ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Nhờ dung hoà vào phút chót Hội nghị G20 kết thúc với tuyên bố chung (BVN 4/12/2018)-Nguyễn Vũ Bình-Trung Quốc "giấu" chi tiết về thỏa thuận thương mại với Mỹ (KTSG 3/12/2018)-Trật tự quốc tế sẽ trở về bình thường sau cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Mỹ? (GD 3/12/2018)-Trung - Mỹ chạm trán ở Hoàng Sa, gặp thượng đỉnh kết thúc không kèn không trống (GD 2/12/2018)-Mỹ-Trung tại Buenos Aires, chiến tranh hay hòa hoãn? (GD 1/12/2018)-Chính sách “mua láng giềng gần” của ông Duterte (TVN 1/12/2018)-Tài sản trí tuệ, điểm nóng trong cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung (KTSG 1/12/2018)-Bốn lý do khiến Mỹ - Trung cần sớm đình chiến thương mại (KTSG 30/11/2018)-Trung Quốc sẽ nhượng bộ gì để hóa giải chiến tranh thương mại với Mỹ? (KTSG 29/11/2018)-Không khí hoài nghi bao trùm G20 (KTSG 29/10/2018)
- Trong nước: Phải làm rõ ai nhắn dọa giết nhóm phóng viên vụ "bảo kê" chợ Long Biên (GD 4/12/2018)-Ý kiến của Bộ Công an về vụ 2 nhà báo điều tra bảo kê chợ Long Biên bị dọa giết (GD 4/12/2018)-Hà Nội chỉ có 1 người kê khai tài sản, thu nhập không trung thực (GD 4/12/2018)-Hà Nội sẽ lấy phiếu tín nhiệm 36 chức danh (GD 4/12/2018)-Lấy phiếu tín nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị sẽ làm cho Đảng tốt lên (GD 4/12/2018)-Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm: Công tâm, khách quan khi đánh giá tín nhiệm cán bộ (VNN 4/12/2018)-Nổ súng ở UBND phường: Cha bất lực nhìn con gái bị bắn tử vong (VNN 4/12/2018)-Quy định mới về thi tuyển công chức (GD 3/12/2018)-Không để các thế lực thù địch tạo "khoảng trống" về tư tưởng, văn hóa (GD 3/12/2018)-QĐND-??-Dân mạng thất vọng vì Bộ Trưởng Truyền Thông CSVN ‘nổ’ không kém người tiền nhiệm (NV 2-12-18)-Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Đói khát là một lợi thế' (NĐH 3-12-18)-Ông Phạm Minh Chính: Chống “chạy” quy hoạch cán bộ cấp chiến lược (VOV 2-12-18)-"Chạy" những cấp khác thì được?-
- Kinh tế: Kinh tế trong nước diễn biến tích cực (GD 3/12/2018)-Lần đầu tiên vượt Trung Quốc, Việt Nam vươn lên hàng đầu thế giới (VNN 3/12/2018)-về hấp dẫn đầu tư ?-Mạng người mong manh dưới công trình xây dựng (KTSG 4/12/2018)-Ngân hàng vào mùa phát hành trái phiếu (KTSG 4/12/2018)-Năng lượng tái tạo: Không phải chuyện một sớm, một chiều (KTSG 3/12/2018)-Chính phủ: Có thể hoàn thành các mục tiêu đã đề ra cho năm 2018 (KTSG 3/12/2018)-“Nút thắt" lao động thời hội nhập (KTSG 3/12/2018)-Siêu thị siết đầu vào theo chuẩn quốc tế (KTSG 3/12/2018)-Vì sao Trung Quốc ngưng mua sầu riêng Việt Nam? (KTSG 3/12/2018)-Gỡ “nút thắt” cho khởi nghiệp Đà Nẵng (KTSG 3/12/2018)-Giá nông sản tăng ngay sau thỏa thuận đình chiến Mỹ-Trung (KTSG 3/12/2018)-Hawaii thu nhỏ ở Việt Nam (KTSG 3/12/2018)-Chọn chợ mua hàng trực tuyến (KTSG 3/12/2018)-Ì ạch cổ phần hóa - chung quy chỉ là chữ “lờn”! (KTSG 3/12/2018)-Ấn tượng nước mắm truyền thống, quà tặng dành cho giới “thượng lưu” (KTSG 3/12/2018)-Thông báo EVN lỗ 2.200 tỷ, Thứ trưởng nói luôn 4 phương án giá điện 2019 (VNN 4/12/2018)-
- Giáo dục: Chủ nhiệm đề tài cấp quốc gia về triết lý giáo dục lên tiếng (GD 3/12/2018)-Triết lý giáo dục của thầy giáo trường Lương Thế Vinh (GD 4/12/2018)-Hiệu trưởng Lệ Anh vô cảm với nỗi đau của học sinh, bà nên từ chức (GD 4/12/2018)-Nam sinh đất Nam Định tự thiết kế, lắp ráp ô tô chạy bằng động cơ điện (GD 4/12/2018)-Bộ Giáo dục sẽ công bố chương trình giáo dục phổ thông mới trong tháng 12 (GD 4/12/2018)-Thầy cô giáo... và bạo lực (GD 4/12/2018)-Bà Hiệu trưởng trường Duy Ninh đã tát cái 232 vào nền giáo dục (GD 4/12/2018)-Vinamilk lấy sữa tươi ở đâu để cung cấp cho Sữa học đường Hà Nội? (GD 3/12/2018)-Điểm phổ thông rất cao nhưng nhiều sinh viên ra trường không soạn nổi văn? (GD 3/12/2018)-
- Phản biện: Vì sao lại ‘trói tay’ công đoàn độc lập? (BVN 4/12/2018)-Minh Châu-Vì sao Nguyễn Phú Trọng không còn ‘chống tham nhũng cần nhân văn?’ (BVN 4/12/2018)- Phạm Chí Dũng-Thói trả thù man rợ (BVN 4/12/2018)-Dạ Ngân-GỬI NHỮNG “ĐẢNG VIÊN NHƯNG MÀ TỐT” (BVN 4/12/2018)-Đinh Minh Đạo-Quyền thương lượng tập thể: Vì sao lại phải chờ đợi 5 năm? (BVN 4/12/2018)-Thảo Vy-Nói với 'người Nam nói tiếng Bắc' (BVN 4/12/2018)-Mai Tú Ấn- Khi Cộng sản học Cộng sản làm kinh tế (BVN 4/12/2018)-Hoa Nghi- Trung Quốc đổ dầu vào ngọn lửa biểu tình ở Việt Nam (BVN 4/12/2018)-Tom Fawthrop-Hội nghị trung ương 9 sẽ làm gì? (BVN 2/12/2018)-Thường Sơn-Nhân văn với ai, thưa bác cả Trọng? (BVN 2/12/2018)-Lưu Trọng Văn-Xúc phạm quốc kỳ (BVN 2/12/2018)-Đỗ Thành Nhân-Đế quốc, chúng mày đang ở đâu? (BVN 2/12/2018)-Nguyễn Đình Cống-Luật nào khiến cô Lê Thu Hà hai lần bị đuổi khỏi Việt Nam? (BVN 2/12/2018)-Nguyễn Quang Duy-Hỏi và Đáp về Phong trào Dân chủ Việt Nam (Bài 4)(BVN 2/12/2018)-Nguyễn Vũ Bình-Nhân vụ ông Trần Bắc Hà, bèn phân tích quan điểm về chuộc tội của giới thần thánh Việt Nam (Blog RFA 2-12-18)-Tre-Lettre ouverte: A Monsieur Nguyen phu Trong, le nouveau Président de La RSVN (BVN 1/12/2018)- Nguyễn Khắc Mai-Tất Thành Cang (BVN 1/12/2018)-Phạm Đình Trọng-Tạm giam điều tra: sự tàn phá thể xác và hủy hoại lương tâm con người (BVN 1/12/2018)-Phạm Lê Vương Các-Ngôn hài người Cộng sản: "không có chuyện" (BVN 1/12/2018)-Hoa Nghi-Hỏi và Đáp về Phong trào Dân chủ Việt Nam (Bài 3) (BVN 1/12/2018)-Nguyễn Vũ Bình-Bài trí thức ở Việt Nam: Trường hợp Giáo sư Chu Hảo (BVN 1/12/2018)-Cù Huy Hà Vũ
- Thư giãn: “Tự do vượt trên sự hiểu biết” – Chia sẻ về tự do từ nhà triết học Krishnamurti (GD 2/12/2018)-Thư giãn CN: Mười mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động CM của Hà chủ tịch(Trần Như Tiên) (BVN 2/12/2018)- cựu ct BIDV-Tát... xưa và nay (GD 1/12/2018)-Gắn camera an ninh, coi chừng bị giám sát ngược (KTSG 1/12/2018)-Công nghệ hỗ trợ giấc ngủ (KTSG 1/12/2018)-
KHI CỘNG SẢN HỌC CỘNG SẢN LÀM KINH TẾ
HOA NGHI / BVN 4-12-2018
Việt Nam học cách mở cửa kinh tế của Trung Quốc để tránh sự sụp đổ chế độ, và giờ đây, Triều Tiên – đã cử người sang Việt Nam để học “đổi mới”.
Trong một thông tin quốc tế gần đây cho hay, Bắc Triều Tiên đã hướng sang Việt Nam vì những ý tưởng kinh tế.
Bắc Triều Tiên nơi có nền quân sự mạnh đang gặp khó khăn về kinh tế, khi các biện pháp trừng phạt do Mỹ đứng đầu vẫn duy trì bất chấp sự nhượng bộ.
Theo John Reed và Bryan Harris trong một bài viết trên trang Financial Times (FT) cho biết, mục đích chính của Triều Tiên là tìm hiểu tại sao một đất nước như Việt Nam cải cách kinh tế thành công trong khi vẫn duy trì kiểm soát chính trị chặt chẽ.
Và Ri Yong Ho, Ngoại trưởng Bắc Hàn sẽ là người đi tìm câu trả lời đó, dự kiến ông ta sẽ gặp các quan chức chính phủ Việt Nam và những người khác để nghiên cứu các kết quả của cải cách Đổi mới (đổi mới) từ năm 1986, đưa một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, và bị cô lập quốc tế trở thành một điểm tương đối sáng ở vùng Đông Nam Á.
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un muốn học tập Việt Nam đổi mới kinh tế.
Các nhà bình luận suy đoán rằng, quan chức Bắc Triều Tiên sẽ thăm các khu công nghiệp của Việt Nam, nơi mà giới quan chức nước này hy vọng sẽ “có những bài học kinh nghiệm” để phát triển bền vững hơn.
Vào tháng 04.2018, khi Kim Jong Un gặp Moon Jae-in, Tổng thống của Hàn Quốc, trong một hội nghị thượng đỉnh liên Triều, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đặc biệt đề cập đến khả năng Bình Nhưỡng áp dụng mô hình Việt Nam. Và Mike Pompeo, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ trong đã bình luận về yếu tố này bằng câu hết sức tế nhị: Phép lạ đó có thể là phép lạ của bạn. Ám chỉ rằng, Việt Nam đang có một kết quả thương mại song phương với Mỹ trị giá hàng tỷ USD.
Hai nước trước từng là kẻ thù trong chiến tranh, và năm 1995 đã bình thường hóa ngoại giao.
Các chuyên gia kinh tế ở Việt Nam cho biết có một số điểm tương đồng giữa Việt Nam trong những năm 1980 và Bắc Triều Tiên hiện nay. Khi Đổi Mới bắt đầu, Việt Nam, Việt Nam vẫn giữ quân đội vẫn ở Campuchia, bị cô lập ngoại giao từ các nước phương Tây cũng như Trung Quốc, và do đó đã hạn chế tiếp cận thị trường và các tổ chức tài chính quốc tế.
“Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản đều công nhận khi đó xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế rất tồi tệ”, bà Phạm Chi Lan, một nhà kinh tế độc lập đã tư vấn cho chính phủ Việt Nam về cải cách kinh tế trong những năm 1990 cho hay.
“Cải cách là cách duy nhất để cứu nền kinh tế khỏi sụp đổ.”
Nhưng để như Việt Nam, thì ít nhất Triều Tiên cần phải thoát ly ra khỏi mô hình Cộng sản, trong đó phải mở cửa nền kinh tế, công nhận kinh tế tư nhân, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, tư nhân hóa các Doanh nghiệp Nhà nước.
Việt Nam từ giai đoạn 1986 đến hết năm 1996, tức là mất 30 năm để vật lộn cải cách để tạm đạt được cái gọi là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Một hình thức mà nhiều chuyên gia cho rằng, đó là cách trộn lẫn tính giai cấp của K.Marx và sự tự do của Adam Smith.
Triều Tiên có những khó khăn hơn Việt Nam khi “mở cửa”, một trong đó là thời gian sống trong “cộng sản thuần nhất” quá dài, đến 60 năm. Đất nước này chứa đựng vũ khí hạt nhân - thứ mà Việt Nam không hề có. Và chính điều này khiến cho một số chuyên gia nhận định, sẽ khó có khả năng “mở cửa” thành công ở quốc gia sặc sùi mùi thuốc súng và thù hận Mỹ này. Trừ phi, theo bà Lê Thu Hương, chuyên gia phân tích tại Viện Chính sách Chiến lược Úc tại Canberra chia sẻ với FT , một sự sụp đổ hoặc tự thay đổi chế độ.
Các nước Đông Âu đã thực hiện theo mô hình đó, và họ đã thành công. Thậm chí, sự thịnh vượng còn lớn hơn cả Việt Nam.
Vấn đề là, tư duy dân tộc và giai cấp của triều đại Kim Jong Un đến đâu. Nếu vẫn muốn “phát triển kinh tế” và giữ được chế độ thì đó là một trò không tưởng. Nhưng nếu thay đổi chế độ và dựa vào người anh em Hàn Quốc, thì đó sẽ là tương lai.
Việt Nam sau một thời gian hồ hởi về cải cách kinh tế thì nay, những yếu tố chính trị đang tạo sức ì lớn cho phát triển kinh tế và đạt đến thịnh vượng. Trong khi đó, nền giáo dục – vốn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển quốc gia đang bị định giá là “trung bình”, và tất nhiên, nó không phải vì con số 90% người biết đọc chữ.
Triều Tiên hay thậm chí Cuba có thể tươi sáng hơn, bởi họ chỉ có một lựa chọn, thay đổi để sống hơn là tồn tại để tiếp tục rơi vào trạng thái nửa vời. Và như thế, “mô hình Việt Nam có thể không phải là mô hình duy nhất Bình Nhưỡng đáng học.”
Không tự do hóa chính trị hay sự độc quyền chính trị chỉ là giải pháp tạm thời, càng ngày nó càng bộc lộ những khuyết điểm chết người.
H. Ng.VNTB gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét