Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

20190812. Ý KIẾN NHÂN DÂN QUANH VỤ BÃI TƯ CHÍNH

ĐIỂM BÁO MẠNG
ĐỪNG MẮC MƯU BẮC KINH THÊM MỘT LẦN NỮA !

FB NGUYỄN NGỌC CHU/ BVN 11-8-2019

1. Nhiệt liệt hoan hô lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, tuy số lượng ít hơn, vẫn kiên trì đeo bám tàu Hải Dương 8 và đối đầu với lực lượng Hải cảnh Trung Quốc trong suốt hơn một tháng qua ở vùng biển Bãi Tư Chính.
Sự không lùi bước của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã khẳng định 2 điều cốt lõi: Bãi Tư chính là của Việt Nam; Và Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Trong hình ảnh có thể có: đại dương, bầu trời, ngoài trời và nước
2. Nhưng cũng phải nhìn thẳng vào 3 sự thật sau đây.
Một là, từ 03/7/2019 – 06/8/2019 tàu Hải Dương 8 đã thăm dò địa chất và thu được các dữ liệu địa chất trên một vùng biển rất rộng lớn của Việt Nam mà Việt Nam không có phương tiện để chống phá hiệu quả.

Hai là, sự rút lui của tàu Hải Dương 8 là thuộc quyền tự quyết của Trung Quốc; Nếu Trung Quốc tiếp tục ở lại, Việt Nam vẫn chưa có cách nào đuổi đi được.
Ba là, Trung Quốc sẽ còn đến Bãi Tư Chính nhiều lần nữa theo tùy thích của Trung Quốc.
3. Tại sao Trung Quốc rút khỏi Bãi Tư Chính?
Tàu Hải Cảnh 3901 -  tàu hạng nặng cỡ 12.000 tấn được Trung Quốc Ä‘Æ°a tá»›i khu vá»±c phía bắc Bãi TÆ° Chính.     
Có rất nhiều nguyên nhân. Chỉ xin nêu 5 nguyên nhân chính sau đây.
1. Trung Quốc đã thu được những dữ liệu địa chất cần thiết.
2. Trung Quốc đã chứng minh qua hành động thực tế, chứ không chỉ tuyên bố suông, rằng Bãi Tư Chính là của Trung Quốc - bằng cách ngang nhiên đưa tàu Hải Dương 8 đến khảo sát nhiều ngày, đưa hàng chục tàu hải cảnh đến đi lại nghênh ngang để khẳng định chủ quyền. Như vậy Trung Quốc đang trên con đường biến vùng biển Việt Nam thành vùng biển tranh chấp với Trung Quốc.
3. Trung Quốc đã biết được phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
4. Trung Quốc không muốn để Việt Nam rời xa hơn Trung Quốc để nghiêng hơn về phía Mỹ.
5. Trung Quốc không muốn để Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế.
4. Đừng mắc mưu Trung Quốc Cộng sản
Chính quyền Bắc kinh đang chơi sách lược của kẻ cướp già đời: Vừa ăn cướp vừa la làng; Vừa đấm vừa xoa.
Sự rút lui của tàu Hải Dương 8 chỉ là sự rút lui chiến thuật: Đủ để cho Hà Nội không kiện Bắc Kinh ra Tòa án quốc tế; Đủ để cho Hà Nội không nghiêng hẳn về Washington hay tìm kiếm thêm các đồng minh khác.
Rồi Trung Quốc sẽ trở lại Bãi Tư Chính nhiều lần khi chúng thấy cần thiết.
Bởi thế, các biện pháp cần thiết nhất trong các biện pháp là:
1. Kiện ngay Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, trước khi Trung Quốc đi những nước cờ nham hiểm, kể cả rời bỏ hoàn toàn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
2. Phải nhìn rõ bản chất của Bắc Kinh mà xác định rõ ràng mối quan hệ với Bắc Kinh, và rằng dứt khoát không có gì chung ý thức hệ với Bắc Kinh.
3. Dứt khoát phải có quan hệ đồng minh với các nước khác.
4. Dứt khoát phải tìm kiếm sự ủng hộ sâu rộng của cộng đồng quốc tế.
5. Khẩn cấp tăng cường lực lượng Cảnh sát Biển, Hải quân và các lực lượng cùng phương tiện bảo vệ biển đảo khác.
6. Phải nghĩ ngay sách lược để Trung Quốc không thể vào lại được Bãi Tư Chính. Phải có công nghệ và phương tiện kỹ thuật để cản phá không cho Trung Quốc thu được dữ liệu địa chất trong vùng biển Việt Nam ngay cả khi chúng ngang ngược xâm phạm.
7. Khẩn trương hợp tác với nước lớn để khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Trung Quốc Cộng sản bạo ngược và nham hiểm hơn Trung Quốc phong kiến. Đừng mắc mưu Trung Quốc Cộng sản.

N.N.C.


ĐỒNG MINH, CHỌN SAO ĐÂY ?

FB NGUYỄN NGỌC CHU / BVN 11-8-2019

Liên minh không phải là phạm trù vĩnh cửu. Có thể vào liên minh rồi lại ra khỏi liên minh. Liên minh ngắn hạn. Liên minh dài hạn. Liên minh đầy đủ. Liên minh không đầy đủ. Liên minh song phương. Liên minh đa phương. Nhưng đây là giai đoạn Việt Nam phải chọn liên minh.
Không thể không có đồng minh
1. Trong thời đại tích hợp toàn cầu như ngày nay, không một quốc gia nào có thể đứng một mình riêng biệt. Mạnh cũng phải liên minh. Yếu cũng phải liên minh. Lớn cũng phải liên minh. Bé cũng phải liên minh.
2. Mạnh thì tự mình thành hạt nhân của liên minh. Yếu thì trở thành thành viên của liên minh. Vì thế mà hình thành các cực.
Đó là thuận theo theo quy luật tự nhiên. Như mặt trời là trung tâm của thái dương hệ, với các vệ tinh: thủy tinh, kim tinh, quả đất, hỏa tinh, mộc tinh, thổ tinh, thiên vương tinh, hải vương tinh. Đến lượt mình, thái dương hệ là thành viên của ngân hà. Còn ngân hà là một thiên hà trong vô vàn thiên hà của vũ trũ vô biên không đầu không cuối.
3. Vũ trụ biến đổi không ngừng. Các thành viên vũ trụ không ngừng thay đổi: sinh rồi diệt, diệt rồi sinh. Các cực trong vũ trụ vì thế cũng không ngừng đổi thay.
Xã hội loài người không thể thoát ra ngoài quy luật của tạo hóa. Thời thế đổi thay thế nước cũng thay đổi. Nước mạnh rồi cũng suy yếu. Nước yếu cũng có thời trở nên mạnh. Các liên minh hợp rồi tan. Các cực tan rồi xuất hiện.
4. Thuận theo tạo hóa thì không thể một mình đứng riêng. Cho nên, mạnh như nước Mỹ cũng phải liên minh, giỏi như người Đức, người Nhật, người Pháp cũng không dại gì đứng một mình trong thế giới đa cực.
Đến như nước Nga hiện thời, tự mình đã mạnh thành một cực. Nhưng vẫn bị rơi vào thế yếu mà phải nhắm mắt liên minh tạm thời với một đồng minh không tin cậy và đồng thời cũng là kẻ đối địch tiềm tàng như Trung quốc. Để thấy không nước nào không có đồng minh. Không liên minh nào là vĩnh viễn.
5. Việt Nam không đủ sức hút để tự mình trở thành trung tâm cực thì Việt Nam chắc chắn phải bị hút mạnh hơn vào một cực nào đó. Việt Nam không thể đứng một mình. Đứng một mình không rơi vào một hệ nào là đi ngược với quy luật của tạo hóa.
Vậy Việt Nam phải đứng vào liên minh nào? Muốn trả lời câu hỏi này thì phải hỏi: - Kẻ nào đang xâm phạm và sẽ xâm phạm quyền lợi của Việt Nam? - Liên minh nào có thể đảm bảo tốt hơn quyền lợi của Việt Nam?
Từ hai câu hỏi đó thì biết Việt Nam không chọn liên minh nào:
- Trung quốc cộng sản là kẻ đã xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam. Trung quốc cộng sản sẽ tiếp tục xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Trung quốc cộng sản hiện nay là kẻ thù của Việt Nam chứ không phải là đồng minh của Việt Nam. Nên Việt Nam không thể đứng vào liên minh của Trung quốc cộng sản.
6. Liên minh không phải là phạm trù vĩnh cửu. Có thể vào liên minh rồi lại ra khỏi liên minh. Liên minh ngắn hạn. Liên minh dài hạn. Liên minh đầy đủ. Liên minh không đầy đủ. Liên minh song phương. Liên minh đa phương. Nhưng đây là giai đoạn Việt Nam phải chọn liên minh.
7. Người sáng suốt thì biết chọn liên minh khỏe mạnh mà gia nhập. Kẻ mù quáng thì bị rơi vào liên minh bệnh tật.
Nếu không biết chọn liên minh nào thì cứ học theo đa số những người giỏi. Họ đứng vào liên minh nào thì theo mà xếp hàng vào nơi đó.
N.N.C.

BÃI TƯ CHÍNH: RỦI RO AN NINH THẾ NÀO NẾU TRUNG QUỐC QUAY TRỞ LẠI ?

QUỐC PHƯƠNG/ BBC/ BVN 12-8-2019

Hải quân Việt Nam
Mười năm qua, Việt Nam chỉ chi tiêu cho quân sự dưới 40 tỷ USD, trong khi Trung Quốc chi khoảng trên dưới 2000 tỷ USD, theo nhà nghiên cứu
Nếu Trung Quốc chưa khảo sát xong, thì nước này có thể điều tàu và thiết bị quay trở lại để làm cho xong, do đó mà khả năng Trung Quốc quay trở lại khu vực Bãi Tư Chính và lân cận là không nhỏ, theo một nhà nghiên cứu chính trị và bang giao quốc tế từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore).
Cũng không ngoại trừ việc Trung Quốc tiến hành khai thác sau khi thăm dò, và những hành động này hàm chứa những nguy cơ và rủi ra an ninh ở khu vực rất cao và khó lường hết, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời của Viện Iseas nói với BBC News Tiếng Việt hôm 10/8/2019 từ Hà Nội.
Sau đây là toàn bộ nội dung cuộc trao đổi được thực hiện qua bút đàm với nhà phân tích này.
Khả năng Trung Quốc quay lại bãi Tư Chính là cao, nếu phía Việt Nam không có các biện pháp hòa bình mạnh mẽ và kiên quyết hơn, ví dụ biện pháp pháp lý.
TS Hà Hoàng Hợp
BBC: Vụ việc ở khu vực Bãi Tư Chính đã tạm yên ổn chưa hay Trung Quốc sẽ quay trở lại với một hình thức nào đó? Nếu có thì đó là hình thức gì, thưa Tiến sỹ?
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Phía Trung Quốc không tuyên bố lý do rút tàu, vì thế có thể phán đoán rằng, nếu tàu đó đã khảo sát địa chấn xong rồi, thì Trung Quốc hoàn toàn có thể kéo giàn khoan vào khoan thăm dò và nếu có dầu khí trữ lượng thương mại, họ sẽ khoan khai thác luôn.
Phía Trung Quốc không tuyên bố lý do rút tàu, vì thế có thể phán đoán rằng, nếu tàu đó đã khảo sát địa chấn xong rồi, thì Trung Quốc hoàn toàn có thể kéo giàn khoan vào khoan thăm dò và nếu có dầu khí trữ lượng thương mại, họ sẽ khoan khai thác luôn.
Trong trường hợp chưa khảo sát xong, thì họ sẽ quay lại khảo sát cho đến khi xong. Khó có thể hình dung, rằng họ chưa xong, mà họ rút hẳn. Do chưa xong việc, Trung Quốc có thể điều tàu khảo sát khác vào.
Tóm lại, khả năng Trung Quốc quay lại bãi Tư Chính là cao, nếu phía Việt Nam không có các biện pháp hòa bình mạnh mẽ và kiên quyết hơn, ví dụ biện pháp pháp lý.
Quá tự tin, liều lĩnh?
Biển Đông
Hãng Rosneft của Nga có hoạt động hợp tác với Việt Nam ở khu vực mà Trung Quốc mới đưa tàu thăm dò địa chất vào và gây ra đụng độ từ đầu tháng 7/2019
BBC: Trong cuộc đối đầu vừa qua, ở khu vực có sự hiện diện liên quan lợi ích của các bên thứ ba, trong đó có doanh nghiệp của Nga và Nhật Bản, vì sao Trung Quốc quyết định đưa hàng chục tàu của họ vào? Phải chăng Trung Quốc quá tự tin hay đây là hành động liều lĩnh?
TS. Hà Hoàng Hợp: Việc quấy rối giàn khoan Harukyu 5 của Nhật thực hiện hợp đồng khoan với Rosneft ở khu vực lô 06-01 thực chất là thách thức trực tiếp lợi ích của các doanh nghiệp Nga, Nhật và Việt Nam bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là một việc làm trái với luật pháp quốc tế, khiêu khích các bên liên quan, đe dọa dùng vũ lực đối với các bên liên quan là Nga, Nhật và Việt Nam.
Phía Nga đã trả lời rằng các doanh nghiệp Nga cho biết họ đang hoạt động một cách hợp pháp ở biển Đông.
TS Hà Hoàng Hợp
Hành động này là liều lĩnh, nhưng có tính toán kỹ từ phía Trung Quốc, có tin rằng trong tháng Năm và tháng Sáu 2019, phía Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam một số điều vô lý liên quan đến liên doanh Rosneft. Và trong thời gian từ ngày 3 tháng Bảy, phía Trung Quốc đòi Việt Nam phải buộc giàn khoan Nhật dừng hoạt động, rút khỏi lô 06-01.
Chúng ta nhớ lại rằng năm 2017, phía Trung Quốc đã hỏi Nga rằng về hoạt động liên doanh của Rosneft, Zarubezneft... ở biển Đông, phía Nga đã trả lời rằng các doanh nghiệp Nga cho biết họ đang hoạt động một cách hợp pháp ở biển Đông.
Như vậy, vụ việc lần này ở bãi Tư Chính và vùng rộng lớn gần đó của nhóm tàu Trung Quốc được tính toán kỹ, liều lĩnh cao độ.
Để trả lời, Việt Nam đã gia hạn công việc khoan của giàn khoan Nhật đến 15 tháng Chín.
Nga chưa có phát ngôn nào về vụ việc này, tuy nhiên tổng thống Nga đã có thư khen ngợi, động viên Rosneft. Và ngoại trưởng Nga hôm ở Bangkok trong cuộc họp Nga - Asean, đã nói Nga đang theo dõi tình hình và mong muốn các bên xử lý vụ việc bằng các biện pháp hòa bình.
Lượng giá ngưỡng căng thẳng
Biển Đông
Truyền thông Việt Nam hồi tháng 6/2014 đưa tin về tàu tuần duyên Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và tấn công tàu của Việt Nam ở gần địa điểm neo đậu của Dàn khoan HD 981.
BBC: Có nguồn tin nói, nếu Trung Quốc đợt vừa qua chỉ đưa tàu của họ vào sâu thêm nữa ở một số điểm nhạy cảm trong khu vực Bãi Tư Chính, hoặc đưa giàn khoan vào khai thác, thì có thể Việt Nam sẽ có phản ứng bằng hành động quân sự, đặc biệt từ hải quân, ông đánh giá thế nào về mức độ căng thẳng này và bài học?
TS. Hà Hoàng Hợp: Đi theo bảo vệ giàn khoan, giống như vụ năm 2014, sẽ là đông đảo các loại tàu hải cảnh, thậm chí tàu hải quân...
Việt Nam đương nhiên giành quyền xử lý một cách chủ động. Nếu phía Trung Quốc để xảy ra đụng độ vũ trang, thì Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.
Nói cách khác, nếu Trung Quốc kéo giàn khoan vào và khoan, thì rủi ro đụng độ sẽ rất cao, và một khi đã xảy ra đụng độ, thì không biết tiếp theo sẽ thế nào.
Lúc này phía Việt Nam chưa áp dụng biện pháp pháp lý, có thể là do đang cân nhắc mọi điều kiện không phải là điều kiện pháp lý, ví dụ, cần dự báo các hành động kinh tế, thương mại, chính trị... của phía Trung Quốc.
TS Hà Hoàng Hợp
BBC: Nếu tới đây, Trung Quốc đưa một giàn khoan hoặc thiết bị khai thác dầu khí trở lại khu vực căng thẳng vừa qua, hoặc một địa điểm nhạy cảm mà Việt Nam đã phản đối gay gắt, có nguy cơ cao nào về an ninh có thể xảy ra không? Các bên có tiên lượng được hết không?
TS. Hà Hoàng Hợp: Một phần chúng tôi đã đề cập ở ngay câu hỏi thứ ba, xin khẳng định lại, rằng khó có thể quản trị nổi rủi ro xung đột nếu Trung Quốc kéo giàn khoan vào và khoan.
Khả năng giàn khoan được kéo vào là không nhỏ.
Năm 2012, Trung Quốc đã mời thầu thăm dò và khai thác ở các lô 130 đến 137, cộng thêm hai lô Riji03 và Riji27.
Vừa qua, tàu khảo sát đã khảo sát kỹ lưỡng 10 lô kể trên và vùng rộng hơn bao trùm ra ngoài khu vực 10 lô đó.
BBC: Vì sao Việt Nam phản đối mạnh, nhưng không đưa Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế để thưa kiện? Phải chăng Việt Nam e ngại Trung Quốc sẽ có hành động trả đũa, trừng phạt mạnh mẽ hơn và do đó còn tính toán, lưỡng lự? Về lâu dài, theo suy xét của ông, Việt Nam có kiện và dám kiện Trung Quốc không? Nếu không thì sao?
TS. Hà Hoàng Hợp: Năm 2014, phía Việt Nam cho biết đã chuẩn bị áp dụng biện pháp pháp lý. Sau đó, giàn khoan Haiyang Shiyou 981 rút, thì phía Việt Nam chưa áp dụng biện pháp đó.
Bây giờ, cũng có tin trên truyền thông Việt Nam, rằng phía Việt Nam có thể áp dụng biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc .
Lúc này phía Việt Nam chưa áp dụng biện pháp pháp lý, có thể là do đang cân nhắc mọi điều kiện không phải là điều kiện pháp lý, ví dụ, cần dự báo các hành động kinh tế, thương mại, chính trị... của phía Trung Quốc.
Biển Đông
Vụ đối đầu ở khu vực Bãi Tư Chính gây căng thẳng trong quan hệ Việt - Trung
Ngoài ra, cũng cần xem xét lựa chọn biện pháp và kỹ thuật pháp lý nào, để có hiệu quả nhất, để có quyết định phân xử hay phán quyết đúng đắn nhất, trong thời gian sớm nhất.
Để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, tôi tin rằng chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ làm mọi cách hòa bình, hợp pháp. Đến nay, các biện pháp ngoại giao đã được sử dụng với ưu tiên cao. Biện pháp pháp lý, chắc sẽ có ưu tiên cao trong thời gian tới đây, có thể sẽ rất sớm!
Mục đích địa chính trị
BBC: Có ‎ý kiến nói Trung Quốc quá tự tin và có thể chủ quan, liều lĩnh, coi nhẹ khả năng phòng vệ bất cân xứng của Việt Nam, ông đánh giá thế nào về tương quan giữa hai bên trong trường hợp có thể xảy ra một căng thẳng và đối đầu lớn lần nữa và hệ quả có thể thế nào nếu Trung Quốc khinh suất trong bối cảnh địa chính trị ở khu vực và quốc tế đang có nhiều biến chuyển, chuyển động nhạy cảm hiện nay?
Chiếm Lưỡi Bò bên trong đường 9 đoạn, ngoài các mục tiêu kinh tế, thì nổi bật là các mục tiêu địa chính trị và chiến lược.
TS Hà Hoàng Hợp
TS. Hà Hoàng Hợp: Bản chất của các vụ việc mà Trung Quốc gây ra ở biển Đông từ năm 2005 cho đến nay, là Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông mà không có căn cứ pháp lý hay lịch sử xác đáng nào.
Chiếm Lưỡi Bò bên trong đường 9 đoạn, ngoài các mục tiêu kinh tế, thì nổi bật là các mục tiêu địa chính trị và chiến lược.
Mọi hoạt động làm thay đổi hiện trạng trên biển của Trung Quốc, mọi hành động nhằm khẳng định các quyền của Trung Quốc, đều không có giá trị chiếu theo luật quốc tế.
Vậy mục đích địa chính trị ở đấy là bá quyền.
Quan hệ Mỹ - Trung
Diễn biến ở khu vực Bãi Tư Chính xảy ra trong lúc có chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
Việt Nam và cộng đồng quốc tế mong muốn tất cả, trong đó có Trung Quốc, hành xử trên cơ sở trật tự quốc tế dựa trên luật lệ do Liên hợp quốc quy định và mọi bên đều công nhận.
Là nước lớn, thì càng không thể hành xử vô trách nhiệm, bất chấp luật pháp quốc tế.
Năng lực quốc phòng của Việt Nam rất nhỏ bé so với năng lực quân sự của Trung Quốc.
Mười năm qua, Trung Quốc chi tiêu cho quân sự khoảng trên dưới 2000 tỷ USD, trong khi đó, Việt Nam chỉ có chi phí dưới 40 tỷ USD.
Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế, nên cộng đồng quốc tế đã, đang và sẽ ủng hộ Việt Nam.
Nếu xảy ra xung đột vũ trang, Việt Nam không có cách nào khác là giáng trả tự vệ để bảo vệ lợi ích quốc gia Việt Nam.
Khi lợi ích của các nước đó trùng với lợi ích của Việt Nam ở biển Đông, Việt Nam nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ cụ thể từ các nước đó, trong đó có Mỹ.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp

Phía Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố rằng Việt Nam không để xảy ra bị động, bất ngờ.
Lựa chọn thế đứng nào?
BBC: Cuối cùng, nhìn rộng hơn, có chuyển động gì đáng kể không ở khu vực trên phương diện học thuyết, tiếp cận an ninh, quân sự giữa các đại cường và các khối hiện diện hoặc có lợi ích liên quan ở khu vực và trên Biển Đông mà Việt Nam và các nước được cho là nhỏ và tương đối yếu hơn cần đặc biệt quan tâm để đảm bảo hiệu quả tốt hơn cho an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và các lợi ích của mình?
TS. Hà Hoàng Hợp: Chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quốc phòng Mỹ được hơn 80% lưỡng viện Mỹ ủng hộ. Bản chất là Mỹ tiếp tục đóng vai trò đảm bảo trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc.
Chiến lược an ninh Ấn Độ dương - Thái Bình Dương do Bộ quốc phòng Mỹ công bố ngày 1/6 coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược số một.
Biển Đông
Mùa Hè 2019 nóng lên với các động thái ngoại giao và an ninh ở khu vực do sự kiện Trung Quốc điều nhóm tàu vào khu vực Bãi Tư Chính trên Biển Đông
Cộng đồng quốc tế hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Mỹ và tất cả các nước đang góp sức duy trì an ninh, an toàn ở biển Đông, coi đó là một phần địa chính trị quan trọng của Ấn Độ dương - Thái Bình Dương.
Hành động của Trung Quốc ở biển Đông đang làm giảm đáng kể an ninh ở biển Đông, làm cho tình hình phức tạp. Năm 2015, chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình hứa với thế giới rằng không quân sự hóa ở biển Đông, dù vậy, từ đó, Trung Quốc đã đẩy mạnh quân sự hóa, trái lại với cam kết công khai đó.
Mỹ và các nước khác như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ... có lợi ích ở biển Đông. Chắc chắn họ sẽ bảo vệ lợi ích của họ ở biển Đông, khi lợi ích của các nước đó trùng với lợi ích của Việt Nam ở biển Đông, Việt Nam nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ cụ thể từ các nước đó, trong đó có Mỹ.
Đường lối quốc phòng để bảo vệ hòa bình của Việt Nam, có 3 "không" như mọi người đều biết, Việt Nam luôn đây mạnh hợp tác quốc phòng với các nước. Với nguy cơ xung đột hoặc chiến tranh, đương nhiên sẽ cần có điều chỉnh cho phù hợp. Bởi vì lợi ích quốc gia là vĩnh viễn, các mối quan hệ khác sẽ thay đổi.
Việt Nam không ngả theo Mỹ, cũng không ngả theo Trung Quốc hoặc theo bất kỳ nước nào khác.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, mà phần trả lời ở trên là quan điểm cá nhân, đồng thời là thành viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, Anh quốc, ông có nhiều nghiên cứu và phân tích về chính trị, chiến lược và địa chính trị liên quan Việt Nam, quốc tế và khu vực.
Q.P.


QUỐC HỘI CỦA DÂN MÀ KHÔNG TIẾP DÂN: ĐÓ LÀ ĐIỀU ĐAU SÓT

DIỄM THI/ RFA/ BVN 10-8-2019


Đoàn nhân sĩ trí thức thay mặt những người đã ký tên vào bản Tuyên bố Biển Đông tuần hành đến trước Đại sứ quán Trung Quốc sáng 8/8/2019.

Đoàn nhân sĩ trí thức thay mặt những người đã ký tên vào bản Tuyên bố Biển Đông tuần hành đến trước Đại sứ quán Trung Quốc sáng 8/8/2019.
Photo: fb Le Dung vova
Quốc hội của dân mà không tiếp dân: Đó là điều đau xót
Sáng ngày 8 tháng 8 năm 2019, đoàn nhân sĩ trí thức mang bản Tuyên bố Biển Đông đến trước Văn phòng Quốc hội với mong muốn trao tận tay bản Tuyên bố cho đại diện văn phòng, nhưng đoàn không được vào. Bản tuyên bố sẽ được gửi đến Văn phòng Quốc hội qua đường bưu điện...
Văn phòng Quốc hội không tiếp dân
Hôm 30 tháng 7 năm 2019, khi sự kiện Trung Quốc điều tàu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 tới khu vực phía bắc Bãi Tư Chính mà chính quyền im lặng, bản Tuyên Bố Biển Đông đã ra đời với chữ ký của hơn một ngàn tổ chức xã hội dân sự và cá nhân. Trong đó có năm yêu cầu mà các nhân sĩ trí thức trong nước muốn “gửi gắm” đến Nhà nước Việt Nam như sau: (RFA xin trích lại từ văn bản)
1. Tăng cường nội lực của đất nước làm chỗ dựa cho an ninh quốc phòng, thực hiện kế sách giữ nước của Đức Thánh Trần Hưng Đạo: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Làm tất cả những gì có lợi cho mối đoàn kết dân tộc trong và ngoài nước; thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết và những điều được qui định trong Hiến pháp Việt Nam. Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, sửa các luật phản dân chủ như: luật đất đai, luật báo chí, luật an ninh mạng, ban hành luật lập hội, luật biểu tình... Tiến tới một Nhà nước Việt Nam có thể chế dân chủ pháp quyền phổ quát. Nâng cao sức chiến đấu và lòng trung thành bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân của Quân đội, đặc biệt là Hải quân, Cảnh sát biển.
...để cho Quốc hội biết những suy nghĩ, những tình cảm, những mong muốn của người dân hiện nay mà họ lại muốn nhắm mắt bịt tai thì tôi cũng không hiểu họ là cái ‘giống người’ gì trên thế gian này và của dân tộc này. Đó là cái làm chúng tôi rất là đau xót!
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
2. Trong các mối quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại, phải hết sức cẩn trọng, đề cao cảnh giác, đặt quyền lợi quốc gia trên hết.
3. Khẩn trương đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Mỹ và các nước tôn trọng luật pháp quốc tế và hiện không cưỡng chiếm đất đai biển đảo của Việt Nam nhằm bảo vệ tổ quốc một cách hiệu quả.
4. Lên tiếng tố cáo trước Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây… vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Khẩn trương chuẩn bị hồ sơ kiện Trung Quốc ra các Toà án Quốc tế thích hợp.
5. Thông tin thường xuyên và kịp thời diễn biến tình hình biển Đông cho toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới, tranh thủ sự đồng thuận của công luận cho cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặt khác, Nhà nước Việt Nam không được ngăn cản quyền công khai bày tỏ một cách ôn hoà lòng yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quốc của người dân Việt Nam.
Với sự việc vừa diễn ra hôm 8 tháng 8, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, đại diện Nhóm lập quyền dân ký tên trên bản Tuyên bố cho RFA biết:
“Sáng nay tôi được anh em ủy nhiệm viết một thư ký tên thay mặt anh em đưa đến Quốc hội một bản tuyên bố có hơn 1.000 chữ ký của dân để cho Quốc hội biết những suy nghĩ, những tình cảm, những mong muốn của người dân hiện nay, mà họ lại muốn nhắm mắt bịt tai thì tôi cũng không hiểu họ là cái ‘giống người’ gì trên thế gian này và của dân tộc này. Đó là cái làm chúng tôi rất là đau xót!
Thật ra thì chúng tôi không có cái hẹn trước nhưng tôi nghĩ mình phải đến để đưa bản tuyên bố. Cái đám văn phòng nó không có thời giờ hẹn trước thì nó phải cho nhân viên ra nhận bản tuyên bố mình đưa đến và một cái thư chúng tôi gửi đến bà Kim Ngân giải thích chúng tôi đến đưa bản tuyên bố với mục đích gì.”
Nhà báo Sương Quỳnh không ngạc nhiên khi Quốc hội đóng cửa không tiếp dân vì đây không phải lần đầu. Bà nói:
“Đấy là cách hành xử của họ từ xưa đến nay. Trước đây cũng có một vài lần họ tiếp nhưng gần như họ đều tìm cách từ chối nhận các văn bản kiến nghị của mình."
Theo nhà báo Sương Quỳnh, trước giờ cũng nhiều lần người dân gửi những bản tuyên bố hay những bản yêu sách qua đường bưu điện nhưng chưa bao giờ Quốc hội hồi âm hay chấp nhận đối thoại với những người đối lập cả. Tuy nhiên vì chuyện này quá quan trọng nên mọi người phải trực tiếp đến Văn phòng Quốc Hội để gửi.
Trao đổi với RFA qua điện thoại, nghệ sĩ Kim Chi bày tỏ sự thất vọng với cách hành xử mà bà cho là “quá tệ” của những con người làm việc trong Văn phòng Quốc hội. Theo bà thì đây là lúc nhà nước phải cần tiếng nói của dân để làm sức ép lên Trung Quốc, nhưng họ vẫn coi thường dân. Bà nói thêm:
“Người ta nói đất nước này của dân, vì dân thế mà khi dân tới thì không tiếp tức là họ tự phơi bày trước dân chúng xem họ có tôn trọng dân hay không rồi. Cái thái độ đó là quá run sợ trước Trung Quốc rồi chứ còn gì nữa.
Chuyện này khiến tôi nhớ lại cách đây mấy năm khi chúng tôi đi nộp yêu cầu bạch hóa thành đô. Lúc đó chúng tôi còn bị rượt đuổi, bị bắt. Điều đó chỉ làm mất lòng dân thôi, mà một chế độ không được lòng dân thì rất khó tồn tại lâu dài.”
Quốc hội sẽ làm ngơ?
Đây không phải lần đầu tiên các nhà hoạt động hay giới bất đồng chính kiến gửi thư đến Văn phòng Quốc hội. Đặc biệt, có gửi đến bằng đường nào đi nữa thì họ cũng sẽ không nhận được hồi âm. Do đó, nhiều người cho rằng, mạng xã hội là nơi xem ra hữu hiệu hơn. 
Có thể liệt kê như, hôm 31/3/2019, trên mạng xã hội lan truyền một bản tuyên bố của 443 cá nhân và 7 tổ chức xã hội dân sự yêu cầu “Loại bỏ dứt khoát nhà thầu Trung Quốc, không vay vốn và nhận đầu tư từ Trung Quốc.” 
Hoặc vào ngày 5/6/2019, một bản kiến nghị do 118 văn nghệ sĩ nổi tiếng trong nước ký gửi đến lãnh đạo Việt Nam kiến nghị không để Trung Quốc làm đường cao tốc và đường sắt cao tốc Bắc Nam. Trong đó có những ý chính như, ưu tiên huy động nguồn lực trong nước và kêu gọi lòng yêu nước của người dân để làm hai đại dự án chiến lược an ninh, kinh tế, xã hội vừa nêu; không để cho Trung Quốc – đất nước duy nhất hiện nay xâm chiếm biển đảo, lãnh thổ của Việt Nam tham gia hai đại dự án chiến lược quốc gia này. 
Thêm Bản Yêu Sách 2019 cũng được phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội và được gửi tới ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam vào ngày 18/6/2019.
Nhưng đáng tiếc là văn hóa ứng xử của cái chính quyền này nó lùn và nó cùn. Nó vừa sợ dân vừa khinh dân. Họ không nhận thì chúng tôi gửi qua đường bưu điện thôi. Có thể họ đọc nếu họ thấy họ có trách nhiệm.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai lên tiếng với RFA rằng những người ký tên trên bản Tuyên bố Biển Đông muốn đặt Quốc hội trước một trách nhiệm mới, một tư duy  mới, dừng lại những mối quan hệ với Trung Hoa và ủng hộ nhân dân. Cùng với nhân dân sửa sai những cái họ đã sai từ trước đến nay và thay đổi một vài vấn đề then chốt trong chính sách đối nội và đối ngoại. Ông bày tỏ sự thất vọng:
“Nhưng đáng tiếc là văn hóa ứng xử của cái chính quyền này nó lùn và nó cùn. Nó vừa sợ dân vừa khinh dân. Họ không nhận thì chúng tôi gửi qua đường bưu điện thôi. Có thể họ đọc nếu họ thấy họ có trách nhiệm. Mà với thái độ vô trách nhiệm và cậy quyền thì họ cũng có quyền để vào ngăn kéo như lâu nay. Không cần nghe, không cần hiểu, không cần đối thoại.”
Nhà báo Sương Quỳnh khẳng định nếu Quốc Hội có nhận thư thì họ cũng sẽ không bao giờ trả lời, bởi bản tuyên bố yêu cầu một số vấn đề mà họ không muốn làm.
Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Người bảo vệ nhân quyền (Defend the Defenders) qua sự việc này, cũng cho rằng:
“Tôi nghĩ dù tình hình đất nước có như thế nào thì Quốc hội cũng không bao giờ trả lời dân nếu họ có nhận được thư chăng nữa, vì thứ nhất là họ không tôn trọng dân, không tôn trọng nội dung đơn thư của dân. Thứ hai là họ sợ tạo ra tiền lệ - mà cho là không tốt - đó là họ phải trả lời đơn thư của dân, nhất là giới bất đồng chính kiến.”
Theo ông Vũ Quốc Ngữ, bản Tuyên bố có thể đến được tay một vài nhân vật trong Quốc Hội như Chánh thư ký văn phòng. Tuy nhiên, ông tin rằng họ sẽ không đem ra bàn thảo trước Quốc Hội vì họ không tôn trọng những bản tuyên bố của dân.
D.T.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét