ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Chính sách của Trump với Trung Quốc – cái nhìn cập nhật (BVN 10/11/2019)-Tổng thống Trump chưa đồng ý dỡ bỏ thuế với Trung Quốc (KTSG 9/11/2019)- Biển Đông: Bắc Kinh tố ngược Việt Nam là đã xâm lấn vùng biển Trung Quốc (BVN 9/11/2019)-Trọng Nghĩa-TQ ‘cấy’ bằng chứng khảo cổ giả ở Biển Đông ra sao? (BVN 9/11/2019)-Cảnh sát Anh công bố tên tuổi 39 nạn nhân Việt Nam (BVN 9/11/2019)-Trung Quốc biến nguồn nước thành vũ khí, gây thêm hạn hán ở châu Á (BVN 8/11/2019)-Biển Đông: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VN nói không loại trừ khả năng kiện TQ (BVN 8/11/2019)- Xung quanh vòng thảo luận đầu tiên bản thảo COC của các nước ASEAN và Trung Quốc (BVN 6/11/2019)-Ngay sau Hải Dương 8 là Hải Dương 620! (BVN 6/11/2019)- Thường Sơn-Làm sao để ngăn “Đường lưỡi bò” vào Việt Nam? (BVN 6/11/2019)-RFA-Bầu cử 2020: không biết chọn ai? (Bài 5) (BVN 6/11/2019)- Đoàn Hưng Quốc-
- Trong nước: Ứng phó với bão số 6, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân (GD 10/11/2019)-Bộ trưởng hơn 5 lần nhận khuyết điểm và trách nhiệm ở phiên chất vấn (VNN 10/11/2019)-Mâu thuẫn gia đình, nghịch tử Phú Thọ nấp vườn chuối bắn chết bố đẻ (VNN 10/11/2019)-Đại biểu ấn tượng với trả lời của Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Nông nghiệp (GD 9/11/2019)-Chính phủ họp chỉ đạo giải quyết vụ việc 39 người tử vong tại Anh (GD 9/11/2019)-Thủ tướng chỉ đạo ứng phó khẩn cấp bão số 6 (GD 9/11/2019)-Chính phủ VN có kiểm soát được mạng xã hội? (RFA 9-11-19)-Bộ làm gì để quy hoạch báo chí đúng luật, không gây hệ lụy xã hội? (GD 8/11/2019)-Bộ trưởng TT&TT: Đã chặn 207 trang mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước (KTSG 8/11/2019)-Xử lý tin xấu độc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu giải pháp mạnh (DV 8-11-19)- Mạng Xã Hội gây “chướng mắt” đảng và Nhà Nước Việt Nam? (RFA 7-11-19)-Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ông Sử có bị xử lý về mặt chính quyền? (GD 8/11/2019)-PGĐ Sở GD Hà Giang-“Tôi biết có những đồng chí sai phạm hiện là cán bộ cấp cao" (GD 8/11/2019)-yk BT Lê Vĩnh Tân-
- Kinh tế: Hàn Quốc tiếp tục là nhà đầu tư số 1 của Việt Nam (GD 10/11/2019)-Giá cà phê tăng mạnh, đã chắc chưa? (KTSG 10/11/2019)- Giới tỉ phú toàn cầu mất 388 tỉ đô la bởi kinh tế bất ổn (KTSG 10/11/2019)-Chậm đổi mới, các ngân hàng ASEAN có thể mất tới 5 tỉ đô la (KTSG 10/11/2019)-Công ty gia đình: Những thế mạnh và điểm yếu “chết người” (KTSG 10/11/2019)-Kim ngạch song phương Việt Nam-Hàn Quốc hướng đến 100 tỉ đô la (KTSG 9/11/2019)-Sắp có Chợ Việt Nam ở Malaysia (KTSG 9/11/2019)-Dự án Cái Lớn- Cái Bé kiểm soát nguồn nước hơn 384.000 ha bán đảo Cà Mau (KTSG 9/11/2019)-2,6 tỉ đô la thỏa thuận hợp tác ký kết giữa Mỹ và Việt Nam (KTSG 9/11/2019)-59% ngân hàng Việt đang chuyển đổi số (KTSG 9/11/2019)-Nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam (GD 9/11/2019)-Điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương (GD 9/11/2019)-10 tháng đầu, PVN hoàn thành cơ bản các mục tiêu đề ra (GD 9/11/2019)-“Anh tài” Fintech 2019: Xếp hạng tín nhiệm và vay ngang hàng lên ngôi (KTSG 9/11/2019)-Xuất khẩu lao động và di dân (KTSG 9/11/2019)-Vietnam Airlines chi hơn 1 tỉ đô la bảo dưỡng động cơ máy bay (KTSG 9/11/2019)-Xuất khẩu lao động và di dân (TBKTSG 9-11-19)-Năm 2019 có 142.000 lao động ra nước ngoài chính thức (DV 9-11-19)-
- Giáo dục: Vì sao năm 2019 các địa phương không được tổ chức ngày kỷ niệm 20/11? (GD 10/11/2019)-Bà Triệu Thị Chính làm đơn kêu oan, oan nỗi gì? (GD 10/11/2019)-Hãy cười với thầy cô của con nhiều hơn mỗi sáng mai khi đưa con đến trường (GD 10/11/2019)-Ngày 20/11, các thầy cô giáo có mong muốn gì? (GD 10/11/2019)-Nhiều trường lắp hệ thống lọc vì chưa yên tâm về chất lượng nước Sông Đà (GD 10/11/2019)-Thầy cô cần biết về thăng hạng chức danh nghề nghiệp các cấp (GD 10/11/2019)-Đình chỉ hoạt động cơ sở 2 trung tâm Phúc Tuệ, hàng chục trẻ khuyết tật bơ vơ (GD 10/11/2019)-Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn chấn chỉnh việc đóng góp núp bóng tự nguyện (GD 10/11/2019)-Văn thư giả chữ ký của giáo viên bộ môn để nâng điểm cho học sinh lên lớp (GD 10/11/2019)-Kỷ niệm 50 năm thành lập, Phổ thông Chuyên Ngoại ngữ đón bằng khen của Thủ tướng (GD 10/11/2019)-Chung kết Cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh Lào tại Việt Nam” 2019 (GD 10/11/2019)-Trường Ngô Quyền đi đầu ứng dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy tiếng Anh (GD 10/11/2019)-Dạy xác suất, thống kê giúp trẻ phát triển kỹ năng cơ bản hàng ngày (GD 10/11/2019)-Học sinh 24 trường phổ thông được hưởng chính sách hỗ trợ học tập (GD 10/11/2019)-
- Phản biện: Nỗi sợ và cái chết (BVN 10/11/2019)-Nguyệt Quỳnh-Thảm hoạ cộng sản (Kỳ 2) (BVN 10/11/2019)-Phạm Đình Trọng-Sân bay Long Thành sẽ chồng chất nợ công trên đầu dân tộc (BVN 10/11/2019)-Phạm Chí Dũng-Vì sao Bộ Công thương phải ‘la làng’ về cạn kiệt dầu? (BVN 10/11/2019)-Thường Sơn-Từ chối Thành Long: không phải dân tộc hẹp hòi, đó là tự tôn dân tộc (BVN 10/11/2019)- Thầy Trí Quang - Một trang lịch sử (Diễn Đàn & viet-studies 9-11-19)-Cao Huy Thuần- Nước mắt nhà giáo, nỗi buồn Thủ đô! (GD 9/11/2019)-Xuân Dương-PGS, LÃO TƯỚNG ĐẶNG QUỐC BẢO (BVN 9/11/2019)- Nguyễn Văn Dần-Công đoàn độc lập: Xu hướng tất yếu Việt Nam ‘không thể đảo ngược’ (BVN 9/11/2019)-Nguyễn Lại-“Thần linh pháp quyền” sao vẫn chưa có ở Việt Nam? (viet-studies 8-11-19)- Nguyễn Hữu Đổng-Vụ 39 người tử nạn: Anh kính cẩn, Việt sượng sùng (Blog VOA 7-11-19)- Nguyễn Hùng-Thảm hoạ cộng sản (Kỳ 1) (BVN 8/11/2019)-Phạm Đình Trọng-Thói câm nín Việt Nam được Trung Quốc ‘trả lễ’ ra sao? (BVN 8/11/2019)-Phạm Chí Dũng-Ngán ngại về đề nghị đầu tư của Trung Quốc vào cảng Vũng Áng! (BVN 8/11/2019)-RFA-Đi từ thất bại này đến thất bại khác (BVN 7/11/2019)-Trần Quang Vũ-WHERE ARE YOU FROM? (BVN 7/11/2019)-Nguyễn Lân Thắng-Mở cửa chờ… giặc! (BVN 7/11/2019)-Trân Văn-Giải pháp cho xung đột nguồn nước trên dòng Mekong (BVN 7/11/2019)-Lê Viết Thọ-
- Thư giãn: Một đêm rớt mạng (KTSG 9/11/2019)- Sởn gai ốc nhìn cá chép có mặt người bơi lội tung tăng (VNN 9/11/2019)-Jesse Peterson: 'Ngôn ngữ thứ bậc của Tiếng Việt tạo bất bình đẳng' (BBC 9-11-19)-
PGS, LÃO TƯỚNG ĐẶNG QUỐC BẢO
NGUYỄN VĂN DẦN/ BVN 9-11-2019
Đại tá Tạ Cao Sơn và đại tá Quách Hải Lượng ghi lại cuộc nói chuyện với tướng Đặng Quốc Bảo (SN 1927), nguyên UVTW đảng, ngày 26/6/2009, (trên intrnet), (mình rất phục, rất ngưỡng mộ: Ông là vị tướng thông minh, một chính khách tầm cỡ của VN), mặc dù đã hơn 10 năm rồi, mình vẫn thấy đúng. Ông nói:
“Nhận thức đúng về chủ nghĩa tư bản. Phải thấy: nó không chết, nó có nhiều biến động, vận động nội tại rồi biến thành một xã hội tốt đẹp hơn. Hiểu như vậy ta sẽ chung sống và lợi dụng được nó để có thêm điều kiện phát triển. Chủ nghĩa tư bản phát triển có cơ chế và yếu tố chống độc tài. Những người cộng sản không học được điều này ở CNTB. Cho nên, khi lên cầm quyền đã thâu tóm quyền lực vào Đảng, rồi chỉ là một tập đoàn, một nhóm người, cuối cùng là quyền lực của một người. Đảng Cộng sản độc tài là như vậy. Chúng ta cần tạo cho chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở Việt Nam.
Các anh Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp có học nhưng nhiều khuyết tật. Nếu anh nào lên nắm quyền lực rồi cũng độc tài. Năm xưa anh Trường Chinh có gọi tôi lên để nói chuyện. Chúng tôi là anh em thúc bá. Anh Trường Chinh nói: “Người ta phản ánh lên Bộ Chính trị rằng chú chống lại Đại hội 4, chống chủ nghĩa xã hội, chú lãnh đạo Đoàn Thanh niên đối lập với Đảng Cộng sản.”
Tôi thẳng thắn trả lời: những phản ánh đó là đúng, là sự thực. Tôi chống Đại hội 4 (cứ nói như vậy) vì tôi thấy chủ nghĩa xã hội suy thoái, tôi cảm thấy chủ nghĩa xã hội đổ vỡ, khi Trung Quốc chống lại Liên Xô là bắt đầu đổ vỡ hệ thống xã hội chủ nghĩa rồi (sau này Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là sự chứng minh cho suy nghĩ của tôi lúc đó); thế rồi sự nổi dậy của 5 vạn trí thức (các tiến sĩ, giáo sư, các nhà khoa học) họ sẽ chống lại những cái sai, cái bảo thủ. Vì Đảng Cộng sản đã không thể hiện được vai trò chỉ đạo của chủ nghĩa Mác, không khoa học, đi vào chủ nghĩa cá nhân. Làm gì có cái chủ nghĩa làm chủ tập thể. Lại còn tình hình nữa là thanh niên không có tự do dân chủ. Cho nên nếu nói tôi lãnh đạo Đoàn Thanh niên để chống lại Đảng Cộng sản cũng đúng, vì cương lĩnh của Đảng Cộng sản không có tương lai. Tôi không muốn để cho thanh niên đi theo con đường sai lầm.
Anh Trường Chinh nói: “Thế thì chú phải ra khỏi Trung ương.”
Tôi đáp: “Tôi sẵn sàng ra khỏi Trung ương và có thể chịu bỏ tù.”
Thế là tôi ra khỏi Trung ương.
N.V.D.
PGS, thiếu tướng ĐQBảo chính là người quyết liệt tranh luận để "giác ngộ" Trường Chinh, khi Trường Chinh là Tổng Bí thư sau khi Lê Duẩn chết, nhờ đó Trường Chinh nhận ra cái sai lầm ngu độn tệ hại của mô hình quản lý kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp theo khuôn mẫu XHCN của Nga Sô thời Stalin trở đi.Trường Chinh, từ chỗ vô cùng giáo điều, cứng nhắc, đã thay đổi nhận thức 180⁰. Từ đó, xuất hiện cái khái niệm "đổi mới tư duy" hồi ĐH VI-1986.Phát đại bác mở đầu "đổi mới" là bài báo dài "Bài học giương cao 4 ngọn cờ" trên báo Nhân Dân, đứng tên tác giả TBT Trường Chinh, nhưng thực chất là ông Bảo chấp bút.Về thực chất, ông Bảo là cha đẻ của cái gọi là "đổi mới". Ông đứng sau lưng Trường Chinh, nên công chúng lầm tưởng Trường Chinh "phát minh ra đổi mới". Càng sai lầm khi cho rằng Nguyễn Văn Linh (thực chất chỉ là một người không có tư duy độc lập và chính kiến, một kẻ ba phải, một tội đồ dân tộc trong vụ Thành Đô 1990…) là cha đẻ của "đổi mới".
—-
Note: Trong một lần tranh luận riêng tại tư dinh Trường Chinh, cả 2 người đều nổi nóng. Trường Chinh đập bàn mắng ĐQBảo "lệch lạc". Ông Bảo đập bàn lại: "Anh không ra Bờ Hồ mà nghe dân chúng mỉa mai: cái chế độ này không đáng ba đồng chinh" (Ba Duẩn, PV Đồng, Trường Chinh).Các tướng ĐQBảo, Trần Độ, Ng Trọng Vĩnh, Lê Mã Lương, Lê Kế Lâm, các ông Trần Xuân Bách, Võ Văn Kiệt… là những trường hợp khá đặc biệt trong cán bộ cao cấp của CSVN. Khốn thay! Tất cả những cái đầu có tư duy cấp tiến, những tấm lòng tâm huyết với dân, với nước, đều bị guồng máy hắc ám vị kỷ đồ sộ của ĐCSVN nghiền nát.
WHERE ARE YOU FROM?
Nguyễn Lân Thắng/ BVN 7-11-2019
Ai từng đi học tiếng Anh chắc mọi người đều nhớ, sau khi dạy nói Hello, người ta bắt đầu dạy câu hỏi Where are you from? Bạn đến từ đâu? Đó là một câu hỏi không chỉ thuần tuý mang tính xã giao, mà nó còn mang đầy chủ ý, để tìm hiểu các giá trị có thể có trong một con người. Muốn giao tiếp hiệu quả với bất kỳ ai thì chúng ta phải tìm hiểu sơ qua con người, hiểu được những phẩm chất mà họ có được.
Vậy tại sao phải hỏi một người khác về nơi chốn họ đến, điều này có ý nghĩa gì, xin hãy dành vài phút để tôi giải thích sơ qua cho bạn hiểu.
Môi trường tạo nên hành vi. Hành vi lặp đi lặp lại sẽ tạo ra năng lực. Năng lực được thể hiện trong một thời gian dài sẽ hình thành giá trị. Giá trị được phát lộ sẽ tạo nên nhân tính. Nhân tính tốt hay xấu sẽ tạo ra ảnh hưởng đến cộng đồng, đến môi trường bên ngoài một con người. Ấy là chuỗi logic trong cuộc đời, dù ít hay nhiều không một ai có thể tránh khỏi.
Có thể thấy trong ca dao từ ngàn xưa, những giá trị của con người được nêu bật và gắn liền với vùng miền địa lý như:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Chè Thái, gái Tuyên
Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định cầm roi đi quyền
…
Con gái Bình Định cầm roi đi quyền
…
Không chỉ cái hay, cái đẹp, tôi còn nhiều câu ca dao khác động chạm đến tật xấu của các vùng miền, nhưng xin được để lại, không nói ra ở đây vì muốn giữ hoà khí chung.
Nhận thức được người khác để giao tiếp tốt là điều quan trọng. Nhưng nhận thức được bản thân mình để tiến bộ còn quan trọng hơn nhiều. Tuy vậy không phải lúc nào lời nói thật cũng được hoan nghênh, vì bản tính con người ai chẳng thích được thừa nhận, được ngợi khen?
Năm 1985 ở Đài Bắc có một cuốn sách ra đời mang tựa đề là Người Trung Quốc xấu xí. Đây là những ghi chép các cuộc tranh luận của chính tác giả tên là Bá Dương về chủ đề những điểm xấu của người Trung Quốc. Cuốn sách này không phải là tuyệt tác văn chương, không phải là pho kinh sử hay triết lý gì đó ghê gớm lắm, nhưng nó đã tạo ra một cuộc tranh luận xã hội rộng rãi trong cộng đồng người Trung Quốc trên toàn thế giới. Cuốn sách cũng gây ảnh hưởng trên toàn cầu và được dịch ra nhiều thứ tiếng, bởi một điều rất giản dị. Ấy là sự dũng cảm, trung thực, tự phê bình những thói hư tật xấu của dân tộc Trung Hoa. Vì thế ngoài những tiếng la ó phản đối thì Bá Dương cũng nhận được vô số lời khen ngợi và cảm phục dành cho ông.
Dân tộc nào biết phản tỉnh, dân tộc ấy sẽ tiến bộ. Con người nào biết sửa mình, con người ấy sẽ thành công. Đó là điều tôi muốn nói khi liên hệ chuyện này đến Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay có truyền thống lịch sử rất đáng tự hào. Đã có lúc đất nước bé nhỏ này làm nên những kỳ tích mà các đế quốc lân bang hùng mạnh khác phải kinh sợ. Ấy thế nhưng đó chỉ là quá khứ được viết trong sử sách. Tình trạng yếu kém của người Việt bây giờ hiển lộ qua từng sự kiện thời sự, từng góc cạnh khác nhau của đời sống. Khốn thay, không phải ai cũng nhận ra, vì đất nước này đang chịu sự cầm quyền của những kẻ ghét sự thật.
Tuy bị tuyên truyền nhồi sọ nhiều thế hệ, lúc nào cũng tự hào đánh thắng đế quốc to, đi đâu cũng khoe con Rồng cháu Tiên, nhưng nhiều người dân đã thấy mặt trái của đất nước này. Chẳng hạn như vụ xuất khẩu “cô dâu Việt”, vụ bảng cảnh báo cấm trộm cắp viết bằng tiếng Việt ở Nhật… hay gần đây có vụ “cho đi nhờ” chuyên cơ sang Hàn Quốc, vụ 39 người tử nạn ở bên Anh… là những điều xấu hổ cho đất nước mà không ai có thể phủ nhận được.
Nói đến những chuyện xấu hổ này, tôi nhớ lại các bài viết đánh giá về giá trị của tấm hộ chiếu Việt Nam. Có lẽ người đầu tiên nhắc nhở chúng ta về chuyện này là ngài Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Trong một lần gặp gỡ UBND tp Hà Nội năm 2008 về vấn đề chiếm giữ toà Khâm sứ, ngài có phát biểu một cách rất mạnh mẽ như sau:
“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên”.
Sau câu nói này, Đức tổng giám mục đã bị hệ thống truyền thông cộng sản cắt đi, chỉ còn mỗi câu: “tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”. Và đó chính là cái cớ để một loạt cây viết khác xông vào nhục mạ, đấu tố ngài.
Sự kiện này đã qua đi hơn 10 năm rồi, và trắng đen thế nào ai muốn tìm hiểu cũng đã rõ. Một người từng viết bài nhục mạ Đức tổng như ông Hà Văn Thịnh ở Huế đã phải lên tiếng xin lỗi. Nhiều bài báo của các truyền thông quốc tế uy tín đã vạch rõ sự yếu kém của tấm hộ chiếu Việt Nam. Theo như nhà báo Mạnh Kim viết trên VOA:
<<<…Henley Passport Index công bố ngày 1-10-2019 cho thấy hộ chiếu Nhật và Singapore đang là hộ chiếu “chảnh” nhất thế giới. Cầm hộ chiếu này trong tay, bạn có thể đi đến 190 quốc gia mà không cần xin visa. Đức, Hàn Quốc và Phần Lan xếp thứ hai, với 188 quốc gia. Mỹ, Anh, Canada, Thụy Sĩ… ngang ngửa, với 184 quốc gia. Trong khi đó, công dân Việt Nam chỉ đến được 51 quốc gia mà không cần thị thực, trong đó có những nước mà người du lịch Việt Nam gần như không bao giờ nghĩ đến việc đặt chân tới, chẳng hạn Djibouti và Somalia. Với hạng 90 trong Henley Passport Index, hộ chiếu Việt Nam còn tệ hơn Sierra Leone…>>.
Tôi nhắc lại câu chuyện này, bởi quyền lực của tấm hộ chiếu chính là giá trị mang tính khái quát, đại diện cho phẩm giá, hạnh phúc và sức mạnh của mỗi một con người. Cho dù bạn giàu có và thành công bao nhiêu đi nữa, nhưng bạn không thể tự hào về nơi chốn sinh ra mình, thì bạn không thể đạt được niềm hạnh phúc trọn vẹn trong đời.
Mỗi khi có ai đó hỏi: Where are you from? xin bạn hãy nhớ những lời tâm tình trong bài viết này của tôi. Tôi hi vọng nỗi ám ảnh đó sẽ trở thành động lực, để rồi chúng ta có thể làm gì đó trong tương lai, và có ngày lại được tự hào khi trả lời rằng: Tôi đến từ Việt Nam.
Yêu thương tất cả ♥️.
N.L.T.
Nguồn: FB Nguyễn Lân Thắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét