ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Trump sẽ bị truy tố sau khi rời nhiệm? (VNN 11/12/2018)-Công chúa Hoa Vi và bàn cờ Mỹ-Trung (GD 10/12/2018)-Trung Quốc chia rẽ về cách phản ứng vụ bắt giữ lãnh đạo Huawei (KTSG 10/12/2018)-Bắt bà Mạnh: Chiến thuật “bắt nạt” và “hạ nhục”? (TVN 9/12/2018)-“Vành đai, con đường”: từ cơ hội sang lo ngại (KTSG 9/12/2018)-Bốn chiếc bẫy chờ Trung Quốc (KTSG 8/12/2018)-Paris có cháy không? (BVN 7/12/2018)-Từ Thức-Thấy gì trước việc thất cử của TNS Janet Nguyễn? (BBC 7-12-18)-习近平的战术 - Đình chiến thương mại: Trung Quốc dùng kế hoãn binh? (BVN 6/12/2018)-Philippines liệu có sa bẫy "cùng khai thác" của Trung Quốc trên Biển Đông? (GD 6/12/2018)-Việt Nam-Trung Quốc đàm phán về lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển (VOA 6-12-18)-Về bản chất cuộc chiến tranh Trung Quốc tiến hành với Việt Nam vào năm 1979 (VHNA 6-12-18)-
- Trong nước: Ông Tài chỉ là Phó Chủ tịch, có thể một mình thao túng đất công nghìn tỷ không? (GD 11/12/2018)-Tạm dừng sáp nhập Sở là đúng, nên chờ Chính phủ để tránh hợp nhất tùy tiện (GD 11/12/2018)-Ông Nguyễn Thiện Nhân: 'Giờ là lúc thuận lợi nhất giải quyết vấn đề Thủ Thiêm' (VnEx 10-12-18)-Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân: Năm 2019, giải quyết dứt điểm vấn đề Thủ Thiêm (NĐT 10-12-18)- Vì sao một số lãnh đạo sở Hà Nội nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp? (TP 10-12-18)-Vợ mới cưới của Thứ trưởng Bộ Tài chính khoe được ưu ái nhiều vé xem bóng đá (NĐT 10-12-18)-một kiểu hối lộ thông minh ?-Bắt cựu Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Vinashin (VNN 11/12/2018)-Ba nhà hoạt động Việt được vinh danh nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế (BVN 11/12/2018)-VOA-
- Kinh tế: Bà Đỗ Thị Kim Liên khuyên các bạn trẻ "muốn thành công phải lập tức hành động" (GD 11/12/2018)-Khẩu chiến điện than và thị trường có định hướng (VNN 11/12/2108)-Liên minh taxi Việt: 17 hãng dùng phần mềm chung 'đấu' Grab (VNN 11/12/2018)-Nhờ ứng dụng của ĐHQG HN-Vỡ mộng tại Trung Quốc, doanh nhân Mỹ muốn hồi hương (KTSG 10/12/2018)-Ông Trần Minh Bình chính thức trở thành Tổng giám đốc Vietinbank (KTSG 10/12/2018)-Lãi suất huy động: Áp lực tăng mang yếu tố ngắn hạn (KTSG 10/12/2018)-Chiêu lừa đổi tiền trên Facebook (KTSG 10/12/2018)-Vào vụ nuôi gà bán Tết (KTSG 10/12/2018)-Trang đặt vé bóng đá trận Việt Nam-Malaysia tê liệt đợt đầu mở bán (KTSG 10/12/2018)-Khách Việt đến Hàn Quốc được dự báo sẽ “bùng nổ” (KTSG 10/12/2018)-Vỡ mộng nghề viết nội dung (KTSG 10/12/2018)-Sức mạnh của công nghệ 5G (KTSG 10/12/2018)-Nhiều doanh nghiệp Việt yểu mệnh và nghịch lý khác (ĐV 10-12-18)-Tỷ lệ người Trung Quốc mua nhà ở TP.HCM tăng đột biến (Zing 11-12-18)-Campuchia: Bài học về cấm vận thương mại dành cho Việt Nam (BVN 11/12/2018)-Thường Sơn-
- Giáo dục: Đối tượng học sinh nào thường hay bị bạo hành trong nhà trường nhất? (GD 11/12/2018)-Đề thi tham khảo môn Ngữ văn buộc học sinh phải đoán mò và viết cầu may (GD 11/12/2018)-Thầy và trò Trường trung học cơ sở Thành Công cổ vũ đội tuyển Việt Nam (GD 11/12/2018)-Thầy Văn Khoa và cách dạy tác phẩm Chí Phèo độc nhất vô nhị (GD 11/12/2018)-Giáo viên như thế nào sẽ được mọi người yêu thích? (GD 11/12/2018)-Phó Hiệu trưởng Trường Nguyễn Hiền đã hết nhiệm kỳ cả năm vẫn giữ chức (GD 11/12/2018)-Vụ giáo viên tố hiệu trưởng Yên Sơn trù dập, lộ nhiều khoản thu chi bất minh (GD 11/12/2018)-Giáo dục truyền thống ‘Uống nước nhớ nguồn’ trong lễ chào cờ điểm (GD 11/12/2018)-Cô giáo vay nợ nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp và người dân rồi… (GD 11/12/2018)-Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ, cần gì cái camera! (GD 11/12/2018)-Quốc ngữ và nỗ lực 'thoát Hán' của các Vua nhà Nguyễn (BVN 11/12/2018)-Nguyễn Quang Duy-
- Phản biện: Tâm tư và Bướm chúa (GD 11/12/2018)-Xuân Dương-Khẩu chiến điện than và thị trường có định hướng (TVN 11/12/2018)-Nguyễn Khắc Giang-Nâng cao dân trí – Giới thiệu tóm tắt sách “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn 5) (BVN 11/12/2018)-Nguyễn Đình Cống-Nâng cao dân trí: Giới thiệu tóm tắt “Tại sao các quốc gia thất bại” (đoạn 4) (BVN 11/12/2018)- Nguyễn Đình Cống-Tại sao dân túy phất lên như diều gặp gió? (BVN 11/12/2018)-Vũ Ngọc Yên-Nguyễn Phú Trọng và Chu Hảo: Trận chiến còn tiếp diễn (BVN 11/12/2018)- Kiều Phong-Gia Định Báo (BVN 11/12/2018)-Trần Văn Chi-Thiếu tướng Lương Tam Quang thuộc về ‘bộ công an’ nào? (BVN 11/12/2018)-Phạm Chí Dũng- Nhà báo Như Phong: "Dự Nhượng nhầm chủ" & đạo lý của người lương thiện (VNTB 10-12-18)-Nguyễn Đình Ấm- Đã giải phóng sức dân, cần giải phóng sức Nhà nước (TVN 10/12/2018)-Đinh Đức Sinh-“Khát vọng Việt Nam” và “tụt hậu không còn là nguy cơ”(TVN 9/12/2018)-Tư Giang,Lan Anh-Nâng cao dân trí - Giới thiệu tóm tắt sách “Tại sao các quốc gia thất bại” (đoạn 3)- (BVN 9/12/2018)-Nguyễn Đình Cống-Sau ‘đảng hóa’ báo “Thanh niên” sẽ là gì? (GD 9/12/2018)-Phạm Chí Dũng-“Chờ đợi” - Nghệ thuật thứ 8 (GD 8/12/2018)-Xuân Dương-Khi nào nhân quyền sẽ đến Việt Nam? (BVN 8/12/2018)-Phạm Phú Khải
- Thư giãn:Chung kết AFF Cup 2018: Xem thầy Park "bẫy" Malaysia tại Bukit Jalil (VNN 11/12/2018)-Giáo sư Nguyễn Lân Dũng Đọc giùm bạn (45) - Trò chuyện cùng Dương Ngọc Dũng (GD 10/12/2018)-Đại gia đeo 13kg vàng cổ vũ tuyển Việt Nam: Trở nên giàu có chỉ sau 1 đêm Về một người Việt Nam đi tìm các ẩn số chính trị trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung (BVN 9/12/2018)-Cao Tuấn-Nhà báo và Facebooker (TVN 8/12/2018)-Tướng Nguyễn Hữu Hạnh đang sống trong nghĩa trang (NV 6-12-18)
CÔNG CHÚA HOA VY VÀ BÀN CỜ MỸ -TRUNG
NGUYỄN QUANG DY/ GDVN 10-12-2018
Trong bài ''Mỹ-Trung tại Buenos Aires: Chiến tranh hay hòa hoãn?'', tôi có viết là còn quá sớm để Mỹ-Trung thực sự hòa hoãn nên sẽ “vừa đánh vừa đàm”.
Lúc đó, tôi không biết trong khi Donald Trump và Tập Cận Bình còn đang đàm phán về “thỏa thuận ngừng bắn 90 ngày” tại Buenos Aires (1/12/2018) thì cảnh sát Canada vừa bắt giữ “công chúa Hoa Vi” (Huawei) tại sân bay Vancouver, theo yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ (để dẫn độ về Mỹ).
Vừa đánh vừa đàm
Nếu đặt hai sự kiện trên trong bối cảnh tầm nhìn mới về an ninh và chiến lược (NSS & NDS), ta càng thấy rõ bức tranh “vừa đánh vừa đàm” giữa hai siêu cường (cả nghĩa đen và nghĩa bóng), và càng hiểu rõ cuộc chiến thương mại chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”.
Những góc khuất của đối đầu Mỹ-Trung đang lộ rõ, như các mảnh ghép của một chiến lược tổng thể đang nhắm vào Trung Quốc, từ “hợp tác” nay trở thành “đối thủ chiến lược số một”.
Bà Mạnh Vãn Chu, ảnh: CNN.
Vậy “công chúa Hoa Vi” là ai?
Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) không chỉ là CFO và Phó chủ tịch của tập đoàn Hoa Vi, mà còn là con gái và người thừa kế ông chủ Hoa Vi là tỷ phú Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei).
Đến nay, Bộ Tư pháp Mỹ và Canada vẫn chưa nói rõ lý do thực sự để họ bắt Mạnh Vãn Chu, mà chỉ thông báo rằng Hoa Vi đã sử dụng Skycom là một công ty con để lẩn tránh lệnh trừng phạt của Mỹ (từ 2009 đến 2014).
Theo luật sư của bà Mạnh, một toà án tại New York đã có trát bắt Mạnh Vãn Chu từ ngày 22/8/2018. Vì vậy, việc bà Mạnh bị bắt khi đang quá cảnh tại sân bay Vancouver (1/12/2018) không phải là đột xuất, chứng tỏ các cơ quan an ninh của Mỹ và Canada đã theo dõi và lên kế hoạch bắt từ lâu rồi.
Ngay từ năm 2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã có báo cáo khuyến nghị không nên để Huawei và ZTE tiếp cận mạng viễn thông Mỹ, vì liên quan đến an ninh quốc gia.
Sau khi ZTE bị Mỹ cấm vận và phạt nặng nên suýt phá sản (6/2018), mục tiêu tiếp theo là Hoa Vi (còn lớn hơn cả ZTE).
Vụ bắt giữ bà Mạnh tuy hơi bất ngờ vì thời điểm nhạy cảm, nhưng không phải ngẫu nhiên.
Câu chuyện về Mạnh Vãn Chu và Hoa Vi không chỉ về thương mại mà còn liên quan đến an ninh quốc gia.
Ngoài Mỹ, Australia và Newzealand đã cấm sử dụng công nghệ của Hoa Vi (cho mạng 5G), trong khi Canada và Nhật đang làm tương tự.
John Bolton (Cố vấn An ninh quốc gia) nói với đài NPR (6/12/2018) là ông biết trước về vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu, nhưng không nói rõ Tổng thống Donald Trump có biết không (chắc chỉ có Chúa mới biết).
Dù Donald Trump (hay các cố vấn diều hâu) có ý định phá thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vào lúc này hay không, thì vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu có thể làm tổn thương quá trình đàm phán, với những hệ lụy to lớn (potentially huge implications) và là dấu hiệu chính quyền Donald Trump sẵn sàng chơi rắn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn làm ăn với Iran.
Theo Bloomberg (7/12/2018) nếu đàm phán thương mại Mỹ-Trung đổ vỡ thì Trung Quốc sẽ tổn thất nhiều hơn hệ quả của vụ Mạnh Vãn Chu bị bắt.
Donald Trump đã cảnh báo sẽ tăng thuế lên 25% đối với $200 tỷ hàng nhập từ Trung Quốc, nếu hai bên không đạt được thỏa thuận trong 90 ngày (kể từ 1/12/2018).
Nếu Donald Trump áp thuế 25% lên toàn bộ hàng nhập từ Trung Quốc ($517 tỷ), thì tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm 1,5% (chỉ còn 5%).
Trong khi chính phủ Canada vẫn chưa tiết lộ các chi tiết có liên quan về vụ này, thời điểm bắt giữ Mạnh Vãn Chu rất nhạy cảm nên đã gây chấn động dư luận, làm thị trường chứng khoán tụt dốc.
Ngay sau khi có tin này, chỉ số Hong Kong index giảm 2,5% và Tokyo stocks giảm 1,9%.
Ngừng bắn tạm thời
Trước hết, để tránh nhầm lẫn khái niệm “ngừng bắn tạm thời” là dừng đánh thuế mới và chưa tăng lên 25%, như “hưu chiến” (truce) để đàm phán (và nghỉ Tết), chứ không phải “đình chiến” (ngừng bắn hẳn, để chấm dứt chiến tranh).
Thứ hai, “ngừng bắn tạm thời” chỉ liên quan đến thương mại (đánh thuế), như “phần nổi của tảng băng chìm”, trong khi Mỹ-Trung đang xung đột trên nhiều lĩnh vực.
Thứ ba, thời hạn 90 ngày chỉ là “hoãn binh” (chiến thuật), vì quá ngắn để Trung Quốc chuyển đổi cơ cấu (structural changes) như Mỹ đòi hỏi.
Thứ tư, Mỹ và Trung Quốc không phải là “trâu bò đánh nhau” mà là khủng long nên khó thay đổi.
Thỏa thuận ngừng bắn chỉ là một bước “hoãn binh” trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung đang leo thang, khi cả hai bên đều cần một thỏa thuận (dù tạm thời) để đối phó với những vấn đề nội bộ.
Trong khi Donald Trump chịu sức ép từ một số bang (trồng đậu tương) và thị trường chứng khoán dao động, Tập Cận Bình cũng cần hoãn binh để giải quyết một số vấn đề cấp bách trong nước.
Vì vậy, hai bên đã giải thích khác nhau về thỏa thuận này, tuy tại bàn đàm phán họ tránh cãi nhau làm đầu độc bầu không khí đối thoại (như tại hội nghị thượng đỉnh APEC).
Nhưng còn quá sớm để hai bên có thể giải quyết các vấn đề về cơ cấu nên trước mắt cuộc chiến Mỹ-Trung chủ yếu vẫn là “vừa đánh vừa đàm” (về chiến thuật), trong khi “đối đầu” (về chiến lược).
Kết quả cuộc gặp Donald Trump-Tập Cận Bình bên lề G-20 (1/12/2018) là “thỏa thuận ngừng bắn 90 ngày” để đàm phán tiếp, làm nhiều người lạc quan và hy vọng.
Thị trường chứng khoán đã đảo chiều đi lên, Dow Jones Industrial Average tăng 425 điểm (hôm 3/12).
Hàng ngàn doanh nghiệp tại Trung Quốc có kế hoạch chuyển sang Việt Nam, nay quyết định hoãn lại vì hy vọng.
Tuy nhiên, nhiều người khác vẫn hoài nghi cho rằng nếu Trung Quốc không thay đổi trong 15 tháng qua thì làm sao có thể thay đổi trong 3 tháng tới.
Nhưng sau khi có tin “công chúa Hoa Vi” Mạnh Vãn Chu vừa bị bắt giữ tại Vancouver, chứng khoán lại đảo chiều đi xuống.
Theo báo chí Mỹ, Robert Lighthizer vừa được Donald Trump chỉ định cầm đầu đoàn đàm phán với Trung Quốc.
Mặc dù quyết định này không đáng ngạc nhiên, nhưng chắc làm Bắc Kinh đau đầu, vì Lighthizer vừa có quan điểm cứng rắn vừa rất chuyên nghiệp.
Quan điểm của Lighthizer rất dứt khóat: “Chúng ta phải đưa mọi thứ quay trở về vạch xuất phát, loại bỏ các rào cản về cấu trúc đồng thời buộc phải mở cửa thị trường tự do cho thương mại”.
Báo cáo điều tra của văn phòng Lighthizer (từ 8/2017 đến 3/2018) là chỗ dựa cho chiến tranh thương mại và danh sách 142 điểm mà Mỹ yêu cầu Trung Quốc đáp ứng.
Cách đây mấy tuần, văn phòng Lighthizer đã có báo cáo cập nhật, với kết luận rằng Trung Quốc chưa làm gì để cải thiện tình hình.
Theo Larry Kudlow (Cố vấn kinh tế) Lighthizer rất “cảnh giác” (vigilant), nhưng hy vọng câu chuyện sẽ “kết thúc có hậu” (happy ending). (Trump names hard liner Lighthizer to be vigilant in China talks, Megan Casella & Catlin Oprysko, Politico, December 3, 2018).
Theo Peter Navarro, “sau 90 ngày, chúng ta phải đạt được những thay đổi thực sự về cấu trúc dẫn đến kết quả lập tức và kiểm chứng được”. Đó là yêu cầu quá cao trong thời gian quá ngắn.
Tuy Navarro không chống lại thỏa thuận ngừng bắn tạm thời (1/12/2018), nhưng trong đàm phán sắp tới, quan điểm cứng rắn của Lighthizer và Navarro là thách thức và trở ngại đối với Bắc Kinh (như “deal breaker”).
Trong khi đó, Steven Mnuchin (Bộ trưởng Tài chính, thuộc phái ôn hòa) vẫn tỏ ra lạc quan, cho rằng lần này khác trước vì Donald Trump và Tập Cận Bình đã thỏa thuận cụ thể. Bây giờ nhiệm vụ của đoàn đàm phán là biến thỏa thuận thành thực tế.
Đối đầu trong hợp tác
Nếu đối đầu Mỹ-Trung là một xu thế mới thì chắc nó sẽ kéo dài, vì xu thế hợp tác Mỹ-Trung trước đây đã kéo dài hơn bốn thập kỷ.
Jack Ma (ông chủ Alibaba) dự đoán xu thế đối đầu này có thể “kéo dài 25 năm”.
Tầm nhìn chiến lược của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc là “Indo-Pacific Tự do và Rộng mở” (FOIP), được hỗ trợ bởi “Bộ tứ” (Quad) gồm bốn cường quốc (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ).
Đó là hình thái xung đột giữa chiến tranh thương mại và chiến tranh lạnh, mà Joseph Nye gọi là “đối đầu trong hợp tác” (cooperative rivalry).
Biến chuyển quan trọng nhất trong thế kỷ này là quan hệ Mỹ-Trung từ hợp tác thành đối đầu.
Hợp tác Mỹ-Trung đã chấm dứt từ cuối 2017 khi Mỹ công bố chiến lược mới (NDS) chỉ rõ Trung Quốc là hiểm họa chính. Theo các học giả Mỹ, điều chỉnh chiến lược này là “mãi mãi” (permanent course correction).
Người Mỹ đã mất hai thập kỷ mới tỉnh ngộ và nhận ra mô hình phát triển của Trung Quốc mà họ hỗ trợ nay trở thành Frankenstein (lời Nixon), chứ không phải một cường quốc dân chủ có trách nhiệm “trỗi dậy trong hòa bình”, như họ mong đợi. Đó là thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử tình báo Mỹ (theo Michael Pillsbury).
Sau bài diễn văn của Donald Trump tại Liên Hợp Quốc (26/9/2018) lên án Trung Quốc, Phó tổng thống Mike Pence đã đọc một bài diễn văn quan trọng về Trung Quốc (dài 40 phút) tại Hudson Institute (4/10/2018) như một kiểu “tuyên bố chiến tranh” với Trung Quốc.
Nếu đọc kỹ, bài diễn văn của Mike Pence phản ánh một số ý tưởng đã được đề cập trong cuốn sách của giáo sư Michael Pillsbury (Hudson Institute).
Pillsbury đã dành nhiều năm nghiên cứu kỹ về Trung Quốc trước khi viết cuốn sách “The Hundred-Year Marathon: China’s secret strategy to replace America as the global superpower” (Michael Pillsbury, Holt, 2015).
Cuốn sách của Pillsbury đã trở thành “ngôi sao dẫn đường” (lodestar) cho những người trong Nhà Trắng, để tìm cách đối phó với thách thức của Trung Quốc.
Theo Pillsbury, đối đầu Mỹ-Trung là do mâu thuẫn giữa lập trường của Trump muốn “Mỹ vĩ đại trở lại” với học thuyết của Tập Cận Bình muốn Trung Quốc hiện đại hóa theo “Tư tưởng Tập Cận Bình”.
Pillsbury nhìn thấy nội bộ lãnh đạo Trung Quốc cũng đầy mâu thuẫn, nên khuyên Trump vận dụng điều đó có lợi cho Mỹ.
Tuy quan điểm của Pillsbury thuộc phái “diều hâu”, nhưng thái độ lại “bồ câu” nên ông có quan hệ tốt với nhiều người Trung Quốc. (A China Hawk Gains Prominence as Trump Confronts Xi on Trade, Alan Rappeport, Washington Post, November 30, 2018).
Gần đây, Hoover Institute (Standford University) đã phối hợp với Asia Society và George Washington University, nghiên cứu và xuất bản một báo cáo khá toàn diện, phân tích những hoạt động của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực quan trọng tại Mỹ và một số nước khác.
Đây là một tài liệu nghiên cứu công phu (thực hiện trong hơn một năm) về các thách thức của Trung Quốc, do một nhóm (working group) gồm 33 chuyên gia hàng đầu của Mỹ và một số nước khác tham gia.
Tuy hầu hết các chuyên gia này trước đây ủng hộ hợp tác với Trung Quốc (bằng Constructive Engagement), nhưng nay họ đề xuất phải “cảnh giác để kiến tạo” (Constructive Vigilance). (Chinese Influence & American Interests: Promoting Constructive Vigilance, Report by Hoover Institution, Stanford, November 29, 2018).
Theo SCMP (7/12/2018), tuy nhiều người Trung Quốc bức xúc về vụ bắt “công chúa Hoa Vi” tại sân bay Vancouver, nhưng một số khác tỏ ra ôn hòa và khôn ngoan hơn, khuyên Tập Cận Bình nên tách biệt vụ này với quá trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung trong 3 tháng tới (hệ trọng hơn nhiều).
Nếu không giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của vụ “công chúa Hoa Vi”, nó sẽ trở thành cái bóng đen ám ảnh bàn cờ Mỹ-Trung.
Tuy chưa biết vụ này là do vô tình hay cố ý, nó phản ánh thế cờ “vừa đánh vừa đàm”. Người ta ngờ phái diều hâu đạo diễn vụ này để làm Tập Cận Bình mất uy tín và mắc kẹt vào “thế lưỡng nan” (catch-22).
Vụ công chúa Hoa Vi đang đe dọa thỏa thuận ngừng bắn và có thể làm “trật đường ray” quá trình đàm phán.
Nguyễn Quang Dy
TIN BÀI LIÊN QUAN:
- Mỹ-Trung tại Buenos Aires, chiến tranh hay hòa hoãn?
- Trật tự quốc tế sẽ trở về bình thường sau cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Mỹ?
- Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là một bài toán chưa thể có lời giải
- Henry Kissinger có giúp được Tập Cận Bình chống đòn trừng phạt của Donald Trump?
TRUNG QUỐC CHIA RẼ VỀ CÁCH PHẢN ỨNG VỤ BẮT LÃNH ĐẠO HUAWEI
LÊ LINH / TBKTSG 10-12-2018
(TBKTSG Online) - Vụ Canada bắt giữ bà Meng Wanzhou, Giám đốc tài chính toàn cầu Huawei theo yêu cầu của Mỹ, đã làm bùng lên cuộc tranh luận ở Trung Quốc về việc có nên kiềm chế để tiếp tục đàm phán thương mại với Mỹ hay trả đũa.
Nên xem vụ bắt giữ là vấn đề riêng biệt?
Giám đốc tài chính toàn cầu Huawei Meng Wanzhou (trái) tại phiên điều trần xem xét tại ngoại ở tòa án tối cao tỉnh British Columbia ở TP. Vancouver, Canada hôm 7-12. Ảnh: Reuters
Hãng tin Bloomberg đưa tin các cuộc trao đổi với bảy quan chức Trung Quốc giấu tên ở 5 bộ ngành khác nhau cho thấy sự chia rẽ giữa một nhóm ưu tiên tập trung củng cố kinh tế và một nhóm muốn đề cao an ninh quốc gia. Nhóm quan chức đầu tiên thấy rằng cần phải xem vụ bắt giữ bà Meng Wanzhou và tiến trình đàm phán thương mại Mỹ - Trung hiện nay là hai vấn đề riêng biệt, trong khi đó, nhóm quan chức thứ hai muốn đáp trả Mỹ mạnh mẽ.
Bà Meng là con gái của ông Ren Zhengfei, người sáng lập kiêm chủ tịch hãng sản xuất thiết bị viễn thông và smartphone Huawei, một trong những thương hiệu sáng giá nhất của Trung Quốc và đóng vài trò quan trọng trong các kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm đưa Trung Quốc thống lĩnh các công nghệ mới, chẳng hạn như các mạng lưới mạng không dây 5G.
Canada bắt giữ bà Meng tại TP. Vancouver hôm 1-12 theo yêu cầu của Mỹ. Nhà chức trách Mỹ cáo buộc bà đã sử dụng SkyCom Tech, một công ty con của Huawei ở Hồng Kông để tiến hành các giao dịch với Iran từ năm 2009 đến 2014, vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran bao gồm cấm bán công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ cho nước này. Bà Meng bị cáo buộc đã nói dối với các ngân hàng Mỹ rằng Huawei và SkyCom Tech là hai công ty riêng biệt.
Nhóm quan chức Trung Quốc ưu tiên củng cố nền kinh tế cảnh báo rằng nếu đàm phán thương mại Mỹ-Trung sụp đổ, Bắc Kinh sẽ chịu tổn thương lớn hơn nhiều so với vụ bắt giữ bà Meng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% lên 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc nếu hai nước không đạt được thỏa thuận trong vòng 90 ngày. Trong kịch bản xấu nhất, nếu ông Trump áp thuế nhập khẩu 25% với tất cả hàng hóa Trung Quốc, tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể sụt giảm 1,5 điểm phần trăm xuống mức 5% trong năm 2019, theo bộ phân tích kinh tế Bloomberg Economics.
“Vụ bắt giữ giám đốc tài chính toàn cầu Huawei không phải là một biến cố ngẫu nhiên và sẽ phủ bóng lên đàm phán thương mại Mỹ-Trung nhưng cả hai bên sẽ phải nỗ lực tránh tác động xấu đó”, Wei Jianguo, cựu Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc và nay là Phó Chủ tịch Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc, nói.
Ông Jianguo tiết lộ các cuộc đàm phán giữa các nhóm công tác Mỹ-Trung đang diễn ra suôn sẻ, tốt hơn nhiều so với kỳ vọng của những người bên ngoài.
Kêu gọi đáp trả
Phóng viên tác nghiệp bên ngoài trụ sở tòa án ở TP. Vancouver, Canada hôm 7-12. Ảnh: Reuters
Trái lại, nhóm quan chức Trung Quốc lo ngại về an ninh quốc gia lại có cách nhìn nhận khác. Theo họ, ông Tập đã nhượng bộ quá nhiều và hình ảnh của ông có thể yếu đi trong mắt của người dân. Họ cho rằng vụ bắt giữ lãnh đạo Huawei là một chiến thuật nữa của Mỹ để gia tăng lợi thế trước Trung Quốc trong các cuộc đàm phán thương mại, vì vậy, Trung Quốc cần phải đáp trả bằng các biện pháp gây thiệt hại cho các công ty Mỹ.Một quan chức trong nhóm này bày tỏ giận dữ về vụ bắt giữ vì người dân Trung Quốc vốn xem Huawei là niềm tự hào dân tộc. Vị quan chức này cho rằng tách bạch vấn đề Huawei khỏi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung hiện này là rất khó dù các lãnh đạo cấp cao muốn như vậy.
“Vụ bắt giữ bà Meng có nguy cơ khiến giới lãnh đạo Trung Quốc trông có vẻ bất lực trong việc tìm cách phóng thích không chỉ một công dân Trung Quốc mà còn là một lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao và con gái của một trong hình tượng doanh nhân của Trung Quốc. Tinh thần dân tộc sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn để đưa ra các nhượng bộ lớn với ông Trump”, Michael Hirson, Giám đốc châu Á ở tổ chức tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, nhận định.
Trên bình diện công khai, ít nhất, Trung Quốc đang tách bạch vụ bắt giữ với các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.
Trên bình diện công khai, ít nhất, Trung Quốc đang tách bạch vụ bắt giữ với các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.
Hôm 6-12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Gao Feng nói với báo giới rằng Trung Quốc đang thực hiện các thỏa thuận đã đạt được với Mỹ về nông nghiệp, ô tô và năng lượng. Người phát ngôn cho biết trong 90 ngày tiếp theo, hai bên sẽ làm việc theo lịch trình và lộ trình rõ ràng để đàm phán những lĩnh vực mà hai bên có chung lợi ích.
Một ngày sau đó, Geng Shuang, một người phát ngôn khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ những lo ngại Trung Quốc sẽ trả đũa nhằm vào các công ty Mỹ.
“Trung Quốc luôn luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài tại Trung Quốc nhưng họ cũng phải tuân thủ các luật lệ Trung Quốc”, Geng Shuang nhấn mạnh.
Tổng thống Trump không biết về kế hoạch bắt giữ?
Hôm 6-12, trao đổi với hãng tin Reuters, hai quan chức Mỹ nói rằng Tổng thống Donald Trump có thể không biết về kế hoạch bắt giữa bà Meng tại Canada. Một trong hai quan chức này cho biết vụ bắt giữ có thể là vấn đề riêng của Bộ Tư pháp Mỹ và không được phối hợp trước với Nhà Trắng.
Trả lời phỏng vấn hãng tin CNN hôm 7-12, Giám đốc Hội đồng thương mại quốc gia Nhà Trắng nói rằng thỏa thuận đình chiến thương mại Mỹ-Trung và vụ bắt giữ bà Meng là hai sự kiện riêng biệt và thời điểm bắt giữ diễn ra vào ngày mà hội nghị cấp cao Mỹ-Trung được tổ chức ở Argentina chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Trong khi đó, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Nhà Trắng Larry Kudlow nói ông không tin vụ bắt giữ bà Meng sẽ ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán nhằm yêu cầu Trung Quốc gia tăng mua hàng hóa nông nghiệp và năng lượng Mỹ, giảm thuế nhập khẩu và tiến hành các thay đổi lớn trong các chính sách về tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Ông nói vụ điều tra xem Huawei có vi phạm các lệnh trừng phạt Mỹ nhằm vào Iran hay không là một tiến trình riêng rẽ với các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.
Tuy vậy, cựu trợ lý Đại diện thương mại Mỹ Jeff Moon cho rằng có khả năng cao Trung Quốc sẽ trả đũa Mỹ nhằm vào các doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại Trung Quốc vì vụ bắt giữ bà Meng. Ông nói rằng cho đến nay, Trung Quốc phản ứng chừng mực trước các đòn áp thuế leo thang của Mỹ nhưng vụ bắt giữ này khá thô bạo, có thể khiến Trung Quốc trả đũa mạnh mẽ hơn.
Hôm 8-12, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã triệu tập ông John McCallum, đại sứ Canada tại Bắc Kinh để cực lực phản đối vụ bắt giữa bà Meng Wanzhou. Ông Lạc Ngọc Thành xem động thái của Canada là “phớt lờ luật pháp”.
Ông kêu gọi Canada ngay lập tức phóng thích bà Meng và nghiêm túc bảo vệ các quyền chính đáng, hợp pháp của bà Meng, nếu không Canada sẽ đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.
Hôm 7-12, bà Meng đã được đưa ra tòa án tối cao tỉnh British Columbia ở TP. Vancouver để dự phiên điều trần xem xét tại ngoại. Sau năm tiếng tranh luận, phiên điều trần tạm thời hoãn lại và sẽ tiếp tục diễn ra hôm 10-12.
Tại phiên điều trần, luật sư John Gibb-Carsley của Bộ Tư pháp Canada nói rằng bà Meng bị cáo buộc “âm mưu lừa đảo nhiều tổ chức tài chính”. Ông John Gibb-Carsley nói rằng bà Meng có thể tham gia trong âm mưu lừa các ngân hàng Mỹ để họ thực hiện các giao dịch vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran. Ông nói từ năm 2009-2014, Huawei đã sử dụng công ty con ở Hồng Kông có tên gọi Skycom Tech để tiến hành giao dịch với các công ty viễn thông ở Iran. Ông nói để các ngân hàng Mỹ chấp nhận thực hiện các giao dịch này, bà Meng đã khẳng định không có mối mối liên quan trực tiếp nào giữa Huawei và Skycom Tech nhưng thực tế, Skycom Tech là “công ty con không chính thức của Huawei”.
Ông đề nghị tòa bác bỏ đơn xin tại ngoại của bà Meng vì có nguy cơ bà sẽ trốn chạy. Nếu bị dẫn độ về Mỹ, bà Meng sẽ đối mặt các tội danh lừa đảo các tổ chức tài chính với mức án tù tối đa 30 năm cho mỗi tội danh.
Bất kỳ tiến trình dẫn độ nào cũng có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng tùy thuộc vào quy định của nước bắt giữ nghi phạm và liệu nghi phạm có quyết định chống yêu cầu dẫn độ hay không. |
BẮT BÀ MẠNH: CHIẾN THUẬT 'BẮT NẠT' VÀ 'HẠ NHỤC'
DIỆU AN /TVN 9-12-2018
- Việc Washington yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu (Meng WanZhou) cho thấy Mỹ đã “chơi bài ngửa” với Trung Quốc.
Bà Mạnh Vãn Châu (Meng WanZhou) vừa bị phía Canada bắt giữ (ảnh: Nikkei Asian Review)
Vụ bắt giữ trên, xảy ra đúng vào ngày ông Trump và ông Tập gặp nhau ở Argentina, được cho là nhằm làm “mất mặt” nhà lãnh đạo Trung Quốc. Khó mà nói hết được ý nghĩa của vụ việc này đối với Bắc Kinh: Bà Mạnh là con gái của nhà sáng lập tập đoàn Huawei – tương đương với Bill Gates – và công ty này đóng vai trò “chìa khóa” trong các kế hoạch của ông Tập Cận Bình nhằm chế ngự các công nghệ mới như mạng 5G.
Trong khi Mỹ thường đề nghị các đồng minh dẫn độ những kẻ buôn ma túy, buôn vũ khí hay các tội phạm khác, nhưng việc bắt giữ một giám đốc điều hành cấp cao của Trung Quốc như thế này là rất hiếm, nếu không muốn nói là chưa từng thấy.
Andrew Gilholm, trưởng nhóm phân tích khu vực Bắc Á của Control Risks Group, nhận định: “Thời điểm và cách thức diễn ra vụ việc này khá sốc”. Dù hiện chưa rõ ông Trump có liên quan trực tiếp đến vụ này hay không, nhưng vụ việc rõ ràng đặt ông Tập vào thế khó trong khi ông đang phải chịu sức ép không được nhượng bộ quá mức với Tổng thống Mỹ.
Đối với các nhà đầu tư, tất cả chuyện này đã tạo thêm nhiều bất trắc, chính là nét đặc trưng cho chính quyền Tổng thống Trump. Và tất nhiên, động thái mới nhất trên không hề tốt với các thị trường: chứng khoán từ châu Á đến châu Âu đã đồng loạt phủ sắc đỏ trong ngày 6/12.
Mỹ áp đảo chìa ngay bài ngửa
Vụ bà Mạnh bị bắt giữ diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump đưa ra rất nhiều cáo buộc nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc. Ông Trump, người coi chính sách thương mại là trung tâm cương lĩnh chính trị của mình khi còn là ứng cử viên tổng thống năm 2016, muốn giải quyết những lời than phiền về thói quen thương mại của Trung Quốc, đặc biệt là cáo buộc đánh cắp sở hữu trí tuệ Mỹ. Cuộc điều tra Huawei cũng giống như một cuộc điều tra khác đe dọa sự tồn vong của tập đoàn ZTE của Trung Quốc, vốn bị cáo buộc năm 2017 là vi phạm luật pháp Mỹ về hạn chế bán công nghệ của Mỹ cho Iran. Đầu năm 2018, Mỹ đã cấm các công ty trong nước bán các linh kiện hoặc phần mềm cho ZTE, công ty này sau đó đã phải trả 1 tỷ USD để lệnh cấm trên được dỡ bỏ.
Nhóm chuyên gia tư vấn nguy cơ Eurasie Group nhận định: “Vụ bắt giữ và yêu cầu dẫn độ của Chính phủ Mỹ cho thấy một nấc thang mới và lớn trong một loạt các nỗ lực của Mỹ nhằm buộc các công ty Trung Quốc phải giải trình vì vi phạm luật pháp Mỹ. Việc bắt giữ các quan chức cấp cao Huawei cho thấy Mỹ đã ‘chơi bài ngửa’, và các quan chức thực thi pháp luật Mỹ đã được bật đèn xanh từ giới chức cấp cao để truy tố các cá nhân mà Mỹ có thể không công khai truy lùng khi bầu không khí chính trị song phương đang ôn hòa”.
Giới chuyên gia phân tích cho rằng vụ bắt giữ bà Mạnh sẽ không làm lệch hướng sự khởi đầu của các cuộc đàm phán thương mại sau khi ông Tập và ông Trump gặp nhau tại Argentina tuần trước đã nhất trí những bước đi đầu tiên để giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận rằng vụ việc liên quan đến “gã khổng lồ” Huawei có thể sẽ “phủ bóng” lên các cuộc hội đàm tới, có thể khiến hai bên khó lòng đi tới kết quả đáng kể.
Dennis Wilder, một cựu chuyên gia phân tích Trung Quốc của CIA và là giám đốc cấp cao về châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush, cho biết: “Chuyện này chắc chắn sẽ làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán, và có thể vụ bắt giữ được tiến hành nhằm gia tăng sức ép trong giai đoạn 90 ngày đàm phán tới”.
Chiến thuật “bắt nạt” rồi “hạ nhục”?
Huawei đã xác nhận vụ bắt giữ, song cho biết họ được thông tin rất ít về các cáo buộc chống lại bà Mạnh, đồng thời nhấn mạnh rằng họ “không hề thấy bà Mạnh có gì sai”. Tập đoàn này cũng khẳng định rằng mình luôn tuân thủ mọi quy định pháp luật của nước sở tại, bao gồm cả luật về kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt, cũng như các quy định của LHQ, Mỹ và EU.
Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu lập tức trả tự do cho bà Mạnh, và khẳng định vụ bắt giữ này có thể là một sự “lạm dụng nhân quyền”.
Vụ bắt giữ bà Mạnh cũng đã trở thành chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên trang mạng Sina Weibo (giống như Twitter của Trung Quốc), với hơn 33 triệu lượt bình luận trong buổi sáng nay. Hầu hết các bình luận đều bày tỏ tình cảm yêu nước đối với Trung Quốc, và chỉ trích Mỹ và Canada đang áp dụng chiến thuật “bắt nạt” và “hạ nhục” đối với Trung Quốc.
Global Times, tờ báo đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã lập tức đáp lại vụ việc bằng một tuyên bố của một chuyên gia thân cận với Bộ Thương mại, đăng lên trang Twitter, về sự leo thang của cuộc chiến tranh thương mại: “Trung Quốc cần chuẩn bị đầy đủ cho một sự leo thang trong cuộc thương chiến với Mỹ, vì Mỹ không giảm nhẹ quan điểm của họ đối với Trung Quốc, và vụ bắt giữ CFO của Huawei là một ví dụ điển hình”.
Gia tăng đòn phủ đầu
Dù thế nào thì Trung Quốc chắc chắn coi vụ bắt giữ bà Mạnh là một sự leo thang trong cuộc chiến tranh thương mại mà thế giới đang lo ngại có thể biến thành một cuộc Chiến tranh Lạnh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo chuyên gia Wilder, vụ việc đã gửi đi một dấu hiệu rằng trò chơi mới đã bắt đầu: “Họ đang tìm cách răn đe giới tình báo Trung Quốc và làm rõ rằng sẽ có những hậu quả thực sự”.
Có lẽ không công ty nào phù hợp hơn Huawei để cảm nhận mối đe dọa thương mại. Huawei là một trong những nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới, gần đây đã vượt mặt hãng Apple của Mỹ, trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, sau hãng Samsung của Hàn Quốc, và dự báo doanh thu kỷ lục trong năm nay, lên tới 102,2 tỷ USD, hơn cả Boeing. Huawei đang nhắm đến mục tiêu dẫn đầu mạng lưới không dây 5G và chuẩn bị chiếm lĩnh những thị trường của các nhà sản xuất chip lớn nhất nước Mỹ.
Hành động mới nhất của Mỹ chống lại Huawei có thể mang nhiều ý nghĩa hơn. Trong khi công ty này đang tiến bộ trong hoạt động sản xuất chip siêu nhỏ của mình, họ cũng vẫn phải dựa vào thiết bị của Mỹ để tạo ra điện thoại thông minh và thiết bị mạng. Tập đoàn ZTE đã từng suýt sụp đổ vì các trừng phạt của Mỹ.
Graham Webster, đồng chủ bút tạp chí DigiChina của nhóm cố vấn New America, cho biết trường hợp của ZTE đã chứng tỏ cho lãnh đạo Trung Quốc thấy rằng họ cần trở nên độc lập hơn với Mỹ, trong những công nghệ quan trọng như bán dẫn và hạ tầng mạng. Theo ông Webster, điều khiến Huawei quan trọng chính là tập đoàn này đang dẫn đầu trong việc phát triển các công nghệ có thể giúp Trung Quốc ít phụ thuộc hơn vào các nhà cung cấp Mỹ hay châu Âu. Vì vậy, “tấn công Huawei thông qua yêu cầu dẫn độ một quan chức điều hành cấp cao của hãng là một động thái quan trọng của Chính phủ Mỹ”.
Theo một số chuyên gia ở Trung Quốc, vụ việc cho thấy các cơ quan an ninh quốc gia Mỹ chẳng quan tâm đến việc đạt thỏa thuận với Trung Quốc, chẳng cần biết ông Trump nghĩ gì. Wang Yong, giáo sư của Trường Đại học nghiên cứu quốc tế, thuộc Đại học Bắc Kinh, nhấn mạnh: “Mục đích là chia rẽ Mỹ – Trung. Các cuộc đàm phán chỉ là mong muốn của ông Trump và Wall Street”./.
Diệu An
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét