ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Xu hướng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ và ảnh hưởng đối với Việt Nam (GD 25/12/2018)-Trung Quốc soạn luật cấm chuyển giao công nghệ bắt buộc (KTSG 25/12/2018)-Chính sách quốc phòng của Mỹ ngày càng rối (TVN 25/12/2018)-Điều gì xảy ra khi chính phủ Mỹ đóng cửa một phần? (KTSG 25/12/2018)-Đã hết “xa xỉ” (KTSG 25/12/2018)-Ba Lan: Người VN gặp phải nạn kỳ thị chủng tộc (BBC 25-12-18)-Quan hệ Trung - Mỹ sẽ căng thẳng hơn sau 90 ngày đình chiến? (GD 23/12/2018)-Chính phủ Mỹ đóng cửa vào lúc nửa đêm (VNN 22/12/2018)-Tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bây giờ ra sao? (GD 22/12/2018)-Vì sao VN hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ? (BBC 21-12-18)-'Nước Mỹ là nhà' đối với những di dân Việt sắp bị trục xuất (VOA 21-12-18)
- Trong nước: Cách nào ngăn chạy phiếu, chặn “con lươn, con chạch" lọt vào Trung ương? (GD 26/12/2018)- xoay ngược cái hom?-Quý bà nợ thuế như “chúa chổm” và mối quan hệ với ông Nguyễn Hữu Tín – Vũ Nhôm (GD 26/12/2018)-Có người năng lực yếu, phẩm chất kém nhưng lại đứng trên vũ đài chính trị (GD 25/12/2018)-yk Lê Thanh Vân-Ông Tất Thành Cang nên tự rút khỏi các vị trí đang giữ (TP 25-12-18)-
- Kinh tế: Thêm hãng hàng không đáp nhầm đường băng mới Cam Ranh sắp đưa vào khai thác (GD 26/12/2018)-Giám sát đặc biệt đối với Vietjet tại 4 cảng hàng không quốc tế (KTSG 26/12/2018)-Tăng viện phí ảnh hưởng nhiều nhất đến người không có thẻ bảo hiểm y tế (KTSG 26/12/2018)-152 khách du lịch Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan (KTSG 26/12/2018)-Đông Nam Á nóng với thuế thương mại điện tử (KTSG 26/12/2018)-Làn sóng đầu tư từ Trung Quốc (KTSG 26/12/2018)-Không chỉ dừng ở chuyện xây trạm đón taxi (KTSG 26/12/2018)-Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội nói gì về siêu dự án tâm linh ở Chùa Hương? (GD 26/12/2018)-Nghị quyết 01 của Chính phủ: nên xếp hạng kết quả thực thi (KTSG 25/12/2018)-EVN chuyển mọi hoạt động đều ứng dụng công nghệ 4.0 (KTSG 25/12/2018)-Chọn nhập khẩu hay tự chế tạo? (KTSG 25/12/2018)-Thận trọng trước những biến tướng "núp bóng" cho vay ngang hàng (KTSG 25/12/2018)-Phát triển du lịch, bắt đầu lại từ... chính sách (KTSG 25/12/2018)-Tiền ngân hàng ở những dự án bị thu hồi (KTSG 25/12/2018)-Chê bai đồ Tàu: Giật mình sự thật về hàng Trung Quốc nội địa (VNN 25/12/2018)-Tường vây đường hầm metro ở Sài Gòn thiết kế 2m bị điều chỉnh còn 1,5m (SOHA 25-12-18)- Hàng loạt sai phạm ở tuyến metro đầu tiên của TP.HCM (NTD 25-12-18)-Gần 19 tỉ USD kiều hối đổ vào đâu? (NCĐT 25-12-18)-
- Giáo dục: 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành Giáo dục năm 2018 (GD 26/12/2018)-Nên bỏ trường chuyên (GD 26/12/2018)-Bàn phím mà biết nói năng, thì thầy cô đi đi diễn...cái răng chẳng còn (GD 26/12/2018)-Những nỗi buồn không thể buồn hơn của người thầy (GD 26/12/2018)-Có bao nhiêu học sinh Khá, Giỏi là do sức học, sao lại đặt chỉ tiêu? (GD 26/12/2018)-Lớp tập huấn chán ngắt, một chiều thì trách gì người "đánh trống, ghi tên"? (GD 26/12/2018)-Ông Đặng Hoàng Lâm là ai mà ra sức che chắn cho trường Nguyễn Trường Tộ? (GD 26/12/2018)-Hà Nội cũng có học sinh học thêm tối ngày, cha mẹ chóng mặt xoay tiền nộp (GD 26/12/2018)-Quy định vị trí việc làm, định mức giáo viên của Bộ đã sát thực tế chưa? (GD 26/12/2018)-Vị tu sĩ bán chiếc Ferrari – sách cho những người khát khao theo đuổi đam mê (GD 26/12/2018)-Cậu bé vàng Vật lý: "Muốn học tốt môn nào đó thì trước tiên phải có đam mê" (GD 26/12/2018)-Giáo sư Mỹ chỉ ra tâm lý sính bằng ngoại của người Việt (VNN 26/12/2018)-Ăn theo sự kiện 'nóng', nhiều đề thi lệch quỹ đạo (VNN 26/12/2018)-Che kín phòng làm việc để làm gì? (GD 25/12/2018)-
- Phản biện: Xây dựng văn hóa trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (TCCS 21-12-18)-Hoàng Chí Bảo-Thời gian nghiệt ngã và những bước đi oái oăm của lịch sử (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 56) (BVN 25/12/2018)- Tương Lai-Vì sao nhóm lợi ích buộc phải từ bỏ sân golf Tân Sơn Nhất? (BVN 25/12/2018)-Phạm Chí Dũng-Đánh vào nguồn giúp đỡ tù nhân lương tâm là một tội ác (BVN 25/12/2018)-Nguyễn Tường Thụy-Thế nào là đình công có kích động xúi giục? (BVN 25/12/2018)-Thảo Vy- 5 VẤN ĐỀ ĐÁNG CHÚ Ý 2018 (BVN 25/12/2018)-FB Mạnh Kim-‘Chế độ này không còn chừa cho dân đường sống nào!’ (BVN 25/12/2018)-Phạm Chí Dũng-Các chiến sĩ tự do: Con đường trước mặt (BVN 25/12/2018)-Vũ Bão-Qahveh Khanen tại Việt Nam: tại sao không? (BVN 25/12/2018)-Ánh Liên-Hỏi và Đáp về Phong trào Dân chủ Việt Nam (Bài 8) (BVN 25/12/2018)-Nguyễn Vũ Bình-Một năm sau Nghị quyết 120: Vấn đề và Kiến nghị (ĐV 24-12-18)- Nguyễn Ngọc Trân-
- Thư giãn: Một ngày nên có bao nhiêu giờ? (KTSG 25/12/2018)-Truyện ngắn Noel: Tôi là Maria (BVN 25/12/2018)-Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (47) - Nói với con gái 20 lời của bà mẹ 30 (GD 24/12/2018)-Người kéo chuông cuối cùng ở Nhà thờ Lớn Hà Nội (Zing 24-12-18)-Nước Mỹ như tôi biết: Kỳ 1: Nước Mỹ to thế mà thủ đô bé tý (VN 16-12-18) Kỳ 2: Phải có bảo hiểm xe, còn người... thì không (VN 23-12-18) -Thái Chí Thanh-
5 SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA NGÀNH GIÁO DỤC NĂM 2018
THÙY LINH /GDVN 26-12-2018
Thứ nhất, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học với nhiều điểm mới
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 với nhiều điểm mới nhằm thúc đẩy giáo dục đại học phát triển như:
Xác định rõ hệ thống cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam nhưng không gây xáo trộn trong hệ thống cơ sở giáo dục đại học hiện hành;
Tạo sự bình đẳng giữa cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục, thúc đẩy sự phát triển của cơ sở giáo dục đại học tư thục;
Tạo cơ sở pháp lý rõ ràng về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học;
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 với nhiều điểm mới nhằm thúc đẩy giáo dục đại học phát triển như:
Xác định rõ hệ thống cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam nhưng không gây xáo trộn trong hệ thống cơ sở giáo dục đại học hiện hành;
Tạo sự bình đẳng giữa cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục, thúc đẩy sự phát triển của cơ sở giáo dục đại học tư thục;
Tạo cơ sở pháp lý rõ ràng về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học;
Thứ trưởng Lê Hải An tại buổi giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục Đại học ở Văn phòng Chủ tịch nước. (Ảnh: moet.gov.vn)
Đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tài sản đảm bảo thông thoáng và hiệu quả, phù hợp với từng loại hình cơ sở giáo dục đại học để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ;
Đổi mới quản trị đại học, xác định mô hình cơ cấu tổ chức và cơ chế quản trị phù hợp với tính chất của từng loại hình cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục để quản trị đại học được hiệu quả;
Trao thực quyền cho Hội đồng trường để trở thành cơ quan quản trị hiệu quả phù hợp với thông lệ quốc tế; đổi mới quản lý đào tạo để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế... Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.
Thứ hai, kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao
Theo báo cáo được Ngân hàng thế giới công bố ngày 15/3/2018, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới đang nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc.
Báo cáo nêu rõ, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đang có khoảng 331 triệu trẻ em ở độ tuổi đến trường, chiếm khoảng 1/4 tổng số trẻ ở độ tuổi đến trường của thế giới.
40% trong số này đang theo học trong các trường thuộc các hệ thống giáo dục có thành tích học tập cao hơn mức trung bình của OECD.
Các trường này không chỉ nằm ở các nước giàu có như Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, mà còn ở các nước có thu nhập trung bình như Trung Quốc và Việt Nam.
Ngoài ra, báo cáo nhấn mạnh, kết quả học tập của học sinh không nhất thiết phải tỉ lệ thuận với mức thu nhập của quốc gia đó.
Ví dụ, ở độ tuổi lên 10, một học sinh Việt Nam trung bình có thành tích học tập tốt hơn hầu hết các học sinh tốp đầu của Ấn Độ, Peru và Ethiopia.
Thứ ba, lần đầu Việt Nam có các trường đại học lọt Top châu lục và thế giới
Năm 2018, lần đầu tiên, 2 trường đại học của Việt Nam lọt top 1000 đại học thế giới theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS World University Rankings).
Đó là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng theo Quacquarelli Symonds, kết quả xếp hạng 505 đại học tốt nhất Châu Á năm 2019 (QS Asia 2019), có 7 trường đại học của Việt Nam có mặt trong Bảng xếp hạng, gồm:
Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 124), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (144), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (nhóm 261-270), Trường Đại học Tôn Đức Thắng (nhóm 291-300), Trường Đại học Cần Thơ (nhóm 351-400), Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng (nhóm 451-500).
Thứ tư, học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Châu Á và quốc tế, Khoa học trẻ quốc tế đạt thành tích tốt nhất từ trước đến nay
Cùng với việc chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên, trong Kỳ thi Olympic Quốc tế và khu vực năm 2018, học sinh Việt Nam đã đoạt 13 Huy chương Vàng; 14 Huy chương Bạc và 11 Huy chương Đồng.
Biểu đồ kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế từ năm 2007-2018 (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Các đoàn học sinh Việt Nam đã mang về cho nước nhà thành tích xuất sắc khi tất cả các đoàn tham dự đều có thí sinh đạt Huy chương Vàng và 100% các học sinh đi thi đều đoạt Huy chương, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè các nước trên thế giới, được dư luận xã hội đánh giá cao.
Bên cạnh đó, tại Hội thi khoa học kỹ thuật Intel ISEF 2018 tại Hoa Kỳ, đoàn học sinh Việt Nam là 1 trong số 43 quốc gia có dự án đoạt giải của Hội thi.
Còn tại Kỳ thi Khoa học trẻ quốc tế (IJSO) cả 6/6 học sinh đều giành Huy chương với 4 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc, đây là thành tích cao nhất sau 9 năm tham gia kỳ thi này của học sinh Việt Nam.
Thứ năm, Thành phố Hồ Chí Minh giảm học phí trung học cơ sở từ năm 2019
Tại kỳ họp 12 vào đầu tháng 12, Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố, điều chỉnh mức thu học phí bậc trung học cơ sở và nhà trẻ tại các trường công lập.
Theo đó, học phí trung học cơ sở, bổ túc trung học cơ sở sẽ giảm từ 100.000 đồng mỗi tháng còn 60.000 đồng, áp dụng với học sinh ở 19 quận.
Tại năm huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè, học phí giảm từ 85.000 đồng xuống 30.000 đồng.
Ở bậc học mầm non, học sinh 19 quận vẫn giữ nguyên mức hiện nay là 200.000 đồng mỗi tháng, trẻ ở năm huyện giảm từ 140.000 xuống 120.000 đồng.
Các mức học phí trên áp dụng từ ngày 1/1/2019.
Thùy Linh
5 VẤN ĐỀ ĐÁNG CHÚ Ý 2018
MẠNH KIM/nguyen.manhkim/ BVN 25/12/2018
Một năm trôi qua với rất ít sự kiện lạc quan nhưng ngập đầy tin tức tiêu cực. “Đất nước có bao giờ được như thế này không” - câu nói của Nguyễn Phú Trọng hồi năm 2016 đã được nhắc đi nhắc lại với mức độ mỉa mai tận cùng…
1. “Đốt lò”
Cuộc chiến “chống tham nhũng” tăng nhiệt. Hai thượng tướng và nhiều tướng quân đội-công an đã trở thành “củi” của người đốt lò Nguyễn Phú Trọng: thiếu tướng Trần Quốc Cường; trung tướng Lê Văn Minh; trung tướng Bùi Xuân Sơn; thượng tướng Trần Việt Tân; trung tướng Phan Văn Vĩnh; thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa…
Ngày 4-1, Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm” - Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79; nguyên Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Nova Bắc Nam 79) bị bắt.
Ngày 29-11, Bộ Công an xác nhận bắt Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV.
Ngày 19-11, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) bắt Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.
Ngày 8-12, Nguyễn Thành Tài, cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2015, bị bắt.
Tại kỳ họp 32 (từ ngày 3 đến 6-12), Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét thi hành kỷ luật đối với Tất Thành Cang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM…
Tham nhũng Việt Nam không phải là vấn đề cá nhân hủ hóa mà nó liên quan tình trạng hủ bại của bộ máy cơ chế lẫn mô hình thể chế. Sẽ chẳng bao giờ thanh trừng được tham nhũng nếu thể chế không cải cách và thậm chí thay đổi toàn diện. Bộ máy quản lý không bao giờ có thể trong sạch một khi nó còn được “soi đường” bằng sự “dẫn dắt” của “ngọn đuốc” độc đảng. Tham nhũng là quốc nạn. Duy trì thể chế là một quốc nạn lớn hơn.
Báo chí không có bất kỳ điều tra độc lập nào trong cuộc chiến “chống tham nhũng” này. Tất cả thông tin được đăng đều xuất phát từ một nguồn (Bộ Công an), từ hình ảnh đến nội dung bản tin. Yếu tố minh bạch và độc lập trong báo chí không có thì không thể giúp mang ra ánh sáng những “bộ não bé nhưng ước mơ lớn, dẫn đến vi phạm pháp luật” (lời của bị cáo Nguyễn Thanh Hóa trong phiên xử ngày 23-11)… Cuộc chiến của ông Trọng không thể dừng lại nhưng dù kết cục như thế nào thì cũng có thể thấy Đảng không thể mạnh hơn và Đảng cũng không thể vớt vát lại được niềm tin từ nhân dân.
2. Đảng suy thoái
Ngày 21-9, “đom đóm” Trần Đại Quang tắt; ngày 3-10, Ban chấp hành Trung ương Đảng “thống nhất rất cao” với 100% ý kiến đồng ý giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước; ngày 23-10, Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch với tâm trạng “vừa mừng, vừa lo”; một tuần sau, Ủy ban kiểm tra Trung ương đột ngột thông báo “kết luận về vi phạm của đồng chí Chu Hảo”. Các sự kiện dường như rời rạc nhưng liên quan nhau và có chủ đích lẫn tính toán, cho thấy tham vọng và quyết tâm của ông Trọng: bằng mọi giá phải nắm quyền hành tuyệt đối và bằng mọi giá phải “làm sạch” Đảng. “Suy thoái về mặt chính trị còn nguy hiểm hơn cả kinh tế” - lời ông Trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn sự tồn vong của Đảng hơn là phát triển đất nước.
Tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 24-11, Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã giải thích lý do “kỷ luật” ông Chu Hảo: “Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong mỗi con người biến mình thành người khác lúc nào không biết, nó lái con đường của chúng ta đi vô cùng phức tạp. Nói trái Điều lệ, nói trái Cương lĩnh, thế ông có còn đảng viên nữa không?... Bất cứ ai nếu có suy thoái chúng ta phải giáo dục chứ, phải uốn nắn chứ, kỷ luật một vài người để cứu muôn người cơ mà…”.
Cách thức “cứu muôn người” đã tạo ra một hiệu ứng “thoái Đảng” rúng động. Trong tuyên bố bỏ Đảng, nhà văn Nguyên Ngọc viết: “Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, “tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy”. Sự kiện Chu Hảo - dẫn đến sự bất bình của giới trí thức (với lá thư cùng ký ngày 11-11, trong đó có hàng loạt giáo sư Mỹ, Pháp cũng như giới trí thức trong và ngoài nước) - càng cho thấy, khi chọn giới nhân sĩ trí thức làm mục tiêu cho sự răn đe dằn mặt, Đảng đã “nhất thể hóa” thêm một bậc trên con đường cai trị độc tài, rằng hàng ngũ Đảng chỉ còn lại những người trung thành tuyệt đối với Đảng hơn là có ai khác giúp “giáo dục” và “uốn nắn” lại những sai lầm của Đảng.
3. Giáo dục: loạn, loạn nữa, loạn mãi!
Một nền giáo dục rất “nhạ”! Tên của Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ thậm chí được cộng đồng mạng biến thành “tính từ” để chỉ những gì nhếch nhách, xấu xa, bê bối… diễn ra hàng ngày trong ngành giáo dục... Khó có thể đếm bao nhiêu vụ tai tiếng và ồn ào xảy ra trong hệ thống giáo dục từ đầu năm đến nay - từ vụ chương trình Công nghệ Giáo dục của ông Hồ Ngọc Đại; vụ gian lận điểm sau kỳ thi tốt nghiệp phổ thông ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bạc Liêu, Hậu Giang…; vụ cô Nguyễn Thị Phương Thủy (Quảng Ninh) bắt 23 học sinh lớp mình tát một bạn học 230 cái; đến vụ hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở Thanh Sơn (Phú Thọ) - Đinh Bằng My - có “hành vi lạm dụng tình dục” đối với học sinh nam của trường…
Những sự kiện tồi tệ xảy ra trong ngành giáo dục, chưa kể những chương trình “cải tổ” tốn kém chỉ làm tan nát thêm một hệ thống giáo dục tưởng chừng không thể rối ren hơn, đã bục vỡ ra như cơn lũ và làm xã hội mỗi lúc mỗi băng hoại.
Bộ trưởng Nhạ không có lỗi cá nhân đối với toàn bộ sự suy đồi giáo dục. Những gì đang thấy là hậu quả tất yếu của chính sách giáo dục sai lầm đằng đẵng từ nhiều thập niên. Cá nhân Nhạ không tạo ra tất cả “diễn biến suy thoái” trong giáo dục. Cá nhân Nhạ không thể giải quyết được tất cả hậu quả tồn đọng của một nền giáo dục bệ rạc đến tận cùng. Điều đáng nói là Nhạ vẫn trơ trơ không dám rời khỏi cái ghế bộ trưởng như hành xử cần có của một người được mặc định có giáo dục và có ý thức về lòng tự trọng và liêm sỉ, bất luận bị chỉ trích và thậm chí bị nguyền rủa gay gắt như thế nào, bất luận ông ta có số phiếu “tín nhiệm thấp nhiều nhất” với 137 phiếu, theo kết quả của Ban kiểm phiếu tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV công bố ngày 25-10.
4. Nước mắt Thủ Thiêm
Một chiếc giày phẫn nộ được ném ra; nhiều giọt nước mắt lăn dài; những tiếng than oán kêu vang thấu trời… Tất cả là hậu quả của một chính sách đất đai bất minh kéo dài cùng lỗ hổng cơ chế của một thể chế cai trị ngày càng lộ rõ khiếm khuyết. Các cuộc “tiếp dân” nhằm xử lý vấn đề Thủ Thiêm, nằm trong một kịch bản mà đạo diễn của nó nhắm đến việc thanh trừng băng nhóm lợi ích hơn là giải quyết rốt ráo sai lầm cơ chế, chỉ có chức năng như một giải pháp tháo ngòi nổ.
Tính đến cuối năm, đại diện Ủy ban nhân dân TP.HCM đã thực hiện ba cuộc tiếp dân với những hứa hẹn “ủy mị” mơ hồ. “Thành phố không gạt bà con đâu” - Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói như vậy trong cuộc tiếp xúc cử tri Quận 2 ngày 20-6. Dù vậy, những nạn nhân của 321 hộ bị giải tỏa oan (trong khu đất 4,3 hecta nằm ngoài ranh giới quy hoạch) vẫn phấp phổng hoang mang chưa biết được giải quyết như thế nào, dù chính quyền từng cam kết “xử lý dứt điểm” vào cuối tháng 11 để “bà con có thể ăn Tết”. Trong khi đó, dự án xây nhà hát 1.500 tỷ “xứng tầm biểu tượng văn hóa TP.HCM” gần như chắc chắn sẽ được thực hiện, như được nhắc lại tại kỳ họp thứ 12 Hội đồng Nhân dân TP.HCM ngày 4-12. Nước mắt oan nghiệt Thủ Thiêm chừng nào mới có thể ngừng chảy?
5. Ngày Sài Gòn đẫm máu
Không có sự kiện chính trị nào trong năm có thể so với cuộc biểu tình chống luật Đặc khu và Luật An ninh mạng ngày 10-6. Sài Gòn, Bình Dương, Mỹ Tho, Đà Nẵng, Nha Trang, Cam Ranh, Phan Thiết, Phan Rí, Vũng Tàu… đồng loạt cất vang “Không Trung Quốc, Không đặc khu!”, “An ninh mạng, Bịt miệng dân!”. Đây mới thật sự là ngày mà miền Nam thật sự được “giải phóng” bằng sự giải phóng chính mình khỏi nỗi sợ hãi chế ngự bám chặt trong trí não hàng chục năm. Đây cũng là ngày mà chế độ phải sửng sốt trước những hô vang “Đả đảo bọn bán nước”, “Đả đảo cộng sản bán nước”. Cuộc biểu tình không chỉ diễn ra ở Sài Gòn nhưng cuộc “trả thù” của chính quyền ở Sài Gòn là kinh khủng nhất.
Bất luận cuộc biểu tình bị dập tắt tàn bạo thế nào, tuyên ngôn “Đả đảo cộng sản bán nước” vẫn sẽ in sâu trong tim óc nhà cầm quyền. Lần đầu tiên, nhà cầm quyền mới nhận ra một sự thật mà trong tâm khảm họ có lẽ luôn biết nhưng không muốn tin và không bao giờ muốn nghe từ người dân: chính quyền này đã không còn được xem là đại diện cho người dân và thậm chí họ bị nhân dân xem như những kẻ phản bội đất nước. Bất luận “dư chấn” lịch sử của cuộc biểu tình ngày 10-6 như thế nào, một ranh giới giữa chính quyền và nhân dân đã được vạch ra. Nguyên nhân cuộc biểu tình - luật Đặc khu và Luật An ninh mạng - sẽ tiếp tục phân định chiến tuyến giữa nhà cầm quyền với nhân dân, và tiềm ẩn những ngòi nổ khó lường trong năm 2019.
Nguồn: https://www.facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10157730799844796
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét