ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Putin nói Nga không thể bị đánh bại ở Ukraine, không có ý định tấn công NATO (VNN 9/2/2024)-Elon Musk và ước mơ chinh phục vũ trụ (VNN 9/2/2024)-Năm Thìn tìm hiểu những thần thoại về con Rồng (VNN 9/2/2024)-Tổng thống Biden không bị cáo buộc lưu giữ tài liệu mật (VNN 9/2/2024)-Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm (VNN 9/2/2024)-
- Trong nước: Sắc Xuân Tết Việt (VNN 9/2/2024)-'Bông hồng thép' Công an Điện Biên và chuyện nằm rừng đêm 30 Tết đánh án ma túy (VNN 9/2/2024)-Tết của thủy thủ tàu ngầm (VNN 9/2/2024)-Mong cầu may mắn, người Hà Tĩnh săn đầu lợn rừng làm mâm cúng 30 Tết (VNN 9/2/2024)-Bí thư Thành ủy Hà Nội nói về việc lớn của Thủ đô trong năm 2024 (VNN 9/2/2024)-Nguyễn Filip và vợ thích bánh chưng, háo hức đón Giao thừa (VNN 9/2/2024)-Giao thừa sợ nhất của NSND Lan Hương và ông xã Đỗ Kỷ (VNN 9/2/2024)-Hành khách thảnh thơi rời TP.HCM về quê ngày 30 Tết (VNN 9/2/2024)-Mang Tết đến với hơn 1.000 người đang thi công sân bay Long Thành (VNN 9/2/2024)-Xuyên Tết ở sân bay Long Thành, nhiều cặp vợ chồng cùng đón giao thừa (VNN 9/2/2024)-Dự báo thời tiết 9/2/2024: Miền Bắc còn rét mạnh, Trung Bộ mưa to nhiều nơi (VNN 9/2/2024)-
- Kinh tế: Trung Quốc: doanh nghiệp phải duy trì giá rẻ để giữ chân người tiêu dùng (KTSG 9/2/2024)-Hành trình biến rác thải nhựa trở thành tài nguyên xanh (KTSG 9/2/2024)-Khơi thông cửa ngõ TPHCM qua những công trình BOT (KTSG 9/2/2024)-Châu Âu đạt được thỏa thuận về quyền sửa chữa hàng hóa cho người tiêu dùng (KTSG 9/2/2024)-Muôn vẻ linh vật rồng Tết Giáp Thìn 2024 (KTSG 9/2/2024)-Quyền gìn giữ nét xuân xưa (KTSG 9/2/2024)-Chốt năm Quý Mão, tỷ phú Phạm Nhật Vượng số 1, ông Trương Gia Bình bứt phá (KTSG 9/2/2024)-Xuyên Tết ở sân bay Long Thành, nhiều cặp vợ chồng cùng đón giao thừa (VNN 9/2/2024)-Trước kỳ nghỉ Tết, loạt doanh nghiệp, công ty chứng khoán nhận án phạt nặng (VNN 9/2/2024)-Chợ hoa Tết xả hàng vẫn vắng người mua, ông chủ cũng trở nên 'cáu gắt' (VNN 9/2/2024)-'Hô biến' cây dại mọc đầy đường thành bonsai giá tiền triệu, đắt khách dịp Tết (VNN 9/2/2024)-Tiêu thụ điện giảm mạnh dịp Tết, cảnh báo điện tái tạo sẽ phải xả bỏ (VNN 9/2/2024)-Phản ứng của khách Nhật lần đầu thưởng thức món trứng vịt lộn ở Việt Nam (VNN 9/2/2024)-Dự báo thời tiết 9/2/2024: Miền Bắc còn rét mạnh, Trung Bộ mưa to nhiều nơi (VNN 9/2/2024)-
- Giáo dục: Chuyện thưởng Tết và kỷ niệm đón giao thừa ấm lòng của thầy cô nơi đảo xa (GD 9/2/2024)-Nhiều trường ĐH đứng trước nguy cơ phải dừng đào tạo tiến sĩ do thiếu GS, PGS (GD 9/2/2024)-Thực hiện tự chủ, trường đại học đang phải tuân thủ một “rừng” luật, nghị định (GD 9/2/2024)-Tết và nỗi nhớ quê hương của du học sinh nơi xứ người (GD 9/2/2024)-Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên cần đảm bảo phủ đều và trọng điểm (GD 9/2/2024)-Có tiết thao giảng chuyên đề "diễn" nhiều quá, thành gánh nặng cho giáo viên (GD 9/2/2024)-Đôi điều băn khoăn về đề minh hoạ tốt nghiệp từ năm 2025 môn Ngữ văn (GD 9/2/2024)-Sinh viên quốc tế ở lại ăn Tết Việt Nam: Mở YouTube... gói bánh chưng, làm nem (VNN 9/2/2024)-
- Phản biện: Năm Thìn tìm hiểu những thần thoại về con Rồng (VNN 9/2/2024)-Trần Tuấn- Oai phong trên mạng xã hội và cái kết chốn lao tù (VNN 9/2/2024)-'Chấn hưng văn hóa' ngay từ những chuyện nhỏ (TVN 7/2/2023)-Đỗ Hải-Phòng, chống tham nhũng không còn tình trạng “tắm từ vai trở xuống” (GD 7/2/2024)-Thành An-Khi bí thư tỉnh ủy bị khai trừ Đảng (VNN 6/2/2024)-Nguyễn Văn Đáng-Quanh chuyện lì xì, chúc Tết (TVN 6/2/2024)-Nguyễn Huy Viện-Chính phủ ban hành bốn phương pháp định giá đất (KTSG 6/2/2024)-Một thời kỳ thịnh vượng phía trước đang chờ đón chúng ta (TVN 5/2/2024)-Đinh Đức Sinh
- Thư giãn: Những chuyện đời thường thú vị của nhà báo Nguyễn Phú Trọng (VNN 9/2/2024)-Ô tô cổ 91 tuổi của tay đua Thụy Sĩ hỏng hộp số, thợ Việt ra tay "giải cứu" (VNN 5/2/2024)-Những điều kỳ lạ ở đảo quốc nhỏ bé nơi người dân to béo bậc nhất thế giới (VNN 30/1/2024)-
Năm 2024 được coi là năm của con Rồng. Dưới đây là vài truyền thuyết điển hình có liên quan tới loài vật này trong đời sống văn hóa các quốc gia phương Đông.
Trong quan niệm xa xưa ở các quốc gia phương Đông, rồng là loài có sức mạnh to lớn khi được miêu tả “có thể thổi ra mây; điều khiển các mùa; cai trị vùng nước ở các sông hồ, kênh rạch hay thậm chí ở biển”. Tại hai quốc gia là Trung Quốc và Việt Nam, rồng được xếp vào danh sách 12 con giáp.
Vì rồng được người dân nhiều quốc gia phương Đông sùng kính, nên cũng có vô số truyền thuyết gắn liền với loài vật này.
Ở Trung Quốc
Truyền thuyết phổ biến có liên quan tới con rồng ở Trung Quốc xa xưa thường là về Long vương (Vua rồng), tức những vị thần có đầu rồng cai trị các vùng nước ở sông hồ, kênh rạch hay biển. Nơi sinh sống của các Long vương thường là Long Cung (còn có tên khác là Thủy Cung, Thủy Phủ).
Trong quan niệm của người Trung Quốc cổ xưa, nơi các Long Vương sinh sống là bốn vùng biển ứng với bốn hướng gồm Đông Hải, Tây Hải, Nam Hải và Bắc Hải. Mỗi vùng biển này đều do một vị Long Vương cai quản. Những vị Long vương này đều có khả năng hô mưa gọi gió, giúp người nông dân bảo vệ mùa màng khỏi nạn hạn hán...
Ngoài ra, rồng cũng được người Trung Quốc xếp vào hàng “Tứ linh” cùng với một số loài vật khác như Phượng (con chim Phượng hoàng); Lân (con Kỳ lân) và Quy (tức con rùa), hay xuất hiện trong sự tích về 12 con giáp.
Rồng trong truyền thuyết Nhật Bản
Thần thoại nổi bật về loài rồng được người dân Nhật Bản truyền tai nhau là trận chiến giữa rồng 8 đầu 8 đuôi (một số dị bản ghi là rắn) Orochi và thần bão tố Susanoo.
Chuyện kể rằng, Susanoo bị chị mình là thần mặt trời Amaterasu đuổi khỏi Thiên đình. Khi đi tới sông Hii thuộc địa phận tỉnh Izumo, Susanoo gặp hai vợ chồng thần đất Kunitsukami đang ngồi đó than khóc. Sau khi hỏi chuyện, ông biết được việc cặp vợ chồng thần đất trên hàng năm phải cống nạp một người con gái cho rồng Orochi, và sắp tới sẽ phải cống nạp người con gái thứ 8 và cũng là cuối cùng tên Kushinadahime.
Thấy vậy, Susanoo liền hỏi cưới Kushinadahime, và biến cô này thành một chiếc lược cài vào tóc. Sau đó, ông nhờ vợ chồng thần đất chuẩn bị 8 vò rượu sake có nồng độ cao để dụ rồng Orochi uống. Khi Orochi đã say ngà ngà vì thưởng thức rượu, Susanoo cầm đao lao ra kết liễu con quái vật.
Tại Việt Nam
Ngoài câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” có nội dung liên quan tới Lạc Long Quân và Âu Cơ nói về nguồn gốc người Việt, thì ở Việt Nam còn có truyền thuyết về Vịnh Hạ Long.
Truyền thuyết kể rằng khi người Việt mới lập nước đã bị nạn ngoại xâm. Ngọc Hoàng cai trị trên thiên đình thấy vậy, liền sai rồng mẹ cùng một đàn rồng con xuống hạ giới giúp người Việt bảo vệ đất nước. Khi thuyền giặc tiến ào ạt vào bờ, thì đàn rồng cũng bay xuống hạ giới và nhanh chóng đánh tan quân ngoại xâm.
Sau khi đánh thắng quân giặc, đàn rồng đã không quay về trời mà quyết định ở lại hạ giới. Về sau, nơi Rồng Mẹ đáp xuống được người dân Việt gọi là Vịnh Hạ Long.
NGUỒN: Năm Thìn tìm hiểu những thần thoại về con Rồng (VNN 9/2/2024)-Trần Tuấn [https://vietnamnet.vn/nam-thin-tim-hieu-mot-so-than-thoai-ve-con-rong-2246488.html]
TIN LIÊN QUAN:
- Bắt được thủy quái đầu sư tử, thân rồng ở Na Uy [https://vietnamnet.vn/bat-duoc-thuy-quai-dau-su-tu-than-rong-o-na-uy-568233.html]
- Trẻ sinh năm rồng đem lại may mắn cho cha mẹ? [https://vietnamnet.vn/tre-sinh-nam-rong-dem-lai-may-man-cho-cha-me-57956.html]
- Tránh ngày sinh xấu cho trẻ năm Rồng [https://vietnamnet.vn/tranh-ngay-sinh-xau-cho-tre-nam-rong-55589.html]
- Sự khác biệt về con Rồng giữa phương Đông và phương Tây [https://vietnamnet.vn/su-khac-biet-ve-con-rong-giua-phuong-dong-va-phuong-tay-2244449.html]
- Cận cảnh hóa thạch 'rồng biển' 180 triệu năm tuổi, hộp sọ nặng 1 tấn [https://vietnamnet.vn/can-canh-hoa-thach-rong-bien-180-trieu-nam-tuoi-hop-so-nang-1-tan-808163.html]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét