ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: TQ thử loại tên lửa có thể xoá sổ 'một góc' nước Mỹ (VNN 14/11/2019)-Nhân chứng mạnh nhất khai điều bất lợi gì cho ông Trump?(VNN 14/11/2019)-Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao về Trường Sa và Hoàng Sa (GD 13/11/2019)-Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 đoạn? (BVN 13/11/2019)-Chấm dứt căng thẳng Bãi Tư Chính vẫn không giải quyết được vấn đề cốt lõi (RFA 13-11-19) - Mỹ cấm vận Nga dự án tỷ USD Việt Nam bế tắc, PVN dính vào kiện cáo (VNN 12/11/2019)- Mỹ muốn gì từ Trung Quốc? Và thế cờ chót của Mỹ là gì? (BVN 11/11/2019)-Cuộc điều tra luận tội ông Trump sẽ bị khai tử? (VNN 11/11/2019)-Những người lính Việt Nam “Hy sinh vì nước Pháp” trong Thế Chiến I (RFI 11-11-19)-
- Trong nước: Đoàn cưỡng chế ở Vân Đồn bị ném bom xăng, 3 người bỏng (VNN 15/11/2019)- Nhận diện chiêu trò xấu độc nhằm "nắn dòng dư luận" (GD 14/11/2019)-QĐND-Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2019 (GD 14/11/2019)-Còn 2.662 công trình nguy hiểm về cháy, nổ đưa vào sử dụng chưa thẩm duyệt (KTSG 13/11/2019)-Khá 'bảnh' được áp giải tới tòa, xuất hiện nhân vật tên Vỹ (VNN 13/12/2019)-Tiếp tục cảnh báo ô nhiễm không khí ở Hà Nội (KTSG 12/11/2019)-Người Huế đội mưa tiễn đưa cố đại lão hòa thượng Thích Trí Quang (TT 12-11-19)-Cù lao có 1.300 phụ nữ lấy chồng ngoại-thương con sáo sang sông (CAND/DV 12-11-19)-Nghiên cứu sụt lún ở TP.HCM và ĐBSCL: thiếu dữ liệu có thể để lại hậu quả khó lường (NĐT 12-11-19)-Người sưu tầm tài liệu quý về chủ quyền biển đảo (VN 12-11-19)-Nghiên cứu là cần thiết nhưng phải gắn với thực tiễn (GD 12/11/2019)-NXP nói nhân-Ông Bùi Nhật Quang giữ chức Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (VNN 11/11/2019)-
- Kinh tế: Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020 (GD 15/11/2019)-Bắt đầu hụt nguồn điện, chấp nhận mua giá đắt 6.000 đồng/kWh (VNN 15-11-19)-Chuyên gia: Bảo hiểm cần đẩy mạnh số hoá để tăng sức cạnh tranh (KTSG 15/11/2019)-Công nghệ mạ thép đột phá giúp hạn chế tối đa sự ăn mòn của môi trường khắc nghiệt (KTSG 15/11/2019)-Bộ GTVT không đồng ý cho VETC dừng dự án thu phí tự động (KTSG 14/11/2019)-Lợi nhuận 10 tháng của FPT vượt cả năm 2018 (KTSG 14/11/2019)-Doanh nghiệp du lịch sẽ kết nối trực tuyến để hẹn làm ăn (KTSG 14/11/2019)-Đề xuất không tính hệ số sử dụng đất để làm nhà xe bên ngoài chung cư (KTSG 14/11/2019)-Sàn giao dịch thịt heo nên là mô hình cổ phần hóa (KTSG 14/11/2019)-Uniqlo sử dụng robot để tự động hóa công việc ở nhà kho (KTSG 14/11/2019)-Tương lai nào cho đồng bằng sông Cửu Long? (KTSG 14/11/2019)-Công ty sữa lớn nhất Mỹ xin phá sản và xu hướng giảm tiêu dùng sữa bò (KTSG 14/11/2019)-Tin tặc Trung Quốc moi thông tin chính sách thương mại của Mỹ (KTSG 14/11/2019)-Mắt xích bị thiếu (KTSG 14/11/2019)-Kinh tế Đức gặp nguy khi điểm tựa Trung Quốc lung lay (KTSG 14/11/2019)-Khốn khổ, đổ nợ vì qua Mỹ làm chui, ‘nạn nhân’ bỏ về VN tố cáo (VOA 14-11-19)-Quy định nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng (GD 14/11/2019)-Tạo khung pháp lý chặt chẽ quản lý kinh doanh vận tải ô tô (GD 14/11/2019)-Hỗ trợ tu sửa, xử lý khẩn cấp đê, kè, cống không quá 3 tỷ đồng/1 công trình (GD 14/11/2019)-Chi 14.600 tỷ đồng cho cải cách tiền lương, tinh giản biên chế năm 2020 (VNN 14/11/2019)-Chặn đường nhỏ tắc cửa lớn, hàng Việt sang Trung Quốc tụt mạnh (VNN 14/11/2019)-Chủ tịch hội đồng Viện Trang phục Việt: “Nghiên cứu để mặc đẹp và đúng!” (KTSG 14/11/2019)-Doanh nghiệp FDI lên sàn: Đừng biến bình thường thành bất thường (KTSG 14/11/2019)-Lạc quan trong thận trọng (KTSG 14/11/2019)-Dữ liệu thương mại điện tử: Miếng "mồi" của tội phạm mạng (KTSG 14/11/2019)-
- Giáo dục: Giáo dục công - tư bình đẳng về thuế, nhưng làm thế nào? (GD 15/11/2019)-Hiệu trưởng không được hách dịch, cửa quyền, trù dập, bưng bít (GD 15/11/2019)-Nghề giáo nay đã là một nghề nguy hiểm (GD 15/11/2019)-Thưa cô, em thường nhịn ăn tới trường! (GD 15/11/2019)-Lạt như nước ốc, bạc như vôi? (GD 15/11/2019)-Sơn Quang Huyến-Không vướng Nghị định 161, Hà Nội có lý do gì mà không xét đặc cách giáo viên? (GD 15/11/2019)-Ăn chặn tiền chế độ của học sinh nghèo, sao ác vậy? (GD 15/11/2019)-Vụ kiện của cô giáo Hoài Thanh và công tác điều chuyển giáo viên (GD 15/11/2019)-Giá tất cả giáo viên đều được quyền chọn sách giáo khoa (GD 15/11/2019)-Tại sao trẻ cần học triết học? (GD 15/11/2019)-Trường An Hưng, nơi ươm mầm tài năng trẻ (GD 15/11/2019)-Trường Đại học Hải Phòng: 60 năm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho cả nước (GD 15/11/2019)-Đã có công bằng, bình đẳng về thuế giữa các loại hình cơ sở giáo dục chưa? (GD 15/11/2019)-
- Phản biện:Thư ngỏ về những chiếc áo mang biểu tượng yêu nước (BVN 15/11/2019)-CLB Lê Hiếu Đằng-Thảm hoạ Cộng sản (BVN 15/11/2019)-Phạm Đình Trọng-Vì sao báo “Nhân dân” đăng bài Hoàng Duy Hùng viết? (BVN 15/11/2019)-Nguyễn Quang Duy- Nguyễn Mạnh Hùng – ‘ngôi sao chính trị’ bao nhiêu ngàn tỉ? (Blog VOA 14-11-19)-Trân Văn-Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa (TVN 14/11/2019)-Tư Giang- CON NGƯỜI THẬT CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ QUANG (BVN 14/11/2019)-Đào Văn Bình-Thư kiến nghị hoãn phê chuẩn EVFTA và IPA (BVN 14/11/2019)-Phạm Chí Dũng-Đảng, Mặt trận Tổ quốc và Ban Dân vận là gì và nên làm gì? (BVN 14/11/2019)-Giang Nam-Nước Việt hôm nay (*) (BVN 14/11/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Cảm ơn và bái phục họa sĩ Trần Lương (BVN 14/11/2019)-Nguyễn Khắc Mai-Phỏng vấn chín mươi sáu phút với Thượng tọa Thích Trí Quang [05.05.1966] (BVN 13/11/2019)-Ngô Thế Vinh- Giáo Dục Việt Nam: Nhất Định Phải Dỡ Ra Làm Lại (viet-studies 13-11-19)-Qúach Hạo Nhiên-Tháng 11 nghĩ về sự tôn vinh những người thầy ngày nay (GD 13/11/2019)-Nguyễn Cao-Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học không cần thiết phải là Uỷ viên Trung ương Đảng (BVN 13/11/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Nhiều Đại biểu bị kỷ luật nhưng Quốc hội chưa một lần bấm nút cho thôi nhiệm vụ (BVN 13/11/2019)-Trần Thường-Bắt bớ, bỏ tù các tài xế là tiếp tay cho BOT “bẩn” (BVN 13/11/2019)-Minh Hải-Người Việt Nam hãy học tập làm theo hoạ sỹ Trần Lương (BVN 12/11/2019)-Mạc Văn Trang-Phong trào Phật giáo Miền Trung - Huế thời kỳ dấn thân (1954-1966) (viet-studies 12-11-19)- Chu Sơn-Vụ ám sát GS Nguyễn Văn Bông: Cái kết được báo trước của VNCH (BVN 12/11/2019)-Cù Huy Hà Vũ-Giữa hai làn đạn - Thầy Trí Quang (viet-studies 11-11-19)-Nguyễn Hữu Thái-THẦY TRÍ QUANG – Một trang lịch sử (BVN 11/11/2019)-Cao Huy Thuần-10 năm chờ đợi làm Chủ tịch ASEAN: Việt Nam sẽ thúc đẩy vấn đề Biển Đông và sông Mekong? (BVN 11/11/2019)-Võ Văn Quản-Khi GDP tăng đột biến (TVN 11/11/2019)-Tư Giang-Những dấu hiệu chuyển biến (KTSG 10/11/2019)-Danh Đức-Cần cảnh giác cao độ với ‘đường lưỡi bò’ (TVN 10/11/2019)- Nguyễn Duy Xuân-GDP và nỗi niềm của Tổng cục trưởng Thống kê (TVN 5/11/2019)-Tư Giang-
- Thư giãn: Thời lượng sử dụng mạng xã hội càng nhiều, càng giảm hạnh phúc (DT 14-11-9)-Vỡ mộng đến xứ sở Kangaroo (SGGP 12-11-19)-Quá lạ ở Cần Thơ: Đút từng thìa cơm cho cá ăn như đút cho em bé (VNN 12/11/2019)-
THỐNG KÊ: MÔN 'SỐ HỌC CHÍNH TRỊ'
NGÔ THẾ BÍNH / NTB Blog 15-11-2019
Đọc 2 bài của Tư Giang GDP và nỗi niềm của Tổng cục trưởng Thống kê (TVN 5/11/2019) và Khi GDP tăng đột biến (TVN 11/11/2019)-làm tôi nhớ đến nhà kinh tế học người Anh William Petty. Vào năm 1682 lần đầu tiên ông đã xuất bản cuốn sách Thống kê và được đặt tên là "Số học chính trị" (chỉ tới năm 1759, G.Achen Wall (1719-1772) -giáo sư người Đức dùng từ
"statistik", "status" (Thống kê). Đặt tên như vậy chắc là William Petty nghĩ rằng chức năng Thống kê không gì khác là phục vụ cho chính trị, hiểu theo nghĩa rộng là phục vụ quản lý đất nước. Tiếc thay, nền Thống kê Việt nam hiện nay hình như phục vụ chính trị theo nghĩa tuyên truyền, che đậy cho những yếu kém của chính quyền các cấp... là chủ yếu.
GDP VÀ NỖI NIỀM CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ
TƯ GIANG/ TVN 5-11-2019
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm giữ vẻ mặt tươi cười dù ông đối diện với nhiều đánh giá nghịch nhĩ của nhiều nhà khoa học trong một cuộc thảo luận về GDP ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hồi tuần trước. Những đánh giá của họ cũng đồng điệu với nhiều học giả khác đã phát biểu trước đó liên quan đến mức tăng GDP đột biến hơn 25% được Tổng cục Thống kê đánh giá lại cho giai đoạn 2010-2017.
‘Không chịu sức ép của bất kỳ ai’
“Các anh có công bố không? Khi nào thì công bố chính thức để chúng tôi được biết?”, một Tiến sỹ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân truy hỏi. Những sức ép này, cũng như nhiều sức ép khác, cứ trôi vuội đi khi không nhận được câu trả lời trực tiếp. Ông Lâm chỉ khẳng định: “Chúng tôi hoàn toàn độc lập, khách quan và không chịu sức ép của bất kỳ ai”.
Tuy nhiên, sức ép là có thật, chẳng hạn ở cấp địa phương. Trong nhiều năm nay, các tỉnh thành luôn công bố mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với thống kê tăng trưởng quốc gia. Tình trạng này làm xuất hiện câu hỏi, tại sao GDP địa phương cao như thế mà GDP trung ương lại thấp như thế. Tỉnh nào có mức tăng trưởng thấp thường bị quy cho năng lực điều hành.
Ông Lâm kể, cách đây ít lâu một lãnh đạo thống kê địa phương tìm ông Lâm để báo cáo việc bị lãnh đạo địa phương dọa cách chức. “Đồng chí Bí thư tỉnh ủy chịu sức ép (tăng trưởng thấp) nên nói (với lãnh đạo cục thống kê), cậu làm như thế là không giúp cho tỉnh thực hiện nghị quyết của tỉnh. Cậu không cẩn thận là tôi lên nói với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và Tổng Cục trưởng Thống kê cách chức cậu”. Tất nhiên, ở vị trí Tổng cục trưởng, ông Lâm đã “động viên” thay vì “cách chức” vị lãnh đạo thống kê địa phương dũng cảm đó.
Ông Lâm khẳng định: “Đừng bao giờ hỏi hay nghi nghờ Tổng cục Thống kê về phương pháp luận. Quan điểm làm thống kê là khách quan, trung thực, đổi mới, vì đất nước”.
76 ngàn DN được phát hiện giúp tăng GDP kỷ lục. |
Quan điểm thống kê như vậy đã từng được nhiều đời lãnh đạo thống kê như ông Lâm khẳng định. Tại Hội thảo "Kinh tế Việt Nam: Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy" diễn ra trung tuần tháng 11 năm 2017, nhiều nhà kinh tế hàng đầu đã đặt câu hỏi hoài nghi về GDP tăng cao.
Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên nhận xét, riêng năm 2017, “có nhiều nghi vấn” xung quanh việc GDP quý I chỉ tăng 5,15%, đến quý III có sự đột phá lên 7,46% để trung bình 3 quý là 6,4%. “Bước nhảy vọt từ quý I lên quý III chưa năm nào mạnh như năm nay. Trong khi đó, giải ngân đầu tư công ít, khai thác dầu khí giảm rất mạnh... Tại sao lại như vậy?” ông Thiên đặt vấn đề.
Vẫn khẳng định cách tính “độc lập, khách quan”, ông Lâm nói trong hội thảo đó: “Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm về số liệu thống kê. Tôi không phải gửi ai duyệt trước cả".
'Ít người khai báo trung thực tài sản, thu nhập'
Cho đến lần này, khi GDP được tính lại tăng tới hơn 25% vì đã 'phát hiện thêm' 76 ngàn doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp lơn nhất nước, giới học giả một lần nữa lại đặt câu hỏi hoài nghi.
Chuyên gia Bùi Trinh nói: “Trước đây GSO cũng luôn nói là ‘độc lập, khách quan’ khi tính GDP, vậy họ làm sao giải trình được việc bỏ sót một số lượng doanh nghiệp lớn như thế?”. Chuyên gia Võ Trí Thành nói: “Tôi sốc với GDP được tính lại nhưng không phải vì mức tăng hơn 25% mà vì cách giải trình”. Ông giải thích, tính lại GDP là việc quan trọng, cần sự phối hợp của GSO và các bộ, ngành liên quan bởi đây là “chuyện tày đình”, “ảnh hưởng đến hình dung của chúng ta về đất nước”.
Trong suốt quá trình thảo luận vừa qua, dường như không có ý kiến phản đối việc tính lại GDP vì nhiều nước khác cũng làm như vậy. Vấn đề là, như ông Thành nhận xét, giới học thuật ngạc nhiên với con số tính thêm 76 ngàn doanh nghiệp.
Hệ thống đăng ký kinh doanh đã được hiện đại hóa rất cao và quản lý tập trung ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ở Tổng cục Thuế cũng như vậy. Số doanh nghiệp được báo cáo hàng giờ về trung ương; được công bố hàng tháng, hàng năm. Vậy vì sao bỏ sót 76 ngàn doanh nghiệp này? Bên cạnh đó, Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019 vừa được công bố hồi tháng 7/2019 cũng không ghi nhận con số này. Vì sao trong những tài liệu quan trọng đó lại không có mà nay lại có?
Một lý do khác, lâu nay khu vực doanh nghiệp tư nhân có đăng ký chính thức của Việt Nam không lớn được, và được tính toán là chỉ chiếm vỏn vẹn 8-9% GDP mỗi năm. Đến cuối 2018, cả nước có 715 ngàn doanh nghiệp tư nhân. Nhưng nay có thêm 76 ngàn doanh nghiệp (tương đương hơn 10% tổng số doanh nghiệp tư nhân cả nước). Vậy làm sao số doanh nghiệp tăng thêm này giúp tăng GDP tăng hơn 25%, cao hơn nhiều so với đóng góp GDP của 715 ngàn doanh nghiệp cả nước.
Tuy nhiên, thêm 67 ngàn doanh nghiệp mới chỉ là 1 trong 5 nguyên nhân làm tăng GDP. Ông Lâm tiết lộ, khi báo cáo Bộ Chính trị gần đây, Tổng cục Thống kê đã nhận trách nhiệm, “trong 5 nguyên nhân thay đổi, có 2 nguyên nhân do Tổng cục Thống kê chưa cập nhật số liệu tốt”.
Dù sao, tác động của GDP tăng thêm 25,4% sẽ làm các chỉ tiêu tài chính công gắn với GDP giảm đáng kể, cách xa mức trần của Quốc hội, theo chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh. Cụ thể, trong năm ngoái, tỷ lệ nợ công/GDP giảm từ 56,1% xuống còn 44,7%; nợ chính phủ/GDP giảm từ 49,2% xuống 39,2%; nợ nước ngoài/GDP giảm 45,8% xuống 36,5% và thâm hụt ngân sách/GDP giảm từ 3,6% xuống 2,9%.
GDP tăng tác động lớn đến các tỷ lệ vay nợ. |
Ông Thế Anh nói: “GDP tăng lên sau khi tính lại ở góc độ nào đó đã vô hiệu hóa các ngưỡng trần mà Quốc hội đã đưa ra và tạo an toàn giả tạo bởi thu ngân sách không tăng”.
Tổng cục Trưởng Nguyễn Bích Lâm không phủ nhận thực tế này. Ông bộc bạch, trước đây, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh từng nói trước Quốc hội rằng đến các đại biểu Quốc hội cũng không kê khai trung thực hết thu nhập, nói gì đến những người khác, làm cho ngành thống kê rất khó khăn. “Những nước đang phát triển như Việt Nam có ít người khai báo trung thực tài sản, thu nhập của mình nên chúng tôi phải hoàn toàn dựa vào số liệu điều tra được để tính toán,” ông Lâm phân trần.
Tư Giang
KHI GDP TĂNG ĐỘT BIẾN
TƯ GIANG /TVN 11-11-2019
Khi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì một cuộc họp tổng kết của ngành thống kê cuối năm ngoái, ông đã bày tỏ sự không hài lòng khi một số cán bộ phụ trách thống kê của một số ngành vắng mặt.
Ông nói, những số liệu thống kê là rất quan trọng, giúp Chính phủ và Thủ tướng hoạch định nhiều đề án phát triển kinh tế, xã hội.
GDP tăng tác động rất lớn đến các chỉ tiêu nợ công, nợ chính phủ, thu thuế,... Ảnh: Tính toán của TS Phạm Thế Anh. |
Thống kê cô đơn
Tuy nhiên, các bộ ngành mới chỉ thu thập được 34 trong tổng số 79 chỉ tiêu thống kê quốc gia, và cũng chỉ 11/23 bộ, ngành ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê theo Luật Thống kê 2015. Phó Thủ tướng nhắc nhở: “Số liệu sai lệch sẽ giết chết các quyết định”.
Là Phó thủ tướng phụ trách kinh tài, ông Huệ luôn quan tâm, theo dõi các số liệu cũng như hoạt động của ngành thống kê. Ngay cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng rất quan tâm đến ngành này khi đã về làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan, điều những người tiền nhiệm chưa bao giờ làm.
Dù được sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Chính phủ, không ít những khiếm khuyết trong tổ chức nhân sự hay công tác thống kê vẫn chưa được khắc phục.
Ông Lê Sơn Hải, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc kể, Vụ Kế hoạch ở cơ quan có hơn mười mấy người, nhưng “chỉ có 2,5” người là làm thống kê chuyên nghiệp, quá tải với nhiệm vụ thống kê 119 chỉ tiêu thống kê. Nhận thấy bất cập này, Ủy ban Dân tộc muốn lập một Trung tâm thống kê phân tích dự báo. “Tuy nhiên, khi làm đề án gửi đi thì các đồng chí Bộ Nội vụ gạt bay đi”, ông kể lại và nói: “Khi cần số liệu báo cáo thì “gào thét” tuy nhiên khi xong rồi thì lại thôi … Đầu tư cho thống kê thì tiếc lắm”.
Những câu chuyện đó cho thấy nhân sự, tổ chức cho thống kê ở không ít cơ quan còn rất lỏng. Đó là chưa nói chuyện những người làm chuyên môn bị hắt hủi, bị ghẻ lạnh.
Trong một cuộc làm việc với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trước đó, một lãnh đạo Cục Thống kê Phú Thọ kể, cán bộ thống kê địa phương phải chịu rất nhiều áp lực, bị phân biệt đối xử, rồi cô lập khi nói ra những số liệu thật. “Chúng tôi thậm chí phải trả giá khi phải nói những con số thống kê thực cho các cấp lãnh đạo địa phương. Nhiều lúc chúng tôi cảm thấy bị cô lập, rất cô đơn”, ông nói.
Những lý do chủ quan trên, cộng với nhiều lý do khách quan khác, làm cho không ít số liệu thống kê rất “yếu và thiếu”, như nhiều chuyên gia kinh tế nhận xét.
Khi GDP tăng 25%
Lấy một ví dụ điển hình là tình hình thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam nhiều năm nay được thống kê là rất thấp, chỉ loanh quanh dưới 2%, tỷ lệ thấp nhất thế giới mà lý do cơ bản nhất là áp dụng phương pháp thống kê quốc tế.
Theo đó, “người thất nghiệp” bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên, khi được hỏi cho biết trong 1 tuần họ đáp ứng tất cả 3 điều kiện: không có việc làm dù chỉ là 1 giờ, sẵn sàng làm việc và đang tìm việc.
Với thực trạng là 65,6% dân số sống ở nông thôn, di cư ra thành phố cao thì gần như không mấy ai thất nghiệp, dù công việc họ làm có đồng lương chết đói. Một người thất nghiệp chỉ cần nấu một bữa ăn, hay giặt chậu quần áo là coi như có việc làm.
Tiêu chí như vậy có thể đúng ở các quốc gia phát triển, nơi hệ thống an sinh xã hội được đảm bảo và ghi nhận được ngay những người thất nghiệp.
Bên cạnh đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tăng 310,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo điều tra lao động việc làm của GSO. Con số gia tăng này nhỏ hơn rất nhiều so với 1,62 triệu việc làm mới được tạo ra năm 2019. Mà số việc làm mới cũng rất kỳ lạ. Người ta tính toán, cứ tăng trưởng 1 điểm phần trăm thì tạo được 300 ngàn việc làm mới.
Vấn đề là những con số này – người thì ít mà việc làm mới thì nhiều - đã kéo dài nhiều năm nay, cho thấy tình trạng vênh số liệu như thế nào trong thống kê lao động, việc làm.
Ví dụ thứ hai là việc tính lại làm GDP tăng hơn 25% vừa qua. Có được mức tăng GDP ở mức kỷ lục này là do phát hiện thêm, bổ sung nhiều loại doanh nghiệp.
Ví dụ, phát hiện thêm 76.000 doanh nghiệp với tổng doanh thu 2.476 nghìn tỷ đồng; tăng thêm 306 nghìn hộ cá thể có doanh thu 99 nghìn tỷ đồng trong năm 2016. Bổ sung 13 nghìn doanh nghiệp từ danh sách của cơ quan thuế mà chưa có trong báo cáo thống kê, tương ứng 278 nghìn tỷ đồng. Bổ sung 735 doanh nghiệp phần mềm có doanh thu 20 nghìn tỷ đổngnăm 2017; tính thêm các doanh nghiệp quân đội, công an;…
Cộng tất cả doanh thu của các doanh nghiệp này thì còn lâu mới tương ướng với mức tăng hơn 25% (65 tỷ đô). Vấn đề là doanh thu không được tính vào GDP, mà là giá trị gia tăng VA thường thấp hơn doanh thu. Chính vì những lẽ đó, và nhiều hơn nữa, nhiều chuyên gia mới băn khoăn về tính giải trình của các con số tăng trưởng đó, chứ không phải việc tính toán lại.
Việc đánh giá lại GDP là bình thường, các quốc gia khác cũng vậy. Năm 2013, GSO cũng đánh giá lại quy mô GDP cho giai đoạn 2008-2012 và GDP cũng đã tăng khá cao thời điểm đó.
Song lần này, tính giải trình của GSO về mức tăng còn khá yếu, làm nhiều chuyên gia kinh tế, học giả bày tỏ băn khoăn.
GDP được sử dụng để phản ánh thu nhập của nền kinh tế nhưng nó có nhiều nhược điểm như bao gồm cả thu nhập của người nước ngoài (khoảng 18-19 tỷ đô la mỗi năm được chuyển ra nước ngoài; 15 nghìn doanh nghiệp FDI tạo ra lợi nhuận trước thuế tương tứng 80% của doanh nghiệp trong nướcdn trong nước); các dự án “đắp chiếu” trị giá lên tới hàng trăm nghìn tỷ; không phản ánh được chi phí ô nhiễm môi trường (5%GDP).
Mặc dù vậy, Quốc hội, Chính phủ dựa vào GDP và các thống kê liên quan để đưa ra các tỷ lệ quan trọng như tổng vốn đầu tư phát triển xã hội, thâm hụt ngân sách, giới hạn nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, thu thuế,…
Đó là chưa nói đến nhu cầu của doanh nghiệp và người dân cần có số liệu tốt để lên kế hoạch làm ăn, phát triển thị trường.
Cách đây 2 năm, trong một lần gặp báo chí, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng từng “rút ruột” nói: “Tăng trưởng kinh tế nói 6,7%, 6,8%, hay 6,9% cũng được nhưng nó ở đâu ấy. Còn ngân sách thì phải ‘tiền tươi thóc thật’, thiếu một đồng là mất cân đối ngay".
Như vậy, khi GDP tăng thêm 25% sau khi tính toán lại sẽ có tác động không hề nhỏ đến rất nhiều cán cân, cũng như đến điều hành tới đây, cả ở cấp quốc gia, cả ở góc độ của từng doanh nghiệp.
Tư Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét