ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Nối lại đàm phán nhưng Mỹ - Trung không sốt sắng đạt thỏa thuận (KTSG 29/7/2019)-Trung Quốc sẽ đẩy căng thẳng Bãi Tư Chính đến mức độ nào? (BVN 29-7-2019)-RFA-Việt Nam có toàn quyền thăm dò, khai thác dầu khí ở bãi Tư Chính (KTSG 28/7/2019)- Nhật - Hàn lún sâu vào khủng hoảng ngoại giao (KTSG 27/7/2019)-Gia hạn hoạt động giàn khoan ở Bãi Tư Chính, Việt Nam tiếp tục ‘bất tuân’ Trung Quốc? (BVN 27/7/2019)-VOA-Các ý kiến liên quan đến việc Việt Nam kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế qua vụ Bãi Tư Chính (BVN 27/7/2019)-BBC-Trung Quốc chọn Thượng Hải làm địa điểm đàm phán với Mỹ (KTSG 26/7/2019)-Yêu cầu Trung Quốc rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (GD 26/7/2019)-'Bên thắng' trong buổi điều trần về 'số phận' ông Trump (VNN 26/7/2019)
- Trong nước: Đừng để tiểu nhân trà trộn, hãm hại người tài (GD 30/7/2019)-Thanh tra Chính phủ chuẩn bị báo cáo về phòng, chống tham nhũng (GD 30/7/2019)-Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự 2 cơ quan (GD 30/7/2019)-Thủ tướng phân công cơ quan soạn thảo văn bản thi hành 7 luật (GD 30/7/2019)-Vô cùng thương tiếc Tiến sĩ NGUYỄN THANH GIANG (BVN 30/7/2019)-Thủ tướng ký thi hành kỷ luật với Thứ trưởng Bộ Tài Chính Huỳnh Quang Hải (GD 29/7/2019)-Tài đến mấy mà không được trọng dụng thì cũng vứt (GD 29/7/2019)-Có thể xác định được người đưa hối lộ ở Hà Giang không? (GD 29/7/2019)-Công đoàn Việt Nam không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, đồng hành cùng dân tộc (GD 29/7/2019)-Sợ nhất, hôm nay giao ai xác định người tài, hôm sau con, cháu họ thành nhân tài (GD 28/7/2019)-Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Chống tham nhũng không chùng lại mà quyết liệt hơn (GD 27/7/2019)-Chung sức chăm lo các thương binh, gia đình liệt sĩ (GD 27/7/2019)-Người tài làm việc nước thì phải trách nhiệm, tinh thần dân tộc và có trí tuệ (GD 27/7/2019)-yk ô. Phạm Văn Hòa-
- Kinh tế: Căng thẳng Mỹ-Iran khiến châu Á gặp khó khăn khi tìm nguồn cung nhập khẩu dầu mỏ (GD 30/7/2019)-Không chấp nhận những doanh nghiệp lợi dụng lỗ hổng của luật pháp để trục lợi (GD 30/7/2019)-NXP-Chỉ thị lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (GD 30/7/2019)-Núi nợ hộ gia đình gây rủi ro tăng trưởng của châu Á (KTSG 30/7/2019)-Lợi nhuận quí 2 của Sabeco lập kỷ lục (KTSG 30/7/2019)-Tốp 10 thương hiệu dẫn đầu ở Việt Nam trị giá gần 7 tỉ đô la (KTSG 29/7/2019)-Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bất ngờ giảm mạnh (KTSG 29/7/2019)-Biến đổi khí hậu đã đến điểm bùng phát (KTSG 29/7/2019)-CPI bình quân 7 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây (KTSG 29/7/2019)-Khách Hàn sắp "soán" ngôi Trung Quốc tại Việt Nam? (KTSG 29/7/2019)-Mạng di động ảo: Thật còn khó phát triển, huống chi ảo (KTSG 29/7/2019)-Mở thêm 262 cửa hàng trong nửa năm, Thế giới Di động tiếp tục lãi lớn (KTSG 29/7/2019)-Nghĩ kỹ chuyện khả thi (KTSG 219/7/2019)-chuyện thu phí lưu thông oto trong TP-Có dấu hiệu thừa tiền (KTSG 29/7/2019)- lạm phát?-Ai sẽ phá vỡ thế độc tôn quảng cáo của Google và Facebook? (KTSG 29/7/2019)-Sức nóng sẽ lan toả ra nhiều thị trường mới (KTSG 29/7/2019)- thị trường BĐS-Thu phí ô tô vào trung tâm: Nên làm nhưng vẫn phải phát triển giao thông công cộng (KTSG 28/7/2019)-
- Giáo dục: Việc của Ban giám hiệu, sao lại đẩy ra ngã ba đường đầy rủi ro như vậy? ( GD 30/7/2019)-Những niềm tin đang vụn vỡ sau sự việc tiêu cực của kỳ thi năm 2018 (GD 30/7/2019)-Có thầy cô nào học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp dễ như chúng tôi không? (GD 30/7/2019)-Xúc động lễ trao bằng tốt nghiệp của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (GD 30/7/2019)-Giáo viên hợp đồng và những điều khoản đầy may rủi (GD 30/7/2019)-Có nhiều kỹ thuật nhỏ, tinh tế để xóa đi khoảng cách cô-trò (GD 30/7/2019)-Bộ Giáo dục khuyến khích mùa khai giảng “không bóng bay” (GD 30/7/2019)-Tại sao Hưng Yên vẫn cho phép thu tiền trông xe, tiền vệ sinh trường học? (GD 30/7/2019)-Gặp gỡ thủ khoa khối D1 của tỉnh Hưng Yên (GD 30/7/2019)-Bộ trưởng Hồng Hà gửi thư khen học sinh đề xuất khai giảng không bóng bay (GD 30/7/2019)-Môn Giáo dục công dân điểm cao sao vẫn tràn lan bạo lực học đường? (GD 30/7/2019)-Bộ Lao động cho phép 45 trường đại học được tuyển sinh cao đẳng trở lại (GD 30/7/2019)-Những nguy cơ có thể xảy ra khi trẻ nhỏ đến bể bơi (GD 30/7/2019)-Đâu mới là đánh giá, chỉ đạo của ông Nguyễn Đức Chung về trường chất lượng cao? (GD 30/7/2019)-
- Phản biện: Biểu tình hay không biểu tình? Có còn biểu tình hay không? (BVN 29/7/2019)-Jackhammer Nguyễn-Kiện Trung Quốc: Bây giờ hoặc không bao giờ! (BVN 29/7/2019)-Tâm Don-Nỗi buồn lịch sử ư? Xin góp một ví dụ làm nên nỗi buồn đó (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 74) (BVN 29/7/2019)-Tương Lai-Người dân thờ ơ với chủ quyền lãnh thổ ư? (BVN 29/7/2019)-Bạch Hoàn-Việt Nam phải mạnh mẽ đối với các nước thượng nguồn Mekong dù đó là nước nào! (BVN 28/7/2019)-Thanh Trúc-Xuất bản tự do: Cơ hội hay thử thách? (BVN 28/7/2019)-Phạm Phú Khải-Liệu Triều Tiên có thể lặp lại mô hình Việt Nam? (BVN 28/7/2019)-Nguyễn Minh Khuê dịch-“Nguyên” và “cựu” (KTSG 27/7/2019)-Nguyễn Văn Mỹ-Xin đừng làm “nhọ” danh nhà giáo (GD 26/7/2019)-Xuân Dương-“Quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông là quyền gì? (BVN 26/7/2019)-Trần Trung Đạo-Biển Đông và nút thắt chính trị Việt Nam 2020 (BVN 26/7/2019)-Thiên Điểu-Từ Formosa đến EVFTA (BVN 24/7/2019)-Thục Quyên-Cuối cùng, nạn nhân bị cướp đã bớt ‘hèn với giặc’! (BVN 24/7/2019)-Phạm Chí Dũng-Liệu ông Trọng sẽ nới lỏng quyền lực tuyệt đối? (BVN 24/7/2019)-Khánh Anh dịch
- Thư giãn: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (74) - Thái độ sống tạo nên tất cả (GD 29/7/2019)-Intel phát triển chip trí tuệ nhân tạo mô phỏng não người (KTSG 27/7/2019)-Kỳ lạ làm chục mâm cỗ, ăn uống linh đình 'cúng' người sống ở Bắc Giang (VNN 26/7/2019)-
'NGUYÊN' VÀ 'CỰU'
NGUYỄN VĂN MỸ/ TBKTSG 27-7-2019
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh. Vậy nên gọi ông Ninh là "cựu" hay "nguyên" mới chính xác? |
Từ điển tiếng Việt định nghĩa “cựu” dùng để chỉ người từng giữ chức vụ đó nhưng nay đã nghỉ hẳn rồi, không còn làm việc nữa; “nguyên” dùng để chỉ người từng giữ chức vụ đó nhưng nay đã giữ chức vụ khác (nói chung là còn làm việc, chưa nghỉ). Hai từ này đồng nghĩa trong một số ngữ cảnh. Thực tế lại không như vậy trong văn viết và nói tại Việt Nam hiện nay.
Báo chí và các thông tin chính thống khi nhắc đến những vị lãnh đạo nước ngoài không còn tại nhiệm luôn ghi là “cựu” (cựu tổng thống, cựu thủ tướng, cựu nghị sĩ, cựu thị trưởng...). Các nhà lãnh đạo khác chính kiến cũng được gọi là “cựu” (“Cựu hoàng Bảo Đại”, “Cựu Phó tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ”...). Ngữ cảnh tương tự, khi nói về lãnh đạo Việt Nam hiện nay, báo chí và thông tin chính thống Việt Nam lại toàn dùng chữ “nguyên”, dù người được nhắc đến đã về hưu, thậm chí đã chết. Rất nhiều người không hiểu tại sao lại như vậy, không biết nguồn gốc, không rõ tự lúc nào.
Học sinh nêu thắc mắc thì thầy cô chỉ biết... đánh trống lảng. Có thể chính thầy cô cũng không biết, không hiểu thì làm sao giải thích cho học trò. Có người suy diễn rằng “cựu” là một từ nhạy cảm. Dùng từ này là kỵ húy, là bất kính với lãnh đạo vì cựu đồng nghĩa với cũ, đã qua, hết thời... Do vậy, cần phải dùng từ nào khác hay hơn, và từ “nguyên” là chọn lựa tối ưu vì nguyên là nguyên vẹn, chưa bị sứt mẻ (dù thực tế không còn như vậy), và khi đọc nghe cũng... vang hơn, không trầm như từ “cựu”(?)
Một số người còn cho rằng chỉ những cán bộ bị kỷ luật ở mức độ cách chức trở lên mới dùng từ “cựu” khi viết hay nói về họ. Đây là cách hiểu nguy hại, đầy cảm tính và miệt thị. Hiểu như vậy, chẳng lẽ tất cả các vị “cựu lãnh đạo” trên thế giới hoặc không cùng hệ thống chính trị với Việt Nam hiện nay đều bị kỷ luật?
Các sinh viên nước ngoài học tiếng Việt càng... “bó tay” với những cách dùng từ tréo ngoe như vậy. Tiếng Việt vốn đã phức tạp. Dân ngữ văn từng nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Xin đừng làm cho tiếng Việt rối rắm thêm và cần phải thống nhất cách dùng chứ không phân biệt đối xử. Càng không thể suy diễn xám xịt như kiểu lý giải về chữ “lon” của bà Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa qua.
NTB BÀN THÊM: Tiếng nước nào cũng có tính phong phú, uyển chuyển: một từ có thể nhiều nghĩa dùng tùy ngữ cảnh, tùy mục đích, tùy văn hóa của người dùng, người đối thoại...Hiện không có luật dùng từ (trừ các từ liên quan đến văn bản pháp luật cụ thể). Hoàn toàn nhất trí với tác giả về sự 'tréo ngoe' trong cách dùng từ 'nguyên' và 'cựu'. Nhưng cứ để thiên hạ thoải mái dùng từ đi, sẽ dễ biết họ là ai, muốn gì...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét