ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Tại sao Trung Quốc lại nôn nóng trong việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông? (BVN 15/8/2019)-Hiệp hai ở Bãi Tư Chính bắt đầu: Tàu Hải dương 8 quay trở lại (BVN 15/8/2019)-Để Hong Kong nói (BVN 15/8/2019)-Ông Trump dọa rút Mỹ khỏi WTO (VNN 14/8/2019)-Giải pháp Thiên An Môn cho Hồng Kông? (NCQT 14/8/2019)-Giới tỉ phú Hồng Kông kêu gọi chấm dứt các cuộc biểu tình (KTSG 14/8/2019)-Mỹ hoãn áp thuế lên hàng Trung Quốc, chứng khoán khởi sắc (KTSG 14/8/2019)-Lộ diện dần cuộc chiến tranh tiền tệ (KTSG 13/8/2019)-Tàu khảo sát gây xung đột Biển Đông: nó là cái gì? (BVN 13/8/2019)-Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tấn công liên tiếp (VNN 12/8/2019)-'Quân bài' của ông Trump không hiệu quả trong thương chiến (VNN 12/8/2019)-Hong Kong: Người biểu tình tiếp tục tràn ngập thành phố (BVN 12/8/2019)-Trên 50.000 người biểu tình tại Matxcơva, thành công lớn của đối lập (BVN 12/8/2019)-Thụy My-
- Trong nước: Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác xây dựng pháp luật (GD 15/8/2019)-Không có mạng xã hội của mình, những gì ta nói đều được lưu trữ ở nước ngoài (VNN 15/8/2019)-Tướng Hoàng Kim Phụng: Tự hào "bộ đội Cụ Hồ" trong vai trò chiến sĩ mũ nồi xanh (GD 14/8/2019)-Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2019 (GD 14/7/2019)-Khát vọng & Giá trị từ Cách mạng Tháng Tám (VHNA 14-8-19)-Vì sao khó chống tẩu tán tài sản tham nhũng? (ĐV 14-8-19)-Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn 15 Bộ trưởng, trưởng ngành (GD 13/8/2019)-Cuốn sổ tang Bác Hồ của cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu (VNN 13/8/2019)-BV Việt Đức cảnh báo, nhiều người phải cắt thận vì lười uống nước (VNN 13/8/2019)- Đập tan âm mưu, hoạt động khủng bố của tổ chức phản động lưu vong “Triều Đại Việt” (ANTG 12-8-19)-TS Huỳnh Thế Du: ‘Về mặt kinh tế, made in Vietnam có khi lợi bất cập hại’ (VnF 12-8-19)-PGS.TS Vũ Minh Khương: Việt Nam đang trong bối cảnh ‘không trỗi dậy là chết’ (Leader 12-8-19)
- Kinh tế: Cẩn trọng với thông tin quảng cáo sản phẩm Hạ khang đường trên một số website (GD 15/8/2019)-Các sân bay châu Á biến thành các thành phố nhỏ (KTSG 15/8/2019)-Giới đầu tư hoảng loạn, Dow Jones lao dốc 800 điểm (KTSG 15/8/2019)-Xuất khẩu của Singapore: Không thấy ánh sáng cuối đường hầm (KTSG 14/8/2019)-ĐBSCL: "Đã nghèo mà còn đi lại khó khăn thì ai thèm tới" (KTSG 14/8/2019)-Làm thế nào để giám sát bệnh viện công không tận thu? (KTSG 14/8/2019)-Chính phủ cho phép Bamboo Airways tăng đội bay lên 30 chiếc (KTSG 14/8/2019)-TPHCM cây xanh giảm một nửa trong 20 năm (KTSG 14/8/2019)-Đông Nam bộ và ĐBSCL: "khát" vốn đầu tư công, nhưng giải ngân chậm (KTSG 14/8/2019)-Kinh tế chia sẻ: Cần cơ chế thử nghiệm công nghệ mới (KTSG 14/9/2018)-TPHCM sẽ xử lý các vi phạm ở Thủ Thiêm ra sao? (KTSG 14/9/2018)-Chính phủ yêu cầu "siết" tour 0 đồng, cơ cấu lại nguồn khách quốc tế (KTSG 14/9/2019)-Giải ngân vốn ODA chỉ 99 tỉ đồng, TPHCM gửi công văn khẩn (KTSG 14/8/2019)-Bộ Tài chính chỉ rõ Bamboo Airways lỗ trên 329 tỷ đồng (GD 14/8/2019)-Vốn ít thì tập trung vào cái gì then chốt nhất (GD 14/8/2019)-NXP-Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ (GD 14/7/2019)- 999/ 2019/ QĐ-TTg-Kết nối khách hàng tốt hơn qua loa thông minh (KTSG 14/8/2019)-Thị trường khách sạn: Nguy cơ thừa cung (KTSG 14/8/2019)- Đà Lạt, Phú Quốc ngập nặng: Du lịch đã tới hạn? (ĐV 14-8-19)-Make in Vietnam: Người Việt vượt khó, chúng ta làm được và làm tốt (VNN 14-8-19)-Giá giường bệnh dịch vụ cao nhất 4 triệu/ngày: Người nghèo có bị đẩy ra khỏi bệnh viện công?(NĐưa Tin 14-8-19)-Cô dâu Việt bị quảng cáo như món hàng ở Hàn Quốc (TT 14-8-19)
- Giáo dục: Ám ảnh những... khai giảng buồn (GD 15/8/2019)-Gateway vẫn chẳng sao, Tuổi Thơ bị đóng cửa, kỳ lạ thật! (GD 15/8/2019)-7 nghiên cứu sinh dùng văn bằng 2 tiếng Anh Đại học Đông Đô trúng tuyển là ai? (GD 15/8/2019)-Video: Phải tri ân các trường tư thục, không phân biệt đối xử con đẻ, con nuôi (GD 15/8/2019)-Quá tải sĩ số ở Thủ đô trong mắt lãnh đạo Sở giáo dục Hà Nội (GD 15/8/2019)-Ở trường mầm non Tùng Ảnh, xây dựng 4 phòng học mà 3 mùa khai giảng chưa xong (GD 15/8/2019)-Có những giáo viên không dám dạy môn học mà mình đã được đào tạo! (GD 15/8/2019)-Thầy giáo Nghị truyền lửa đam mê học Vật lý cho học trò vùng cao (GD 15/8/2019)-Dùng văn bản hết hiệu lực trình Ủy ban thông qua việc thu tiền phụ huynh (GD 15/8/2019)-Vì sao, những câu hỏi của cô giáo Hoa Anh vẫn không có câu trả lời? (GD 15/8/2019)-Tới đây, giáo viên sẽ dạy 2 buổi/ngày nhưng lương không tăng (GD 15/8/2019)-Nhà giáo nghỉ hưu sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên (GD 15/8/2019)-đang dự thảo NĐ!-Thủ khoa Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh đạt 28.75 điểm (GD 15/8/2019)-Đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 2/9 và khai giảng năm học mới (GD 15/8/2019)-9 nhóm nhiệm vụ và 5 giải pháp của ngành giáo dục trong năm học 2019-2020 (GD 14/8/2019)-
- Phản biện: Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại bãi Tư Chính leo thang (viet-studies 14-8-19)-Nguyễn Quang Dy- Đóng cửa những cơ sở giáo dục kém chất lượng dễ hay khó? (GD 14/8/2019)-Xuân Dương-Khi những vị quan chức 'nêu gương' (TVN 14/8/2019)-Nguyễn Huy Viện-Vì sao 7 đại diện hiệp hội ngành nghề phản đối việc tăng lương và giảm giờ làm việc? (BVN 14/8/2019)-Thảo Vy-Những hậu quả từ chính sách kinh tế sai lầm của Trump (BVN 14/8/2019)-Joseph E. Stiglitz-Huawei trong tầm ngắm của Mỹ (BVN 14/8/2019)-Đỗ Đăng Nhật Huy dịch-‘Khó thu hồi 26.300 tỷ’ vụ Thủ Thiêm: Thêm nguy hiểm cho nhóm quan chức ‘ăn đất’ (BVN 14/8/2019)-Thường Sơn-Kiện Trung Quốc – Việt Nam quá rụt rè (BVN 13/8/2019)-Dương Danh Huy-Những con đập gây rối (BVN 13/8/2019)-Tô Văn Trường-Vì sao Kiên Giang phải từ bỏ giấc mộng “đặc khu Phú Quốc”? (BVN 13/8/2019)-Thường Sơn-Tôi không phán xét đạo đức và lịch sử nhưng tội ác vẫn là tội ác! (GD 12/8/2019)-Nguyễn Thị Lan Hương-Biển Đông, kiện hay không kiện? (BVN 12/8/2019)-Đinh Xuân Quân-Bãi Tư Chính: Rủi ro an ninh thế nào nếu Trung Quốc quay trở lại? (BVN 12/8/2019)-Quốc Phương-Quốc gia hưng vong chỉ nhà nước là hữu trách (BVN 11/8/2019)- Dũng Hoàng-Cần phải thấy rõ những cơ hội cũng như đe dọa từ Trung Quốc (BVN 11/8/2019)-Nguyễn Quang Duy dịch-
- Thư giãn: Thử tài tinh mắt, có điểm gì khác biệt trong bức hình? (VNN 14/8/2019)-Ăn nhiều đồ cay tăng nguy cơ mất trí nhớ? (GD 12/8/2019)-Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc (GD 11/8/2019)-
GIẢI PHÁP THIÊN AN MÔN CHO HONG KONG ?
MIXIN PEI/ NGQT 14-8-2019
Nguồn: Minxin Pei, “A Tiananmen Solution in Hong Kong?”, Project Syndicate,12/08/2019.
Biên dịch: Phan Nguyên
Cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông dường như đang hướng đến một cao trào thảm khốc. Với việc chính quyền Trung Quốc hiện đang sử dụng các luận điệu gợi nhớ đến giai đoạn trước khi xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông – và thực sự là cả nền dân chủ của nó – có thể đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.
Trong hơn hai tháng qua, Hồng Kông đã bị bao vây bởi các cuộc biểu tình. Bị kích động bởi một dự luật cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục, các cuộc biểu tình đã phát triển thành các lời kêu gọi bảo vệ – hoặc có lẽ chính xác hơn là khôi phục – nền dân chủ bán tự trị của vùng lãnh thổ này, bao gồm cả việc tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước (đặc biệt là lực lượng cảnh sát).
Khi tình trạng bất ổn kéo dài, sự kiên nhẫn của chính phủ Trung Quốc đang giảm dần – và những lời cảnh báo của đại lục ngày càng đáng lo ngại. Lực lượng đồn trú của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại Hồng Kông, theo lời của tư lệnh Chen Daoxiang, “quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, ổn định và thịnh vượng của Hồng Kông”. Để làm rõ thông điệp này, một đoạn video tuyên truyền với hình ảnh các sĩ quan quân đội Trung Quốc đang chiến đấu đã được phát kèm cùng với tuyên bố này.
Yang Guang, người phát ngôn của Văn phòng các Vấn đề Hồng Kông và Ma Cao của chính phủ Trung Quốc, đã nhắc lại quan điểm này, cảnh báo người biểu tình – những người mà ông ta gọi là “tội phạm” – không được “nhầm lẫn sự kiềm chế (của đại lục) với sự yếu đuối”. Sau đó ông ta nhắc lại “quyết tâm sắt đá” của chính phủ đối với việc “bảo vệ sự thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông”.
Giám đốc Văn phòng, Zhang Xiaoming, sau đó tiến thêm một bước, tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc “có đủ phương pháp và phương tiện đủ mạnh để dập tắt mọi hình thức động loạn có thể xảy ra”. Tuyên bố này được đưa ra hai tháng sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lập luận rằng sự ổn định của Trung Quốc kể từ sau cuộc đàn áp Thiên An Môn chứng minh rằng chính phủ đã đưa ra một lựa chọn “đúng đắn”.
Những cảnh báo ngày càng mạnh mẽ nhắm vào người biểu tình Hồng Kông cho thấy không chỉ lập trường ngày càng cứng rắn mà còn cho thấy sự áp đảo ngày một lớn của các nhân vật trong chính phủ Trung Quốc ủng hộ việc áp đặt sự kiểm soát tuyệt đối lên lãnh thổ này. Điều này đã được phản ánh qua cách phản ứng của cảnh sát, khi họ bắn đạn cao su và dùng hơi cay với tần suất ngày càng tăng. Hàng trăm người đã bị bắt và 44 người đã bị buộc tội “bạo loạn”.
Tuy nhiên, không những không bị răn đe, người biểu tình đang thách thức chính phủ Trung Quốc với quyết tâm ngày càng tăng. Hồi tháng 7, họ đã phá hoại mặt tiền văn phòng liên lạc của chính phủ Trung Quốc tại trung tâm thành phố. Tuần trước, họ đã tiến hành một cuộc tổng đình công gần như làm tê liệt thành phố, một trong những trung tâm thương mại quan trọng nhất của Châu Á. Dù nghe có vẻ lạ, nhưng sự cực đoan hóa này lại đi kèm với sự ủng hộ ngày càng tăng dành cho phong trào, với việc các thành viên của tầng lớp trung lưu – như luật sư và công chức – công khai tham gia biểu tình.
Khi các cảnh báo nghiêm khắc không có hiệu lực, các lãnh đạo Trung Quốc có thể cảm nhận rằng cách tốt nhất – hoặc thậm chí là cách duy nhất – để khôi phục sự kiểm soát ở Hồng Kông là dùng vũ lực, mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đợi đến sau lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 01/10 tới mới hành động. Nhưng, dù là bây giờ hay sau hai tháng nữa, một cuộc đàn áp kiểu Thiên An Môn không phải là câu trả lời cho tình hình hiện nay.
Trước tiên, lực lượng cảnh sát gồm 31.000 người của Hồng Kông không đủ để thực hiện một nhiệm vụ đàn áp như vậy. Không chỉ thiếu nhân lực; các sĩ quan có thể từ chối sử dụng vũ lực chết người. Rốt cuộc, có một sự khác biệt lớn giữa việc bắn đạn cao su vào đám đông với việc giết hại dân thường. Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ phải triển khai lực lượng PLA đồn trú tại chỗ hoặc chuyển hàng chục ngàn lính bán quân sự (cảnh sát vũ trang nhân dân) từ đại lục sang.
Người dân Hồng Kông hầu như chắc chắn sẽ coi các lực lượng chính phủ Trung Quốc như những kẻ xâm lược và tiến hành kháng cự quyết liệt nhất có thể. Các cuộc đụng độ xảy ra – có khả năng dẫn tới số lượng thương vong dân sự cao – sẽ đánh dấu sự kết thúc chính thức của dàn xếp “một quốc gia, hai chế độ”, với việc chính phủ Trung Quốc buộc phải áp đặt quyền kiểm soát trực tiếp và toàn diện lên chính quyền Hồng Kông.
Khi tính chính danh của chính quyền Hồng Kông bị phá hủy, thành phố sẽ ngay lập tức trở nên khó quản lý. Công chức sẽ lũ lượt bỏ việc, và người dân sẽ tiếp tục kháng cự. Hệ thống giao thông, liên lạc và hậu cần phức tạp của Hồng Kông sẽ trở thành những mục tiêu dễ dàng cho người dân địa phương đang phẫn nộ và quyết tâm tạo ra những gián đoạn lớn.
Sau cuộc đàn áp Thiên An Môn, khả năng khôi phục quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ dựa trên sự hiện diện của hàng chục ngàn binh sĩ PLA, mà còn vào việc huy động các Đảng viên. Ở Hồng Kông, nơi Đảng Cộng sản chỉ có sự hiện diện hạn chế về mặt tổ chức (chính thức thì Đảng tuyên bố không có tổ chức đảng ở đây), điều này là không thể. Và bởi vì phần lớn cư dân Hong Kong làm việc cho khu vực tư nhân, Trung Quốc không thể kiểm soát họ dễ dàng như những người dân đại lục vốn phụ thuộc vào nhà nước để kiếm sống.
Hậu quả kinh tế của cách tiếp cận như vậy sẽ là rất thảm khốc. Một số nhà lãnh đạo Đảng có thể nghĩ rằng Hồng Kông, hiện chỉ chiếm 3% GDP của Trung Quốc, có thể không quan trọng về mặt kinh tế. Nhưng các dịch vụ hậu cần và pháp lý đẳng cấp thế giới và các thị trường tài chính tinh vi, vốn là kênh dẫn vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, có nghĩa là giá trị của Hồng Kông vượt xa con số GDP của nó.
Nếu quân đội Trung Quốc xông vào thành phố, một cuộc tháo chạy ngay lập tức của người nước ngoài và giới thượng lưu có hộ chiếu và thẻ xanh nước ngoài sẽ theo sau, và các doanh nghiệp phương Tây sẽ di chuyển hàng loạt đến các trung tâm thương mại châu Á khác. Nền kinh tế Hồng Kông – một cây cầu quan trọng nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới – gần như sẽ sụp đổ ngay lập tức.
Khi không có lựa chọn tốt, các nhà lãnh đạo phải đưa ra lựa chọn ít tồi tệ nhất. Chính phủ Trung Quốc có thể không hề muốn nhượng bộ người biểu tình ở Hồng Kông, nhưng nếu xét hậu quả thảm khốc của một cuộc đàn áp quân sự, đó lại là điều họ phải làm.
Minxin Pei là giáo sư ngành quản trị chính quyền của Đại học Claremont McKenna và là tác giả cuốn China’s Crony Capitalism.
GIỚI TỶ PHÚ HỒNG KÔNG KÊU GỌI CHẤM DỨT CÁC CUỘC BIỂU TÌNH
KHÁNH LAN/TBKTSG 14-8-2019
Sau hơn hai tháng bất ổn ở Hồng Kông do các cuộc biểu tình và diễn biến xấu của thị trường chứng khoán, trị giá tài sản của tỉ phú Peter Woo hao hụt 1,2 tỉ đô la. Ảnh: Bloomberg |
Hôm 13-8, Tập đoàn Swire Pacific, một trong những đế chế kinh doanh gia tộc giàu nhất Hồng Kông, ra tuyên bố bày tỏ “lo ngại sâu sắc trước tình hình bạo lực và xáo trộn tiếp diễn đang tác động đến Hông Kông”. Tuyên bố nhấn mạnh: “Chúng tôi lên án tất cả hoạt động bất hợp pháp và cách hành xử bạo lực".
Giám đốc điều hành của Swire Pacific là tỉ phú Merlin Swire. Swire Pacific sở hữu nhiều khách sạn cao cấp, cao ốc văn phòng và khu mua sắm ở Hồng Kông. Swire Pacific cũng là cổ đông lớn nhất của hãng hàng không hàng đầu Hồng Kông, Cathay Pacific, “nạn nhân” đáng chú ý của các cuộc biểu tình gây hỗn loạn trong những ngày qua.
Tuyên bố của Swire Pacific được đưa ra khi hơn 1.000 người biểu tình tiếp tục tràn vào Sân bay quốc tế Hồng Kông hôm 13-8, khiến sân bay này phải hủy các chuyến bay trong ngày thứ hai liên tiếp.
Cathay Pacific cũng hủy hơn 270 chuyến bay trong ngày qua. Cổ phiếu của hãng hàng không này đã giảm gần 14% trong tháng. Cách đây 1 tuần, cổ phiếu Cathay Pacific đã giảm mạnh khi Cục Quản lý hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) quyết định cấm các thành viên phi hành đoàn của Cathay Pacific làm việc trên chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc nếu họ được xác định có tham gia các cuộc biểu tình.
Cùng ngày, tập đoàn bất động sản Sun Hung Kai Properties thuộc quyền kiểm soát của gia tộc Kwok, gia tộc giàu thứ ba châu Á, cũng kêu gọi khôi phục trật tự xã hội.
Trong khi đó, tỉ phú Hồng Kông Peter Woo, cổ đông lớn nhất đồng thời là cựu Chủ tịch tập đoàn phát triển bất động sản Wheelock & Co. (Hồng Kông), kêu gọi người biểu tình nên bình tâm khi chính quyền đã gác lại dự luật dẫn độ cho phép dẫn các nghi phạm ở Hồng Kông sang Trung Quốc xét xử. Song người biểu tình đang yêu cầu chính quyền Hồng Kông phải rút bỏ hoàn toàn dự luật này.
Tỉ phú Peter Woo. Ảnh: SCMP |
Tuy nhiên, ông cho rằng một số người biểu tình đang sử dụng vấn đề dự luật dẫn độ “để cố tình gây rối”. Tính đến ngày 12-8, Woo có tổng tài sản trị giá 9,9 tỉ đô la, theo tạp chí Forbes. Sau hai tháng bất ổn ở Hồng Kông do các cuộc biểu tình và diễn biến xấu của thị trường chứng khoán, trị giá tài sản của Woo hao hụt hơn 1 tỉ đô la.
Một bài viết đăng trên nhiều tờ báo Trung Quốc với những người ký tên bên dưới gồm tỉ phú Henry Cheng, Chủ tịch tập đoàn bất động sản, khách sạn New World Development (Hồng Kông), cũng kêu gọi chấm dứt biểu tình.
Hồng Kông là một trong những nơi có giá bất động sản đắt đỏ nhất thế giới nhưng các cuộc biểu tình đang đe dọa kinh tế Hồng Kông. Các quan chức chính quyền Hồng Kông cảnh báo các xáo trộn kinh doanh do biểu tình có thể gây tác động dai dẳng hơn đại dịch SARS ở Hồng Kông vào năm 2003. Du lịch, bất động sản là những lĩnh vực kinh doanh có thể hứng đòn nặng nề nếu biểu tình leo thang và kéo dài.
Hôm 14-8, công ty phát triển bất động sản CK Asset của tỉ phú Lý Gia Thành thông báo hoãn bán 115 căn hộ cao cấp với tổng trị giá 1,5 tỉ đô la ở một dự án bất động sản ở Hồng Kông. Justin Chiu, Giám đốc điều hành của CK Asset, cho biết các cuộc biểu tình dai dẳng gây khó khăn cho việc tiếp thị các căn hộ phân khúc sang. Victor Li, Chủ tịch CK Asset, nói rằng các cuộc biểu tình khiến khách hàng chuyển sang trạng thái chờ đợi.
Trong tuần này, tập đoàn Sun Hung Kai Properties cũng hoãn bán một dự án chung cư ở khu Cửu Long, Hồng Kông do tâm lý người tiêu dùng đang bi quan trước tình hình bất ổn xã hội.
Theo Bloomberg, CNN
ĐỂ HONG KONG NÓI
LE NGUYEN DUY HAU/ BVN 15-8-2019
Tuần thứ 10 của cuộc biểu tình tại Hong Kong và nó đã vượt quá những tưởng tượng ban đầu của mình về quy mô, mục đích, và tác động. Sân bay Hong Kong ngày thứ 2 liên tiếp bị phong toả. Thị trường Hong Kong có nguy cơ suy thoái. Trung Quốc đang gọi cuộc biểu tình là khủng bố. Và người ta không loại trừ khả năng của một "Thiên An Môn" thứ 2.
Mình không phủ nhận cảm giác "pha lẫn" khi chứng kiến những diễn biến này. Một mặt, mình vẫn nghĩ phong trào dân chủ của người Hong Kong là đáng trân trọng. Nhưng mặt khác, những tác động và nguy cơ của nó thì lại quá lớn, khiến bản thân mình đặt câu hỏi "liệu có đáng không"?
Nhưng rất nhanh, mình bỏ ngay câu hỏi đó (và những phán xét mà nó ngụ ý) ra khỏi đầu, bởi đơn giản là vì mình không có tư cách để phán xét. Không có tư cách không phải vì mình tin vào chủ nghĩa dân tộc và những đường biên giới nhân tạo. Mà không phán xét đó là vì bản thân mình đối với Hong Kong là một người đi vé miễn phí, đi lậu vé (free rider), một người chỉ hưởng lợi từ Hong Kong mà không thực sự phải trả giá cho nó. Chính vì thế, mình không thể phán xét những người đang đổi thời gian và đổ máu để bảo vệ tương lai của thành phố mà họ yêu quý, theo đuổi những mục tiêu mà họ tin là đúng đắn.
Ngày hôm qua, mạng xã hội Hong Kong lan truyền hai clip của một phụ nữ Nam Phi ngay trung tâm Hong Kong và một doanh nhân Úc tại sân bay Xích Lạp Giác. Điểm chung của hai người này là họ đều ghét cuộc biểu tình.
Đối với cô gái Nam Phi, cô khóc và bảo rằng cô đã rời khỏi quê cô để tránh những cuộc bạo loạn thế này và cầu xin mọi người hãy trả lại "Hong Kong mà tôi yêu mến". Còn với doanh nhân người Úc - người bị huỷ chuyến bay do cuộc biểu tình - ông tức giận yêu cầu những người biểu tình đi "tìm việc mà làm", và ông cho rằng Hong Kong nên học tập Trung Quốc vì sự an ninh và trật tự của mẫu quốc này.
Nhưng, cần phải hiểu một điều rằng. Cả hai người Úc và Nam Phi này đều giống như mình, họ là những kẻ đi lậu vé. Đối với họ, Hong Kong là điểm du lịch, là nơi làm ăn, là đất lập nghiệp... Vì thế, họ hình dung sự ổn định, sự an ninh, sự phục tùng của người dân như một lẽ tất yếu, như một điều đương nhiên. Họ sẵn sàng nói rằng họ không quan tâm đến chính trị, cốt là họ có thể làm ăn được, có thể vui chơi được. Kì thực, điều họ đang nói đó là họ đang hưởng lợi từ hệ thống, từ tình trạng hiện tại, và họ không thấy có lý do gì để dấn thân, đánh đổi, để thay đổi tình trạng hiện tại cho một thứ có thể tốt đẹp hơn (nhưng cũng có thể xấu xí hơn). Cũng như bạn sẽ không thấy vui khi công nhân ở resort nơi bạn du lịch đình công, hay đầu bếp ở nhà hàng bạn yêu thích nghỉ việc. Họ cần mọi thứ y như cũ để phục vụ họ.
Nhưng, có một điều mà những kẻ đi lậu vé sẽ không hiểu, đó là con tàu mà họ đang đi lậu vốn chông chênh và có thể bị lật bất kỳ lúc nào. Và khi đó, cái lợi mà họ đang hưởng sẽ biến mất. Một người biểu tình chỉ ra rất đúng, Hong Kong là một thiên đường thuế (tax haven) và đó là lý do mà vị doanh nhân người Úc kia đến với Hong Kong. Và sở dĩ nó còn duy trì đến ngày nay chính là nhờ sự độc lập của Hong Kong với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc áp đặt được hệ thống tương tự ở Hong Kong, những điều mà ông đang hưởng lợi có nguy cơ sẽ không còn nữa, hoặc méo mó đi. Cô gái Nam Phi kia cũng vậy. Hong Kong mà cô yêu mến là vì Hong Kong khác với Trung Quốc, và nếu Hong Kong không đấu tranh, Hong Kong sẽ trở thành Thâm Quyến, hay Quảng Châu. Đến lúc đó, những thứ tiện nghi mà cô đang hưởng thụ sẽ không còn nữa.
Vị doanh nhân người Úc phản pháo lại và nói rằng ông vẫn sống ổn, làm ăn tốt ở Trung Quốc, và do đó ông không sợ Hong Kong thành Trung Quốc (vì với ông, chả khác gì nhau).
Những người đi lậu vé ở bất kỳ nơi đâu cũng có tranh luận tương tự như vậy. Không quan trọng con tàu nó thế nào, tôi vẫn có thể sống tốt được, vì tôi sẽ hiểu và làm theo hệ thống, theo kẻ cầm quyền. Tất nhiên điều đó đúng, nhưng đó cũng là khi người đi lậu vé không còn là một hành khách bình thường nữa mà đã trở thành một phần của hệ thống, một phần của vấn đề. Vì nếu không làm như vậy, ông sẽ không bao giờ có thể đủ tiền mà duy trì sự an lành của mình. Hãy nhớ lại câu nói của Martin Niemöller thời Đức Quốc Xã: First they came for... (Đầu tiên họ đến...) (link: https://www.facebook.com/notes/le-nguyen-duy-hau/first-they-came/10150926710330491/)
Cuối cùng thì, có một điều mà những kẻ đi lậu vé không nói ra, nhưng ai cũng phải hiểu. Đó là khi tình hình quá bi đát, họ hoàn toàn có lựa chọn nhảy khỏi tàu. Doanh nhân Úc không sống đời ở kiếp với Hong Kong. Cô gái Nam Phi hoàn toàn có thể tìm một tình yêu mới. Khách du lịch Việt Nam có thể rẽ hướng sang Đài Loan, Thượng Hải, Thái Lan. Và kí ức về Hong Kong chỉ làm cho cuộc sống của họ phong phú hơn. Nhưng những người bản địa thì không. Hong Kong là quê hương, là nơi ghi kí ức của họ. Có ra đi thì cũng là một sự lựa chọn chẳng đặng đừng.
Cứ để cho Hong Kong nói, cho Hong Kong đấu tranh, và ta lắng nghe, quan sát, và học tập (cả những cái tốt, lẫn cái xấu). Nếu không thể ủng hộ thì cần thiết phải trung lập. Vì sẽ đến một ngày, khi mọi thứ đã chín, người Việt Nam cũng sẽ phải đối diện với những lựa chọn, thử thách tương tự như vậy. Và lúc đó ta sẽ ước rằng những kẻ đi lậu vé sẽ giữ im lặng.
L.N.D.H.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét