ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Trump bị Hạ viện lên án (VNN 17/7/2019)-Trung Quốc đang lặng lẽ chiếm được Biển Đông như thế nào (BVN 17/7/2019)-VN không nằm trong nhóm ủng hộ chính sách TQ ở Tân Cương (BVN 16/7/2019)-Tuyên bố của Việt Nam về những diễn biến gần đây ở Biển Đông (GD 16/7/2019)-Iran cảnh báo Mỹ 'không ai an toàn' nếu bùng nổ chiến tranh (VNN 16/7/2019)-Phía sau căng thẳng quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc (GD 16/7/2019)-Người biểu tình Hong Kong đụng độ dữ dội với cảnh sát (VNN 15/7/2019)-Trưởng đặc khu Hồng Kông xin từ chức nhưng không được chấp nhận (KTSG 15/7/2019)-Hàng trăm người biểu tình bị bắt ngày quốc khánh Pháp (VNN 15/7/2019)-Biển Đông: tình hình xấu đi và khủng hoảng 2014 sẽ lặp lại? (BVN 15/7/2019)-Lý giải sóng ngầm tại bãi Tư Chính (viet-studies 14-7-19)- Nguyễn Quang Dy-Nga nắm giữ ‘chìa khóa’ tàu sân bay hạt nhân TQ (VNN 14/7/2019)-Khủng hoảng ngoại giao Hàn-Nhật: Bế tắc lối thoát (KTSG 13/7/2019)-Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc đối đầu ở Bãi Tư Chính (BVN 13/7/2019)-RFA-Các nhà kinh tế chia sẻ sự lên án chiều hướng ‘quái dị’ của Trung Quốc (BVN 13/7/2019)-Janos Kornai
- Trong nước: Tập trung triển khai Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV
- Kinh tế: Quy định mới về quản lý, sử dụng đất trồng lúa (GD 17/7/2019)-Bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được để xảy ra tình trạng thiếu điện (GD 17/7/2019)-NXP-Những tiếng kêu từ Quốc Oai, Hà Nội (TVN 17/7/2019)- Camembert truyền thống và camembert công nghiệp (KTSG 17/7/2019)-Mỹ đề xuất luật cấm các “ông lớn” công nghệ phát hành tiền ảo (KTSG 17/7/2019)-Các công ty Mỹ gặp thách thức ‘đáng kể’ khi làm ăn ở Việt Nam (BVN 16/7/2019)-VOA-Đất nền được quan tâm bậc nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu (KTSG 16/7/2019)-Vietnam Airlines sắp có internet trên máy bay (KTSG 16/7/2019)-Vận tải biển trước thách thức về giảm khí thải lưu huỳnh (KTSG 16/7/2019)-Kinh tế Trung Quốc đang yếu nhất trong 3 thập kỉ qua (KTSG 16/7/2019)-Doanh nghiệp Nhật muốn xây dựng khu phố đêm tại Đà Nẵng (KTSG 16/7/2019)-"Gã khổng lồ" OTA không ngừng tăng trưởng ở Việt Nam (KTSG 16/7/2019)-TPHCM phấn đấu 100% người dân sử dụng smartphone vào năm 2021 (KTSG 16/7/2019)-“Chung tay” để làm du lịch nông nghiệp thành công (KTSG 16/7/2019)-Nhà xưởng xây sẵn phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa (KTSG 16/7/2019)-Rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Singapore đầu tư ở Việt Nam (GD 16/7/2019)-NXP-Vi phạm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bị phạt tới 200 triệu đồng (GD 16/7/2019)-63/2019/NĐ-CP-Đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng (GD 16/7/2019)-Tổ chức thực hiện Luật Quy hoạch còn nhiều lúng túng (GD 16/7/2019)-Chiêu thức “xám” dụ khách online (KTSG 16/7/2019)-Ten Ren bất ngờ rút lui khỏi thị trường Việt Nam (KTSG 16/7/2019)-Bộ trưởng Thông tin kỳ vọng doanh nghiệp phát triển các nền tảng kỹ thuật số (KTSG 16/7/2019)
- Giáo dục: Rối loạn xét tuyển cao đẳng, trung cấp, liên kết, liên thông (GD 17/7/2019)-Nếu là phụ huynh nhờ nâng điểm thi, đánh chết tôi cũng không nhận mình đưa tiền (GD 17/7/2019)-Áp lực rất lớn nên nhiều giáo viên ngại bị điều động đi chấm thi (GD 17/7/2019)-Học Thạc sĩ Kế toán Trường đại học Công nghệ Đông Á, chưa thi đã biết đỗ (GD 17/7/2019)-Hà Nội cấm tuyệt đối dạy thêm ở bậc tiểu học (GD 17/7/2019)-vẫn được học thêm?-“Người thứ ba” xen vào tình cảm giữa thầy và trò (GD 17/7/2019)-Ban GH?-Cho rằng bị trù dập, cô giáo viết đơn xin ra khỏi công đoàn (GD 17/7/2019)-Đề nghị cơ quan cấp cao vào cuộc làm rõ vụ án gian lận điểm thi ở Hà Giang (GD 17/7/2019)-yk Bùi Thị An-Thấy gì khi môn Giáo dục Công dân có nhiều điểm 10? (GD 17/7/2019)- dạy tốt, học tốt?-Ngưỡng mộ nữ sinh Bắc Giang đạt 10 điểm môn Lịch sử (GD 17/7/2019)-Tỷ lệ đậu tốt nghiệp trong kỳ thi quốc gia tại Sài Gòn là 97,6% (GD 17/7/2019)-Hà Nội có 97,6% đỗ tốt nghiệp, gần 10 ngàn bài thi đạt điểm 9 trở lên (GD 17/7/2019)-Vì sao môn Lịch sử điểm thi tốt nghiệp vẫn thấp? (GD 17/7/2019)-Thủ khoa khối B tỉnh Bình Thuận phần lớn học thêm trên mạng (GD 17/7/2019)-Hải Dương có 20 bài thi quốc gia đạt điểm 10 (GD 17/7/2019)-Tiến sĩ Vũ Thu Hương chia sẻ cách giáo dục con cái tự lập từ nhỏ (GD 17/7/2019)-Cô giáo bỏ tiền túi làm phim giáo dục cho học sinh (GD 17/7/2019)-Đại học Ngoại thương nhận hồ sơ xét tuyển từ 17 điểm (GD 16/7/2019)-Lẫn lộn công tư - mảnh đất màu mỡ để biến công thành tư (KTSG 16/7/2019)-
- Phản biện: Ôn cố tri tân qua những bước thăng trầm (BVN 17/7/2019)-Phạm Xuân Yêm-NHỮNG LỜI CUỐI CÙNG CỦA THẦY HOÀNG TỤY (BVN 17/7/2019)- Nguyên Ngọc-Thái độ của chính quyền Việt Nam với thằng hàng xóm to xác và với người dân Việt Nam* (BVN 16/7/2019)-FB Châu Doan-Khía cạnh pháp lí của vụ Hải dương Đị̣a chất 8 (HYDZ-8) (BVN 16/7/2019)-FB Song Phan-Ném đá “Lon bà Cục”, “Lu bà Nghị”, văn hóa phản biện đang bị biến mất (GD 17/7/2019)-Trần Phương-Không có vùng cấm cho “Danh gia vọng tộc” (GD 16/7/2019)-Sương Minh Nguyệt-Cái giá của dòng vốn FDI nóng (TVN 16/7/2019)-Hồ Quốc Tuấn-Cái Lon trong lời bà Cục trưởng và cái Lu của bà Nghị (GD 15/7/2019)-Xuân Dương-Cơ chế nào tạo ra những đại biểu gây cười? (RFA 14-7-19)- Lê Trương-Cơ quan nào phải chịu trách nhiệm việc Mỹ đánh thuế thép Việt? (BVN 14/7/2019)-Minh Quân-Thói háo danh đẻ ra “sinh đồ ba quan”, nữ hoàng nhảm nhí thời hiện đại (GD 13/7/2019)-Trần Phương-Một Bộ Giao thông Vận tải chưa thức tỉnh (BVN 13/7/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-230 năm Đại cách mạng Pháp (14.7.1789 – 14.7.2019) NƯỚC PHÁP MỘT LẦN TÔI ĐÃ GẶP (BVN 13/7/2019)-Lê Phú Khải-
- Thư giãn: Lạ lùng những quán ăn 'chửi khách như tát nước' chỉ có ở Hà Nội (VNN 17/7/2019)-Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (72) - Tình yêu không tự đến (GD 15/7/2019)- Xem cá mập trắng khổng lồ đại chiến (VNN 14-7-2019)-Ngu(BVN 14/7/2019)-Từ Thức-
NƯỚC PHÁP MỘT LẦN TÔI ĐÃ GẶP
LÊ PHÚ KHẢI / BVN 13-7-2019
Cách mạng Pháp được xem là cuộc cách mạng triệt để, tiêu biểu nhất mà các cuộc cách mạng tư sản trước đó ở Anh, ở Hà Lan chưa làm được. Vua Louis 16 và hoàng hậu Marie Antoinette bị cách mạng chặt đầu. Nó xoá bỏ triệt để các đặc quyền đặc lợi của phong kiến. Quần chúng nổi dậy ở Paris đã phá ngục Bastille ngày 14.7.1789, giết chết tên chỉ huy Launay – người ra lệnh bắn vào quần chúng đi phá ngục. Đầu của Launay bị xóc vào ngọn giáo mang đi diễu hành trên đường phố. Ngày 14.7 trở thành ngày Quốc khánh Pháp. Cách mạng 1789 từ đó trở thành trung tâm của lịch sử thế giới hiện đại. Khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” (Liberté - Égalité - Fraternité) của Cách mạng 1789 đã in đậm trên bầu trời nhân loại… Chính vì thế mà Marx đã gọi Cách mạng Pháp là “đầu tàu của lịch sử”.
Loài người ghi nhận công lao vĩ đại của Cách mạng Pháp còn ở chỗ, nó lần đầu tiên trong lịch sử, đã dõng dạc tuyên ngôn về Quyền Con người. Ngày 26.8.1789, bản Tuyên ngôn về các Quyền Con người và các Quyền Công dân gồm 17 điều được chính thức thông qua.
Tuyên ngôn Quyền Con người và Quyền Công dân của Cách mạng Pháp đã toả sáng thế giới suốt hơn 2 thế kỷ qua và mãi mãi tỏa sáng trong lịch sử loài người. Lý do có nhiều, nhưng như một sử gia đã nhận định, chủ yếu là do “tính chất phổ biến tuyệt đối của nó, do cách lập luận thuần tuý lý trí của nó, do cái giọng nói lên những chân lý tuyệt đối của nó”.
230 năm đã đi qua, chúng ta hãy dành ít phút để đọc lại những dòng mở đầu trịnh trọng của bản tuyên ngôn lịch sử này: “Các đại biểu của nhân dân Pháp họp thành Quốc hội, cho rằng việc không biết tới, sự lãng quên hay sự coi thường các quyền của Con người là những nguyên nhân gây ra những đau khổ chung thân và sự hư hỏng của những kẻ cầm quyền, vì thế đã quyết định trình bày các quyền tự nhiên thiêng liêng và không thể tước bỏ được của Con người”.
Nước Pháp đến giữa thế kỷ 18 là nước đông dân nhất Châu Âu với 24 triệu thần dân. Tuy nông nghiệp vẫn lạc hậu, nhưng công thương nghiệp Pháp phát triển với công nghệ dệt, khai khoáng và luyện kim, trong các xí nghiệp máy móc được sử dụng rộng rãi, tập trung hàng ngàn công nhân, giao thương buôn bán được mở mang, đồng tiền vàng của Pháp lúc đó lưu hành khắp Châu Âu. Xã hội Pháp phân chia rõ rệt. Phong kiến quý tộc và tăng lữ chiếm địa vị thống trị với rất nhiều đặc quyền đặc lợi. Tầng lớp thứ ba bao gồm nông dân, thợ thuyền và tư sản bất mãn sâu sắc với giới quý tộc và tăng lữ. Vua Louis 16 ăn chơi xa xỉ đến mức phải vay nợ của các chủ ngân hàng để trang trải cho ngân khố. Đúng như sử gia Pháp Albert Mathier (1874-1932) đã phân tích: “Cách mạng 1789 đã bùng nổ ra không phải trong một đất nước khánh kiệt, mà trái lại, nó bùng nổ trong một đất nước đang phồn vinh, đang trên đà phát triển mạnh mẽ”.
Cách mạng 1789 đã diễn ra với những thăng trầm đầy kịch tính và đẫm máu. Và nó còn “kỳ lạ” nữa! Hàng ngàn ca khúc cách mạng đã ra đời trong những năm đó. Có đại biểu Quốc hội lên diễn đàn chỉ hát thật hùng hồn, hừng hực… một bài ca rồi đi xuống!
Hơn nửa thế kỷ sau, cháu của Napoléon là Louis Bonaparte lên làm tổng thống, nhưng tên này lại muốn quay lại làm vua, và năm 1852 Louis Bonaparte đã đảo chính, khoác áo vua lên làm hoàng đế. Nền Cộng hoà thứ hai lại bị thay bằng đế chế II!
Nước Pháp có câu ngạn ngữ đầy ý nghĩa: “Những dân tộc may mắn không có lịch sử” (Les peuples heureux n’ont pas d’histoire). Có nghĩa là, không có địch họa, không có thiên tai, không có chiến tranh… các sử gia không có gì để viết (!), nhân dân sẽ được sống bình an. Nhưng nước Pháp lại là nước có “quá nhiều lịch sử”. Đến bây giờ các sử gia vẫn còn tranh cãi về Cách mạng Pháp 1789, về những thăng trầm và tàn sát đẫm máu liên tiếp của cuộc cách mạng này.
*
Nước Pháp một lần tôi đã gặp… để được nhìn tận mắt, nghe tận tai về cái đất nước đã sinh ra câu ngạn ngữ “Những dân tộc may mắn không có lịch sử!”.
… Từ bên đường bên kia, một người đàn ông trung niên khá đẹp trai đã lao sang bên này, nơi chúng tôi đang đứng. Anh ta cúi chào, vui vẻ nói chuyện với ông chú tôi một cách rất vồn vã, thân mật… rồi đưa chú tôi một tờ rơi lớn bằng bàn tay, có in hình anh ta ở mặt trước và chữ ở mặt sau. Tôi hỏi: Tay này thân với chú lắm sao!? Chú tôi cười và nói: Y đang tranh cử chức quận trưởng quận 19 này. Biết chú quen biết nhiều Việt kiều trong quận nên y tranh thủ vận động chú và Việt kiều bỏ phiếu cho y… Nói rồi ông chú tôi đưa cái “tờ rơi” cho tôi coi. Tôi ngắm chân dung y ở mặt trước rồi lật mặt sau đọc. Ngay dòng chữ in đậm trên cùng là một câu “khẩu hiệu” rất mùi mẫn: “Paris của tôi, đó là Quận 19” (Mon Paris, c’est le 19e). Dưới là tên y, François Asselineau được in đậm nhất. Bên dưới là “sơ yếu lý lịch” của Asselineau: 43 tuổi, sinh ra và luôn sống ở Paris, đã có vợ và 2 con. Từng học trường Quốc gia Hành chính về Thanh tra Tài chính. Hiện nay là Tổng giám đốc trong một tập đoàn địa phương…
François Asselineau – người tranh cử chức quận trưởng quận 19 Paris năm 2001
Thì ra là vậy, chức quận trưởng được tranh cử đến từng người dân trong quận ngay trên hè phố như vậy! Chú tôi còn cho hay, lúc này thị trưởng Paris cũng đang tái tranh cử chức thị trưởng. Ông này mới tổ chức một cuộc hoà nhạc, mời các nhạc công trứ danh ở Paris biểu diễn, bán vé lấy tiền để cứu trợ đồng bào bị lũ lụt ở Miền Trung Việt Nam (năm đó, 2001, Miền Trung Việt Nam đang có lụt lớn). Ông này cũng muốn tranh thủ cử tri Việt ở Paris.
Xem cái cách người Pháp tranh cử mà thấy hổ thẹn cho nền dân chủ “đảng cử dân bầu” của chế độ độc trị ở Việt Nam. Một chính thể luôn leo lẻo là “của dân, do dân và vì dân” nhưng nhân dân biến mất trong việc chọn lựa những người sắp tới sẽ cai trị mình! Một tay muốn được chức chủ tịch quận ở Việt Nam thì chỉ lo chạy chọt “các đồng chí trên thành uỷ là đủ”! Chưa bao giờ khái niệm nhân dân có trong đầu óc họ. Lúc tôi viết những dòng này, người ta cũng đang cơ cấu nhân sự cho đại hội 13 của đảng cầm quyền. Một nhúm người trên bộ máy cai trị ở chóp bu, đang “cơ cấu” những người sẽ là chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, bộ trưởng, bí thư tỉnh… để cai trị đất nước trong giai đoạn sắp tới. Nhân dân chỉ là, hay muốn là gì cũng được!!!
Năm 1789, lúc Cách mạng Pháp nổ ra, thì ở nước ta, cũng năm 1789 đó, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ vừa đại thắng quân Thanh, sau đó vui mừng cưới công chúa Ngọc Hân xứ Bắc, rồi rút quân về Nam và tiếp tục làm vua. Chế độ phong kiến Việt Nam kéo dài đến cuối thế kỷ 19 thì quân xâm lược Pháp kéo vào, với pháo hạm và đại bác của nền công nghiệp Pháp, đã mau chóng chiếm được Việt Nam. Bọn thực dân tiếp tục duy trì chế độ phong kiến nửa thực dân ở Việt Nam cho đến đầu thế kỷ 20… và đó là mảnh đất màu mỡ để những người cộng sản Việt Nam rước chủ nghĩa Marx-Lenin độc đảng vào Việt Nam.
Lúc tôi đặt chân đến Paris thì năm trước, tổng bí thư Lê Khả Phiêu cũng mới đi thăm nước Pháp. Việt kiều ở Paris cho hay: cũng muốn xem mặt mũi ông vua nước mình thế nào, nhưng báo chí, truyền hình… ở Pháp không hề đưa một giọt tin tức, một tấm hình… Vì tổng thống Pháp chỉ tiếp các nguyên thủ quốc gia, có tư cách pháp nhân để ký kết các hiệp định kinh tế, văn hoá… Nếu tổng bí thư một đảng như ông Phiêu cũng được tổng thống tiếp thì thành một tiền lệ, sau này tổng bí thư một đảng ở các nước đa đảng sang Pháp cũng đòi tổng thống Pháp phải tiếp thì… chết (!). Năn nỉ mãi, tổng thống Pháp Jacques Chirac mới nể mặt bà Nguyễn Thị Bình (người đi đến gặp Jacques Chirac trước, để môi giới cho cuộc gặp) mà tiếp ông Phiêu. Người đi xe cùng bà Bình sau này kể lại rằng, đã đi được một quãng, bà Bình đòi quay về để xức nước hoa lên mu bàn tay. Bà Bình kể lại, khi bắt tay bà, tổng thống Pháp theo cách lịch sự của người Pháp đã cúi xuống hôn tay bà. Thế là mùi nước hoa đã… “góp phần” xúc tiến cho cuộc gặp.
Nhưng tổng thống Pháp chỉ tiếp xã giao ông Phiêu có 45 phút. Đó là trường hợp rất hy hữu tổng thống Pháp “tiếp xã giao” ai đó. Vì tổng thống đã tiếp, thì phải có chương trình nghị sự, có ký kết làm ăn buôn bán… Vậy mà báo chí trong nước đã làm rùm beng lên việc tổng thống Pháp tiếp tổng bí thư Lê Khả Phiêu!
212 năm sau ngày vua Quang Trung cưới công chúa Ngọc Hân và nhân dân Paris chặt đầu cả vua Louis và hoàng hậu Marie Antoinette, tôi đã gặp một nước Pháp hiện thân của tự do và dân chủ để nghĩ về đất nước của mình – hiện thân của một quốc gia đã sống ngoài nhân loại cả ngàn năm mà vẫn không chịu thay đổi!
Trưa ngày 19.2.2001, kênh 1 đài vô tuyến truyền hình Pháp đã dành cả chương trình thời sự một tiếng đồng hồ để nói về Charles Trenet. Dân Pháp không thể tin rằng, nhà soạn nhạc kiêm ca sỹ có hơn 50 năm gắn bó với đời sống tâm hồn của dân Pháp như Trenet lại từ bỏ nước Pháp ra đi vào những tháng năm đầu của thế kỷ mới! Sẽ thiếu vắng Trenet ở tất cả các nẻo đường vui sống của nước Pháp! Chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút nếu thiếu vắng những nhạc phẩm, những giọng ca, những ánh mắt… như Trenet. Ông là một nghệ sĩ như thế, một con người cần cho sự song hành giữa thực và mơ của đời sống Pháp. Tổng thống Cộng hoà Pháp Jacques Chirac đã xuất hiện trên chương trình này để chia buồn với nhân dân Pháp. Phát biểu trên nhật báo Le Monde, kịch sỹ kiêm ca sỹ trứ danh Serge Hureau cho rằng sự ra đi của Trenet “nhắc nhở chúng ta rằng, người nghệ sỹ đó thuộc về ký ức tập thể của chúng ta, không nhất thiết như một lâu đài, mà như quán cà-phê góc phố”.
Hơn 50 năm lao động nghệ thuật, Trenet có một gia tài âm nhạc đồ sộ với trên 1000 bài hát, mà như Đài phát thanh quốc gia Pháp thì “một nửa số đó là ăn khách”. Thính giả Pháp cho rằng Trenet có đến 20 bài ca bất hủ đã “đi vòng quanh trái đất”! Riêng bài “Tình ta còn gì?” (Que reste-t-il de nos amours), người ta thống kê được có 2000 ca sỹ thành danh đã ca bài đó. Bài “Biển” (Le mer) đã được “tái bản” đến 4000 lần và hàng năm tác giả của nó được hưởng tới 3 triệu francs tiền bản quyền. Trenet được thính giả Mỹ xem là ca sỹ tình ca của họ khi các bài ca của ông được trình diễn bằng tiếng Anh tại Mỹ. Tác giả bài viết này đã theo dõi trọn vẹn chương trình thời sự trưa ngày 19.2.2001 của truyền hình Pháp và được thấy lần lượt một bà lão 90 tuổi trong một trại dưỡng lão tại một làng quê hẻo lánh, rồi đến một anh lính thuỷ trẻ trên boong tàu ngoài khơi xa phát biểu cảm tưởng của mình và sau đó, hát ngay một ca khúc của Trenet để tưởng niệm người nghệ sỹ này. Và thật bất ngờ, trên màn ảnh nhỏ xuất hiện một người dân Hà Nội vừa ngồi trên xe xích-lô chạy trên đường phố vừa ca bài Le mer của Trenet.
Người Pháp yêu quý Trenet vì ông vừa là nhà soạn nhạc, vừa là thi sỹ đặt lời, vừa là một ca sỹ có giọng ca mượt mà truyền cảm. Người Pháp coi trọng Trenet vì ông là nhà cách tân âm nhạc Pháp. Vào những năm 30 của thế kỷ 20, Trenet đã kết hợp tính chất ca nhạc kịch của nhạc jazz với nhạc kịch khiến cho ca khúc Pháp có tính hài hước nhưng không sống sượng, dí dỏm mà lại có duyên. Lòng yêu nước sâu đậm của ông thấm đẫm trong từng cung bậc của mỗi một âm thanh. Vì thế, nhạc của Trenet đã “chia sẻ một chút niềm vui cho bao cuộc đời tro bụi” (lời một bài ca của Trenet). Người Pháp nào cũng muốn soi lên ánh mặt trời để tìm xem trong các bản nhạc của ông có cái gì khiến nó giản dị mà hay đến thế. Và cuối cùng họ đã tìm thấy chính mình, chính nhân dân Pháp cần lao, yêu chuộng hoà bình, tự do và công lý. Bài ca “Nước Pháp dịu hiền” (Douce France) của Trenet đã viết thay cho hàng triệu trái tim Pháp:
Nước Pháp dịu hiền
Quê hương yêu dấu
Thời thơ ấu vô tư êm ả của tôi…
Có điều lạ lùng là, Trenet viết liên tục và viết rất nhanh trong mọi hoàn cảnh. Bài Le mer bất hủ chỉ được viết trong 4 phút! Trong những ngày lâm bệnh nặng, Trenet nói: Tôi mơ ước những mái nhà tranh, không ngờ tôi đã xây dựng được những lâu đài!
Tối hôm sau, chương trình ca nhạc của Đài phát thanh Pháp có một chương trình của nhạc sỹ Trần Tiến (Việt Nam) để tưởng niệm Trenet. Có lẽ người Pháp đánh giá cao Trần Tiến.
Một nghệ sỹ lớn như vậy của nước Pháp, vậy mà khi tôi viết một bài về Trenet, vội đến cơ quan thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Paris để kịp gửi về Hà Nội, thì đã nhận được một câu trả lời quá bất ngờ: Một ca sỹ chết thì có gì mà phải đưa tin!
Thì ra, cái văn hoá độc trị, độc tài đã thấm sâu vào từng đường gân thớ thịt, từng tế bào của các đồng nghiệp của tôi! Với họ, chỉ có các lãnh tụ, các nhà lãnh đạo, những người có quyền chức chết đi thì báo đài mới đưa tin, mới tụng ca “tài đức” của họ! Đặt cơ quan thường trú ở Paris, nhưng Đài của tôi không hiểu rằng, nhân dân Pháp đã chọn khẩu hiệu vui sống (joie de vivre) và chất lượng cuộc sống (qualité de la vie) cho hành trình đi đến tương lai của mình. Vì thế, những người làm cho nhân dân vui sống như Trenet là thần tượng của họ, chứ không phải các “ông lớn” như ở Việt Nam.
Ở Pháp hơn một tháng, tôi ít đi đâu, chỉ ngồi nhà xem truyền hình và lướt xem các báo Pháp để tìm hiểu về truyền thông của nước “tư bản giẫy chết” này. Trình độ tiếng Pháp của tôi enfantin, nhưng được ông chú hỗ trợ nên cũng đủ để tìm hiểu về truyền thông ở Pháp. Hồi đó có dịch gia súc bị lở mồm long móng, ông bộ truởng nông nghiệp Pháp phải lên truyền hình liên tục nên tôi nhớ mặt ông ta. Một lần thấy ông bộ trưởng này xuất hiện trên truyền hình và xách túi đi… chợ. Ông hỏi mua trứng rồi cãi qua cãi lại với người bán hàng, cuối cùng ông bị bà bán hàng vác chổi đuổi đánh, các bà khác cũng đuổi theo đánh… Tôi lạ quá nên hỏi ông chú tôi. Ông cười nói, đó là tiểu phẩm cháu ạ! Một diễn viên được hoá trang như ngài bộ trưởng nông nghiệp để diễn, các bộ trưởng khác của Pháp cũng từng được hoá trang như thế và được lên truyền hình khi có vấn đề gì đó cần hài hước, phê phán.
Sau hơn 200 năm Cách mạng Pháp 1789, nhân dân Pháp đã thực sự là “ông chủ” và sẵn sàng “đuổi đánh” những tên “đầy tớ” như bộ trưởng nông nghiệp… Trên các tờ báo Pháp rất ít khi thấy ảnh các vị như tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng… Ngay trang nhất, dưới “tít” của một tờ báo lớn như Le Monde, chạy một tin lớn: “Les fumeurs de cannabis pourront désormais échapper au tribunal” (tạm dịch: Những người hút dầu gai có thể từ nay thoát khỏi toà án). Dầu gai là một thứ gây nghiện, vậy mà những người hút nó có thể sẽ không phải hầu toà!
Trang nhất báo Le Monde với dòng tin in đậm “Les fumeurs…” dưới “tít” báo
Tin như thế mà đưa ngay trang nhất, vì báo chí Pháp là “của dân”, “do dân”, “vì dân”. Còn báo chí của chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam thì trang nhất thường dày đặc hình ảnh của các quan lớn bé. Nơi ông tổng bí thư chỉ đạo, ông thủ tướng chém gió, bà chủ tịch quốc hội biểu diễn thời trang áo dài!!! Việt Nam vẫn sống ngoài nhân loại ở mọi lĩnh vực, nó không có trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp hơn 200 năm trước!
Thấy tôi chỉ ngồi nhà xem truyền hình, xem báo, không mấy khi đi đâu cả, bà thím tôi nói: Ai đến Paris cũng lao đi xem tháp Eiffel, bảo tàng Louvres, nhà thờ Đức Bà… Sao cậu cứ ngồi nhà? Tôi trả lời: Nếu đến Paris mà chỉ thăm các nơi đó thì họ chưa hiểu hết nước Pháp. Bà ngạc nhiên: Vậy phải đến đâu? Tôi nói: Phải đi trên cầu Concorde, vì nó là cây cầu được xây bằng đá ngục Bastille. Khi nhân dân Paris phá ngục Bastille trong Cách mạng 1789, đã không quên lấy đá của ngục tù này để xây dựng cây cầu mang tên Hoà giải (Concorde). Chỉ có nhân dân Pháp với khát vọng là “hiện thân của tự do” mới có những cây cầu như thế, để muôn đời Tự do đạp lên bóng tối của ngục tù!
*
… Chúng tôi đi qua một nhà thờ đổ nát, hàng đàn bồ câu bay ào lên khi có người đi qua cái nhà thờ hoang này. Tôi ngạc nhiên, vì sao ngay giữa phố phường đông vui, lại có một căn nhà ngay mặt tiền đổ nát mà không được “xử lý”?! Chú tôi giải thích: Đây là nhà thờ của một ông cố đạo đã già. Thành phố đã điều đình để mua lại của vị tu hành này với giá cực đắt, nhưng ông ấy không đồng ý. Phải đợi khi nào ông ấy qua đời mới xây dựng lại được. Theo luật pháp của Cộng hoà Pháp, đất đai là sở hữu tư nhân, không ai có quyền xâm phạm.
Ở Việt Nam, luật pháp quy định đất đai là sở hữu toàn dân, nên nhà thơ Nguyễn Duy gần đây mới viết:
Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
Cướp nay có Đảng có Đoàn hẳn hoi
Có con dấu đóng đỏ tươi
Có còng, có súng, dùi cui, nhà tù…
…
Ai về thành phố Bác Hồ
Mà xem cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
Bây giờ mẹ phải dặn thêm
Quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày!
Tôi đã “gặp” nước Pháp như thế, nên cùng với loài người tiến bộ nín thở theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Pháp ở vòng chung kết 2017 chỉ còn có hai nhân vật. Một bên là người đàn bà (Marie Le Pen) “chua ngoa, lắm điều, lỗ mãng”, theo chủ nghĩa dân tộc quá khích, bài ngoại, phản đối nhập cư, phản đối tự do thương mại… Một bên là người đàn ông mới bước chân vào chính trường (Emmanuel Macron) “mang thông điệp nhân văn cho toàn thế giới”, chống kỳ thị một cách không khoan nhượng, sống với thời đại toàn cầu. Không nín thở sao được, khi nước Pháp vừa bị khủng bố ở State de France, ở nhà thờ Bataclan, trước đó 17 người đã chết ở toà soạn báo Charlie Hebdo chỉ vì tội… châm biếm! Vì thế, tại vòng một cuộc tranh cử (23.4), 50% cử tri Pháp đã ủng hộ phe hữu. Nước Pháp đang chia rẽ lớn trong ngày đi bầu cử người bẻ lái “con tàu lịch sử” (Marx). Có nhìn thẳng vào sự thật như thế mới thấy hết ý nghĩa mà ngày 7.5.2017, người đàn ông 39 tuổi có tên là Macron đã dũng cảm “đi trên cầu Concorde” để … đến thẳng điện Élyseé.
2018-2019. Macron đã cải cách “quá trớn”, động chạm đến quyền lợi của dân khi tăng thuế nhiên liệu. Nghệ sĩ accordion Mouraud đã châm ngòi cho giới tài xế Pháp, những người mặc áo vàng khi cần sửa chữa xe trên đường, nổi lên biểu tình. Phe hữu cực đoan cùng với phe tả cực đoan đã dấy lên cuộc biểu tình của những người áo vàng (gilets jaune), thế là bọn du côn đã nhảy vào khống chế cuộc biểu tình, hàng chục doanh nghiệp bị đập phá, xe bị đốt…
Nền kinh tế đứng thứ sáu thế giới, thứ ba Châu Âu ấy lại một phen chao đảo! Những thế lực độc tài trên thế giới hí hửng. Nhưng họ không biết rằng, điều 35 của Hiến pháp 1793 Cách mạng Pháp đã quy định “quyền khởi nghĩa của nhân dân”. Nhân dân có quyền nổi dậy một khi chính quyền do chính nhân dân bầu ra lại đi ngược nguyện vọng của nhân dân. Nước Pháp là như thế! Chỉ có người Pháp mới hiểu được, mới nhuần nhuyễn quyền công dân được khởi nghĩa ghi trong Tuyên ngôn của Cách mạng 1789. Chính quyền chỉ là “đầy tớ” của nhân dân, và nhân dân luôn thường trực quyền trừng phạt chính quyền. Không hiểu điều này, người ta luôn luôn ngạc nhiên về nước Pháp. Nhưng chính giới tinh hoa của Pháp đã đứng ra “dàn xếp” để lấy lại yên bình cho nước Pháp. Hàng trăm phụ nữ Pháp đã biểu tình ôn hoà, họ đã quỳ xuống đường để mặc niệm cho 10 người đã chết trong các cuộc đụng độ…
L.P.K.Tác giả gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét