ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Sau “quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc” sẽ là gì? (BVN 17/11/2019)-Mai Khôi & Những người Bất đồng: Tự do ngôn luận không tự nhiên mà có (VOA 16-11-19)-Lào “lấn tới” với thuỷ điện Luang Prabang và ứng phó cho Việt Nam (BVN 17/11/2019)-RFA-Việt Nam mở cuộc tấn công ‘yêu sách chủ quyền’ sai trái của Bắc Kinh (BVN 16/11/2019)-Ván cờ cuối đầy rủi ro của Trung Quốc tại Hồng Kông (BVN 16/11/2019)-Minxin Pei- Việt – Trung: Chiến tranh hay chiến tranh chính trị? (VOA 15-11-19)- TQ thử loại tên lửa có thể xoá sổ 'một góc' nước Mỹ (VNN 14/11/2019)-Nhân chứng mạnh nhất khai điều bất lợi gì cho ông Trump?(VNN 14/11/2019)-Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao về Trường Sa và Hoàng Sa (GD 13/11/2019)-Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 đoạn? (BVN 13/11/2019)-Chấm dứt căng thẳng Bãi Tư Chính vẫn không giải quyết được vấn đề cốt lõi (RFA 13-11-19) - Mỹ cấm vận Nga dự án tỷ USD Việt Nam bế tắc, PVN dính vào kiện cáo (VNN 12/11/2019)-
- Trong nước: Đoàn cưỡng chế ở Vân Đồn bị ném bom xăng, 3 người bỏng (VNN 15/11/2019)-Đại biểu Quốc hội đề xuất đề tài nghiên cứu quốc gia về mại dâm (Zing 15-11-19) - Nhận diện chiêu trò xấu độc nhằm "nắn dòng dư luận" (GD 14/11/2019)-QĐND-Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2019 (GD 14/11/2019)-Còn 2.662 công trình nguy hiểm về cháy, nổ đưa vào sử dụng chưa thẩm duyệt (KTSG 13/11/2019)-Khá 'bảnh' được áp giải tới tòa, xuất hiện nhân vật tên Vỹ (VNN 13/12/2019)-Tiếp tục cảnh báo ô nhiễm không khí ở Hà Nội (KTSG 12/11/2019)-Người Huế đội mưa tiễn đưa cố đại lão hòa thượng Thích Trí Quang (TT 12-11-19)-Cù lao có 1.300 phụ nữ lấy chồng ngoại-thương con sáo sang sông (CAND/DV 12-11-19)-
- Kinh tế: Chất lượng lao động thấp, nền kinh tế không thể bứt phá (GD 17/11/2019)-NXP-Kinh doanh kiểu chụp giật sẽ sớm phải trả giá (GD 17/11/2019)-Doanh nghiệp khốn khổ thời thiếu vắng “trách nhiệm online”! (KTSG 17/11/2019)-Ách tắc pháp lý: Những hệ lụy đầu tiên (KTSG 17/11/2019)- kinh doanh địa ốc-Xe điện mini, giá rẻ thâm nhập vào thị trường Nhật Bản (KTSG 17/11/2019)- Thế hệ Z “hờ hững” với vàng (KTSG 17/11/2019)-Vướng mắc thù lao, nhuận bút cho ca sĩ, nhạc sĩ: Giải quyết cách nào? (KTSG 17/11/2019)-Giá thịt heo có đe dọa chính sách tiền tệ? (KTSG 17/11/2019)-Món Huế đã sai lầm ở chỗ nào? (KTSG 17/11/2019)-Nông dân chưa thể làm giàu từ... cây dừa (KTSG 16/11/2019)-Cao trào Món Huế: ai "lừa dối" ai? (KTSG 16/11/2019)-Lo nước biển dâng, Kiên Giang chi 1.484 tỉ đồng xây cống trên đê biển (KTSG 16/11/2019)-Các startup thay đổi cuộc chơi trên trường vận chuyển hàng hóa Indonesia (KTSG 16/11/2019)-Hộ gia đình Mỹ gánh khối nợ kỷ lục 14.000 tỉ đô la (KTSG 16/1/2019)-Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng ì ạch vì thương chiến (KTSG 16/11/2019)-Tìm tiêu chí cho nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN (SGGP 16-11-19)-Sân bay Long Thành và chỉ định thầu (VNN 16-11-19)-Khó gian lận xăng dầu nếu không có sự thông đồng từ lãnh đạo doanh nghiệp (GD 16/11/2019)-Không có lợi ích nhóm ở dự án nhà máy nước sông Đuống (GD 16/11/2019)-Thủ tướng giao kế hoạch đầu tư vốn cho 2 bộ (GD 16/11/2019)-Bảo đảm tuyệt đối an toàn hàng không (GD 16/11/2019)-Giao kế hoạch đầu tư vốn cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (GD 16/11/2019)-Nghịch lý than ở Úc (KTSG 16/11/2019)-
- Giáo dục: Thầy Hiệu trưởng quyết định cho 22 học sinh lưu ban, không để ngồi nhầm lớp (GD 17/11/2019)-Toàn cảnh xét thăng hạng viên chức ngành giáo dục (GD 17/11/2019)-Hà Nội sẽ dành 3000 chỉ tiêu biên chế để giải quyết hết số giáo viên hợp đồng? (GD 17/11/2019)-Dạy toán xác suất, thống kê phải xóa tan lo sợ từ quá khứ (GD 17/11/2019)-Ở đây chúng tôi không có khái niệm về ngày 20/11 (GD 17/11/2019)-Xã hội hóa giáo dục phải trở nên bắt buộc, chứ không nên dừng ở khuyến khích (GD 17/11/2019)-Cô giáo trẻ nơi mù sương, biên giới...! (GD 17/11/2019)-Tự chủ đại học phải bắt đầu từ tự chủ tư duy (phần 1) (GD 17/11/2019)-Làm thế nào để học sinh tính nhẩm giỏi, nhớ tốt? (GD 17/11/2019)-Những phong trào tất bật "hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam" (GD 17/11/2019)-Dạy kỹ năng sống cho học sinh tư thục thuận lợi hơn nhiều công lập (GD 17/11/2019)-Cảm ơn nghề giáo đã cho tôi nhiều bài học, nhiều cung bậc cảm xúc (GD 17/11/2019)-Xây dựng trường mầm non và phổ thông trong trường đại học địa phương (GD 17/11/2019)-Có bao nhiêu học sinh đã liều lĩnh hút thuốc lá điện tử? (GD 17/11/2019)-
- Phản biện: PHẢI PHÁ THẾ ĐỘC QUYỀN CỦA CÁC NHÓM LỢI ÍCH TRONG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH CHO HÀ NỘI (BVN 17/11/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Nguyễn Bá Cảnh mua siêu xe 27 tỷ? (BVN 17/11/2019)-Quế Hương- Lãnh Tụ Tối Cao (BVN 16/11/2019)-Tiêu Dao Bảo Cự-Người Dân có quyền nghi ngờ, thưa bà Liên! (BVN 16/11/2019)-Lưu Trọng Văn-Thư ngỏ về những chiếc áo mang biểu tượng yêu nước (BVN 15/11/2019)-CLB Lê Hiếu Đằng-Vì sao báo “Nhân dân” đăng bài Hoàng Duy Hùng viết? (BVN 15/11/2019)-Nguyễn Quang Duy-Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa (TVN 14/11/2019)-Tư Giang-Thư kiến nghị hoãn phê chuẩn EVFTA và IPA (BVN 14/11/2019)-Phạm Chí Dũng-Đảng, Mặt trận Tổ quốc và Ban Dân vận là gì và nên làm gì? (BVN 14/11/2019)-Giang Nam-Nước Việt hôm nay (*) (BVN 14/11/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Cảm ơn và bái phục họa sĩ Trần Lương (BVN 14/11/2019)-Nguyễn Khắc Mai-Giáo Dục Việt Nam: Nhất Định Phải Dỡ Ra Làm Lại (viet-studies 13-11-19)-Qúach Hạo Nhiên-Tháng 11 nghĩ về sự tôn vinh những người thầy ngày nay (GD 13/11/2019)-Nguyễn Cao-Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học không cần thiết phải là Uỷ viên Trung ương Đảng (BVN 13/11/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Nhiều Đại biểu bị kỷ luật nhưng Quốc hội chưa một lần bấm nút cho thôi nhiệm vụ (BVN 13/11/2019)-Trần Thường-Bắt bớ, bỏ tù các tài xế là tiếp tay cho BOT “bẩn” (BVN 13/11/2019)-Minh Hải-Người Việt Nam hãy học tập làm theo hoạ sỹ Trần Lương (BVN 12/11/2019)-Mạc Văn Trang-
- Thư giãn: TRIỆU CHỨNG NARCISSISM: TRƯỜNG HỢP TRẦN LONG ẨN (BVN 17/11/2019)-Việt Nam đấu Thái Lan: Người Thái run, thầy Park mưu cao khó lường (VNN 16/11/2019)-Thời lượng sử dụng mạng xã hội càng nhiều, càng giảm hạnh phúc (DT 14-11-9)-
DẠY TOÁN XÁC SUẤT, THỐNG KÊ PHẢI XOÁ TAN LO SỢ TỪ QUÁ KHỨ
LÊ MAI/ GDVN 17-11-2019
Việc chương trình mới sẽ dạy toán thống kê, xác suất từ lớp hai, xuyên suốt quá trình học tập của học sinh đã nhận sự quan tâm rất lớn của dư luận.
Bạn Toàn, kỹ sư xây dựng nhận xét: “Người dạy, phụ huynh học sinh phản đối chuyện dạy toán xác suất, thống kê ngay từ lớp 2 là điều dễ hiểu.
Với những người phản đối, nghe xác suất, thống kê là “nổi da gà”; cuộc đời của họ nếu đi học, đây là môn học “không thi lại không phải là sinh viên”; nay thấy con trẻ lớp hai đã học, ai mà không bất bình”.
Bạn Như, phụ huynh học sinh lớp 2 tương lai có ý kiến “Chương trình cũ hàn lâm, nặng nề, quá tải với học trò; nay chương trình mới đã vội vàng “kéo” từ lớp 7 xuống lớp hai dạy, cảm thấy quá tải hơn cả chương trình cũ, ai cũng cảm nhận được; phản đối là đúng rồi”.
Chương trình nào, môn học nào cũng vậy, học sinh vui vẻ, hứng thú học tập thì kết quả học tập tốt (Ảnh minh hoạ: Tạp chí Gia đình và trẻ em) |
Toán xác suất, thống kê đưa vào lớp 2 chương trình mới có đáng sợ không?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Vinh - Chủ biên sách giáo khoa Toán cấp tiểu học chia sẻ trên VTV1 về toán xác suất, thống kê trong chương trình lớp 2:
“Chương trình giới thiệu khái niệm qua những hoạt động đơn giản như thu thập dữ liệu, đọc số liệu…
Những nội dung này không quá khó đối với học sinh, hoàn toàn có thể dạy được. Các nước cũng dạy rất nhiều.
Học sinh Việt Nam có 2 cái yếu là yếu về tư duy số liệu thống kê và yếu về khả năng ước lượng.
Ví dụ khi hỏi một học sinh, nhóm này có bao nhiêu em? Học sinh thường không trả lời ngay được; học sinh không biết ước lượng
Vì vậy, xác suất thống kê cần phải đưa vào ngay, có thể đưa ngay vào lớp 1.
Trong dự thảo chương trình, ban đầu Ban soạn thảo chương trình muốn đưa vào lớp 1 nhưng cũng có sự băn khoăn nhất định vì vậy nội dung xác suất thống kê được đưa vào lớp 2.
Là người làm chuyên môn đặc biệt là người biên soạn sách, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng khi đưa nội dung này vào sẽ không tạo áp lực cho học sinh, rất cần thiết, thậm chí có thể giúp cho cả giáo viên, học sinh dễ học, dễ dạy hơn vì sẽ thấy Toán rất gần gũi với cuộc sống".
Như vậy, chương trình toán xác suất, thống kê đưa vào chương trình mới sẽ từ đơn giản đến phức tạp, học trò làm quen dần; không còn “sợ” như thế hệ “tiền bối” khi nghe đến “xác suất, thống kê” nữa.
Toán xác suất thống kê có làm chương trình “nặng nề” hơn không?
Chương trình nào, môn học nào cũng vậy, học sinh vui vẻ, hứng thú học tập thì kết quả học tập tốt; nếu không hứng thú sẽ trở nên quá tải.
Cùng với đó, giáo viên bị áp lực học sinh phải hiểu bài, phải làm được bài, phải đạt điểm tốt; vô hình trung, chính giáo viên đã gây áp lực cho chính mình và học trò, chương trình trở nên nặng nề, quá tải.
Chương trình mới cũng vậy; có thể người viết sách khen hay; có thể chuyên gia khen hay; nhưng hay, không hay phải chờ thực tế kiểm chứng.
Chỉ có thể trả lời bằng thực nghiệm cụ thể trên các đối tượng học sinh, cái mà các bộ sách được duyệt đang thiếu.
Để toán xác suất, thống kê không còn là nỗi lo sợ, phải làm sao?
Đầu tiên phải bắt đầu chính từ giáo viên; chính giáo viên phải có tâm lý không lo sợ toán xác suất, thống kê trước.
Tư tưởng thông, giáo viên sẽ có cách tiếp cận tích cực, khoa học; tổ chức cho học sinh tiếp cận kiến thức khoa học; tạo hứng thú cho học trò, khó cũng thành dễ.
Vì thế ban giám hiệu phải động viên giáo viên vượt được qua “rào cản” này; đơn giản nhất, hiệu trưởng, hiệu phó phải tiên phong tiếp cận, truyền đạt cho đồng nghiệp.
Thứ hai, phụ huynh học sinh tuyệt đối không được nói với con cái “Toán đó khó, chả mấy ai làm được”; đứa trẻ ngay lập tức sẽ có tư tưởng chán học, đứa trẻ có tư tưởng này, chẳng thầy cô nào dạy được nữa.
Phụ huynh hãy nói với con mình “Bố mẹ tin, con tập trung chú ý, cùng với các bạn, cô hướng dẫn, con sẽ học được”.
Có niềm tin, là có chiến thắng, đừng gieo sợ hãi của cha mẹ vào con trẻ.
Học sinh có niềm tin, thầy cô giáo có phương pháp, không có khó khăn nào cản đường họ được; con hơn cha là nhà có phúc; xác suất, thống kê không phải là khó; khó ở chỗ làm sao xóa tan tư tưởng cổ hũ, trì trệ của mỗi phụ huynh, giáo viên chúng ta.
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:
- Dạy xác suất, thống kê giúp trẻ phát triển kỹ năng cơ bản hàng ngày
- Có bao nhiêu đại học còn dạy thống kê và xác suất?
- Nhiều quốc gia đưa toán xác suất thống kê vào dạy học từ tiểu học
- Bao nhiêu giáo viên đã tiếp cận chương trình mới?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét