ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Trump đổ thêm dầu vào lửa, TQ thẳng thừng đáp trả (VNN 2/8/2019)-Tuyên bố chung ASEAN nói đến căng thẳng Biển Đông nhưng tránh chỉ trích Trung Quốc (BVN 2/8/2019)-Chiến lược mới của Mỹ tại Biển Đông (phần 2) (GD 2/8/2019)-Chiến lược mới của Mỹ tại Biển Đông (GD 1/7/2019)-ASEAN, Mỹ nhấn mạnh việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên Biển Đông (KTSG 1/8/2019)-Tư Chính: Trung Quốc ngoan cố khiến Việt Nam phản ứng mạnh (BVN 1/8/2019)-Thụy My-Việt Nam thông báo cho Ấn Độ về vụ Tư Chính & Nhật lần đầu lên tiếng về vụ ‘đối đầu’ giữa VN và TQ ở Bãi Tư Chính (BVN 1/8/2019)-RFI- Bãi Tư Chính: Trung Quốc mưu tính chặn đường kiện của Việt Nam ra sao? (BVN 31/7/2019)-Nối lại đàm phán nhưng Mỹ - Trung không sốt sắng đạt thỏa thuận (KTSG 29/7/2019)-Trung Quốc sẽ đẩy căng thẳng Bãi Tư Chính đến mức độ nào? (BVN 29-7-2019)-RFA-Việt Nam có toàn quyền thăm dò, khai thác dầu khí ở bãi Tư Chính (KTSG 28/7/2019)- Nhật - Hàn lún sâu vào khủng hoảng ngoại giao (KTSG 27/7/2019)-Gia hạn hoạt động giàn khoan ở Bãi Tư Chính, Việt Nam tiếp tục ‘bất tuân’ Trung Quốc? (BVN 27/7/2019)-VOA-Các ý kiến liên quan đến việc Việt Nam kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế qua vụ Bãi Tư Chính (BVN 27/7/2019)-BBC
- Trong nước: Bộ Nội vụ chỉ ra nhiều thiếu sót trong bổ nhiệm cán bộ ở Bộ Tài nguyên (GD 2/8/2019)-Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại đông người tại Tiền Giang (GD 1/8/2019)-Bộ Quốc phòng chủ trì xác định nguyên nhân cái chết của ông Trần Bắc Hà (GD 1/8/2019)- sao không phải Bộ CA?-Bộ Nội vụ sẽ làm việc với Sóc Trăng về vụ việc của bà Hồ Thị Cẩm Đào (GD 1/8/2019)-Trưởng đoàn ĐBQH-Nhà báo độc lập phản bác chỉ trích của chương trình 'Đối diện' trên VTV (VOA 1-8-19) -Đâu là sự thật vụ xả nước làm trôi kết quả thí nghiệm ở sông Tô Lịch? (TVN 31/7/2019)- Chống ‘BOT bẩn’, Hà Văn Nam và 6 người nhận nhiều năm tù về tội ‘gây rối’ (BVN 31/7/2019)-Vì sao nhiều góp ý không được ĐCSVN lắng nghe? (BBC 31-7-19) - P/v Lê Công Định-Thanh tra Chính phủ chuẩn bị báo cáo về phòng, chống tham nhũng (GD 30/7/2019)-Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự 2 cơ quan (GD 30/7/2019)-Thủ tướng phân công cơ quan soạn thảo văn bản thi hành 7 luật (GD 30/7/2019)-Vô cùng thương tiếc Tiến sĩ NGUYỄN THANH GIANG (BVN 30/7/2019)-Thủ tướng ký thi hành kỷ luật với Thứ trưởng Bộ Tài Chính Huỳnh Quang Hải (GD 29/7/2019)-Có thể xác định được người đưa hối lộ ở Hà Giang không? (GD 29/7/2019)-Công đoàn Việt Nam không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, đồng hành cùng dân tộc (GD 29/7/2019)-
- Kinh tế: Những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 8/2019 (GD 2/8/2019)-Chính phủ quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2019 (GD 2/8/2019)-Quảng cáo sản phẩm Xương khớp MH hiểu lầm như thuốc chữa bệnh (GD 2/8/2019)-Bộ Giao thông nói sẽ đấu thầu đường cao tốc Bắc - Nam đúng quy định (GD 2/8/2019)-Những thương hiệu hàng đầu ở Việt Nam làm ăn ra sao? (KTSG 2/8/2019)-Lần đầu tiên có thông tư về tiêu chí hàng 'Made in Vietnam'(VNN2/8/2019)-Không được ảnh hưởng đến đầu tư, quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp (GD 1/8/2019)-thủ tục hành chính-Bộ trưởng Bộ Y tế: Vào bệnh viện phải có cảm giác như vào khách sạn (GD 1/8/2019)- BT Tiến-Blockchain nghe hoành tráng nhưng chưa đạt kết quả như kỳ vọng (KTSG 1/8/2019)-Những yếu tố phải tính khi làm đường sắt cao tốc (KTSG 1/8/2019)-Ngoài 4 ngân hàng lớn, các ngân hàng khác sẽ tiếp tục hạ lãi suất (KTSG 1/8/2019)-Cuộc chiến chống tin tặc đầy cam go của các ngân hàng (KTSG 1/8/2019)-Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tăng vốn hơn 2.800 tỉ đồng (KTSG 1/8/2019)-Đà Nẵng khó kêu gọi doanh nghiệp đưa khách đến xem tuồng (KTSG 1/8/2019)-Doanh nghiệp lữ hành Đà Nẵng tìm đến start-up để phát triển công nghệ (KTSG 1/8/2019)-Hãng tàu, chủ hàng muốn bỏ quy định chỉ cho 81 chuyến tàu cập cảng Cát Lái một tuần (KTSG 1/8/2019)-Giá xăng E5 RON 92 giảm 377 đồng/lít từ 15 giờ chiều nay (KTSG 1/8/2019)-
- Giáo dục: Các trường không được tự ý hợp đồng giáo viên giảng dạy từ năm 2019 (GD 2/8/2019)-Video: Đại học công lập lo chất lượng đào tạo cho tốt, đừng lấn sân phổ thông (GD 2/8/2019)-Phấn đấu ít nhất 1 trường sư phạm lọt top 1000 trường sư phạm toàn cầu (GD 2/8/2019)-Trung tâm Kiểm định chất lượng phải độc lập về tổ chức với cơ sở giáo dục (GD 2/8/2019)-Cứ để phụ huynh chọn giáo viên cho con, tại sao cứ cấm cản? (GD 2/8/2019)-Khơi đèn đom đóm trên xóm vạn đò sông Hương (GD 2/8/2019)-Lạm thu ngầm, con quỷ khát tiền trong trường học (GD 2/8/2019)-Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến công bố điểm chuẩn ngày 8/8 (GD 2/8/2019)-Xử lý nghiêm các hiệu trưởng lạm thu (GD 2/8/2019)-Hải Phòng sẽ khai giảng năm học mới vào ngày 5/9 (GD 2/8/2019)-Nên trả lại việc tự chủ trong tuyển sinh cho các trường đại học, cao đẳng (GD 2/8/2019)-Sau chấm phúc khảo, một thí sinh Bắc Giang được tăng cao nhất 4,5 điểm (GD 2/8/2019)-204 bài thi trắc nghiệm thay đổi điểm sau chấm phúc khảo (GD 2/8/2019)-Bộ Giáo dục yêu cầu cho phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng sau phúc khảo (GD 2/8/2019)-Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá kỳ thi quốc gia 2019 tốt hơn, nề nếp hơn (GD 1/8/2019)-
- Phản biện: BỊ KẾT TỘI OAN (BVN 2/8/2019)-Nguyễn Đình Cống-5 vấn đề lớn của vụ trao trả 400 người Trung Quốc đánh bạc tại Việt Nam (BVN 2/8/2019)-Võ Văn Quản-Báo chí và tiền bạc (BVN 2/8/2019)-Khải Đơn- Đất đai và quốc nạn tham nhũng (VNN 1-8-19)-Nguyễn Huy Viện-Việt Nam tại bước ngoặt mới: Tiến thoái lưỡng nan (viet-studies 1-8-19)-Nguyễn Quang Dy- Lãnh đạo Việt Nam vẫn im tiếng trong căng thẳng Bãi Tư Chính với Trung Quốc (BVN 1/8/2019)-Khi thủ tướng... lạ (viet-studies 31-7-19)- Nguyễn Văn Chiến- Bạch thư quốc phòng Trung Quốc nói gì? (BVN 31/7/2019)-Phạm Phú Khải-“Chống tham nhũng thực chất để thanh trừng lẫn nhau!” (RFA 31-7-19)-Diễm Thi-Nỗi buồn lịch sử ư? Xin góp một ví dụ làm nên nỗi buồn đó (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 74) (BVN 29/7/2019)-Tương Lai-SAGRI: Đảng sẽ ‘thịt’ hay tha đồng chí Nguyễn Thiện Nhân? (Blog VOA 29-7-19)- Trân Văn-Việt Nam phải mạnh mẽ đối với các nước thượng nguồn Mekong dù đó là nước nào! (BVN 28/7/2019)-Thanh Trúc-Xuất bản tự do: Cơ hội hay thử thách? (BVN 28/7/2019)-Phạm Phú Khải-Liệu Triều Tiên có thể lặp lại mô hình Việt Nam? (BVN 28/7/2019)-Nguyễn Minh Khuê dịch- Mô hình phát triển hài hòa mà chúng ta cần theo đuổi(TVN 2/8/2019)-Nguyễn Quang Thái-
- Thư giãn: Tuyển Việt Nam: Thầy Park có thể dùng bài tủ AFF Cup đấu Thái Lan (VNN 2/8/2019)-Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (74) - Thái độ sống tạo nên tất cả (GD 29/7/2019)-Intel phát triển chip trí tuệ nhân tạo mô phỏng não người (KTSG 27/7/2019)
ĐẤT ĐAI VÀ QUỐC NẠN THAM NHŨNG
NGUYỄN HUY VIỆN/ TVN 1-8-2019
Chính những nhóm lợi ích gồm các quan tham và các chủ doanh nghiệp đã tận dụng tối đa các cơ hội do lỗ hổng của pháp luật để biến công sản thành tư sản. Rất nhiều người chỉ sau một thời gian làm quan; nhiều chủ doanh nghiệp chỉ sau một vài dự án chỉ định thầu-đổi đất lấy công trình, đã trở nên giàu có.
Nhiều dự án bất động sản bất động hàng chục năm. |
Luật Đất đai
Phải khẳng định rằng đất đai là lĩnh vực màu mỡ nhất cho tham nhũng, làm thất thoát tài sản nhà nước nghiêm trọng nhất. Nếu thống kế đầy đủ và quy ra tiền, thì thất thoát trong lĩnh vực đất đai sẽ có số tiền nhiều nhất trong tất cả các lĩnh vực.
Đất đai cũng là lĩnh vực khiếu kiện nhiều nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể 2011: 82%; năm 2012: 89%; năm 2013: 60,9%; năm 2016: 70% trong tổng số các vụ khiếu kiện trên mọi lĩnh vực của cả nước.
Theo Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong 6 tháng đầu năm 2017, Thanh tra Bộ đã nhận 1.539 lượt đơn khiếu nại, trong đó, lĩnh vực đất đai vẫn chiếm số lượng nhiều nhất, với tỷ lệ hơn 95%.
Không những vậy đất đai là lĩnh vực nhiều quan chức bị cho vào “lò” nhất. Trong số hơn 30 tướng Quân đội, Công an bị kỷ luật hoặc nhận án tù phần lớn do sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực đất đai.
Hàng chục quan chức lãnh đạo các sở, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang … bị kỷ luật hoặc trở thành bị can, bị cáo đều có những sai phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trong chuyển đổi mục đích sử dung, chuyển nhượng đất đai.
Nguyên nhân của những vấn đề vừa nêu có nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là do sự bất cập của Luật Đất đai.
Nền kinh tế nước ta đã vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng một số điều luật cơ bản của Luật Đất đai năm 2013 vẫn trên quan điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Chẳng hạn như quan điểm về quyền sở hữu đất đai.
Hoặc như một số điều luật quy định quá “thoáng”. Ví dụ khoản d điểm 3, Điều 62 Luật Đất đai 2013 quy định, thẩm quyền thu hồi đất của hội đồng nhân dân tỉnh: “Dự án khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn chỉnh trang đô thị; cụm công nghiệp; khu sản xuất chế biến; nông sản; lâm sản; thủy sản; hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng”.
Phạm vi thu hồi đất được rộng như vậy, thì trong bối cảnh tổ chức nhà nước hiện nay, lãnh đạo địa phương rất dễ thuyết phục hội đồng nhân dân chấp nhận phê chuẩn đất đai cho các doanh nghiệp, bỏ qua quyền lợi của người dân.
Với quy định như vậy, tạo ra nhiều kẽ hở cho sự tùy tiện của địa phương trong chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển nhượng đất đai; tạo ra cơ chế xin - cho; tình trạng các doanh nghiệp đầu tư “lách luật”, “chạy dự án” vào các khu đất vàng, đất trống để đưa vào diện thu hồi đất…
Nghị định số 187/2004/NĐ-CP
Tháng 10/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phầ để hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Điều 63 của nghị định này quy định:
1. Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp nhà nước do được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận quyền sử dụng đất là tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp phải được tính giá trị vào giá trị tài sản doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
2. Qiá trị quyền sử dụng đất được xác định để đưa vào giá trị tài sản doanh nghiệp khi cổ phần hoá phải sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường …
Đây là cơ sở pháp lý cho việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất và đưa giá trị quyền sử dụng đất vào tài sản doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá, nhằm bảo toàn tài sản nhà nước sau khi cổ phần hoá.
Tuy nhiên, điều bất thường là chỉ một tháng sau (11/2004), Chính phủ ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP “Về việc Chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần” lại không dựa vào Điều 63 của Nghị định 181.
Bởi vậy Mục 1 Điều 19, Nghị định 187 rất “thoáng”, khi quy định doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa được chọn một trong hai hình thức:
a. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá lựa chọn hình thức thuê đất thì không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá;
b. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa chọn hình thức giao đất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là giá do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thực tế thị trường …
Với quy định “nước đôi” trên đây, khi thực hiện cổ phần hoá, các doanh nghiệp nhà nước đều chọn hình thức thuê đất. Vì đây là cơ hội họ được hưởng “lộc trời” vô cùng lớn, khi giá trị quyền sử dụng đất chỉ được định giá 0 đồng hoặc rẻ như cho.
Nghị định số 59/2011/NĐ-CP
Văn bản này quy định về chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Điều 31 của Nghị định này và các điều tương tự trong các nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định này sau đó tiếp tục giữ lại nội dung Điều 19 của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP, là khi cổ phần hóa, doanh nghiệp được lựa chọn hình thức giao đất hoặc cho thuê đất.
Do một số điều của các nghị định quá “thoáng” trong việc áp dụng quy định về quyền sử dụng đất, từ năm 2004 đến nay, ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, nhất là tại các TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng … hàng chục triệu m2 đất do các doanh nghiệp nhà nước quản lý không đưa vào định giá doanh nghiệp khi cổ phần hóa, hoặc được định giá với mức rẻ ngoài sức tưởng tượng.
Đây là lỗ hổng vô cùng lớn làm cho khối lượng tài sản khổng lồ của nhà nước tuồn vào túi cá nhân, cá nhân hưởng lợi nhưng nhà nước không thu được gì. Vấn đề đó ai cũng thấy rất bất hợp lý, nhưng ngày ngày vẫn cứ diễn ra, bởi vì… tất cả đều đúng quy định của nhà nước.
Điều bất thường là những lỗ hổng pháp luật đó tồn tại nhiều năm nay, có những lỗ hổng tồn tại 15 năm vẫn chưa được bịt và cũng chưa ai có ý định bịt.
Từ thực trạng quản lý đất đai ở nước ta, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng: “Vấn đề cần phê phán chủ yếu là quản lý đất đai lỏng lẻo, là miếng đất màu mỡ cho sân trước sân sau, thất thoát tài sản nằm ở đấy.”
Quan điểm này đã được nhiều chuyên gia, đại biểu quốc hội chia sẻ và bày tỏ ủng hộ nhiều năm qua. Đáng tiếc là nó không được tiếp thu.
Rốt cuộc là gần đây chúng ta chứng kiến rất nhiều người giàu lên từ đó. Nào biệt thự, biệt phủ của quan chức mọc lên nhan nhản; vợ, chồng, con của họ sống rất khác so với người dân; tài sản thậm chí chuyển ra nước ngoài.Trong khi đó, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách và bằng mọi giá để được làm “sân sau” của các quan chức.
Rõ ràng, các lỗ hổng và sự bất cập của pháp luật đất đai mở cửa cho tham nhũng phát triển đến mức như ngày này, triệt tiêu nhiều động lực, cạn kiệt nguồn lực, bào mòn lòng tin của người dân.
Để đất đai - tài sản đặc biệt của quốc gia không tiếp tục bị thất thoát và phát huy nguồn lực của tài sản đặc biệt này đối với sự phát triển của đất nước, quốc hội không thể chậm trễ hơn trong việc sửa đổi Luật Đất đai phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, làm cơ sở để sửa đổi đồng bộ các văn bản dưới luật.
Một khi Luật Đất đai chưa phù hợp với cơ chế thị trường thì đó là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, và nguồn lực của đất đai chưa phát huy được vai trò của nó đối với phát triển đất nước.
Nguyễn Huy Viện
'CHỐNG THAM NHŨNG THỰC CHẤT ĐỂ THANH TRỪNG LẪN NHAU !'
DIỄM THI/ RFA 31-7-2019
Đến hôm nay công cuộc phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam vẫn chưa đến hồi kết và có lẽ sẽ khó có hồi kết, mặc dù nhiều người nhận định, đây là giai đoạn Việt Nam chống tham nhũng quyết liệt nhất…
RFA có cuộc phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành sau 28 năm ông gặp tai nạn nghề nghiệp để nghe ông phân tích, nhận định về tình hình chống tham nhũng hiện nay!
(Ngày 4/7/1991, nhà báo Trần Quang Thành bị tạt acid khiến khuôn mặt bị dị dạng, mất cả môi và mũi, một mắt bị mù, mắt còn lại chỉ nhìn được 1/10 và thân thể bị hủy hoại 81%, sau khi ông có các bài viết chống tiêu cực và phơi bày tham nhũng tại Việt Nam.)
(Ngày 4/7/1991, nhà báo Trần Quang Thành bị tạt acid khiến khuôn mặt bị dị dạng, mất cả môi và mũi, một mắt bị mù, mắt còn lại chỉ nhìn được 1/10 và thân thể bị hủy hoại 81%, sau khi ông có các bài viết chống tiêu cực và phơi bày tham nhũng tại Việt Nam.)
Diễm Thi: Thưa nhà báo Trần Quang Thành, vừa qua trên 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị kỷ luật Đảng và xử lý hình sự, ông có tin Việt Nam đã và đang quyết liệt chống tham nhũng hơn bao giờ hết?
Ông Trần Quang Thành: Chào cô Diễm Thi và thính giả RFA. Theo tôi thì công cuộc chống tham nhũng hiện nay như một trò hề vì không phải đánh trực tiếp vào những người đương nhiệm mà toàn là hồi tố như Lê Thanh Hải hiện nay. Chẳng lẽ nhiệm kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn trong sạch, không có một người nào phải đứng trước vành móng ngựa về chống tham nhũng cả hay sao?
Vì vậy tôi nghĩ họ ra luật chống tham nhũng để thanh trừng lẫn nhau mà thôi chứ không phải vì dân vì nước gì hết.
Diễm Thi: Thưa ông, vậy theo ông, khẩu hiệu của ông Trọng “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng” được ông hiểu như thế nào thông qua những gì ông Trọng làm mà nhiều người hay nói là công cuộc “đốt lò” của ông ấy đã đang và sẽ thành công?
Ông Trần Quang Thành: Ông Trọng chỉ cho vào lò những đối tượng ông muốn triệt hạ, chứ những đối tượng mà ông nâng niu thì không. Cho nên việc kiên quyết chống tham nhũng của ông thực chất là triệt những kẻ có thể cản trở ông về quyền lực. Ông Trọng bảo “không có vùng cấm”, ai chả nói thế nhưng hành động thì mới quan trọng, nó chứng minh cho lời nói.
Diễm Thi: Nhưng những vụ tiêu cực tiếp tục bị phanh phui “không ngoại lệ”khi 7 thứ trưởng và nguyên thứ trưởng dính kỷ luật trong vòng nửa năm qua, ông có nghĩ đó là sự “mạnh tay” thật của chiến dịch chống tham nhũng hay là “chiêu trò” an dân trước thềm đại hội XIII?
Ông Trần Quang Thành: Tất cả mọi hành động xử lý kỷ luật vừa qua đều là thanh trừng lẫn nhau, răn đe cho nhau, nhưng dù sao chúng ta cũng thấy rõ bộ mặt thật của Nhà nước cộng sản rằng, nếu một người có quyền cầm bút ký là có thể tham nhũng, từ xã cho đến Trung ương. Quan trọng là người thế lực mạnh sẽ lấn át người thế lực yếu.
Hồi kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng đâu có làm được mà phải khóc và gọi là đồng chí X. Bây giờ ông Trọng tìm những phe cánh cũ của Nguyễn Tấn Dũng xử lý.
Nếu vì dân vì nước thì ông Trọng phải lôi những tập đoàn lớn đang bị tố cáo như Sun Group, Vin Group, tập đoàn của Trịnh Văn Quyết ra xử…
Ở Việt Nam, chống tham nhũng là thứ vũ khí để họ trị nhau.
Gọi là mị dân thì cũng đúng nhưng dân họ không tin đâu. Dân họ không nói ra thôi chứ họ không tin các ông có thể chống tham nhũng. Thế lực của Tất Thành Cang còn rất mạnh nên 70 ủy viên trung ương không thể bỏ phiếu kỷ luật ông này.
Nếu muốn chống tham nhũng vì dân vì nước thì ông Trọng phải kỷ luật hết những ai tham nhũng, những ai cướp của dân. Nhưng ông Trọng lại bảo nếu xử lý hết cán bộ thì lấy cán bộ đâu mà làm.
Nội bộ đảng cộng sản có thể mâu thuẫn với nhau kịch liệt, ví dụ hai phe Dũng - Trọng. Nhưng đến một lúc nào đó, vì quyền lợi của đảng và quyền lợi của họ với nhau thì họ cũng sẽ “ngã giá” với nhau để giữ lại thế cân bằng chứ không bao giờ triệt hạ nhau đến cùng.
Diễm Thi: Theo như ông nói, nếu chính quyền Việt Nam kiên quyết loại bỏ khỏi bộ máy của Đảng, nhà nước những cán bộ “hư hỏng”, triệt hạ phe cánh nhưng liệu có loại bỏ được “chân rết” của họ khi nó đã bám rễ và vươn vòi quá sâu? Ông có thể phân tích thêm về vấn đề này?
Ông Trần Quang Thành: Muốn chống tham nhũng thành công phải dựa vào dân, nghe dân chứ đừng theo ý đảng thì họ sẽ triệt được tất cả những kẻ tham nhũng, còn nếu cứ như bây giờ là phe nọ giết phe kia thì diệt được chân rết này sẽ tòi ra chân rết khác. Hiện nay họ chỉ chống tham nhũng trên bề mặt. Ngay cả ông Nguyễn Phú Trọng cũng đâu chịu kê khai tài sản!
Tóm lại, còn ĐCS thì không bao giờ chống tham nhũng được vì họ vừa đá bóng vừa thổi còi đúng như câu “luật là ta, ta là luật”.
Diễm Thi: Ông nhận định như thế nào về tình hình này trước đại hội XIII? “Lò” của ông Trọng sẽ tiếp tục nóng? Những vấn đề nào ông nghĩ sẽ được đưa ra bàn luận kỹ trước, trong và sau đại hội?
Ông Trần Quang Thành: Lò vẫn sẽ nóng để diệt những người không ăn ý với ông Trọng. Trước đại hội đảng thì họ sẽ đưa những vấn đề về trong sạch đảng để lấy lòng dân nhưng thực tế họ không bao giờ làm được những điều họ nêu ra. Từ xưa đến nay vẫn thế, không có gì mới cả.
Đại hội sắp tới tôi nghĩ họ cũng làm sao để củng cố nội bộ của họ để bám rễ và tiếp tục thống trị. Tổ chức đại hội đảng chỉ tốn tiền của dân. Buồn cười ở chỗ trong một nước có hai hệ thống chính quyền là đảng và Nhà nước, mà cuối cùng chỉ là đảng thống trị.
Một đất nước muốn công bằng, dân chủ, văn minh thì không thể nào để độc đảng lãnh đạo như hiện nay mà cần một sự thay đổi lớn trong đất nước.
Phải nói rõ rằng những nội dung nào được bàn hay danh sách nhân sự tại đại hội đảng kỳ tới do một nơi quyết định, đó là Bắc Kinh.
Ngày xưa thì Liên Xô sẽ đưa danh sách người lãnh đạo chủ yếu. Bây giờ Trung Quốc sẽ làm việc này.
Diễm Thi: Theo quan sát của ông thì có gì khác biệt trong việc chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam từ hơn 10 năm qua?
Ông Trần Quang Thành: Ngày càng bộc lộ rõ việc chống tham nhũng chỉ là chiêu bài để ĐCS thâu tóm quyền lực. Ngày xưa thì họ còn lừa được dân. Ngày xưa tôi cũng bị lừa khi nghe họ chống tham nhũng, tôi đã làm rất nhiều vấn đề để chống tham nhũng.
Khi chống tham nhũng thì cả Ban nội chính trung ương là bộ máy cắt rễ. Nếu một người nào đó trong Bộ chính trị đang có thế lực mà bị tố cáo thì ban này sẽ làm nhiệm vụ là “cắt rễ” để rễ cái không bị nguy hiểm.
Còn nếu ai đó không được ưng ý trong Bộ chính trị thì ban này sẽ vẽ ra một hồ sơ rất xấu để triệt hạ.
Bộ công an hiện nay là một bộ máy siêu quyền lực. Chống tham nhũng ở đấy mà tham nhũng cũng ở đấy cho nên nó đẻ ra rất nhiều chuyện. Các vụ chống tham nhũng và tham nhũng vừa rồi đều dính đến công an. Họ thanh trừng lẫn nhau thôi.
Trong bộ máy công an tham nhũng rất nhiều. Hầu như những người có chức có quyền trong Bộ công an đều có những quyền lợi liên quan đến những cơ quan khác. Tôi đã từng chứng kiến những vụ việc mà người trong Bộ công an bao che cho thuộc hạ như thế nào, và tôi từng là nạn nhân của ngành công an. Vì thế tôi hoàn toàn không tin - Tôi cũng là nạn nhân của sự bao che.
Diễm Thi: Cảm ơn nhà báo Trần Quang Thành đã dành thời gian cho RFA – Kính chúc nhà báo thật nhiều sức khỏe!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét