ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung Quốc tái triển khai tên lửa phi pháp ở Phú Lâm, Hoàng Sa (GD 11/6/2018)-2 ông Kim Jong-un, Donald Trump sẽ đàm phán tay đôi trước khi tùy tùng tham dự (GD 11/6/2018)-Liệu Triều Tiên có cơ hội trở thành một “Việt Nam tiếp theo”? (KTSG 12/6/2018)-Mỹ sẽ tiếp tục duy trì trừng phạt Triều Tiên dù phi hạt nhân hóa của Triều Tiên (KTSG 12/6/2018)-Kim Jong-un đã thắng trong “canh bạc lòng tin” Mỹ – Triều? (TVN 13/6/2018)-
- Trong nước:Trăn trở nhớ một tầm nhìn (NĐT 12-6-18)-P/v Nguyễn Trung về Võ Văn Kiệt-Quốc hội thông qua luật An ninh mạng (VNN 12/6/2018)- tán thành 86,86%-Luật An ninh mạng: Những thông tin bị cấm và hình thức xử lý (PLTP 12-6-18)-Luật An ninh mạng: Không lo Facebook, Google rời bỏ Việt Nam (VNN 13/6/2018)-'Luật an ninh mạng, bước lùi lớn cho VN' (BBC 12-6-18)-Ai đứng sau vụ hàng ngàn người quá khích đập phá trụ sở UBND Bình Thuận? (Sputnik 12-6-18)-Bộ Công an thông tin về các vụ gây rối (VNN 12-6-18)-Tỉnh Tây Ninh: Đề nghị bà con cảnh giác trước các thế lực thù địch (DV 12-6-18)- Phải thấu hiểu lòng dân, phải nói để dân hiểu, làm cho dân tin Đảng, tin Nhà nước (TVN 13/6/2018)-pv bà Bùi Thị Thanh-Càng phức tạp, càng phải có luật Biểu tình (VNN 13/6/2018)- ý kiến ĐB Trương Trọng Nghĩa-
- Kinh tế: Đà Nẵng yêu cầu mở ngay các lối xuống biển cho nhân dân (GD 13/6/2018)-Cấm phân biệt đối xử, can thiệp trái phép vào hoạt động cạnh tranh (GD 12/8/2018)-Vẫn còn nhiều 'đất" cho nhà đầu tư khách sạn (KTSG 12/6/2018)-Đà Nẵng: Sử dụng Zalo, Chatbot tìm kiếm hoạt động du lịch (KTSG 12/6/2018)-Giới thiệu nền tảng ChatWork cho doanh nghiệp Việt Nam (KTSG 12/6/2018)-Chuyên gia: Thay đổi mô hình để tạo đột phá kinh tế (KTSG 12/6/2018)-Du lịch y tế bùng nổ ở Đông Nam Á (KTSG 12/6/2018)-TPHCM: Gần 50.000 hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án đô thị (KTSG 12/6/2018)-Vingroup sẽ sản xuất điện thoại thông minh Vsmart (KTSG 12/6/2018)-Thẻ “rác” ngân hàng - lãng phí và hệ lụy (KTSG 12/6/2018)-Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều chính sách ưu đãi thu hút chuyên gia, nhà khoa học vào các lĩnh vực trọng điểm (TCCS 12-6-18)-Ra mắt mô hình điều vận xe trực tuyến kỳ vọng mạnh hơn Uber, Grab (VNN 13/6/2018)-
- Giáo dục: Muốn thoát ly Bộ, các trường phải tự chủ và có trách nhiệm giải trình (GD 13/6/2018)-Giáo viên tích hợp đào tạo ở đâu? (GD 13/6/2018)-Một nữ phó Phòng Giáo dục ở Thanh Hóa được nâng đỡ "không trong sáng" (GD 13/6/2018)-Còn nhiều em nhỏ không được đến trường vì thiếu tiền đóng học phí (GD 13/6/2018)-Đề phòng tai nạn, cháy nổ khi vận chuyển đề thi quốc gia (GD 13/6/2018)-Những điều lạ lùng trong cách cho điểm học sinh ở Trường Giồng Ông Tố (GD 13/6/2018)-Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu thành công phần mềm điều vận xe trực tuyến (GD 13/6/2018)-An Giang công bố điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 (GD 13/6/2018)-Trường Thực nghiệm không còn như xưa, một cuộc tháo chạy bắt đầu? (GD 12/6/2018)-Một giảng viên Đại học Bách Khoa bị doanh nghiệp tố cáo chiếm đoạt hàng tỷ đồng (GD 12/6/2018)-Thật đáng hổ thẹn khi giáo dục con trẻ nói dối từ những năm tháng đầu đời (GD 12/6/2018)-Mỗi năm 200 nghìn cử nhân thất nghiệp, có nguyên nhân mở trường tràn lan (GD 12/8/2018)-
- Phản biện: Lạm bàn về sự trung thực của người thầy (GD 13/6/2018)-Trần Sơn-Trọng dân (GD 12/6/2018)-Trương Nam Tiến-Các đặc khu kinh tế có cần thiết cho kinh tế Việt Nam? (viet-studies 12-6-18)-Đinh Tường Hinh-Võ Văn Kiệt, người của nhiều người! (PLTP 12-6-18) -Thế Thanh-Giữa ‘địa ngục trần gian’, nghĩ về lòng yêu nước của người Việt (TVN 11-6-18)-Vì sao người Việt phải 'bạo tay' chi tiền hối lộ? (Zing 12-6-18)- Trà My, An Điền-Chủ nghĩa tư bản thân hữu và quyền bảo vệ tài sản của người giàu (TS 11-6-18)_Trần Lệ Thủy-Lần đầu tiên từ 1975 bùng phát tổng biểu tình phản kháng chính quyền! (BVN 12/6/2018)- Phạm Chí Dũng-Rất cần luật biểu tình, tránh tự phát (BVN 12/6/2018)-Chân trời mới: an ninh mạng (BVN 12/6/2018)-Từ Thức-Vì sao Bình Thuận bạo loạn? (BVN 12/6/2018)-Phạm Chí Dũng-Mười năm người ấy ra đi (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 41) (BVN 12/6/2018)-Tương Lai-Câu chuyện đặc khu và hơn thế nữa (BVN 12/6/2018)-Nguyễn Quang Dy-Thư ngỏ gửi Quốc hội về Dự thảo Luật an ninh mạng (BVN 11/6/2018)-Dương Ngọc Thái-
- Thư giãn: Có nhiều tiền để làm gì? (KTSG 13/6/2018)-Võ Văn Kiệt trong con mắt người viết hồi ký về ông (MTG 11-6-18)-Nông dân học lớp 7 chế robot khiến Israel thán phục, Mỹ đặt hàng (VNN 13/6/2018)-
LUẬT AN NINH MẠNG: KHÔNG LO FACEBOOK, GOOGLE RỜI BỎ VIỆT NAM
THU HẰNG/ VNN 12-6-2018
Uỷ viên thường trực UB Về các vấn đề xã hội Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: Phạm Hải

Trao đổi với báo chí bên hành lang QH chiều nay, Uỷ viên thường trực UB Về các vấn đề xã hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, thời gian này cần phải ủng hộ việc thông qua luật An ninh mạng.
Ông khẳng định bất kỳ đạo luật nào cũng không hoàn hảo. Các đạo luật ra đời là phúc đáp lại nhu cầu của xã hội. Bây giờ xã hội đang rất cần thì phải bấm nút thông qua. Khi đưa vào thực hiện thì lấy thực tiễn để xem xét và coi đây là thước đo xem xét lại, đánh giá lại thì mới biết rõ là luật đó có hay không tính khả thi cao.
Từng là người có nhiều băn khoăn với dự luật này nhưng vì sao đến giai đoạn bấm nút thông qua ông lại ủng hộ?
- Như tôi đã nói, việc băn khoăn về các quy định có thể dẫn tới câu chuyện này hay câu chuyện khác là chuyện bình thường. Tôi cũng từng phát biểu bình thường. Đó là quan điểm của một ĐB trước một dự luật thôi.
Đây không phải là ý kiến trái chiều gì cả. Bất kỳ ai cũng muốn nói quan điểm của mình. Tôi không phải vì cái nọ cái kia nhiều nhưng việc đang xảy ra củng cố thêm niềm tin cho chúng tôi và các đại biểu khác để nhanh chóng đưa đạo luật này vào để ngăn chặn, phòng chống các tội phạm để đảm bảo sự ổn định của đất nước.
Kẻ xấu rất khéo sử dụng các lối đi ngang về tắt
Các nước họ đặt vấn đề an ninh quốc gia trong vấn đề này như thế nào?
- Có rất nhiều nước có những lựa chọn khác nhau nhưng là vấn đề có tính chất xuyên suốt. Có thể về hình thức người ta lựa chọn cái này, cái khác, có cơ cấu này, cơ cấu khác nhưng xét ở khía cạnh nào đó đều tạo hành lang nhất định chứ không tạo ra quá nhiều lối rẽ về an ninh.
Vì tạo ra nhiều lối rẽ thì sẽ tạo ra nhiều lối đi ngang về tắt. Mà chúng ta biết rồi, kẻ xấu thì rất khéo sử dụng các lối đi ngang về tắt, thậm chí có thể đập rào, phá rào. Vì vậy chúng ta phải lựa chọn lối đi nào phù hợp nhất có khả năng kiểm soát được nhiều nhất.
Trong quá trình thực hiện bản thân chúng tôi sẽ giám sát việc thực hiện việc này. Nếu cần thiết thì sẽ đề xuất để tu chỉnh đảm bảo chất lượng ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện hơn. Luật pháp là quá trình nên luật pháp có thể phát sinh, phát triển và tiêu vong. Khi nào thấy không cần thiết, tự nó sẽ tiêu vong. Đó là nguyên lý chung.
Nhiều người lo ngại, luật này ra đời sẽ khiến một số ông lớn như Facebook, Google rời bỏ Việt Nam, ông có nghĩ như thế?
- Tôi không nghĩ họ sẽ dịch chuyển, và sẽ rời khỏi Việt Nam vì họ sẽ phải cân nhắc. Việt Nam là thị trường lớn, thậm chí rất lớn trên thế giới, mang lại cho họ nhiều lợi ích. Vì vậy họ sẽ cân nhắc, và sẽ hợp tác với nhà nước và củng cố thêm điều kiện của họ.
Và có lẽ, các quy định luật pháp của một quốc gia nào đó cũng giúp cho các nhà DN tầm cỡ xuyên quốc gia, lục địa điều chỉnh lại chính sách và chính bản thân họ cũng hoàn thiện hơn điều kiện của họ, đề ra giải pháp siêu đẳng hơn.
Người Việt Nam yêu nước không thể để kẻ xấu sai khiến
Nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu của luật này nên nhắm đến tội phạm mạng chứ không phải phong tỏa quyền của người dân?
- Tôi khẳng định rằng, đây chính là một trong những vấn đề tôi rất mong muốn đặt ra. Tôi cũng đã có ý kiến nhiều với Ủy ban Quốc phòng An ninh. Quan điểm của tôi là, luật An ninh mạng phải tập trung cao độ vào việc phòng chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm mạng.
Vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội thì có nhiều luật khác điều chỉnh trong đó có luật An toàn thông tin mạng và các luật khác nhưng quan trọng nhất, lấp lỗ hổng của luật An toàn thông tin mạng chính là tội phạm mạng. Và chúng ta đã thấy ngay rồi.
Bây giờ mức độ phạm tội chưa cao, có thể giấu mặt, ở xa chúng ta chưa xử lý được nhưng chúng ta phải có kế hoạch ngay nếu không các tài liệu mật, thông tin mật, những giải pháp quan trọng từ quản lý nhà nước, vận hành doanh nghiệp đặc biệt là thời đại bùng nổ CNTT thì những câu chuyện đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chúng tôi cũng từng chứng kiến thiệt hại từng xảy ra với các DN và từng có ý kiến các cơ quan có thẩm quyền.
Trong 2 ngày qua, tình hình các địa phương có một số điểm nóng, trước đó trên Facebook xuất hiện nhiều thông tin kêu gọi biểu tình… Theo việc sử dụng Facebook ảnh hưởng như thế nào đến diễn biến trong mấy ngày qua?
- Bản thân tôi đã đọc một số các trang và thấy rất nguy hiểm. Tôi cũng không ngần ngại nói thẳng quan điểm, đưa thẳng bình luận của tôi với những trang đó. Và họ nói rằng họ biết thông tin của tôi nhưng tôi không ái ngại chuyện đó.
Tôi rất tiếc, một số bạn Facebook của tôi lại chia sẻ những thông tin rất là khủng khiếp và bản thân tôi cũng đã có những tranh luận. Chúng ta phải nhớ rằng, một chính khách như chúng tôi không thể giống như một facebooker thông thường mà phải thể hiện theo cách khác.
Tôi thấy có rất nhiều hình thức đa dạng, rất tinh vi và có cái cũng rất lộ liễu, thái độ chống phá rất kịch liệt. Thậm chí thiếu cả đạo đức thông thường.
Tôi cho rằng, nó bộc lộ rõ đó là chất độc. Chúng ta không phải đi đánh giá nữa, mọi người rất dễ nhận biết.
Có nhiều người có trình độ học vấn cao nhưng chính trình độ học vấn đó khiến họ trở thành công cụ cực kỳ nguy hiểm. Tôi rất mong muốn bản thân người dân chúng ta và đặc biệt là những nhà khoa học phải hết sức tỉnh táo.
LUẬT AN NINH MẠNG: NHỮNG THÔNG TIN BỊ CẤM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ
TTXVN/ PLTP 12-6-2018
(PLO)- Sáng nay, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng với hơn 86% đại biểu đồng ý tán thành dự luật. Như vậy, Luật An ninh mạng đã được thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2019.
Dưới đây là một số nội dung chính của Luật An ninh mạng vừa được thông qua. Những điều luật này định nghĩa hành vi, nội dung thông tin bị nghiêm cấm đăng tải, phát tán trên không gian mạng và biện pháp xử lý.
Những hành vi nghiêm cấm
Điều 8 của Luật An ninh mạng quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm: “Sử dụng không gian mạng để tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc”.
Các hành vi sử dụng không gian mạng để thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế-xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác cũng là hành vi bị nghiêm cấm.
Hành vi bị nghiêm cấm còn gồm có việc sử dụng không gian mạng để hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
Thế nào là thông tin vi phạm luật?
Điều 16 của Luật An ninh mạng quy định về phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Đây là những nội dung thông tin không được đăng tải, phát tán trên không gian mạng.
Điều luật này quy định cụ thể thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm: Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
Điều 16 cũng quy định chi tiết thế nào các thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế...
Các hành vi sử dụng không gian mạng để thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế-xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác cũng là hành vi bị nghiêm cấm.
Hành vi bị nghiêm cấm còn gồm có việc sử dụng không gian mạng để hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
Thế nào là thông tin vi phạm luật?
Điều 16 của Luật An ninh mạng quy định về phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Đây là những nội dung thông tin không được đăng tải, phát tán trên không gian mạng.
Điều luật này quy định cụ thể thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm: Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
Điều 16 cũng quy định chi tiết thế nào các thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế...
Tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, mạng Internet
Đối với việc phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, Điều 16 quy định chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin có nội dung vi phạm khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
Khi phát hiện thông tin trên không gian mạng có nội dung vi phạm, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạngInternet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến và yêu cầu xóa bỏ, truy cập, xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm.
Trách nhiệm của doanh nghiệp
Điều 26 của Luật An ninh mạng gồm các quy định về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng. Theo đó, các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ TT&TT, các doanh nghiệp phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ các thông tin có nội dung vi phạm.
Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ tại Việt Nam.
Khi phát hiện thông tin trên không gian mạng có nội dung vi phạm, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạngInternet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến và yêu cầu xóa bỏ, truy cập, xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm.
Trách nhiệm của doanh nghiệp
Điều 26 của Luật An ninh mạng gồm các quy định về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng. Theo đó, các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ TT&TT, các doanh nghiệp phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ các thông tin có nội dung vi phạm.
Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ tại Việt Nam.
Theo TTXVN
VÌ SAO BÌNH THUẬN BẠO LOẠN ?
PHẠM CHÍ DŨNG/ BVN 12-6-2018
Cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu diễn ra ôn hòa ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác, nhưng riêng tỉnh Bình Thuận thì không.
Vào năm 2015 khi người dân Phan Rí Cửa từ phản đối đến phản kháng vụ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tại xã Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận thải bụi than và xỉ vào môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng, không chỉ trên đất liền mà làm ô nhiễm cả biển, nhiều video và hình ảnh công bố trên mạng xã hội đã cho thấy về thực chất đã xảy ra một cuộc chiến nhỏ giữa người dân và lực lượng cảnh sát cơ động mà chính quyền huy động để đàn áp cuộc biểu tình. Sau một hồi giằng co, đám đông dân chúng Bình Thuận ào lên khiến vỡ tan hàng rào cảnh sát cơ động. Những hình ảnh khi đó mô tả ‘cảnh sát cơ động chạy như vịt’, vứt bỏ cả khiên và dùi cui.
Ba năm sau biến cố trên, lịch sử lặp lại ở Bình Thuận, nhưng còn trầm trọng hơn. Quan hệ chính quyền – dân chúng đã mất tăm từ ‘đối thoại’, mà thay vào đó trở thành đối kháng.
Không có nhiều bằng chứng cho thấy người dân Phan Thiết và Phan Rí Cửa khi đi biểu tình vào ngày Mười tháng Sáu có mối quan tâm đặc biệt đến những khuất tất chính trị và nhân quyền của hai Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Mà trên hết, họ đi biểu tình vì nhu cầu môi sinh và môi trường mà đã bị Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 phá hủy với sự bao che trắng trợn của chính quyền tỉnh Bình Thuận
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải (Trung Quốc) thi công từ tháng 8/2010, với 15% là vốn đối ứng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), còn lại là vốn tín dụng xuất khẩu ưu đãi của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và ODA của Chính phủ Trung Quốc.
Như vậy, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 có nguồn gốc rất rõ từ Trung Quốc, kèm thêm những dấu hiệu không còn quá mơ hồ của một đám quan chức ‘Việt gian’.
Vào tháng Tư năm 2015, hàng ngàn người dân đã đổ ra quốc lộ 1A đoạn chạy qua Bình Thuận, gây ách tắc giao thông Bắc - Nam kéo dài hàng chục km. Hành động này được xem là bất đắc dĩ để thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội và buộc chính quyền Bình Thuận phải giải quyết vô số đơn thư khiếu nại tố cáo của người dân về nạn xả thải ô nhiễm của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, trong đó có mối nghi ngờ rất lớn vào động cơ ăn chia giữa một số quan chức cao cấp của tỉnh Bình Thuận với phía Trung Quốc…, nhưng không hề được giải quyết thỏa đáng.
Song thay vì lo cho dân, đối thoại với dân và tìm cách hạn chế ô nhiễm của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, nếu không muốn nói là phải đóng cửa nhà máy này, chính quyền và công an Bình Thuận đã đàn áp thô bạo người dân, khởi tố và truy tố dẫn đến bỏ tù một số người dân vô tội.
Nỗi phẫn uất của người dân Phan Rí Cửa nói riêng và Bình Thuận nói chung đã dâng cao kể từ vụ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, mau chóng hình thành tâm lý đối đầu và đối kháng với chính quyền vào bất cứ tình huống va chạm hay xung đột nào giữa công an, quan chức chính quyền với dân.
Cuộc biểu tình ngày Mười tháng Sáu đã thêm giọt nước tràn ly, sau khi ly đã tràn ở Bình Thuận trong những năm qua. Khi một số người biểu tình bị công an bắt bớ theo thói quen thẳng tay đàn áp và đánh đập dã man người dân, đoàn người biểu tình đã lập tức phản ứng. Họ kéo đến trụ sở Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận để đòi người. Nhưng thay vì tiếp dân và đối thoại, những quan chức lãnh đạo tỉnh lại trốn biệt trong khi bắt lực lượng công an và cảnh sát cơ động ra dàn trận để chống lại đoàn biểu tình. Bạo động và bạo loạn đã phát sinh từ bầu không khí tức nước vỡ bờ và thù địch như thế. Không quá khó hiểu là sau khi đã phá tung được hàng rào cảnh sát cơ động, đoàn biểu tình đã chiếm lĩnh trụ sở chính quyền Bình Thuận và một số thanh thiếu niên ‘quá khích’ đã đập phá trụ sở, đốt xe công an… như một hành động trút giận và trả đũa vì công an bắt người biểu tình.
Đoàn người biểu tình xô đổ cổng trụ sở Ủy ban nhân và Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận để đòi người. Ảnh: Diễn đàn Dân chủ Tiến bộ
Thế còn chính quyền phản ứng ra sao?
Một dư luận viên là Mai Thanh Hải than thở trên facebook của mình: “Lạ nỗi, không có hành động tự vệ nào từ cơ quan chức năng và lực lượng bảo vệ pháp luật, dù là động thái rất nhỏ”.
Thêm một lần nữa ‘cảnh sát cơ động chạy như vịt’.
Hành động tháo chạy của lực lượng ‘còn đảng còn mình’ trước đoàn biểu tình phẫn nộ của dân cho thấy không chỉ là sự bất xứng về tương quan số đông, mà còn là xuất phát từ tâm trạng công an sợ bị người dân trả thù.
Với số lượng người biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người tại Sài Gòn và diễn ra trên hơn 50% tỉnh thành ở Việt Nam, cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu năm 2018 đã chứng tỏ cái sức mạnh biển trời của nó trước con thuyền mục nát của chính quyền. Rất nhiều công an từ cao xuống thấp đang cảm nhận ngày càng rõ về hồi chuông báo tử đối với chế độ đang vang rền những tiếng quyết định. Chẳng còn bao lâu nữa…
Vậy thì tại sao cảnh sát cơ động, các nhân viên an ninh và cả các đơn vị bộ đội lại chịu cam tâm làm ‘chó săn’ cho đám lãnh đạo đảng và chính quyền chỉ biết ăn không dám chịu?
P.C.D.Tác giả gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét