyền Trung quốc. Tạp chí Mỹ Politico đã đưa ra danh sách những tổ chức khác của LHQ đang bị TQ thao túng.
Tổ chức lương thực và nông nghiệp quốc tế (FAO) do Qu Dongyu, nguyên thứ trưởng nông nghiệp Tầu lãnh đạo từ 2019
Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), có trụ sở ở Geneve do Yhao Houlin lãnh đạo từ 2015. Yhao nguyên là viên chức của công ty Huawei.
Trưởng phòng vụ kinh tế và xã hội, cơ quan LHQ chống bất công xã hội và trái đất nóng, từ 2017 được lãnh đạo bởi Liu Zhenmin.
Tổng thư ký tổ chức hàng không dân sự quốc tế (ICAO), trụ sở ở Montreal do nữ luật gia Fang Lu lãnh đạo từ 2015. Bà này trong thời gian qua đã bị chỉ trích vì ngăn thông tin của Đài Loan báo động về sự lan rộng nạn dịch. Trung cộng xem Đài Loan là một tỉnh ly khai.
Tầu có đông dân nhất thế giới và một nền kinh tế lớn hàng nhì trên toàn cầu. Nên chủ trương tìm cách bành trướng ảnh hưởng thông qua lãnh đạo các tổ chức quốc tế cũng chỉ là hành động bình thường như Mỹ và Âu châu đang làm.
Dùng tiền viện trợ để gia tăng vị thế ở LHQ thì Trung cộng có vẻ phóng khoáng hơn Mỹ. Tổng Thống Mỹ Trump mới đây đưa ra quyết định cắt tài trợ cho WHO. Trung cộng phản ứng ngược lại tài trợ thêm thêm 20 triệu USD cho chương trình chống dịch của WHO.
Chuyển giao trách nhiệm một cách nguy hiểm
Việc Trung cộng có ảnh hưởng ở các tổ chức quốc tế không phải là chuyện tình cờ. Các chính trị gia Mỹ và Âu châu từng quan sát cách can dự chiến lược của Trung cộng. Họ đều có quan điểm là giao trách nhiệm cho Trung cộng để ràng buộc Trung cộng vào những chương trình đối tác rộng lớn mà không cần phân biệt thể chế. Họ xem nguyên tắc tiếp cận này là khôn ngoan. Ngoài ra nhiều người còn tin tưởng những tiến bộ kinh tế sẽ thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa tại Trung cộng.
Nhưng thực tế đã phản ảnh hoàn toàn khác. Chế độ cộng sản dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch đảng Tập Cận Bình lại còn mạnh bạo, độc đoán ngày càng nhiều. Trên phương diện quốc tế, Tập có tham vọng mở rộng ảnh hưởng chính trị.
Nền dân chủ Tây phương được xem là mô hình chính trị đang bị lấn cấn trước tuyên truyền của cộng sản Trung Quốc. Họ quảng bá sự thành công của các chính sách chống dịch, thí dụ chỉ 10 ngày đã xây xong một bệnh viện. Nền kinh tế đã trở lại bình thường nhờ ngân hàng nhà nước ưu tiên tài trợ các công ty, xí nghiệp sản xuất thay vì bơm tiền vào thị trường tài chính, chứng khoán. Các công ty nhận tiền tài trợ không bị ràng buộc, tuân thủ những giá trị nhân quyền, môi sinh... như các công ty ở các quốc gia dân chủ.
Tờ Hoàn Cầu thời báo của đảng cộng sản hôm 30 tháng 3 tuyên bố một cách đắc thắng, "Lỗi lầm nghiêm trọng trong COVID-19 là tín hiệu kết thúc 'Thế kỷ Mỹ'" và cao ngạo cho rằng phản ứng của Trung Quốc đối với coronavirus biểu hiện được "tính ưu việt của hệ thống Trung Quốc và kinh nghiệm này là đáng để các nước khác noi theo".
Bắc Kinh đã thực hiện một cuộc trình diễn lớn "tặng" thiết bị y tế và bộ dụng cụ chẩn đoán, cho nhiều nước trên thế giới.
Vấn đề lưu tâm ở đây là sự thay đổi những giá trị mà Tây phương theo đuổi làm chuyển dịch cán cân quyền lực trên lãnh vực quốc tế. Các chuyên gia chính trị đã cảnh báo công việc bảo vệ nhân quyền, dân chủ, tự do trên toàn cầu sẽ bị giới hạn vì những biện pháp kiểm soát của các chế độ độc tài, độc đảng như ở Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam.
Chẳng hạn, vào tháng 11.2019 ở LHQ, Trung cộng đã thành công ngăn chặn nghị quyết chống tội phạm Cyber. Theo họ các biện pháp kiểm duyệt, hạn chế thông tin mạng, cấm đoán tự do ngôn luận là hợp pháp là vì lợi ích nhân dân. Đại dịch Corona mà thế giới đang gánh chịu hiện nay là hậu quả của chính sách bóp nghẹt dư luận của Trung cộng.
Các quốc gia dân chủ Tây phương đã nhượng bộ và cho thấy thiếu khả năng đẩy lùi ảnh hưởng của Trung cộng trong các tổ chức quốc tế, đặc biệt các tổ chức quan trọng của LHQ.
Ngay tại LHQ mọi các quốc gia dân chủ ở phe đa số phải có tiếng nói chủ yếu. Nhưng cấu trúc tổ chức LHQ lại không phản ảnh tính chất dân chủ. Quyền phủ quyết (Veto) vẫn ở trong tay các cường quốc nguyên tử và đã từng là đế quốc và thực dân.
Muốn chấm dứt tình trạng lũng đoạn của Trung cộng cũng như kết thúc cái gọi là hòa bình Trung Quốc (Pax Sinica) mà Trung cộng đang quảng bá, Liên Hiệp Quốc phải cải cách cấu trúc. Tổ chức liên quốc dân chủ phải thực sự được lãnh đạo bởi các quốc gia có chế độ dân chủ.
V.N.Y.
Tác giả gửi BVN
BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC LỚN TIẾNG ĐE DOẠ VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG
VOA 21-4-2020
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (ảnh tư liệu, tháng 3/2020)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (ảnh tư liệu, tháng 3/2020)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/4 nói rằng họ vừa “giao thiệp nghiêm khắc” để đáp trả điều mà họ gọi là “Việt Nam tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp ở biển Hoa Nam [tức Biển Đông]”, theo tin của Reuters và The Beijing News.
Tin cho hay ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng kể từ cuối tháng 3 vừa qua, Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi một số công hàm tới Tổng Thư ký LHQ, “liên tục tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp” tại Biển Đông, cũng như “cố phủ nhận” chủ quyền và các quyền của Trung Quốc ở vùng biển này.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam”, ông Cảnh Sảng tuyên bố, vẫn theo tin của Reuters và The Beijing News.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp đến nhấn mạnh rằng bất kỳ nước nào cố phủ nhận chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông dưới bất kỳ hình thức nào đều là “vô hiệu” và “chắc chắn sẽ thất bại”, bản tin của Reuters và The Beijing News cho biết.
“Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền, các quyền và lợi ích của mình ở Trung Hoa Nam Hải [tức Biển Đông]”, ông Cảnh Sảng nói.
Theo quan sát của VOA, cho đến khi bản tin này được đăng, phía Việt Nam chưa đưa ra phản ứng chính thức nào về tuyên bố mới nhất của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Trước đó, như VOA đã đưa tin, Việt Nam đã phản đối những nỗ lực bành trướng của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp, bao gồm cả việc gửi tuyên bố chủ quyền đến LHQ.
Rất có khả n
Một số nhà phân tích và quan sát nhận định với VOA rằng cụm từ “mọi biện pháp cần thiết” trong tuyên bố hôm 21/4 của phía Trung Quốc là rất đáng lưu ý vì nó có hàm ý đe dọa, cũng như không loại trừ việc Trung Quốc tiến tới sử dụng biện pháp quân sự.
Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng 4 ngày, Trung Quốc nói bóng gió đến việc sử dụng vũ lực, theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về Biển Đông.
Ông Việt nhắc đến công hàm hôm 17/4 của Trung Quốc gửi đến Tổng Thư ký LHQ để phản đối Việt Nam, trong đó có đoạn: “Trung Quốc kiên quyết đòi Việt Nam phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp” ở quần đảo Trường Sa.
Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhận định với VOA về những tín hiệu liên tiếp phát đi từ Trung Quốc trong ít ngày qua:
“Rất có khả năng là lúc này, Trung Quốc có thể sẽ có hành động mạnh tay hơn ở khu vực Biển Đông”.
Đối sách của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, theo ông Hoàng Việt, là “phải giữ vững được thực địa” kết hợp với các biện pháp ngoại giao, hòa bình. Ông nói thêm với VOA:
“Việt Nam đang chiếm giữ, kiểm soát tất cả là 21 cấu trúc ở Trường Sa, cũng như các giàn ĐK, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, thì Việt Nam phải kiên quyết giữ vững được. Nếu không giữ vững được thì có thể bị đe dọa rất là lớn. Việt Nam cần tiếp tục gửi công hàm, và Việt Nam phải vận động các quốc gia trực tiếp liên quan như Malaysia, Philippines cũng phải gửi công hàm lên tiếng cho trường hợp này”.
Có những p
Biện pháp thứ tư trong số các đối sách là Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, nếu cần thiết, ông Hoàng Việt nói với VOA.
Trong bối cảnh tình hình mỗi lúc một căng thẳng thêm, nhà nghiên cứu này cảnh báo rằng Việt Nam cần giữ bình tĩnh trước các hành vi khiêu khích, hay còn gọi là “dưới ngưỡng chiến tranh”, của Trung Quốc:
“Có những phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ bao vây, chặn các đường tiếp tế của phía Việt Nam đến các đảo ở khu vực Trường Sa hoặc các dàn ĐK. Đấy là những việc Việt Nam phải tính đến, làm sao vừa bảo vệ được mình mà không mắc bẫy của Trung Quốc vào chuyện nổ súng trước hoặc khiêu khích Trung Quốc, để Trung Quốc tạo cớ”.
Về nguyên nhân Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong giai đoạn hiện nay, ông Hoàng Việt, thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển, thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nhận định với VOA rằng nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, có thể đã và đang gặp những thách thức chính trị nội bộ trong bối cảnh kinh tế năm qua sụt giảm vì thương chiến với Mỹ, nên ông Tập muốn hướng sự chú ý ra bên ngoài, đặc biệt nhắm đến Biển Đông.
Bên cạnh đó, vẫn theo thạc sĩ Hoàng Việt, tình hình quốc tế hiện cũng đang có thuận lợi cho Trung Quốc theo đuổi các mục đích của họ ở Biển Đông, khi các nước bận rộn đối phó với dịch Covid-19, trong đó, Hải quân Mỹ đang tạm thời suy giảm sức mạnh vì hai tàu sân bay có nhiều thủy thủ bị nhiễm bệnh, phải dừng hoạt động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét