ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ cấm vận Nga dự án tỷ USD Việt Nam bế tắc, PVN dính vào kiện cáo (VNN 12/11/2019)- Mỹ muốn gì từ Trung Quốc? Và thế cờ chót của Mỹ là gì? (BVN 11/11/2019)-Cuộc điều tra luận tội ông Trump sẽ bị khai tử? (VNN 11/11/2019)-Mật vụ Đông Đức đã theo dõi người dân như thế nào: Khám phá Bảo tàng Stasi (BVN 11/11/2019)-Những người lính Việt Nam “Hy sinh vì nước Pháp” trong Thế Chiến I (RFI 11-11-19)-Chính sách của Trump với Trung Quốc – cái nhìn cập nhật (BVN 10/11/2019)-Freedom House lại giở trò “báo cáo tự do Internet” (CAND 9-11-19)-Tổng thống Trump chưa đồng ý dỡ bỏ thuế với Trung Quốc (KTSG 9/11/2019)- Biển Đông: Bắc Kinh tố ngược Việt Nam là đã xâm lấn vùng biển Trung Quốc (BVN 9/11/2019)-Trọng Nghĩa-TQ ‘cấy’ bằng chứng khảo cổ giả ở Biển Đông ra sao? (BVN 9/11/2019)-Cảnh sát Anh công bố tên tuổi 39 nạn nhân Việt Nam (BVN 9/11/2019)-Trung Quốc biến nguồn nước thành vũ khí, gây thêm hạn hán ở châu Á (BVN 8/11/2019)-Biển Đông: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VN nói không loại trừ khả năng kiện TQ (BVN 8/11/2019)-
- Trong nước: Nghiên cứu là cần thiết nhưng phải gắn với thực tiễn (GD 12/11/2019)-NXP nói nhân-Ông Bùi Nhật Quang giữ chức Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (VNN 11/11/2019)-Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp (GD 11/11/2019)-Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 (GD 11/11/2019)-Năm Chủ tịch ASEAN: Vị thế và vai trò Việt Nam (GD 11/11/2019)-Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh có nên là đại biểu Quốc hội? (VNN 11/11/2019)-Hãy cứu giúp người tù bị cưỡng bức điều trị tâm thần: Lê Anh Hùng (BVN 11/11/2019)-Ứng phó với bão số 6, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân (GD 10/11/2019)-Bộ trưởng hơn 5 lần nhận khuyết điểm và trách nhiệm ở phiên chất vấn (VNN 10/11/2019)-Mâu thuẫn gia đình, nghịch tử Phú Thọ nấp vườn chuối bắn chết bố đẻ (VNN 10/11/2019)-NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát xin thôi tham gia Hội đồng duyệt phim quốc gia (VNN 10-11-19)-Vụ lừa đưa người sang Mỹ giá 36.000 USD: Nạn nhân cay đắng về nước làm tài xế taxi (TP 10-11-19)-Gần 3.300 trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài trong 9 năm trở lại đây (SGGP 10-11-9)- Đại biểu ấn tượng với trả lời của Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Nông nghiệp (GD 9/11/2019)-
- Kinh tế: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương (GD 12/11/2019)-Quảng cáo câu view (KTSG 12/11/2019)-90 nghìn lao động nước ngoài ở Việt Nam, toàn sếp lớn và lương cao (VNN 12/11/2019)-Tăng trưởng tín dụng đã "dễ thở" hơn? (KTSG 11/11/2019)-Chia sẻ rủi ro doanh thu ở dự án PPP: Nhà nước lấy nguồn nào? (KTSG 11/11/2019)-Bộ GTVT “chốt” phương án không thu phí tại trạm T2 (KTSG 11/11/2019)-HoREA kiến nghị 3 khung giá đất riêng cho TPHCM (KTSG 11/11/2019)-HoREA kiến nghị 3 khung giá đất riêng cho TPHCM (KTSG 11/11/2019)-E ngại các xung đột thương mại gia tăng, Quốc hội giữ nguyên tỉ lệ nhập siêu (KTSG 11/11/2019)-Thêm hàng loạt sai phạm trong quản lý đất công của Sagri (KTSG 11/11/2019)-Dịch vụ di động 5G bị chê đắt (KTSG 11/11/2019)-“Bí ẩn” trong thành tựu xuất siêu (KTSG 11/11/2019)-Thủ tướng: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để phát triển đất nước (GD 11/11/2019)-Tiền lương hàng triệu cán bộ, công chức tăng mạnh từ 2020? (VNN 11/11/2019)-Lịch sử các thương hiệu gia tộc kinh doanh Việt Nam (Leaser 11-11-19) -Nghề doanh nhân: Càng thử thách càng thấy vui (Leader 11-11-19)-Hàng trăm doanh nghiệp Việt đứng tên cho người nước ngoài 'núp bóng' tại vị trí nguy hiểm (VietTimes 10-11-19) -Nợ công 32 triệu/người - Ai vay, ai trả? (NNVN 11-11-19) -- P/v Nguyễn Minh Phong-
- Giáo dục: “Cái chữ ăn no được” (GD 12/11/2019)-Bộ Nội vụ chính thức có công văn yêu cầu tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng (GD 12/11/2019)-Thầy cô nhận hay không nhận quà cũng khổ (GD 12/11/2019)-Trước ngày 20 tháng 11, bà giáo già khóc vì giáo dục thời nay (GD 12/11/2019)-Ai là tổng công trình sư bãi cọc Bạch Đằng năm 938? (GD 12/11/2019)-Luật viết các trường đại học bình đẳng, Dự thảo Nghị định vẫn phân đẳng cấp (GD 12/11/2019)-Nuôi heo đất và Kế hoạch nhỏ cũng bị phân bổ (GD 12/11/2019)-Ngày 20/11 năm nay, em không còn được trò chuyện với thầy! (GD 12/11/2019)-4 năm học sư phạm lẽ nào lại cần thêm chứng chỉ nghề chỉ học vài ngày? (GD 12/11/2019)-Khó khăn chồng chất của nhiều trường tư thục (GD 12/11/2019)-Nhiều quốc gia đưa toán xác suất thống kê vào dạy học từ tiểu học (GD 12/11/2019)-Một số quy định về thu nhập tăng thêm ở Thành phố Hồ Chí Minh thầy cô cần biết (GD 12/11/2019)-Đổi mới quản trị trường đại học sư phạm kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tự chủ đại học (GD 12/11/2019)-Bác thông tin thu hồi bài kiểm tra học sinh, do con Giám đốc Sở bị điểm thấp (GD 12/11/2019)-25 thầy cô được nhận giải thưởng “nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” (GD 12/11/2019)-Dự thảo Nghị định đang khuyến khích “lò ấp” Tiến sĩ (GD 11/11/2019)-
- Phản biện: Thảm hoạ Cộng sản (kỳ 3) (BVN 12/11/2019)-Phạm Đình Trọng-Người Việt Nam hãy học tập làm theo hoạ sỹ Trần Lương (BVN 12/11/2019)-Mạc Văn Trang-Quy trình “tam phản” về cán bộ, sai ở đâu? (BVN 12/11/2019)-Nguyễn Đình Cống-Vụ ám sát GS Nguyễn Văn Bông: Cái kết được báo trước của VNCH (BVN 12/11/2019)-Cù Huy Hà Vũ- Bộ trưởng… ngại! (GD 11/11/2019)-Xuân Dương-Nhà văn Nguyên Ngọc: Tường Berlin đổ, trông người mà ngẫm đến ta (BVN 11/11/2019)-Trọng Thành- Giữa hai làn đạn - Thầy Trí Quang (viet-studies 11-11-19)-Nguyễn Hữu Thái-THẦY TRÍ QUANG – Một trang lịch sử (BVN 11/11/2019)-Cao Huy Thuần-10 năm chờ đợi làm Chủ tịch ASEAN: Việt Nam sẽ thúc đẩy vấn đề Biển Đông và sông Mekong? (BVN 11/11/2019)-Võ Văn Quản-Khi GDP tăng đột biến (TVN 11/11/2019)-Trần Văn Tường-Những dấu hiệu chuyển biến (KTSG 10/11/2019)-Danh Đức-Cần cảnh giác cao độ với ‘đường lưỡi bò’ (TVN 10/11/2019)- Nguyễn Duy Xuân- Thượng tọa Thích Trí Quang – “Người làm rung chuyển nước Mỹ” (viet-studies 10-11-19)-Nguyễn Hữu Thái-Tội nghiệp nước Mỹ (Blog VOA 10-11-19)-Mặc Lâm-Nỗi sợ và cái chết (BVN 10/11/2019)-Nguyệt Quỳnh-Thảm hoạ cộng sản (Kỳ 2) (BVN 10/11/2019)-Phạm Đình Trọng-Từ chối Thành Long: không phải dân tộc hẹp hòi, đó là tự tôn dân tộc (BVN 10/11/2019)-
- Thư giãn: Thầy Park ban lệnh "đặc biệt" trước khi đấu UAE, Thái Lan (VNN 12/11/2019)-Quá lạ ở Cần Thơ: Đút từng thìa cơm cho cá ăn như đút cho em bé (VNN 12/11/2019)-Những hiểu nhầm nghiêm trọng về Bát Giới trong 'Tây du ký' (VNN 11/11/2019)-
BỘ TRƯỞNG...NGẠI !
XUÂN DƯƠNG/ GDVN 10-11-2019
Báo Giaoduc.net.vn trong bài “Tôi biết có những đồng chí sai phạm hiện là cán bộ cấp cao” trích lời Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân:
“Tôi biết hiện nay có những đồng chí sai phạm hiện là cán bộ cấp cao, nên việc xử lý vấn đề này hết sức nhạy cảm và phải theo từng tình huống xử lý cho phù hợp, vừa đảm bảo nghiêm minh pháp luật, vừa đảm bảo sự ổn định chính trị và đặc biệt là chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp…”. [1]
Phát biểu của Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thoạt nghe tưởng như rất thẳng thắn, song lại phản ánh một sự thật nhiều người muốn né tránh, rằng xử lý cán bộ cao cấp mắc sai phạm là vấn đề “nhạy cảm” và do đó phải cân nhắc “theo từng tình huống”.
![]() |
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân (Ảnh: quochoi.vn). |
Phải chăng Bộ trưởng … ngại?
Khái niệm “Tình huống” Bộ trưởng Tân sử dụng được giới văn chương gọi là “Uyển ngữ”, đó là một kiểu “nói tránh, nói trẹo”, giống như cụm từ “Nước ngoài” mà đại biểu Dương Trung Quốc phản biện trước Quốc hội.
Tuy nhiên người viết cho rằng có cái hay trong cụm từ “tình huống” bởi mỗi “tình huống” có thể không phải là một người mà ứng với một nhóm có chung đặc điểm, chẳng hạn những đồng chí sai phạm hiện là cán bộ cấp cao ở “trung ương”, “địa phương”, “trong lực lượng vũ trang”, “trong các tổ chức chính trị xã hội”…
Xin không bàn luận đến các hình thức xử lý kỷ luật trong Đảng với bốn mức: “Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ” mà chỉ đề cập đến hình thức xử lý trong “Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước” mà Bộ trưởng Tân đã giới hạn.
Như lời Bộ trưởng Tân, để “đảm bảo sự ổn định chính trị và chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp” mỗi “tình huống” phải có cách “xử lý cho phù hợp”.
Vậy thế nào là “xử lý cho phù hợp”?
Tại Hà Nội, từng có chuyện một nhóm cán bộ trong đó có một cựu Phó Chủ tịch thành phố, ông Phí Thái Bình bị công an kết luận là “Có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 bộ luật Hình sự”.
Tuy nhiên các cơ quan bảo vệ pháp luật sau đó đã thống nhất không cần thiết phải xử lý hình sự với ông Phí Thái Bình vì ông này “có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu”? [2]
Đây có phải là hình mẫu hoàn hảo cho việc “xử lý cho phù hợp”?
Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thiết nghĩ cũng nên “tâm tư” một tí với hai hướng xử lý được Bộ trưởng Tân đề cập: “Đảm bảo sự nghiêm minh pháp luật” và “Xử lý cho phù hợp”.
Hướng nào sẽ được ưu tiên?
Nếu pháp luật được thượng tôn, nếu “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” thì nhận hối lộ 3 triệu USD sẽ xử lý thế nào cho “phù hợp”?
Sau rất nhiều nghị quyết đã ban hành của Trung ương về phòng chống tham nhũng, sau những phát biểu “chống tham nhũng không có vùng cấm” của nhiều vị lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, vì sao cho đến hôm nay Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân vẫn phải cho rằng xử lý “cán bộ cấp cao” mắc sai phạm là “nhạy cảm”!
Liệu đây có phải là chuyện bình thường, vốn xưa nay … vẫn thế?
“Có tỉnh tuyển dụng sai phạm đến 1.700 trường hợp”, nguyên nhân theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân là do “Chúng ta không nắm được cán bộ. Tất cả cán bộ đều thông qua hồ sơ, lý lịch, nhận xét, đánh giá tuyển chọn của cấp dưới…”.
Về sai phạm của “cấp dưới” có lẽ nên bàn thêm một tí.
Vụ bổ nhiệm Giám đốc sở 30 tuổi ở Quảng Nam, đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Trần Anh Tuấn làm trưởng đoàn đã kết luận: “Quảng Nam làm đúng quy trình”.
Tuy nhiên sau đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã bác bỏ kết luận của Bộ Nội vụ và ra quyết định kỷ luật cựu bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cùng con trai.
Cả nước có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, một tỉnh tuyển dụng sai phạm 1.700 trường hợp, vậy cả nước tuyển sai bao nhiêu trường hợp?
Hàng triệu người kê khai tài sản, chưa đến 10 người có sai phạm; Số công chức không hoàn thành nhiệm vụ chỉ chiếm tỉ lệ 0,63%; Số viên chức không hoàn thành nhiệm vụ chỉ chiếm tỉ lệ 0,38%… Đó là các số liệu được cơ quan chức năng công khai trên báo chí.
Liệu đã đến lúc không chỉ Bộ Nội vụ mà các cơ quan khác cũng nên đối diện với một sự thật, rằng những số liệu thống kê “đẹp” đến khó tin về công tác cán bộ chỉ mang lại cảm giác bất an cho người dân, không vực dậy niềm tin bị suy giảm nghiêm trọng của dân chúng vào lĩnh vực này?
Theo Bộ trưởng Tân, báo cáo từ các địa phương gửi về, Bộ Nội vụ chỉ tổng hợp trong phạm vi “Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước” và “Hệ thống” ấy đã cho ra con số 0,63% công chức, 0,38% viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. [2]
Những con số mà chính Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng phải thừa nhận: “Với tư cách là Bộ trưởng Nội vụ, tôi cho rằng nhận xét, đánh giá này chưa chính xác”.
Với thực trạng “Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước” như vậy, liệu đã đến lúc cụm từ “không ít cán bộ” hay “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên” (mắc sai phạm nghiêm trọng) cần phải mở rộng thành “một bộ phận không nhỏ tổ chức, địa phương”?
Hồ Chủ tịch từng dạy “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Một khi người đứng đầu ngành Nội vụ phải thừa nhận “Chúng ta không nắm được cán bộ” thì liệu đã đến mức “cán bộ” không còn thuộc về “chúng ta”?
Và nếu mối lo “cán bộ” không còn thuộc về “chúng ta” là đúng thì thực sự họ thuộc về phía nào, kim tiền, ngoại bang hay thánh thần?
Cũng cần phải làm cho rõ, khái niệm “Chúng ta” trong phát biểu của Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân có phải là gần 100 triệu người dân nước Việt?
Nếu “Chúng ta” không phải là nhân dân mà chỉ bó hẹp trong phạm vị “Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước” thì nhân dân có phải cùng chịu chung trách nhiệm?
Vậy nên nếu “chúng ta” chưa (hoặc không?) muốn nhìn thẳng vào “cán bộ” để cảnh tỉnh thì có phải di huấn của Hồ Chủ tịch “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” vẫn chưa được quan tâm đúng mức?
Người lãnh đạo phải “Lấy dân làm gốc”, công việc phải lấy “Cán bộ làm gốc”.
Đất nước chỉ có thể ngẩng cao đầu từ đôi chân tạo bởi hai cái “gốc” ấy.
Nếu có lúc nào đó “gốc cán bộ” được xem quan trọng hơn “gốc dân”, thậm chí là cao hơn “gốc dân” thì điều gì sẽ xảy ra?
Liệu có phải lúc đó thay vì tranh đua với thế giới trong các kỳ Olympic “chúng ta” sẽ tham gia Paralympic?
Tài liệu tham khảo:
[1] //giaoduc.net.vn/gdvn-post204157.gd?bclid=IwAR1quVuTAMc3 w42NXrHMcJJv5eWk5o-mpJPcSiBqFiRWbdFsiTC1N41jBY
[2] //giaoduc.net.vn/goc-nhin/nhom-loi-ich-dang-chuan-bi-de-doi-pho-voi-quyet-tam-cua-tong-bi-thu-post169537.gd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét