ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Sau “quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc” sẽ là gì? (BVN 17/11/2019)-Mai Khôi & Những người Bất đồng: Tự do ngôn luận không tự nhiên mà có (VOA 16-11-19)-Lào “lấn tới” với thuỷ điện Luang Prabang và ứng phó cho Việt Nam (BVN 17/11/2019)-RFA-Việt Nam mở cuộc tấn công ‘yêu sách chủ quyền’ sai trái của Bắc Kinh (BVN 16/11/2019)-Ván cờ cuối đầy rủi ro của Trung Quốc tại Hồng Kông (BVN 16/11/2019)-Minxin Pei- Việt – Trung: Chiến tranh hay chiến tranh chính trị? (VOA 15-11-19)- TQ thử loại tên lửa có thể xoá sổ 'một góc' nước Mỹ (VNN 14/11/2019)-Nhân chứng mạnh nhất khai điều bất lợi gì cho ông Trump?(VNN 14/11/2019)-Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao về Trường Sa và Hoàng Sa (GD 13/11/2019)-
- Trong nước: Thế lực nào đang làm rối loạn vấn đề nước sinh hoạt ở Thủ Đô? (GD 18/11/2019)-Nguồn lực phát triển đất nước chính là sự đoàn kết trên dưới một lòng (GD 18/11/2019)- ai 'trên', ai 'dưới' ?-Người dân Thủ Thiêm vẫn khiếu nại gay gắt, 'đòi' 5 khu phố ngoài ranh (VNN 18/11/2019)-Công an Hà Nội yêu cầu bà Lê Thị Hiền xuất ngũ (VNN 18/11/2019)- Đoàn cưỡng chế ở Vân Đồn bị ném bom xăng, 3 người bỏng (VNN 15/11/2019)-Đại biểu Quốc hội đề xuất đề tài nghiên cứu quốc gia về mại dâm (Zing 15-11-19) - Nhận diện chiêu trò xấu độc nhằm "nắn dòng dư luận" (GD 14/11/2019)-QĐND-Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2019 (GD 14/11/2019)-
- Kinh tế: Giải bài toán liên kết trong nông nghiệp ĐBSCL (KTSG 18/11/2019)-Không dễ cứu ngành mía đường (KTSG 18/11/2019)-Nước đã đến chân (KTSG 18/11/2019)-28% công nhân bỏ việc, đường sắt Cát Linh-Hà Đông vận hành thế nào? (VNN 18/11/2019)-Nestlé giúp trẻ em Việt Nam tăng cường kiến thức về dinh dưỡng (KTSG 17/11/2019)-Thủ tướng: Việt Nam thiếu cả thầy chứ không chỉ thừa thầy, thiếu thợ (Leader 17-11-19)-Chất lượng lao động thấp, nền kinh tế không thể bứt phá (GD 17/11/2019)-NXP-Kinh doanh kiểu chụp giật sẽ sớm phải trả giá (GD 17/11/2019)-Doanh nghiệp khốn khổ thời thiếu vắng “trách nhiệm online”! (KTSG 17/11/2019)-Ách tắc pháp lý: Những hệ lụy đầu tiên (KTSG 17/11/2019)- kinh doanh địa ốc-Xe điện mini, giá rẻ thâm nhập vào thị trường Nhật Bản (KTSG 17/11/2019)- Thế hệ Z “hờ hững” với vàng (KTSG 17/11/2019)-Vướng mắc thù lao, nhuận bút cho ca sĩ, nhạc sĩ: Giải quyết cách nào? (KTSG 17/11/2019)-Giá thịt heo có đe dọa chính sách tiền tệ? (KTSG 17/11/2019)-Món Huế đã sai lầm ở chỗ nào? (KTSG 17/11/2019)-
- Giáo dục: Chúng tôi đã đi qua những năm tháng gian nan như thế (GD 18/11/2019)-Ở Mỹ, học trò học xác suất thống kê từ lớp 1 (GD 18/11/2019)-“Tiền trong đó cô ạ. Hai trăm nghìn đồng, sao cô lại trả lại?” (GD 18/11/2019)-Sách giáo khoa mới, Nhà xuất bản nào sẽ chiến thắng? (GD 18/11/2019)-Tập huấn chương trình mới chung chung, không có minh họa, nghe mà chả hiểu gì (GD 18/1/2019)-Một số kiến thức tiếng Việt ở bậc phổ thông tiền hậu bất nhất (GD 18/11/2019)-Khi các em được mặc ấm, tôi cũng thấy mát lòng (GD 18/11/2019)-Chỉ mong học trò được no cái bụng để học tập tốt hơn! (GD 18/11/2019)-Chặng đường 10 năm hội nhập và phát triển của trường Newton (GD 18/11/2019)-Trường Đại học Hải Phòng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển (GD 18/11/2019)-Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng: Cần bỏ cơ chế chủ quản các trường đại học (phần 2) (GD 18/11/2019)-Ngân sách không thể ôm hết, cần phát triển giáo dục tư thục (GD 18/11/2019)-
- Phản biện: Số 10 và những kỷ lục không đâu có (GD 18/11/2019)-Xuân Dương- Cần “chống ba phải” để có “đại đoàn kết” các dân tộc Việt Nam (viet-studies 17-11-19)- Nguyễn Hữu Đồng-PHẢI PHÁ THẾ ĐỘC QUYỀN CỦA CÁC NHÓM LỢI ÍCH TRONG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH CHO HÀ NỘI (BVN 17/11/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Nguyễn Bá Cảnh mua siêu xe 27 tỷ? (BVN 17/11/2019)-Quế Hương-Người Dân có quyền nghi ngờ, thưa bà Liên! (BVN 16/11/2019)-Lưu Trọng Văn-Thư ngỏ về những chiếc áo mang biểu tượng yêu nước (BVN 15/11/2019)-CLB Lê Hiếu Đằng-Vì sao báo “Nhân dân” đăng bài Hoàng Duy Hùng viết? (BVN 15/11/2019)-Nguyễn Quang Duy-Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa (TVN 14/11/2019)-Tư Giang-Thư kiến nghị hoãn phê chuẩn EVFTA và IPA (BVN 14/11/2019)-Phạm Chí Dũng-Nước Việt hôm nay (*) (BVN 14/11/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Giáo Dục Việt Nam: Nhất Định Phải Dỡ Ra Làm Lại (viet-studies 13-11-19)-Quách Hạo Nhiên-Tháng 11 nghĩ về sự tôn vinh những người thầy ngày nay (GD 13/11/2019)-Nguyễn Cao-Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học không cần thiết phải là Uỷ viên Trung ương Đảng (BVN 13/11/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Nhiều Đại biểu bị kỷ luật nhưng Quốc hội chưa một lần bấm nút cho thôi nhiệm vụ (BVN 13/11/2019)-Trần Thường-
- Thư giãn: Vũ khí bí mật của Thái Lan: Kẻ thách thức Văn Hậu (VNN 18/11/2019)-Ít ai biết, nhóm người sống thọ thường có 7 hành động trong bữa ăn (VNN 18/11/2019)- TRIỆU CHỨNG NARCISSISM: TRƯỜNG HỢP TRẦN LONG ẨN (BVN 17/11/2019)-
THÁNG 11 NGHĨ VỀ SỰ TÔN VINH NHỮNG NGƯỜI THẦY NGÀY NAY
NGUYỄN CAO/ GDVN 13-11-2019
Tháng 11, xã hội thường hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam với nhiều hoạt động để tôn vinh người thầy nhưng đâu đó thì hình ảnh người thầy đang bị đối xử một cách thê thảm.
Năm nào bước vào đầu năm học cũng hàng loạt giáo viên bị cắt hợp đồng, vẫn có hàng ngàn giáo viên đang dạy học mà hưởng đồng lương hợp đồng chỉ đủ để đổ xăng nhưng tình yêu nghề vẫn níu chân nhiều thầy cô ở lại.
Nhiều thầy cô bị phụ huynh xúc phạm, nhiều sinh viên sư phạm vẫn sống lay lắt để chờ một cơ hội việc làm…Nỗi buồn ấy càng minh chứng cho hình ảnh người thầy chưa bao giờ được đối xử là một “nghề cao nhất trong những nghề cao quý”.
![]() |
Nghề giáo đã thực sự là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý? (Ảnh minh họa: toquoc.vn) |
Phận giáo viên hợp đồng...
Những ngày qua, câu chuyện giáo viên hợp đồng lại nóng nghị trường Quốc hội khi hàng loạt giáo viên đứng trước nguy cơ mất việc. Ngay tại Thủ đô Hà Nội bước vào kỳ thi tuyển viên chức và có nhiều người rớt ngay từ vòng 1 dù họ đã có nhiều năm công tác.
Nhiều thầy cô đã lỡ dở tuổi xuân của mình bởi khi vào nghề thì họ đang là những người thanh niên trẻ, khỏe, cống hiến hàng chục năm trong ngành, đến khi luống tuổi bị mất việc, giờ họ không biết đi đâu, làm gì khi tuổi xuân đã qua đi!
Sống giữa đất Thủ đô giữa thời điểm bây giờ mà lương tháng chỉ hơn một triệu đồng thì nuôi thân còn không đủ nói gì đến giúp đỡ gia đình, nuôi vợ, nuôi con. Vậy mà có nhiều giáo viên vẫn bám trụ được nhiều năm với một hy vọng sẽ được ký hợp đồng dài hạn, được yên ổn để gắn bó với ngành giáo dục.
Thế nhưng, dù Bộ Chính trị đã đồng ý, Bộ Nội vụ đã hướng dẫn về việc xét tuyển đặc cách cho giáo viên hợp đồng trước năm 2015 nhưng địa phương vẫn quyết tâm thi, quyết tâm thanh lọc đội ngũ giáo viên hợp đồng không một chút xót xa…
Và đâu chỉ Thủ đô Hà Nôi, nhiều địa phương khác cũng trong trường hợp tương tự, có những giáo viên mầm non lương tháng chỉ 700 ngàn đồng mà làm việc cả ngày, kín cả tuần thử hỏi tình yêu nghề có trọn vẹn được mãi hay không?
Đất nước nghèo nhưng không nghèo đến nỗi chỉ đủ tiền trả cho giáo viên hợp đồng ngày vài chục nghìn đồng để được gọi là…lương. Số lương này tồn tại đã khó chứ nói gì đến chuyện "sống được bằng
Trong khi, số tiền ấy nếu là lao động phổ thông, không cần trình độ cũng chỉ 2-3 ngày công cũng bằng tiền giáo viên cả tháng. Như vậy, nghề giáo đã thực sự là nghề cao quý hay chưa?
Đó là chưa kể một thực tế đã tồn tại nhiều năm qua ở một số địa phương là các giáo sinh khi ra trường đều phải tất bật đi tìm việc làm. Dù là trong đơn viết “đơn xin việc” nhưng nếu chỉ có mỗi cái đơn này thì không mấy khi tìm được việc làm.
Vì thế, nhiều người nói vui rằng phải là “đơn mua việc” mới đúng với những gì đang xảy ra trong việc tuyển dụng hay thuyên chuyển giáo viên. Bởi, nếu người đi xin việc mà không phải người thân của những người có thế lực, địa vị hoặc không có tiền thì cơ hội được đứng trên bục giảng mong manh lắm.
Nhiều nhà giáo đang phải co mình lại
Có một thực tế là xã hội luôn kỳ vọng vào đội ngũ nhà giáo, muốn nhà giáo hết lòng vì giáo dục, muốn thầy luôn đối xử tốt với con mình nhưng nếu khi nhà giáo có một hành động chưa phù hợp lại xem họ như là tội đồ.
Mới đây nhất là vào ngày 5/10/2019, trước cửa lớp mầm non Trường tư thục Tuổi Thơ Xanh, thuộc tổ 2, khu 2, phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) xảy ra sự việc phụ huynh Đỗ Thanh Toàn đã có hành vi chửi bới, dùng tay tát vào mặt và bắt các cô giáo: Hà Thị H, Ngô Vân K, Đặng Thị L. quỳ gối trước cửa lớp học.
Nguyên nhân xảy ra vụ việc là do phụ huynh này cho rằng các cô giáo này đã đánh và bạo hành với con gái của Toàn là cháu Đỗ A.T- đang học tại lớp mầm non ở trường này.
Đầu năm 2018, dư luận cũng một phen bàng hoàng khi phụ huynh Võ Hòa Thuận (SN 1984) cư trú tại xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An cũng ép buộc cô giáo B.T.T.N (giáo viên Trường tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh) quỳ gối xin lỗi mình…
Dù biết rằng những giáo viên này đã có hành động không phù hợp khi bạo lực với học sinh- đó là điều đáng trách vô cùng.
Nhưng, hành động của phụ huynh như vậy là thực sự phản cảm và đặt cái tôi của mình quá lớn. Họ có thể bắt các nữ giáo viên này quỳ, đánh các giáo viên này nhưng sau mỗi hành động như vậy xã hội có chấp nhận được hay không? Và, họ đã giáo dục được gì cho con mình?
Nhiều giáo viên bị đuổi việc vì có những hành động không phù hợp khi gặp học trò hỗn láo hoặc không chịu học bài. Nhiều giáo viên bị trù dập, hoặc bị đẩy vào đường cùng, thậm chí bị buộc thôi việc khi đứng lên tố cáo lãnh đạo nhà trường khiến cho nhiều giáo viên khác co mình lại.
Những sự cố giáo dục xảy ra, điều đầu tiên để trấn an dư luận là lãnh đạo nhà trường và địa phương tìm cách buộc thôi việc giáo viên để làm dịu dư luận mà không thấy được những khó khăn hàng ngày thầy cô phải đối mặt. Nhiều trường hợp giáo viên không bao giờ có cơ hội sửa sai cho việc làm của mình.
Giáo dục sẽ đi về đâu khi thân phận người thầy chưa được đối xử công bằng trong việc tuyển dụng, thuyên chuyển, điều động công tác?
Thế hệ công dân tương lai sẽ ra sao khi mà giáo viên đang đơn độc trong giáo dục học trò của mình. Mọi thứ cứ “trăm sự nhờ thầy” nhưng thầy gặp một sơ sẩy, sai sót trong phương pháp giáo dục thì phụ huynh đe nạt, dọa thầy, kiện thầy, tẩy chay thầy và mong thầy bị đuổi việc….
Tháng 11, nhiều người nghĩ về tính “tôn sư trọng đạo”, dùng nhiều từ hoa mỹ, tổ chức rình rang để hô hào suông rồi mọi chuyện cũng sẽ nhanh chóng qua đi. Cái cần nhất của người thầy đứng lớp là nhận được sự cảm thông, chia sẻ, chung tay giáo dục học trò từ phía phụ huynh.
Và, họ cần một công việc lâu dài cho mình, họ cần có môi trường bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau chứ không phải vừa dạy, vừa lo sợ không biết ngày nào mình bị cắt hợp đồng, không phải lúc nào cũng lo đối phó với cấp trên về văn bằng, chứng chỉ, thanh tra, kiểm tra và đầy phiền nhiễu như những gì đang diễn ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét