ĐIỂM BÁO MANG
- Quốc tế: Mỹ chuẩn bị trừng phạt Trung Quốc vì quân sự hóa Biển Đông (GD 7/6/2018)-Trung Quốc do thám tàu hải quân Ấn Độ đến Việt Nam tập trận (GD 6/6/2018)-Mỹ cần sẵn sàng phá hủy căn cứ tên lửa Trung Quốc ở Biển Đông (GD 5/6/2018)-Trung Quốc ra nước ngoài sản xuất thép để lách thuế chống bán phá (KTSG 6/6/2018)-Cuộc chiến thương mại điện tử nóng bỏng ở Ấn Độ (KTSG 6/6/2018)-Nghĩa vụ Bắc… Âu, quyền lợi Bắc… Hàn (Blog VOA 6-6-18)-Bài phát biểu lạ thường của nhà ngoại giao Việt Nam tại LHQ (sputnik 6-6-18)-bà Nguyễn Phương Nga đọc thơ Pushkin ở LHQ!-
- Trong nước: "Một mình ông Tất Thành Cang đơn thương độc mã thì không làm được gì đâu!" (GD 6/6/2018)-Tướng Cương: Cơ quan điều tra nên vào cuộc vụ ông Tất Thành Cang (GD 7/6/2018)-Lãnh đạo đường sắt Việt Nam nói gì khi nhận được đề nghị từ chức? (GD 7/6/2018)-Gia thế ông Trần Bắc Hà "khủng" cỡ nào? (NĐT 5-6-18)-Bộ trưởng Tô Lâm: Đề xuất GĐ công an cấp tỉnh có quân hàm thiếu tướng (VNN 7/6/2018)-Ông Nguyễn Đình Cung: “Chất lượng thể chế mới là động lực cho tăng trưởng” (VNN 7/6/2018)-Niềm đau chung của anh em ông Đinh La Thăng (VNN 7/6/2018)-KÊU GỌI PHẢN ĐỐI DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT (VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC) (BVN 7/6/2018)-Có chữ ký đợt 4-Xin hãy chậm lại Thư gởi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (BVN 7/6/2018)-Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ gửi Quốc hội và Thủ tướng Việt Nam Kiến nghị không thông qua dự thảo Luật đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (BVN 7/6/2018)-GS Đặng Hữu gửi Quốc hội, Thủ tướng 4 kiến nghị về Luật An ninh mạng (NĐT 5-6-18)-
- Kinh tế: Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nhiều người đang hiểu sai và cố tình hiểu sai (GD 7/6/2018)-Xe khách chạy tuyến Hải Phòng - Hà Nội đăng kiểm 29 chỗ, chở 51 người (GD 7/6/2018)-Không tự giác tháo dỡ công trình trái phép, Mường Thanh Đà Nẵng sẽ bị cưỡng chế (GD 7/6/2018)-Sơn Kova của nhà khoa học nhận giải thưởng Kovalevskaya có nhà máy thứ bảy (KTSG 6/6/2018)-Tiêu tùng rồi... các tiệm bán lẻ ơi! (KTSG 6/6/2018)-Bài học Mexico cho xuất khẩu nông sản Việt (KTSG 6/6/2018)-Bóng ma lạm phát khiến nhiều nước Đông Nam Á trợ cấp nhiên liệu (KTSG 6/6/2018)-Bitcoin nở rộ nhưng vẫn chưa có cơ sở pháp lý cho lưu hành (KTSG 6/6/2028)-HP cắt giảm nhân sự, còn Toshiba "bán mình" (KTSG 6/6/2018)- Bộ trưởng KH-ĐT: Có người cố tình hiểu sai Luật Đặc khu, chia rẽ quan hệ với Trung Quốc (NLĐ 6-6-18)- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Không có chữ 'Trung Quốc' nào trong dự luật đặc khu (TT 6-6-18)-Làm đặc khu mà sợ chuyện này, chuyện khác thì… mắc mưu rồi! (DT 6-6-18)-Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Cán bộ cho đặc khu cũng phải đặc biệt (DT 6-6-18)-Phát triển đặc khu không ảnh hưởng tới TPHCM, Hà Nội (SGGP 6-6-18)-Tổ tư vấn Kinh tế Thủ tướng VN nói về đặc khu (BBC 6-6-18)-Phát ngôn 6/6: 'Luật đặc khu không đánh đổi an ninh' (BBC 6/6/18)-Nhà báo Đoàn Bảo Châu phỏng vấn kinh tế gia Phạm Chi Lan về Dự luật Đặc khu (Tiếng Dân 5-6-18)-Bí thư Nguyễn Thanh Nghị nói về sốt đất ở Phú Quốc (VNN 7/6/2018)-Nông sản Việt vẫn phụ thuộc quá nhiều vào các 'ông tơ, bà mối' Trung Quốc' (LEader 6-6-18)-Nuốt không trôi đất Phước Kiển giá rẻ, Quốc Cường Gia Lai lao đao trong vòng xoáy nóng(DV 6-6-18)
- Giáo dục: Đổi mới giáo dục không thể nóng vội, xin Bộ trưởng hãy bình tĩnh (GD 7/6/2018)-Hơn 80 Đại biểu Quốc hội muốn chất vấn, tranh luận với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (GD 7/6/2018)-Chủ tịch Quốc hội chỉ ra những vấn đề “nóng” Bộ Giáo dục cần giải quyết (GD 7/6/2018)-Giữa Thủ đô, 10 năm qua, giáo viên trường Hoàng Hoa Thám bị ăn chặn tiền lên lớp (GD 7/6/2018)-Nên có giáo viên trung học cơ sở tham gia chấm thi vào lớp 10 (GD 7/6/2018)-Chấm bài thi tuyển giáo viên lần 3: Bài thi 62 điểm nhưng chỉ công bố 26 điểm (GD 7/6/2018)-Bộ trưởng Bộ Nội vụ lên tiếng về tinh giản biên chế giáo viên (GD 7/6/2018)-Dự kiến, nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học, trung học áp dụng từ năm 2026 (GD 7/6/2018)-Đề thi và gợi ý bài giải đề thi Ngữ văn vào lớp 10 Trường Chuyên Vĩnh Phúc (GD 7/6/2018)-Lương thấp, khó yêu cầu chất lượng cao (KTSG 6/6/2018)-
- Phản biện: Không lẽ lại là Bộ ...“Tôn Thất nghiệp” (GD 6/6/2018)-Xuân Dương-Thử nghiệm thể chế và hai câu hỏi lớn (NĐT 6-6-18)-Lê Ngọc Sơn-Ba thách thức trong mô hình phát triển và bài toán đặc khu kinh tế (TT 6-6-18)- Vũ Minh Khương-Luật pháp quốc tế và chủ quyền Trường Sa (viet-studies 6-6-18) -Thái Văn Cầu-Thư gửi tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên (BVN 7/6/2018)-Trần Kiêm Đoàn-Đặc khu kinh tế và Đại biểu Quốc hội (BVN 7/6/2018)-FB Bạch Hoàn-Phượng Hoàng nào vào đặc khu? (BVN 7/6/2018)-Phương Thảo/ VNTB-Phiếm luận: Hiểu câu “Bình minh đang tới đất nước chúng ta” của Thủ tướng như thế nào? (BVN 7/6/2018)-Nguyễn Tường Thụy-Ván cờ “Vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn” - Một cách nhìn khác (BVN 7/6/2018)-Cao Tuấn-Đặc khu kinh tế 99 năm: dự luật kinh tế không hề có một tính toán về kinh tế (BVN 6/6/2018)-Thiên Điểu/VNTB-Khoảnh khắc ấy, được làm người (BVN 6/6/2018)-Nhạc sĩ Tuấn Khanh-ĐƯỢC CÔNG AN “MỜI ĐỐI THOẠI” VỀ ĐẶC KHU (BVN 6/6/2018)-Phạm Đoan Trang-Bàn về ba quyền lực mà TQ dùng để trói chặt Việt Nam (BVN 6/6/2028)-Phùng Hoài Ngọc/VNTB-
- Thư giãn: Đồ chơi công nghệ vừa học vừa chơi cho trẻ em (KTSG 6/6/2018)-Tưởng nhỏ mà không nhỏ (NĐT 5-6-18)-Con cá rồng chục ngàn USD: Thú chơi 'ông hoàng' của đại gia Việt (VNN 7/6/2018)-Tay chơi' Hà Thành sưu tập bộ điện thoại Vertu chục tỷ hiếm có (VNN 7/6/2018)-Những cụ bà tuổi 80 ở căn hộ cao cấp, đi xe hơi ‘đến lớp’ mỗi ngày (VNN 7/6/2018)-
GS ĐẶNG HỮU GỬI QUỐC HỘI, THỦ TƯỚNG 4 KIẾN NGHỊ VỀ LUẬT AN NINH MẠNG
LÊ QUỲNH/ NĐT 5-6-2018
GS Đặng Hữu
GS Đặng Hữu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ vừa đại diện nhóm chuyên gia trong lĩnh vực quản lý Công nghệ Thông tin gồm Đặng Hữu, Chu Hảo, Mai Liêm Trực vừa gửi tới Chủ tịch Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Thư kiến nghị về Luật An ninh mạng.
Đây là những chuyên gia đã được Chính phủ giao đánh giá và chuẩn bị đưa internet vào Việt Nam cuối thập niên 1990.
Với việc đưa được internet vào Việt Nam vào năm 1997 (chậm so với khởi đầu của thế giới khoảng 7 - 8 năm; so với các dịch vụ viễn thông của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới khoảng 40 - 50 năm, dịch vụ điện thoại di động chậm hơn khoảng 15 - 20 năm),theo nhiều đánh giá, dù Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội với 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước, nhưng riêng với internet, Việt Nam đã không chậm hơn, và đó là điều kiện để Việt Nam rút ngắn khoảng cách so với các nước.
Tuy nhiên, ở dự thảo Luật An ninh mạng hiện nay, nhóm chuyên gia do GS. Đặng Hữu thay mặt, qua nghiên cứu kỹ lưỡng, đã cho rằng: "các điều luật đề xuất không giải quyết được vấn đề tấn công mạng; không giúp bảo vệ được an toàn internet của Nhà nước và người dân, và có thể kéo lùi sự phát triển của internet, kinh tế số và xã hội thông tin Việt Nam."
Nhóm chuyên gia quan điểm, an ninh mạng là “cuộc chiến kỹ thuật”, các giải pháp sử dụng công cụ pháp lý hình sự hay hành chính không phải là lựa chọn tối ưu.
Đồng thời, với vấn đề địa phương hoá dữ liệu - tức máy chủ, dữ liệu phải đặt trong phạm vi một quốc gia - nếu áp dụng cho Việt Nam thời điểm này là quá sớm. Bởi đây là vấn đề phức tạp, mới mẻ và đang gây tranh cãi ở nhiều nước; tính hiệu quả thực thi chưa được xác thực, nhưng chi phí thực thi lớn.
Theo đó, nhóm chuyên gia đưa ra 4 điểm kiến nghị, cụ thể: Dự thảo luật chỉ nên thông qua khi thu hẹp phạm vi điều chỉnh, tập trung vào bảo đảm an ninh mạng trong các cơ quan Nhà nước.
Kiến nghị Bãi bỏ hoàn toàn Điều 24, 26, 38, 39 và 40 của dự thảo, do tác động thu hẹp quyền tiếp cận và cơ hội sử dụng internet cho việc học tập, nghiên cứu, kinh doanh, trao đổi thông tin của người dân; ảnh hưởng đến quyền dân sự, chính trị của công dân, có thể đặt doanh nghiệp vào rủi ro phạm pháp; rủi ro lớn xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân, bí mật an toàn thư tín,...
Thư kiến nghị Quốc hội giao Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự thảo, thay vì giao cho Uỷ ban Quốc phòng An ninh.
Kiến nghị tiếp tục nghiên cứu vấn đề bảo vệ dữ liệu người dùng, và xây dựng bổ sung luật sau,…
“Trên internet có thông tin không chính xác; có thông tin chống đối Đảng và Nhà nước, nhưng tự do thông tin, theo chúng tôi, không làm Đảng và Nhà nước yếu đi mà ngược lại, giúp cho Nhà nước mạnh hơn thông qua tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình với người dân.”, Thư kiến nghị viết.
Ảnh chụp một phần nội dung Thư kiến nghị về Luật an ninh mạng.
Lê Quỳnh
CÔNG AN LÀM GÌ ĐỂ AN NINH MẠNG?
PHẠM ĐOAN TRANG/fb.pham.doan.trang/ BVN 7-6-2018
Nửa đêm mùng 1, rạng sáng 2/6, tôi đi xe khách từ Sài Gòn về tới Hà Nội, chỉ vừa xuống bến xe được chừng nửa tiếng và đang loay hoay tìm đường về nhà một người bạn, thì đã bị “lực lượng chức năng phát hiện” (nói theo ngôn ngữ công an) và đưa lên xe, mang về nhà.
Họ yêu cầu tôi ngày hôm sau lên “làm việc”. Ngay sau đó, họ bắc ghế ngồi canh cửa rồi ngủ luôn trước hành lang nhà tôi. Sáng hôm sau, ô-tô đến đưa tôi “đi làm việc” từ sớm. Không giấy mời, không giấy triệu tập. Tôi cũng không có ý kiến gì bởi đã quá quen với việc đó: Mặc dù phải thường xuyên làm việc với cơ quan an ninh từ năm 2009, nhưng tôi chưa bao giờ nhận được giấy mời hay giấy triệu tập nào. Về cơ bản, anh em an ninh làm việc với tôi theo phong cách hễ cần gặp thì chặn bắt ở đâu đó mang về đồn; hỏi thì phải trả lời và làm việc xong thì phải có kết quả gì đó để họ báo cáo lãnh đạo. Họ coi đấy là làm việc trong tinh thần tôn trọng và hợp tác.
Trong trường hợp họ hỏi mà tôi không trả lời hay nói đúng hơn, không trả lời theo ý họ, thì như thế gọi là có thái độ bất hợp tác và thiếu tôn trọng.
“QUY TRÌNH”
Không khó để nhận ra quy trình của an ninh để khép tội một người viết, một blogger nào đó. Việc đầu tiên và quan trọng nhất, mang tính mấu chốt, là phải ép được blogger đó nhận bài viết abcxyz là của mình, và ký xác nhận. Còn nội dung bài viết, chất lượng của lập luận, quan điểm, mục đích, mong muốn của tác giả thế nào... không quan trọng. Điều thiết yếu chỉ là đối tượng phải thừa nhận mình là tác giả, mình làm ra những “tài liệu” ấy.
Nhiều blogger không hiểu được ý đồ của công an nên khi bị thẩm vấn thường sa vào tranh luận với công an rằng tôi viết thế thì có gì sai, tôi chỉ nói sự thật, tôi chỉ nêu quan điểm cá nhân và đó là quyền tự do biểu đạt tư tưởng của tôi, vân vân. Thế nên khi công an bảo: “Quan điểm cá nhân anh/chị thì chúng tôi tôn trọng, chúng tôi không bàn vấn đề ấy ở đây, chỉ xin anh/chị xác nhận giúp cái này gọi là thủ tục”, họ dễ dàng đặt bút ký nhận ngay. Công an cũng chỉ cần có thế. Sau này, việc diễn giải bài viết và từ đó quy chụp, luận tội tác giả, sẽ do cả một hội đồng giám định lập. Hội đồng này gồm các thành viên mà nhìn chung là chữ không đầy cái lá mít và cả đời không viết nổi một... status nên hồn chứ chưa nói tới chuyện viết báo hay viết sách. Dĩ nhiên cái gọi là kết quả giám định của hội đồng cũng cóp gần như nguyên si kết luận điều tra và buộc tội của công an. Lời lẽ dĩ nhiên đanh thép, đối tượng không thể cãi nổi (mà còn cãi vào lúc nào được nữa, trước toà chăng, hay trong tù?).
Trong trường hợp của tôi, do những bằng chứng buộc tội quá yếu, an ninh đã phải cố lôi cả các bài báo trên mạng từ những năm 2014-2015 ra để yêu cầu xác nhận. Những câu hỏi của họ luôn làm tôi bật cười vì nhớ đến lời lẽ trong các cáo trạng buộc tội Cù Huy Hà Vũ hay Mẹ Nấm, đại khái là “Vũ/ Quỳnh đã hàng trăm lần trả lời các báo phản động như VOA, BBC, RFA... với các nội dung xuyên tạc, bôi nhọ bản chất chế độ và tình hình nhân quyền ở Việt Nam”. Hoá ra trả lời phỏng vấn những cơ quan báo chí không được nhà nước CHXHCN Việt Nam cấp phép cũng cấu thành tội cơ đấy ạ.
“Tuyên truyền chống nhà nước” luôn là cái mũ rất rộng để có thể chụp vào đầu bất cứ ai trả lời báo đài nước ngoài theo hướng nói xấu chế độ. Nếu tội ấy chưa đủ nặng thì cũng không sao, công an vẫn còn nhiều công cụ khác để thực hành chuyên chính. Ví dụ có một tội rất nặng luôn lơ lửng trên đầu những người làm việc với các cá nhân, tổ chức nước ngoài: gián điệp.
Làm cộng tác viên cho báo đài nước ngoài: gián điệp. Gặp gỡ các cơ quan ngoại giao để thảo luận về tình hình nhân quyền và dân chủ trong nước và quốc tế: gián điệp. Gửi báo cáo - nghiên cứu cho các tổ chức nước ngoài: gián điệp. Vận động nhân quyền cho Việt Nam trên trường quốc tế, phản ánh tình hình nhân quyền trong nước ra nước ngoài: gián điệp. Vân vân.
- Bài này của chị phải không?
- Tôi không nhớ.
- Chị mà không nhớ? Dám làm dám nhận chứ chị nói vậy nghe nó không đàng hoàng.
- Tôi không nhớ. Mà nếu anh cứ ghi vào biên bản là tôi không nhớ thì sao, có gì hại cho anh đâu nhỉ? Đây là lỗi của tôi cơ mà. Tôi không nhớ là do tôi.
- Nhưng chị nói vậy nó không đúng sự thật.
- Sự thật là tôi không nhớ, thì anh cứ ghi vào biên bản là như thế. Sao anh lại cứ muốn tôi phải trả lời như ý của anh nhỉ? Tôi không hiểu đấy.
Đúng là công an chỉ thích những sự thật có lợi cho họ.
Ở một chỗ khác, tại phần “tình trạng sức khỏe”, họ muốn ghi chữ “bình thường, tỉnh táo”. Tôi lắc đầu:
- Không. Tôi chẳng bao giờ khỏe khi phải làm việc với các anh chị cả. Anh ghi vào đấy là “bị ép phải làm việc”.
- Ấy, không ghi thế được.
- Bị ép mà. Hay nếu không phải bị ép thì tôi về nhé. Tôi về đây.
- Không được, chị không thể về được.
- OK, vậy anh ghi vào là “bị ép làm việc” đi.
- Chị cứ nói vậy nhỉ? Ai đánh đập chửi bới gì chị đâu mà chị bảo bị ép.
- À tức là với anh, phải bị đánh đập chửi bới mới là bị ép à? OK cũng được. Không bị ép. Tôi về nhé.
- Chị không về được đâu. Đã vào đồn thì phải làm việc.
- Hay nhỉ, thế là tóm lại là ép hay là gì? Đấy, các anh thấy không, các anh làm sai từ cái mẫu ghi lời khai trở đi. Tôi khẳng định rằng có một triệu biên bản thì cả một triệu biên bản ghi tình trạng sức khỏe là bình thường, không ai bị ép. Còn thực tế thì nó thế này đây. Các anh làm sai từ cái mẫu giấy tờ trở đi.
- Đó là mẫu, là quy định vậy rồi. Chị bức xúc thì cũng phải chờ sửa dần thôi. Cái gì cũng phải có lộ trình.
- Lộ trình hả? Bao giờ sửa? Cho tôi biết thời gian.
Câu chuyện cứ lằng nhằng thế mãi, đến khi nào tôi chán thì thôi. Công an thì không chán; họ luôn tỏ ra sẵn sàng thi gan.
Thi gan như họ và chúng tôi - những thành phần “đặc biệt”, những đối tượng trong mắt họ ư? Họ có hàng chục người, chia làm nhiều ca luân phiên nhau, còn chúng tôi bao giờ cũng chỉ có một mình. Họ chẳng có việc gì khác ngoài “đấu tranh” với chúng tôi, đó là nghề nghiệp của họ, được trả công ăn lương, còn chúng tôi có quá nhiều việc phải làm, miễn phí, trong tình trạng luôn bị họ rình mò phá phách. Họ có toàn quyền lôi bất kỳ ai họ muốn về đồn “làm việc” của họ, trả lời các câu hỏi của họ, cung cấp thông tin cho họ, còn họ chỉ việc ngồi chờ thông tin, gọi là do kết quả đấu tranh mà có được. Họ có toàn quyền nghe trộm điện thoại, đọc trộm thư tín, tịch thu, cướp tài sản, giấy tờ, tài liệu của chúng tôi, còn chúng tôi không có gì về họ cả, ngay cả khi rời đồn cũng không có được tờ biên bản trong tay. Thi gan như thế thì an ninh sướng quá, lúc nào chẳng sẵn sàng thi gan.
LẠI CHUYỆN ĐẶC KHU
Đồng chí an ninh nào khi tiếp chuyện người của “phe dân chủ”, nhất là những người có tinh thần chống bá quyền Trung Quốc, cũng đều luôn nói ý rằng “chúng tôi cũng ghét Trung Quốc lắm chứ, chúng tôi cũng lo nguy cơ phụ thuộc Trung Quốc lắm chứ.”...
Nhưng thực tế những gì họ làm (mà phía dân chủ thấy được) thì hình như toàn theo hướng ủng hộ đảng bạn, nước bạn và thẳng tay đàn áp những người Việt Nam có khuynh hướng chống Trung Quốc quá mạnh. Đơn cử, nói về tranh chấp chủ quyền, học giả Trung Quốc được chính quyền o bế, chăm bẵm, mua chuộc; học giả Việt Nam nhiều người bị Đảng và Nhà nước coi như tội phạm dự khuyết. Báo chí chính thống (tờ Hoàn Cầu chẳng hạn), mạng xã hội Trung Quốc chửi Việt Nam thả giàn, nhưng báo chí Việt Nam chỉ dám phê phán bạn vàng khi tuyên giáo cho phép, mạng xã hội thì tưởng như tự do hơn nhưng thật ra luôn có bóng ma dư luận viên lởn vởn, nhất là trong chuyện chống Tàu, ngoài dư luận viên lại có thêm lực lượng Việt gian mới gồm đủ mặt nhà báo, học giả, chuyên gia... này nọ để chấn chỉnh đám đông ngu dốt.
Mỗi lần có cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào thì người biểu tình lại bị công an bắt giam, sách nhiễu, đánh đập, đe doạ, ép cơ quan đuổi việc, ép chủ nhà cắt hợp đồng thuê, v.v. Ngay lúc này đây, khi Dự luật Đặc khu đang gây bức xúc trong dư luận, nhiều nhà hoạt động cũng đang bị canh chặt. Tất cả các quán nước và ghế đá trong khu nhà tôi đều có an ninh ngồi. Và họ vẫn hẹn tôi rằng sẽ mời tôi làm việc bất kỳ lúc nào “có điều kiện”, yêu cầu tôi hợp tác. Có lẽ vì công an sợ sẽ có biểu tình nổ ra chăng?
Tôi hiểu những thực trạng ấy, nên tôi ngờ vực lắm cái thái độ của an ninh hỏi “quan điểm của em về luật Đặc khu? Có gì cứ thẳng thắn trao đổi, đối thoại nào”. Ôi công dân Việt Nam. Chỗ mà anh/chị bày tỏ quan điểm về chính sách nhà nước không phải là diễn đàn quốc hội, hội thảo, hội nghị, diễn đàn xã hội dân sự nào cả, mà là đồn công an. Không có ông bà nghị nào lắng nghe anh/chị đâu, chỉ có lực lượng an ninh “ghi nhận” ý kiến, quan điểm, tư tưởng của anh/chị thôi, để thấy có gì sai lệch thì còn kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh.
“Anh nghĩ rằng tôi sẽ ngồi đối thoại và nêu quan điểm với anh ở đây à, trong đồn công an à?” - Đó là điều tôi muốn nói với họ hơn cả. Nhưng rồi tôi chỉ cười. 7h tối, tôi bỏ về nhà, đi bộ. Được nửa đường, đau chân quá, tôi gọi cậu thanh niên vẫn lẽo đẽo theo sau, nhờ cậu ta giúp nhưng cậu ta chỉ đứng nhìn và bảo: “Việc chị chị làm, việc tôi tôi làm”. Tôi ngồi bệt xuống vỉa hè một lúc rồi đứng dậy, cuối cùng cũng lết về nhà được sau một tiếng đồng hồ...
P.Đ.T.Nguồn: https://www.facebook.com/pham.doan.trang/posts/10156711128548322
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét