ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Carl Thayer: Bắt giữ Hải Dương Địa Chất 8 thông qua Interpol? (BVN 29/8/2019)-Người biểu tình Hong Kong: ‘Bây giờ hoặc không bao giờ’ (BVN 29/8/2019)-BBC-Nội bộ Trung Quốc chia rẽ lập trường về thương chiến (KTSG 28/8/2019)- Lầu Năm Góc lên án Trung Quốc cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam (BVN 28/8/2019)-Lối thoát nào cho người Việt bên lề xã hội Campuchia? (BBC 28-8-19)-Hội Luật quốc tế Việt Nam gửi thư ngỏ cho Trung Quốc về Biển Đông (VnEx 28-8-19)-Sức mạnh 50 ngàn tỷ USD hồi sinh, Donald Trump khiến Bắc Kinh hoảng sợ (VNN 27/8/2019)-TQ phản bác tiết lộ của ông Trump về đàm phán thương chiến (VNN 27/8/2019)-‘Mỹ không muốn ExxonMobil bị Trung Quốc hăm dọa’ sau Bãi Tư Chính (BVN 27/8/2019)-Trung Quốc muốn độc chiếm nguồn dầu khí Biển Đông? (BVN 27/8/2019)-Phong trào phản kháng Hồng Kông vẫn biểu tình bất chấp bạo lực tái phát (BVN 26/8/2019)-Chiến thuật “bắp cải” trên biển là gì (?!) (VHNA 26-9-18)-
- Trong nước: 6 Bộ chuẩn bị báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (GD 29/8/2019)-Chủ tịch Hà Nội công khai bôi nhọ người đại diện của dân Đồng Tâm (BVN 29/8/2019)-RFA-Còn đó những kẻ xuyên tạc, đổi trắng thay đen, đòi xóa bỏ xã hội chủ nghĩa (GD 28/8/2019)-QĐND-Khởi tố thêm 3 bị can liên quan vụ án "đất vàng" của Sabeco (KTSG 28/8/2019)-Công bố lá thư Bác Hồ gửi Tổng thống Mỹ Nixon 8 ngày trước khi qua đời (TT 28-8-19)-Xin ý kiến nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước phương hướng phát triển đất nước (GD 27/8/2019)-Quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (GD 27/8/2019)-Vụ cựu Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH vướng án, ngàn tỷ 'bốc hơi', ai đền? (VNN 27/8/2019)-Khởi tố thêm 5 cá nhân trong vụ Mobifone (KTSG 27/8/2019)-Các nhóm thân hữu và tắc nghẽn thể chế ở VN (BBC 27-8-19)-Con cái lãnh đạo ‘ăn và phá’- ai lãnh? (RFA 26-8-19)-Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao để làm gì? (BizLive 27-8-19)-Đảm bảo an ninh chính trị các hội quần chúng và hội, đoàn ở nước ngoài (CAND 27-8-19)
- Kinh tế: Việt Nam-Malaysia tăng kim ngạch thương mại lên 15 tỷ USD vào năm 2020 (GD 29/8/2019)-Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad lái thử xe VinFast (GD 28/8/2019)-Tỉnh Quảng Đông mong muốn thúc đẩy hợp tác thương mại với Việt Nam (GD 28/8/2019)-Danh mục 24 quy hoạch hết hiệu lực (GD 28/8/2019)-Yêu cầu sớm kết thúc điều tra vụ án sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả (GD 28/8/2019)-Du lịch Hội An quá tải: do quy hoạch, sắp xếp dịch vụ (KTSG 28/8/2019)-Trung Quốc: Giá thịt heo tăng lên mức kỷ lục (KTSG 28/8/2019)-Việt Nam “tránh xa” Huawei vì an ninh hay vì Mỹ? (BVN 28/8/2019)-Diễm Thi-Giải pháp nào để nâng cao chất lượng du lịch Hội An? (KTSG 28/8/2019)-Thỏa sức mua sắm dịp lễ 2-9 tại Hội chợ khuyến mại TP.HCM 2019 (KTSG 28/8/2019)-Dell tăng cường kênh bán hàng trực tuyến qua Lazada (KTSG 28/8/2019)-Nghịch lý vốn FDI cam kết (KTSG 28/8/2019)-Tôm hùm Canada "gặp thời” vì thương chiến Mỹ - Trung (KTSG 28/8/2019)-TPHCM ủng hộ xây nhà máy điện Hiệp Phước (KTSG 28/8/2019)-Đà Nẵng: Hơn 8.500 tỉ đồng để phân loại chất thải rắn sinh hoạt (KTSG 28/8/2019)-Việt Nam tạo thuận lợi cho SOCO tiếp tục đầu tư vào dầu khí (KTSG 28/8/2019)- Xây cầu thay thế phà Cát Lái năm 2020 (KTSG 28/8/2019)-Dịch vụ cho thuê ô tô Hertz vào thị trường Việt Nam (KTSG 28/8/2019)-NHNN cảnh báo các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động (KTSG 28/8/2019)-Grab đầu tư lớn vào Việt Nam, cùng Sovico phát triển chuỗi cung ứng (KTSG 28/8/2019)-Phân bổ vốn đầu tư công: Không nên “trao hết” cho địa phương (KTSG 28/8/2019)-Thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại cho hàng xuất nhập khẩu (KTSG 28/8/2019)-Tại sao Samsung, Foxconn và LG lại chọn đặt nhà máy ở phía Bắc thay vì phía Nam? (CafeF 28-8-19)-
- Giáo dục: Phụ huynh khởi kiện trường quốc tế ra tòa vì lạm thu (GD 29/8/2019)-Xin đừng bắt thầy cô đăng ký chỉ tiêu! (GD 29/8/2019)-Thầy giáo băng rừng, lội suối để đến với học trò Ba Chẽ (GD 29/8/2019)- Sắp tới thi giáo viên giỏi sẽ thay đổi như thế nào? (GD 29/8/2019)-Bộ Giáo dục bắt đầu nhận hồ sơ thẩm định sách giáo khoa lớp 1 (GD 29/8/2019)-Danh dự bị tổn hại, cô giáo ở Cà Mau còn bị mất danh hiệu thi đua (GD 29/8/2019)-Hướng dẫn chi tiết sinh viên và bạn đọc làm thẻ Thư viện quốc gia Việt Nam (GD 29/8/2019)-Hiệu trưởng ký khống hồ sơ cho nhân viên ngân hàng trục lợi 1,38 tỷ đồng (GD 29/8/2019)-Bộ Giáo dục yêu cầu bảo đảm điều kiện để các trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày (GD 29/8/2019)-Ai sẽ cứu được đại học Đông Đô? (GD 29/8/2019)-Việt Nam lần đầu tiên giành huy chương bạc tại Kỳ thi tay nghề thế giới (GD 28/8/2019)-Trường quốc tế và vấn đề chủ quyền giáo dục quốc gia (KTSG 28/8/2019)-
- Phản biện: Trung Quốc muốn rót tỷ USD vào Nghi Sơn: Đã có bài học (BVN 29/8/2019)-Thành Luân-Có thực là đang “nghiêm chỉnh thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” không? (BVN 28/8/2019)-Tương Lai-Hỏi ai, hỏi cái gì ? (BVN 28/8/2019)-Nguyễn Đình Cống-Cách Trung, gần Tây, thân Dân, cứu Nước (BVN 28/8/2019)-Nguyễn Khắc Mai-Các nhóm thân hữu và tắc nghẽn thể chế đang gây hại cho VN (BVN 28/8/2019)-Phạm Quý Thọ-Rừng Amazon sắp bị huỷ hoại đến ngưỡng không thể cứu vãn (BVN 28/8/2019)-Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Vướng mắc lớn nhất nằm ở đất đai (Leader 26-8-19)-Trần Anh- Khủng hoảng bãi Tư Chính: Bước ngoặt mới cho Việt Nam (viet-studies 25-8-19)-Nguyễn Quang Dy- “Vẽ” GDP cao ngất nhằm mưu toan gì? (BVN 24/8/2019)-Thường Sơn-James Bond 007 và Comrade X-003 (viet-studies 24-8-19)- Nguyễn Văn Chiến-Philippines còn may hơn Việt Nam (*) (BVN 23/8/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Nếu Trung Quốc lập được B.O.T ở Bãi Tư Chính, VN sẽ mất tất cả! (BVN 23/8/2019)-Nhân Hoà-Hơn 11.000m3 tro bay, xỉ đáy mỗi tháng từ Alumin Nhân Cơ về đâu? (BVN 22/8/2019)-Cao Nguyên-“Thu phí” lại hoàn “thu phí” (TVN 23/8/2019)-Nguyễn Duy Xuân-Tại sao Hong Kong được cộng đồng Việt quan tâm? (BVN 22/8/2019)-Mạnh Kim- Không để hiện tượng mượn phê bình làm điều xấu (QĐND 22/8/2019)-Hà Sơn Thái
- Thư giãn: Chuyện lạ ở Hà Nội: Đêm tân hôn, cô dâu tá hỏa phát hiện chú rể bị đánh tráo (VNN 27/8/2019)-“Kỷ nguyên của sắt thép và của những cây cầu” Việt Nam qua hồi ký của Paul Doumer (VHNA 26-8-19)- Xem chú khỉ dùng đá nện vỡ lồng kính hòng tẩu thoát (VNN 25/8/2019)
CÓ THỰC LÀ ĐANG 'NGHIÊM CHỈNH THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH' KHÔNG ?
TƯƠNG LAI/ BVN 28-8-2019
Người ta đang rầm rộ khua chiêng gióng trống để “nghiêm chỉnh” thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minhgắn với phong trào “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”. Rầm rộ vì đây là dịp kỷ niệm 50 năm ngày công bố toàn văn Di chúc. Nhưng oái oăm thay, thời điểm rầm rộ nhắc lại “Di chúc” cũng đúng là lúc bọn Trung Quốc xâm lược đang hung hăng và ngang ngược gây hấn trên Bãi Tư Chính nhằm nắn gân những người cầm đầu trong bộ máy toàn trị “cùng chung ý thức hệ XHCN” với chúng.
Tín hiệu phát ra của Bắc Kinh quá trắng trợn nhằm đánh đòn cân não, giáng đúng vào cái não trạng đã nhão nhoét một mớ tín điều “ý thức hệ” ôi thiu của Nguyễn Phú Trọng khi nghe nói là Trọng đang xoay bản lề để có chuyến “công du Mỹ Quốc” mà hình như Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 20. 8.2019 đã đề cập đến.
Điều này càng đặt “Tổng Chủ” vào thế “tiến thoái lưỡng nan” trước thế nước chênh vênh. Trọng lại càng lúng túng như gà mắc tóc, trước đòn Tàu quá hiểm, mà làn sóng phẫn nộ của dân thì lại đang như nước triều dâng! Thế cuộc đang đặt Trọng đối diện với một cuộc “khủng hoảng kép” về đối ngoại lẫn đối nội! Bãi Tư Chính không chỉ hệ trọng về vị trí chiến lược, mà còn có ý nghĩa sống còn về chính trị, vì để mất Bãỉ Tư Chính là mất hết. Nếu điều ấy xảy ra thì tính chính danh của Trọng không thể vớt vát được trước công luận quốc tế. Nhưng đáng sợ hơn với Trọng còn là cái biển oán giận ngày càng tràn đầy trong lòng dân khi bộ mặt hèn nhát cam chịu phận chư hầu ngày càng rõ trong thủ đoạn đu dây lươn lẹo với xu hướng “nhất biên đảo” bởi sự ràng buộc quá hiểm của Tập Cận Bình.
Vì vậy, sợ giặc cướp nước một thì Trọng lại sợ dân mười. Tại sao? Vì giặc xâm lược, tên cướp biển đang được trang bị những vũ khí hiện đại để uy hiếp chủ quyền lãnh thổ lãnh hải trên Biển Đông với cái “đường lưỡi bò” ngang ngược kia đâu phải từ bây giờ, mà đã từ rất lâu của thời “Mạnh mượt răng chắc” rồi đến “Trọng lú” trong những chuyến triều kiến “thiên triều” vẫn chỉ một mực tung hô “lý tưởng tương thông, vận mệnh tương quan” và xem 16 chữ vàng như là bùa hộ mạng để chúng giữ được cái ghế quyền lực. Với chúng, dù nước có bị uy hiếp nhưng “còn đảng là còn mình”, cái ngai vàng của “Tổng” rồi “Tổng Chủ” vẫn còn kéo dài cho dù sự sụp đổ chỉ là sớm muộn! Vì thế mà khi giặc cướp đang hoành hành, trong những lần xuất hiện đúng vào lúc lòng dân đang sôi sục, Trọng vẫn im thin thít không dám hé răng. Định học chiêu nếm phân của Câu Tiễn để lo “đại cục” chăng? Nhưng cái “cục lớn” đã thối hoăng ra rồi đâu cần phải nếm!
Hãy chỉ nói đến một lời cảnh báo của thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược của Bộ Công An từ năm 2016 về: “biết nhưng dường như không dám nói ra. Nói ra, nhiều khi cứ sợ mấy thứ luẩn quẩn đại loại như: vướng vào chuyện kích động “chủ nghĩa dân tộc” bài Trung Quốc; ám ảnh bởi 16 chữ vàng như cái “vòng kim cô”… Điều 70 của Hiến pháp nói rằng công dân có quyền được thông tin. Nhà nước có trách nhiệm thông báo kịp thời: tại giờ ấy, ngày ấy, tháng ấy, tại tọa độ ấy, Trung Quốc đã hành động thế này thế kia. Người dân phải được biết, hệ thống truyền thông phải thông báo kịp thời để người dân được biết. Điều này hoàn toàn khác, không phải là kích động chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc.
Người dân cần phải được biết an nguy của dân tộc ở đâu. Nếu không làm chuyện này thì trách nhiệm thuộc về các cấp có thẩm quyền. Không ai làm thay được chúng ta… bây giờ mình mà không chống sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông thì ai ủng hộ. Bây giờ tôi chỉ nói đơn giản chuyện thế này thôi. “Gã hàng xóm” đẩy cửa vào đập phá nhà “anh”, người dân xung quanh đến giúp, “anh” lại bảo: “Không có chuyện gì đâu. Bạn bè chưa hiểu nhau ấy mà”. Thế thì ai còn có thể giúp “anh” được nữa. “Anh” phải lên tiếng phản đối... thì bạn bè, bà con hàng xóm người ta mới đến giúp “anh” chứ. Nó đến nó đập nhà phá phách thế mà “anh” lại bảo không có chuyện gì cả thì thôi chứ còn gì nữa”.
Vị tướng nghiên cứu về chiến lược ấy đã chỉ rất rõ ràng là: “Nếu chúng ta không có những hành động mạnh, quyết liệt thì chỉ trong vòng 15 tháng nữa (đến nửa đầu năm 2017) Trung Quốc sẽ khống chế toàn bộ Biển Đông. 15 tháng còn lại kể từ tháng 4 năm 2016 này, Trung Quốc sẽ hoàn thiện tất cả các căn cứ quân sự ở Biển Đông, đưa máy bay ném bom chiến lược H-6, H-6K xuống sân bay đá Chữ Thập, đưa máy bay tiêm kích J-10, J-11 xuống sân bay Gạc Ma, lắp thêm hàng chục ra đa tần số cao phục vụ quân sự ở các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa; đưa thêm các tên lửa hành trình YJ-62 chống hạm, đưa một loại tên lửa đạn đạo tầm bắn 1.400km đến Phú Lâm và các đảo khác nữa. Coi như họ hoàn thiện hệ thống quân sự trên Biển Đông và khống chế hoàn toàn Biển Đông… Nếu ta cứ ngồi yên như hiện nay thì họ sẽ làm như vậy!”.
Cũng chính vì vậy mà vị tướng công an ấy rất sòng phẳng khi nói lên điều mà những người Việt Nam có lương tri đều phải làm: “Quan điểm của tôi là cho phép người dân biểu tình trong trật tự luật pháp. Ở nông thôn, ở thành phố người dân được biểu tình. Hàng ngàn người xuống đường không ảnh hưởng đến các hoạt động của xã hội, chỉ hô vang các khẩu hiệu: “Trưởng Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam!”, “Phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm chiếm trái phép lãnh thổ Việt nam!”. Hô khẩu hiệu rền vang từ núi rừng, nông thôn đến thành phố phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam”.
Nên lưu ý rằng, đây là những điều tướng Lê Văn Cương trả lời phỏng vấn của Viet Times ngày 15.6.2016. Vậy thì ai đã cố tình bưng bít thông tin không cho dân biết về thế nước lâm nguy, ai đã ra lệnh đàn áp những người biểu tình ôn hoà giương cao khẩu hiệu “chống Trung Quốc xâm lược”, hô to ý chí bảo vệ chủ quyền đất nước “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, ai ra lệnh đánh đập dã man những người trẻ tuổi mặc áo có hình “cắt lưỡi bò” với hai chữ “NO U”. Ai đã ra lệnh bao vây, chặn cửa không cho ra khỏi nhà những nhân sĩ trí thức đến đứng đối diện với toà Đại sứ hay toà Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở Hà Nội và ở TP HCM chỉ để biểu tỏ ý chí quật cường của ông cha không bao giờ chịu cúi đầu trước kẻ thù như lũ Mạnh Trọng, mà quyết thét to lên khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược.
Vậy thì ai? Ai đã sử dụng những lực lượng công an “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” biến thành những công cụ vô tri vô giác vung gậy vào những người dân chỉ có trái tim cháy bỏng lòng yêu nước, căm thù lũ cướp nước và lũ bán nước, trong tay không có một tấc sắt? Ai? Chắc vị thiếu tướng “nghiên cứu chiến lược” của Bộ Công An quá biết, mong ông hãy thẳng thắn nói ra. Cũng có thể vì thế mà ngôi sao trên cầu vai rụng xuống, chăng? Nhưng vì sự liêm sỉ và tiết tháo của một trí thức (ông phó giáo sư tiến sĩ) ông cần phải trải lòng minh bạch với nhân dân, vạch mặt lũ hại nước bị “ám ảnh bởi 16 chữ vàng như cái vòng kim cô” như ông nói. Chính chúng bưng bít thông tin về những âm mưu, thủ đoạn thâm hiểm, những hành động ngang ngược và trắng trợn trên Biển Đông, gần đây nhất là trên Bãi Tư Chính và tàu chiến của chúng chỉ còn cách bờ biển Phan Thiết 185 km. Bưng bít vì chúng sợ không kiểm soát được sự phẫn nộ của lòng dân căm thù lũ cướp nước cũng sẽ trút giận lên lũ hại nước!
Như vậy là giữa trùng khơi, các lực lượng hải quân ta trên các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư đang phải ngoan cường đương đầu với bọn Trung Quốc xâm lược trên các chiến hạm hiện đại (mà chúng gọi là tàu hải cảnh). Ai cũng biết rằng, tuy lặp lại cuộc khủng hoảng Biển Đông với “giàn khoan 981” năm 2014, cuộc khủng hoảng lần 2 này trầm trọng hơn gấp bội về tính chất và quy mô cũng như sự ngang ngược và trắng trợn. Bắc Kinh đẩy tới cuộc khủng hoảng này vào lúc Trọng với nhiều sức ép, không thể kiên định trò đu dây theo chiều “nhất biên đảo” về phía quan thầy “cùng ý thức hệ XHCN” như đã từng được nữa, mà phải bị hút vào quy luật “hệ quả không định trước” (unintended consequence).
Trọng miễn cưỡng phải chấp nhận những bước đi “chẳng đặng đừng” trong nỗi vấn vương với “người đồng chí cùng chung ý thức hệ XHCN” nên lâm vào tình thế “mối sầu sẻ nửa, bước đường chia hai”. Vì sao? Vì ám ảnh bởi làn sóng “dân chủ hoá” không sao ngăn nổi khi phải tuân theo quy luật “hệ quả không định trước”. Ác thay, đây lại chính là nỗi sợ thâm căn cố đế của một kẻ lấy ý thức hệ làm điểm tựa cho cả sự nghiệp chính trị, từng bước leo trên những nấc thang quyền lực để có được cái ghế cao chót vót hôm nay.
Cái khát vọng quyền lực ấy chính nguyên nhân của mọi tai ương chướng hoạ đưa tới sự khủng hoảng về tính chính danh mà Trọng và bộ sậu của y cố vớt vát khi đã mất sạch lòng tin của người dân yêu nước, của những cựu chiến binh có hiểu biết, nhất là của trí thức và thanh niên. Phải vớt vát vì những gì đã và đang diễn ra đã phơi bày quá rõ chế độ toàn trị phản dân chủ của Trọng cũng như những tiền nhiệm của y đã rơi vào bẫy của “ý thức hệ XHCN” mà Bắc Kinh đã giăng ra buộc phải cúi đầu lệ thuộc và tuân phục Bắc Kinh như thế nào.
Trong bối cảnh đó, rầm rộ đẩy tới phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để càng học tập thì đạo đức lại càng suy thoái, mà trước hết là những đảng viên có chức có quyền, để rồi Trọng đã dại dột mà ứng khẩu hô hoán lên tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn” phải chăng là muốn lấy đó làm cái phao cứu sinh, toan “mượn y phục của người xưa để hiện lên sân khấu mới của lịch sử” một cách vô vọng? Cái phao cứu sinh ấy lại được bơm thêm hơi nhân dịp 50 năm ngày công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ấy thế mà chưa chừng, thay vì là “phao cứu sinh” lại là tự nhấn chìm bởi sự phản bội lại tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh của Trọng và những thế lực câu kết với Trọng tự phơi ra. Mà sự tự phơi bày rõ rệt nhất là Trọng đang tìm mọi cách duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ, phản dân hại nước với quyết tâm bảo vệ ý thức hệ XHCN của Đảng do Trọng thao túng và tìm chỗ dựa vào “người đồng chí cùng chung ý thức hệ XHCN của Trọng”. Để làm gì? Để đảm bảo mục tiêu “còn Đảng còn mình” nhằm giữ chặt cái ghế quyền lực đang rệu rã và lung lay trước cơn bão phẫn nộ của lòng dân?
Nhằm nói rõ hơn sự phản bội đó, nên chăng là gợi lại những điểm quan trọng nhất của tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh được gửi gấm trong Di chúc của người.
Điều đầu tiên cần thấy rõ “Di chúc” là một sự dồn nén, chưng cất ý tưởng, tình cảm đạt tới độ minh triết của một tầm vóc tư duy không bị ràng buộc và câu nệ bởi bất cứ cái gì: thời gian thúc bách hay không gian hạn hẹp. Vì thế, chúng ta có quyền tin chắc vào độ “chín”, đạt đến sự tường minh của tư tưởng được thể hiện trong Di chúc.
Hồ Chí Minh viết “Di chúc” trong một tâm thế bình tĩnh, ung dung để có thể đắn đo cân nhắc từng chữ từng câu, từng ý. Hoàn toàn không thể có chuyện vội vã nên quên ý này, ý khác, nhầm lẫn hoặc bỏ sót từ này, chữ kia… Mà ngược lại, mỗi ý, mỗi câu, mỗi chữ, mỗi dấu phẩy, dấu chấm đều được cân nhắc rất kỹ, sửa đi, sửa lại nhiều lần. Vậy mà, Hồ Chí Minh không nhắc đến mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa Xã hội trong Di chúc!
Mục tiêu của toàn bộ sự nghiệp Hồ Chí Minh được thể hiện rất rõ ràng, rất dễ hiểu trong “Điều mong muốn cuối cùng”, cũng là câu kết thúc Di chúc: “xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Cần lưu ý rằng, dành bốn năm để viết có một nghìn chữ, kể cả những lần bổ sung! Sau bốn năm xem lại lần cuối cũng chỉ sửa có ba từ.
Bằng sự từng trải và chiêm nghiệm của một người mà cả cuộc đời dành trọn vẹn cho việc tìm đường cứu nước, toàn bộ trí tuệ và tâm huyết cũng như bản lĩnh và kinh nghiệm của một nhà cách mạng chuyên nghiệp, một nhà văn hoá uyên bác từng dồn hết cho công cuộc chèo lái con thuyền cách mạng qua biết bao phong ba bão táp, thác ghềnh đến được cận kề với mục tiêu, vào lúc tĩnh tâm nhất để có thể đạt tới sự minh triết, Hồ Chí Minh đã hiểu rõ dân tộc mình, nhân dân mình cần cái gì. Phải bằng cách hiểu đó, chúng ta mới tiếp cận được với điều mà Hồ Chí Minh muốn gửi gắm lúc sắp ra đi.
Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, “ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá , trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi.” 1 Đây là câu trả lời các nhà báo nước ngoài tại Hà Nội ngày 21.1.1946 với tư cách là Chủ tịch nước.
Hoàn toàn không phải là một ứng xử chính trị trong hoạt động ngoại giao của một chính khách, đây là điều tâm huyết, dường như thường trực trong tình cảm và tư tưởng của Hồ Chí Minh, trong cốt cách của Hồ Chí Minh, một người am hiểu văn hoá Phương Tây song lại rất thấm nhuần triết lý Phương Đông, xuất thân trong một gia đình nho học, bằng lao động kiếm sống để bôn ba nhiều nước của nhiều châu lục để tìm đường cứu nuớc. Vì thế, lại đọc thấy ý đó trong câu trả lời một nhà báo nước ngoài một năm sau, ngày16.7.1947: “Tôi chỉ có một điều ham muốn là làm cho Tổ quôc tôi được độc lập, thống nhất, dân chủ. Bao giờ đạt được mục đích đó tôi sẽ trở về làm một người công dân du sơn ngoạn thủy, đọc sách làm vườn”2.
Điều ham muốn đó, ham muốn đến tột bậc đó, hai mươi năm sau sẽ được Hồ Chí Minh đúc kết thành chân lý, thành mệnh lệnh chiến đấu của cả dân tộc “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Rồi cũng chính điều ham muốn đến tột bậc ấy theo người đến hơi thở cuối cùng, thể hiện trọn vẹn trong câu kết của “Di chúc”.
Có thể khẳng định mục tiêu của cả cuộc đời Hồ Chí Minh từ lúc bôn ba tìm đường cứu nước cho đến những ngày cuối cùng đọng lại trong Di chúc là trước sau như một. Điều ấy thể hiện trong những cột mốc quan trọng nhất là Tuyên Ngôn Độc lập 2.9.1945 khai sinh ra nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam, Hiến Pháp1946, đổi tên Đảng thành Đảng Lao Động Việt Nam năm 1951.
Với Tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của của Cách mạng Pháp 1791. Cần nhớ rằng, Hồ Chí Minh đến nước Nga từ những năm 20 của thế kỷ XX và sống ở nước Nga của Cách mạng Tháng 10 khá lâu. Đâu phải chỉ vì lý do tranh thủ Đồng Minh, mà là thể hiện tầm nhìn thời đại và sự nhất quán về mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ và tự do để mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Chỉ một tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.3
Điều ấy được tô đậm thêm với bản Hiến pháp 1946 do Hồ Chí Minh làm Trưởng Ban Soạn thảo. Nghiêm cẩn nhìn lại, đối chiếu với những bản Hiến pháp sau này khuôn theo hình mẫu Xô Viết, đặc biệt là Hiến pháp 2013 với sự thao túng của cái não trạng Nguyễn Phú Trọng đặt Cương lĩnh của đảng lên trên Hiến pháp và quyết liệt gạt bỏ nguyên tắc “tam quyền phân lập”, mới thấy tầm vóc thời đại của tư duy Hồ Chí Minh và những người tham gia soạn thảo buổi ấy.
Tiếp đó, với sự kiện đổi tên Đảng là Đảng Lao Động Việt Nam theo quyết định của Đại hội II 1951 với nhận định của Hồ Chí Minh: Đảng Lao động Việt Nam “phải là Đảng của dân tộc Việt Nam” càng hiểu rõ dự cảm thiên tài của Hồ Chí Minh vượt xa những vấn đề chiến lược và sách lược có tính thời đoạn. Giờ đây, trước diễn biến của thời cuộc, với bối cảnh mới của thế giới khi Việt Nam từng bước hội nhập và phát triển trong thời đại kinh tế tri thức của nền văn minh trí tuệ càng thấy rõ hơn điểm sáng trong tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa soi rọi đường đi, nước bước của dân tộc trong một thế giới đầy biến động với những bước đột phá mà mọi dự đoán đều không chắc chắn.
Chính điểm sáng ấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã làm nổi bật nét u tối trong tầm nhìn thiển cận và lạc điệu của Nguyễn Phú Trọng chỉ tự giam mình trong cái vòng kim cô ý thức hệ XHCN để tìm sự hà hơi tiếp sức của kẻ thù mà Trọng xem là người đồng chí cùng chung ý thức hệ XHCN. Đây chính là sự phản bội lớn nhất đối với tư tưởng Hồ Chí Minh, sự bôi nhọ tệ hại nhất với Di Chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đã đến lúc phải “nghiêm chỉnh” đọc thật kỹ, suy ngẫm thật thấu đáo về “Di chúc” nhân dịp 50 năm ngày công bố để vạch trần sự phản bội tư tưởng Hồ Chí Minh của Nguyễn Phú Trọng và cái bậu sậu phản dân hại nước trong khi kẻ thù cướp nước đang toan tính những thủ đoạn thâm hiểm và trắng trợn. Chiến hạm Quang Trung đang rẽ sóng can trường giữa Biển Đông để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng trên Bãi Tư Chính. Lớp lớp sóng triều của ý chí quật khởi và tinh thần yêu nước đang trào dâng sẽ “nhấn chìm bọn bán nước và lũ cướp nước” như Hồ Chí Minh từng cảnh báo.
Đọc kỹ Di chúc Hồ Chí Minh để có hành động thiết thực, trước hết là sát cánh cùng với những người con yêu của Tổ Quốc đang dũng cảm đương đầu với kẻ thù trên sóng biển, trên các giàn khoan và cũng từ đó mà nhìn rõ hơn sự bịp bợm của những lời rao giảng của những kẻ phản dân, hại nước đang bôi nhọ Di chúc Hồ Chí Minh!
Ngày 27.8.2019
Tác giả gửi BVN.
___________
1 Hồ Chí Minh Toàn tập. Tập 4. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1995, tr 161
2 Hồ Chí Minh Toàn tập. Tập 5. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1995, tr 171
3. Hồ Chí Minh Toàn tập. Tập 4. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1995, tr 56.
BỊP, BỊP, BỊP ĐẾN THẾ LÀ CÙNG !
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ BVN 2-9-2019
Truyện “Đôi mắt” của Nam Cao kết thúc bởi câu: Tài, tài, tài đến thế là cùng, tiên sư anh Tào Tháo. Tôi xin mượn ý đặt tên cho bài viết. Đó là chuyện khá nhiều người khi nói hoặc viết về Di chúc Hồ Chí Minh đã thêm thắt, bịa đặt ra một số điều không có trong đó. Vạch ra điều này nhằm bảo vệ sự chân thật của Di chúc
Nhân 50 năm Di chúc người ta tổ chức cơ man các hội thảo. Về việc này tôi đã viết bài “Hội thảo về Di chúc”, vạch ra việc một số tác giả trình bày tham luận với những lời hoa mỹ không có thật để gán cho nó. Đồng thời tôi cũng kể ra một số điều để bàn luận.
Có lẽ đỉnh cao của 50 năm Di chúc là cuộc lễ kỉ niệm hoành tráng vào ngày 30 tháng 8, với trên 3500 người dự, gồm từ Chủ tịch nước, các ủy viên Bộ Chính trị ĐCS, các cán bộ cao cấp của Nhà nước cho đến các bạn trẻ. Ở đây người ta lại đưa ý nghĩa của Di chúc lên tận mây xanh. Nào là: Di chúc là văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân…Những chỉ dạy của Người vừa là sự tổng kết sâu sắc về lý luận, vừa là vấn đề mang tính nguyên tắc và thời sự để giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và các Đảng viên”,rồi nữa: Di chúc là đuốc soi đường, là lý luận về xây dựng Đảng v.v..
Xem tường thuật buổi lễ trên VTV 1 tôi thấy trong khi diễn giả nhìn vào giấy đọc thao thao bất tuyệt bài diễn văn thì đa số cử tọa tỏ ra thờ ơ. Vì sao vậy? Phải chăng họ đã biết rõ phần lớn nội dung được trình bày là giả dối, họ bị bắt buộc ngồi nghe những điều đã quá quen tai. Người đọc diễn văn, tuy đôi lúc nhấn giọng vào vài chữ, nhưng chắc cũng chưa hiểu một số điều được người khác viết ra. Mà rồi chắc người soạn ra diễn văn cũng không tin vào một số điều mình viết.
Bằng thái độ khoa học nghiêm túc tôi đã nghiên cứu Di chúc và thấy rằng nội dung chủ yếu của nó nói lên tâm nguyện và tình cảm của một lãnh tụ đối với việc Đảng, việc Dân, toát lên tư tưởng trọng dân, thân dân. Tôi chẳng tìm thấy kết tinh tư tưởng ở đâu, không thấy tổng kết sâu sắc về lý luận, không thấy bóng dáng của ngọn đuốc nào.
Thế mà người ta thi nhau tâng bốc, người trước nói đã hoa mỹ, người sau cố hoa mỹ hơn. Người trước đưa lên ngọn cây, nóc nhà, đỉnh tháp, người sau đưa lên tận mây, tận trời xanh. Nhưng soi kỹ ra mới thấy phần lớn lời tâng bốc chỉ là bịp. Bịp ở tờ báo này, buổi phát thanh kia là cái bịp bình thường. Bịp ở cuộc lễ kỷ niệm tầm cỡ quốc gia là đại bịp. Bịp đến thế là cùng.
Còn việc thực hiện Di chúc, đoạn quan trọng nhất về hỏa táng thi hài thì đã bị vứt bỏ mất rồi. Thế là phản lại chứ thực hiện cái gì. Không biết rồi người ta còn lừa bịp đến bao giờ.
Trong bài “Hội thảo về Di chúc” tôi đã phân tích một số điều, ở đây chỉ xin đưa ra 2 vấn đề .
Thứ nhất, về phê bình và tự phê bình.
Điều lệ Đảng viết: thực hiện các nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
Di chúc viết: Thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng.
Từ trước đến nay, không những đảng viên thường mà các cán bộ lãnh đạo đều nói như sáo vẹt rằng tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén để củng cố, làm trong sạch và phát triển tổ chức. Quả thực vũ khí đó đã có tác dụng tốt trong một thời gian, nhưng dần dần nó đã bị cùn nhụt, bị hoen gỉ, và hiện nay việc phê bình hầu như rất ít người dùng vì không còn tác dụng. Vì sao vậy?.Vì rằng không phải ai cũng dùng được nó. Muốn có hiệu quả người dùng phải trong sáng, trung thực, có tình thương yêu và tôn trọng lẫn nhau, biết chấp nhận lẽ phải. Thế nhưng những tính cách tốt đẹp ấy cứ giảm dần, mất dần vì có nhiều phần tử cơ hội chui vào Đảng để mưu quyền đoạt lợi. Với tình trạng như của Đảng bây giờ mà cho rằng phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển là một ảo tưởng.
Thứ hai, về phong trào cộng sản thế giới.
Di chúc viết: ”Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em! Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình. Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại “
Hồ Chí Minh chỉ mới thấy và đau lòng về “sự bất hòa”.mà không thấy thảm họa của phong trào cộng sản, không dám nghĩ tới sự sụp đổ của Liên xô và các nước Đông Âu, không lường được sự phản bội của Trung cộng. Điều mà Hồ Chí Minh tự hào đã tiêu tan, điều tin chắc đã không xảy ra mà còn trái ngược hoàn toàn, điều mong ước thật sự vô nghĩa.
Khen ai cái gì thì khen cho đúng. Tâng bốc. nịnh bợ, gán cho người ta những phẩm chất quá cao quý, không có thật thì không những làm hại họ mà còn thể hiện sự tăm tối hoặc đểu cáng của bản thân.
Tôi nghĩ, nếu phụ hồn Hồ Chí Minh lên, đọc cho ông nghe những lời tâng bốc về Di chúc, ông sẽ phán: Láo, láo, láo. Chúng mày bịp, bịp, bịp đến thế là cùng.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN
LỪA DỐI CẤP NHÀ NƯỚC
PHẠM ĐÌNH TRỌNG/ BVN 4-9-2019
1. Tán phượng vĩ bên ao cá đã lập lòe đỏ lửa. Tháng Năm, tháng có ngày sinh lại đến. Năm sinh nhật có số không (0) ở cuối được coi là năm chẵn, số năm (5) là nửa chẵn. Tháng Năm năm nay, 1965, bước vào tuổi bảy nhăm, sinh nhật nửa chẵn. Cũng là một dấu mốc cuộc đời. Dấu mốc của năm sinh nhật nửa chẵn này sẽ được ghi nhận là năm viết Di chúc.
Tháng Năm, Hà Nội đã vào hè nhưng giữa ngàn xanh Hồ Tây, Bách Thảo, Ba Đình, trong ngôi nhà sàn bốn hướng đều mở đón gió mang hương lúa hương ngô từ bờ bãi sông Hồng, mang hơi nước mát lạnh từ Hồ Tây mênh mang trong lành làm cho gian phòng làm việc trên nhà sàn lúc nào cũng có không khí dịu dàng, mát mẻ của mùa Xuân. Dù bề bộn những nghĩ suy nhưng cõi lòng thật yên tĩnh, sáng ngày 15 tháng Năm năm 1965, Hồ Chí Minh ngồi vào bàn làm việc đặt bút viết chữ đầu tiên bản Di chúc.
Bản Di chúc được khởi viết từ ngày đó đến tận tháng Năm năm 1969, ròng rã bốn năm trời. Giập. Xóa. Chữa đi chữa lại đến nát cả trang viết. Chữ xanh chữ đỏ đè lên nhau. Điều đó xác nhận sự cân nhắc chi li, thận trọng của một người từng trải ở tuổi thừa chín chắn. Mỗi chữ được lựa chọn cuối cùng để được ở lại mãi mãi với bản Di chúc là điều gan ruột của người thầy cộng sản Việt Nam gửi gắm vào lứa học trò nối nghiệp.
Bản thảo Di chúc cho thấy sự đắn đo, thận trọng, kĩ càng của người viết. Câu chữ điềm đạm, bộc bạch của Di chúc cho thấy Hồ Chí Minh chỉ đối mặt, trải lòng với trang Di chúc khi cõi lòng thật thanh thản, được sống thật với mình.
Thanh thản và sống thật với mình, Hồ Chí Minh thú nhận rằng ông chỉ là “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, thể xác ông là người Việt Nam nhưng hồn ông đã thuộc về quốc tế cộng sản khi ông viết: “Tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột”. Không còn hồn Việt Nam. Không biết đến Vua Hùng dựng nước. Không biết đến những bậc tiên liệt Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung đã viết lên trang sử hào hùng Việt Nam, tạo lên khí phách Việt Nam. Hồ Chí Minh chỉ biết có ông tổ thiết kế ra lí thuyết cộng sản và ông tổ thi công bản vẽ xã hội cộng sản, ông K. Mac và ông Lê nin, hai người đã đẩy loài người vào một thế kỉ đại loạn đấu tranh giai cấp với hơn trăm triệu mạng người bị thí bỏ.
Thú nhận rằng da Việt Nam, hồn quốc tế cộng sản là suy nghĩ tỉnh táo, chín chắn, là lựa chọn khôn ngoan của Hồ Chí Minh. Nếu nhận là dòng giống Lạc Việt, là con cháu Vua Hùng, khi chết đi sẽ về gặp hồn thiêng Nguyễn Trãi, Quang Trung thì Hồ Chí Minh sẽ phải rập đầu nhận tội trước các bậc tiên liệt về tội tày trời mang mớ lí luận cộng sản mất tính người, mang học thuyết bạo lực đấu tranh giai cấp đẫm máu về tàn phá tan hoang đất nước Việt Nam, giết hại giống nòi Việt Nam, chia rẽ, li tán dân tộc Việt Nam. Là người của quốc tế cộng sản, đứng ngoài dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh nhẹ nhõm trách nhiệm với dân Việt Nam, vô can với đau thương của dân Việt Nam, lại là người có công lớn với phong trào cộng sản quốc tế khi ông đã đưa đất nước Việt Nam hiền hòa, bình yên vào lò lửa cách mạng vô sản, vào biến máu đấu tranh giai cấp, đưa dân tộc Việt Nam đùm bọc yêu thương vào hận thù li tán, đưa máu và nước mắt của đấu tranh giai cấp từ trời Âu đến góc khuất châu Á để biến nhà nước Việt Nam nửa phong kiến, nửa thuộc địa thành nhà nước cộng sản đầu tiên ở Đông Nam Á.
2. Thấu hiểu kiếp người. Dù vĩ đại đến đâu, dù lúc sống có làm nghiêng ngả cả thế giới, con người cũng chỉ là sản phẩm của tự nhiên, phải chấp nhận qui luật luân hồi của tự nhiên. Từ tự nhiên, từ cát bụi mà có mặt trong cuộc đời. Khi cuộc đời kết thúc, con người phải được trở về cát bụi, về với tự nhiên. Cọp chết để da. Người chết để tiếng. Chỉ có con vật mới để lại xương, thịt, lông, da cho đời. Con người khác con vật ở chỗ, con vật chỉ tồn tại bằng thể xác. Con người tồn tại bằng sự nghiệp, bằng cái danh. “Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ). Dù chọc trời khuấy nước nhưng chết đi phải để lại cái xác, phải để lại xương, thịt, lông, da cho đời thì vẫn chỉ là con vật. Con người phải để lại cái danh. Dù danh lành hay danh dữ, con người phải có danh, phải có sự nghiệp. Thể xác chỉ là con vật. Cái danh mới là con người. Thanh thản chấp nhận sự định danh con người của tự nhiên, Hồ Chí Minh tha thiết đòi hỏi lứa học trò, lứa đồng chí cộng sản kế cận khi ông kết thúc cuộc đời cho ông được trở về tự nhiên, về tro bụi trong vũ trụ:
“Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn l quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão”.
Cụ thể, chi li đến như vậy là đến cuối đời khi phải gói ghém, tổng kết cuộc đời, Hồ Chí Minh đã có được sự thấu đáo triết lí nhân sinh để có lựa chọn khôn ngoan, thuận tự nhiên, hợp đạo lí, đúng phong tục tập quán con người và hợp lòng dân. Khi Hồ Chí Minh chỉ vào ảnh K. Mac, ảnh Lê nin và nói với đám cận thần tháp tùng rằng bác có thể sai chứ những ông này không thể sai là khi Hồ Chí Minh đang bị bùa mê đấu tranh giai cấp làm cho mê muội, lú lẫn. Nhưng khi Hồ Chí Minh viết “Tôi yêu cầu thi hài của tôi được đốt đi” là đến cuối đời, đủ từng trải, Hồ Chí Minh đã thoát khỏi cơn say máu đấu tranh giai cấp, đã thoát cơn lú lẫn cộng sản, là khi Hồ Chí Minh sáng suốt nhất. Lựa chọn đốt xác viết trong Di chúc là lựa chọn sáng suốt hiếm hoi trong cuộc đời đầy biến cố, nhiều sai lầm của Hồ Chí Minh.
“Tôi yêu cầu thi hài của tôi được đốt đi”. Yêu cầu chứ không phải Đề nghị. Đề nghị là đề đạt, mong mỏi, bị động chờ đợi để được đáp ứng. Yêu cầu là chủ động ra mệnh lệnh công vụ của người chỉ huy với kẻ thừa hành và kẻ thừa hành phải chấp hành, phải thực thi tắp lự, không được phép do dự, chần chừ. Không thi hành công vụ của cấp trên, tổ chức đó đã hư hỏng. Yêu cầu còn là mệnh lệnh của trái tim, là ràng buộc của tình cảm, là đòi hỏi đúng đắn, hợp đạo lí của người bề trên với kẻ dưới, là gửi gắm của cha ông với con cháu. Kẻ dưới phải răm rắp vâng lời của người bề trên, không được cãi, không được làm trái mới là gia đình có nề nếp gia phong, có giáo dục.
Nhưng Hồ Chí Minh vừa trút hơi thở cuối cùng, những kẻ tự nhận là học trò, là đồng chí cộng sản kế cận của ông cũng là những thủ lĩnh cộng sản đương nhiệm, nắm toàn bộ quyền lực của triều đình cộng sản liền mang Di chúc của Hồ Chí Minh ra xem xét và ra nghị quyết thực hiện trái những điều Di chúc yêu cầu. Để lừa dối dân, những người đứng đầu Đảng và Nhà nước cộng sản đương nhiệm liền giấu nhẹm những điều Di chúc Hồ Chí Minh yêu cầu nhưng bộ sậu lãnh đạo Đảng và Nhà nước cộng sản đương nhiệm không thực hiện hoặc thực hiện trái Di chúc.
Từ việc lớn đến việc nhỏ, từ việc chung đến việc riêng Di chúc Hồ Chí Minh yêu cầu đều bị những người đứng đầu Đảng và Nhà nước cộng sản đương nhiệm phớt lờ không thực hiện hoặc thực hiện trái Di chúc.
Việc chung: Di chúc Hồ Chí Minh yêu cầu miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân. Những người đứng đầu Đảng và Nhà nước cộng sản đương nhiệm không thực hiện nên đoạn Di chúc đó bị cắt bỏ khi công bố.
Việc riêng: Di chúc yêu cầu đốt xác. Thực hiện: Ướp xác. Cọp chết để da. Hồ Chí Minh chết cũng phải để lại thân xác. Hồ Chí Minh muốn là người, chỉ để lại cái danh, chứ không để lại cái xác như con vật. Giữ xác Hồ Chí Minh trong căn hầm lạnh lẽo cho người đời ngày ngày đến ngó nghiêng như dòng người vào viện bảo tàng tự nhiên ngó nghiêng xác con cọp, xác con chồn, con cáo nhồi bông. Đó là sự đày ải, hạ nhục vô cùng độc địa, tàn ác với Hồ Chí Minh.
3. Bác bỏ, làm trái những gửi gắm gan ruột tha thiết, chính đáng và đúng đắn của Di chúc Hồ Chí Minh rồi ngay trong tháng Chín, 1969, ngay trong tháng Hồ Chí Minh qua đời, ngay sau khi vừa ra nghị quyết bác bỏ, làm trái Di chúc Hồ Chí Minh, ngày 29-9-1969 Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, những người đứng đầu Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam đương nhiệm lại ban hành Chỉ thị số 173 – CT/TW về đợt sinh hoạt chính trị “Học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Từ đó đến nay, suốt 50 năm, Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam liên tục ban hành hàng chục nghị quyết, chỉ thị, hết “Học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” lại “Học tập tấm gương đại đức Hồ Chí Minh” rầm rộ, sáo rỗng và đầy dối trá ở tầm quốc gia, tốn kém hàng ngàn tỉ tiền thuế của dân. Nào hội thảo khoa học. Nào triển lãm. Nào thi đua học tập làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là sự lừa dối cấp nhà nước.
Minh chứng nhục nhã không thể chối cãi cho sự lừa dối cấp nhà nước này là giải thưởng cuộc thi học tập đạo đức Hồ Chí Minh đã được cơ quan trung ương Đảng trao cho tên đại bịp Hồ Xuân Mãn, kẻ không phải đảng viên, kê khai gian dối chui vào đảng leo lên đến Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, kẻ hèn nhát cướp công người dũng cảm hi sinh để trở thành anh hùng lực lượng vũ trang.
P.Đ.T.
Tác giả gửi BVN
KHÔNG ĐỂ HIỆN TƯỢNG MƯƠN PHÊ BÌNH LÀM ĐIỀU XẤU
HÀ THÁI SƠN/ QĐND 22-8-2019
QĐND - Một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng ta đã chỉ ra, đó là: “Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng”.
Vấn đề này cần được khắc phục để tự phê bình và phê bình (TPB&PB) ngày càng trở thành liều thuốc hiệu quả trong công tác xây dựng Đảng.
Từ lời dạy của Bác Hồ
Vì sao phải phê bình? Từ rất sớm, trong chuyên mục Thường thức chính trị, trên Báo Cứu quốc, từ ngày 16-1 đến ngày 23-9-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ (thật thà tự phê bình và phê bình), thực hành lãnh đạo tập trung, nâng cao tính tổ chức và tính kỷ luật”.
Mục đích của TPB&PB theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: Với tổ chức, “cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt để đoàn kết và thống nhất nội bộ”; “để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng”. Nếu đoàn kết làm nên sức mạnh của Đảng thì TPB&PB được coi là cội nguồn sức mạnh bậc nhất của Đảng. Với các đảng viên, “một mặt là để sửa chữa cho nhau. Một mặt là để khuyến khích nhau, bắt chước nhau”; “là cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhau và giúp nhau chữa những khuyết điểm”.
TPB&PB là phương pháp để giáo dục, rèn luyện đảng viên. Người cho rằng: “Chúng ta vì dân, vì nước mà làm cách mạng. Muốn cách mạng thành công, ắt phải đoàn kết và tiến bộ. Muốn đoàn kết càng chặt chẽ, tiến bộ càng mau chóng, thì mọi người phải sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm. Mà muốn được như thế thì không có cách gì hơn là thật thà tự phê bình và phê bình. Mục đích phê bình là cốt lợi cho công việc chung”.
![]() |
Tranh minh họa / tuyengiao.vn |
Phê bình như thế nào? Mục đích đã đúng thì lại cần phải có một tinh thần, thái độ, cách thức thực hiện phù hợp. Đây chính là điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm. Người căn dặn: “Vì vậy phê bình mình cũng như phê bình người khác ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng những lời mỉa mai chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người. Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi không nên vì bị phê bình mà nản chí hoặc oán ghét”.
Để phê bình có hiệu quả, theo Người, phải phê bình toàn diện, đa chiều; do đó, trong bài Thuốc đắng dã tật nói thật mất lòng, Người nhấn mạnh: “Việc phê bình phải từ trên xuống và từ dưới lên. Cấp trên phê bình, chưa đủ. Đồng chí, đồng sự phê bình, chưa đủ. Phải hoan nghênh quần chúng phê bình nữa, thì sự phê bình mới hoàn toàn”. Người cũng căn dặn: Phải kết hợp giữa phê bình và tự phê bình; phải thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm, đúng nguyên tắc và nêu gương trước cấp dưới, trước quần chúng.
Đặc biệt, phê bình phải trên tình đồng chí thương yêu nhau. Đây là điều căn cốt nhất và phương thức hiệu quả nhất khi thực hành phê bình. Trong Di chúc, Người căn dặn “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu nhau”.
Phải dân chủ trong phê bình và tôn trọng đối tượng được phê bình. Ngày 30-5-1957, khi nói chuyện với cán bộ, đảng viên và thanh niên Hải Phòng, Người ân cần nói: “Phê bình phải dân chủ, nghĩa là Bác phê bình các cô, các chú, trái lại các cô, các chú có thể phê bình Bác, có cái hay phải học, cái khuyết điểm thì phê bình. Các cô, các chú yêu Bác, muốn Bác tiến bộ thì phải phê bình”. Phong cách phê bình của Người thể hiện sự gần gũi, yêu thương nhau giữa các thành viên trong một đại gia đình lớn; vừa mềm dẻo, vừa cương quyết để đạt được mục đích của TPB&PB mà không “cứng rắn, mệnh lệnh, ép buộc” dẫn đến hiệu quả thấp, thậm chí phản tác dụng.
Những bất cập đáng lo ngại
Trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, Đảng ta một lần nữa yêu cầu: Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt TPB&PB. Xây dựng quy định TPB&PB, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh; cấp trên gợi ý kiểm điểm và trực tiếp dự, chỉ đạo ở những nơi có vấn đề phức tạp, nơi có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. TPB&PB trong Đảng nói chung, đối với cán bộ, đảng viên của Đảng nói riêng đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và hiệu quả, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI đến nay. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay vẫn tồn tại những bất cập đó là:
Thứ nhất, tự phê bình thì mạnh dạn nhưng phê bình còn e dè, nể nang. Đây là một trong những bất cập khá phổ biến trong sinh hoạt và hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Như một lẽ tự nhiên, tự phê bình thường không “động chạm”, còn phê bình lại ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền và lợi ích của một tổ chức hay một cá nhân. Do đó, không ít cán bộ, đảng viên còn biểu hiện “dĩ hòa vi quý”, e dè, nể nang, ngại va chạm nhất là khi phê bình cấp trên.
Thứ hai, lợi dụng phê bình để hạ thấp uy tín người khác. Vì mục đích vụ lợi, không ít cán bộ, đảng viên lợi dụng việc phát huy dân chủ, đề cao phê bình để công khai nói xấu, công kích để hạ thấp uy tín của người được phê bình hoặc lợi dụng phê bình để tranh cãi, gây mất đoàn kết hoặc khuyết điểm chưa rõ thì tìm cách che dấu… Bên cạnh đó, thái độ trông trước ngó sau, đón ý cấp trên để phê bình cho “trúng” hoặc xem người khác nói gì rồi hùa theo. Một tình trạng nữa là có những người lợi dụng phê bình làm công cụ để hạ bệ người không cùng phe cánh. Phê bình không khách quan, không kịp thời nhắc nhở đồng chí, đồng nghiệp mà “tích lũy khuyết điểm” của người khác để kết tội. Với “chiếc áo” phê bình, họ kéo bè, kéo cánh để công kích những người không ưa, gây mất đoàn kết nội bộ, làm rối loạn cơ quan, đơn vị...
Thứ ba, tinh thần đấu tranh TPB&PB của cán bộ, đảng viên còn hạn chế, chưa nêu cao tính xây dựng, tính chiến đấu của người cán bộ, đảng viên. Tâm lý “thứ nhất ngồi lỳ, thứ nhì đồng ý” hay “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không lên án” hoặc “gió chiều nào theo chiều ấy” để tạo cảm giác “an toàn” cho mình khiến một số cán bộ, đảng viên ngại phát biểu biểu ý kiến trong sinh hoạt Đảng (việc phát biếu ý kiến chỉ tập trung vào đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, cán bộ, đảng viên lớn tuổi, còn một số đảng viên trẻ rất ít phát biểu trong các kỳ sinh hoạt), nếu phát biểu cũng phê bình chung chung, chiếu lệ, né tránh những vấn đề nhạy cảm, gai góc. Không ít tổ chức đảng mất đoàn kết nội bộ hoặc đoàn kết xuôi chiều vì có những cán bộ, đảng viên “dĩ hòa vi quý” hoặc có thái độ hành vi “đạo đức bốn mặt” (“Đạo đức bốn mặt”: Trước mặt nói rất tốt, rất hay về người này, người khác nhưng lại nói xấu người nọ, chê bai người kia sau lưng; trước cấp trên thì xum xoe, nịnh bợ, luồn cúi; trước nhân dân thì thờ ơ, vô cảm, “sống chết mặc bay”).
Thứ tư, người được phê bình thường có biểu hiện không thừa nhận khuyết điểm, thái độ cầu thị không tốt, thậm chí tiếp nhận các ý kiến phê bình của người khác một cách cực đoan; từ đó, cán bộ, đảng viên là cấp trên tìm cách để ý, trù dập những người phê bình mình là cấp dưới.
Vì vậy, một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng đã chỉ ra đó là: “Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng”. Còn tồn tại những bất cập có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân cơ bản là do tư tưởng “ngại va chạm”, tính chủ động, tinh thần trách nhiệm, tinh thần TPB&PB của một số cán bộ, đảng viên chưa cao. Nguyên nhân chính là do cán bộ, đảng viên còn bị chủ nghĩa cá nhân chi phối, bị ràng buộc bởi lợi ích “được gì? mất gì?”; toan tính lợi ích cá nhân, cục bộ, bản vị vì lợi ích trước mắt, chưa vì lợi ích tập thể và lợi ích lâu dài. Nguyên nhân sâu xa của những bất cập trên còn do cán bộ, đảng viên chưa có văn hóa phê bình. Vì vậy, trong nhiều “vụ án ngàn tỷ” thời gian gần đây, có những người vi phạm rất nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản lớn của Nhà nước, nhưng khi bị cơ quan pháp luật xét xử cũng chỉ nhận khuyết điểm là do hạn chế về nhận thức.
Phê bình chân chính và có văn hóa
Thực hiện thường xuyên TPB&PB là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Cấp ủy, các tổ chức đảng cần quyết liệt thực hiện TPB&PB theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII. Khắc phục tình trạng nể nang, dĩ hòa vi quý, đoàn kết xuôi chiều, bị tình cảm cá nhân chi phối; đồng thời, nghiêm khắc xử lý những biểu hiện lợi dụng phê bình để đấu đá, làm mất uy tín của nhau, gây rối đối với tổ chức, ảnh hưởng đến đoàn kết trong tổ chức đảng, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng kích động, chia rẽ.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải phê bình một cách thẳng thắn, chân thành nhằm giúp đồng chí, đồng đội nhận rõ sai lầm, sửa chữa khuyết điểm để không ngừng tiến bộ, tuyệt đối không vì mâu thuẫn cá nhân, động cơ cá nhân mà phê bình theo kiểu “vạch lá tìm sâu”, “bới lông tìm vết” nhằm trù dập, đấu đá, hạ bệ lẫn nhau. Do đó, các tổ chức đảng khi tiến hành TPB&PB, phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể nang, né tránh. Mỗi cán bộ, đảng viên kiểm điểm phải bảo đảm tính trung thực trong tự kiểm điểm, người phê bình thì công khai dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn với tinh thần xây dựng và cán bộ cấp trên phải làm gương cho cấp dưới. Đồng thời, phải kiên quyết xử lý kỷ luật những tổ chức đảng và cá nhân không thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt TPB&PB, không tự nhận sai lầm, khuyết điểm và che dấu những hạn chế, khuyết điểm cho nhau. Việc góp ý cho nhau, cùng nhau tiến bộ, nâng cao phẩm chất con người, phát huy tính tích cực của con người; cần nhận thức sâu sắc hơn, thực hiện triệt để hơn nguyên tắc TPB&PB để Đảng luôn trong sạch, làm cho uy tín, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao.
Mỗi đảng viên, mỗi cán bộ, cần phải thật thà tự xét và xét đồng chí mình, ai có khuyết điểm nào, thì phải thật thà cố gắng tự sửa chữa và giúp sửa chữa lẫn nhau. Thang thuốc hay nhất là thiết thực TPB&PB. Đảng ta yêu cầu mọi tổ chức đảng và mọi đảng viên đều phải thực hiện tốt TPB&PB. Theo đó, phê bình không phải là sỉ vả, xúc phạm danh dự của nhau mà là sự thể hiện tình cảm đồng chí trong sáng, chân thành; phê bình là để giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, giúp nhau tiến bộ và để đoàn kết tốt hơn; phê bình phải mang tính khách quan, vô tư, có lý, có tình, cổ vũ ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, nhược điểm; phê bình phải trên nguyên tắc tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, chống thổi phồng hoặc bóp méo sự thật; phải biết phân tích ưu điểm, khuyết điểm của đồng chí mình theo quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể... Chỉ có phê bình như thế mới là phê bình chân chính và mới có tác dụng; nói cách khác là phê bình có văn hóa.
TS HÀ SƠN THÁI (*)
(*) Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét