ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Video đặc nhiệm Ukraine tập kích giàn khoan của Nga trên Biển Đen (VNN 8/2/2024)-Video lính Hamas hạ sĩ quan Israel bằng súng bắn tỉa công phá (VNN 8/2/2024)-Ukraine công bố tổn thất của Moscow, nói Nga nã tên lửa Triều Tiên vào Kharkiv (VNN 8/2/2024)-Triều Tiên hủy bỏ mọi hợp tác kinh tế với Hàn Quốc (VNN 8/2/2024)-Mỹ tiêu diệt một chỉ huy người Iraq giữa thủ đô Baghdad (VNN 8/2/2024)-Phát hiện bom từ Thế chiến Hai, người dân Mỹ phải đi sơ tán (VNN 8/2/2024)-
- Trong nước: Nạn nhân nặng nhất vụ cháy chung cư mini: Tết thiếu đào, quất nhưng còn hy vọng (VNN 8/2/2024)-Tuyển Việt Nam: HLV Troussier 'tổng kết' gì năm hết Tết đến?(VNN 8/2/2024)-Rồng vàng Thăng Long rực rỡ trên bầu trời từ 2.024 chiếc flycam (VNN 8/2/2024)-Cảnh sát hình sự kể chuyện xuyên Tết truy bắt nhóm sát hại giám đốc trên ô tô (VNN 8/2/2024)-Liên tiếp xảy ra động đất tại Kon Tum ngày cận Tết (VNN 8/2/2024)-Lực lượng 979 Công an Khánh Hòa đánh mạnh vào tội phạm đường phố dịp Tết (VNN 8/2/2024)-Tạm giữ tài xế lấn tuyến gây tai nạn cho gia đình công nhân về quê ăn Tết (VNN 8/2/2024)-Dự báo thời tiết 8/2/2024: Miền Bắc rét đậm kèm mưa, Nam Bộ nắng nhiều (VNN 8/2/2024)-
- Kinh tế: Đã có 8 máy bay Airbus A321 Neo tháo động cơ để kiểm tra an toàn (KTSG 8/2/2024)-Khi tác phẩm AI có thể được bảo hộ bản quyền ở Hàn Quốc (KTSG 8/2/2024)-Ngân hàng lớn nhất Mỹ vẫn mở rộng chi nhánh giữa làn sóng số hóa (KTSG 8/2/2024)-AI – từ quá khứ đến tương lai! (KTSG 8/2/2024)-Điệu luân vũ bên thềm xuân (KTSG 8/2/2024)-Hai bộ Y tế và Công an thảo luận về quy định nồng độ cồn (KTSG 8/2/2024)-Đại gia Việt chi tỷ USD, viết tiếp giấc mơ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (VNN 8/2/2024)-Món quà đặc biệt của 9X miền Tây khiến trẻ em, người lao động nghèo xúc động (VNN 8/2/2024)-Đàn ông Hà Nội xếp hàng làm đẹp đón Tết từ 6h sáng (VNN 8/2/2024)-Quán rửa xe 10.000 đồng lạ lẫm ngày cận Tết, khách tới nườm nượp (VNN 8/2/2024)-'Đừng nghĩ tôi và Trấn Thành phải đánh nhau để giành doanh thu' (VNN 8/2/2024)-Loại gạo đặc biệt giá 1 triệu đồng/hạt, ‘đắt như tôm tươi’ ngày giáp Tết (VNN 8/2/2024)-Khách Tây ngắm gà ngậm hoa hồng, xem nấu xôi ở 'chợ nhà giàu' Hà Nội ngày Tết (VNN 8/2/2024)-'Thay áo mới' cho quả dừa, thầy giáo xứ Nghệ kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp Tết (VNN 8/2/2024)-Giá vàng hôm nay 8/2/2024: Vàng nhẫn lên đỉnh cao lịch sử mới (VNN 8/2/2024)-'Chuyện lạ' tại các cây ATM giáp Tết (VNN 8/2/2024)-Dân ‘thắt lưng buộc bụng’, giỏ hàng ăn Tết teo tóp (VNN 8/2/2024)-Giá xăng giảm mạnh trước Tết, RON 95 về sát mốc 23.000 đồng/lít (VNN 8/2/2024)-Quán phở Hà Nội thừa nhận sai lầm khi nhắn tin mắng thực khách 'té tát' (VNN 8/2/2024)-
- Giáo dục: Hợp tác quốc tế của trường nghề: Người trong cuộc nêu bất cập và đề xuất gỡ khó (GD 8/2/2024)-Lãnh đạo tỉnh, sở ngành tham gia vào HĐT giúp ĐH địa phương có nhiều thuận lợi (GD 8/2/2024)-Đề xuất Hội đồng trường có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công (GD 8/2/2024)-Nữ giáo sư người Việt đầu tiên của ĐH Việt - Pháp: Dấn thân để nuôi dưỡng đam mê (GD 8/2/2024)-Nữ sinh THPT chuyên Ngoại ngữ giành Học bổng toàn phần Chính phủ Nhật Bản (GD 8/2/2024)-Du học sinh Việt trải lòng chuyện ăn Tết xa nhà, nhớ da diết cảm giác sum vầy (GD 7/2/2024)-Nữ sinh đỗ đại học Mỹ với bài luận về thói quen cắt móng tay (VNN 8/2/2024)-
- Phản biện: 'Chấn hưng văn hóa' ngay từ những chuyện nhỏ (TVN 7/2/2023)-Đỗ Hải-Phòng, chống tham nhũng không còn tình trạng “tắm từ vai trở xuống” (GD 7/2/2024)-Thành An-Khi bí thư tỉnh ủy bị khai trừ Đảng (VNN 6/2/2024)-Nguyễn Văn Đáng-Quanh chuyện lì xì, chúc Tết (TVN 6/2/2024)-Nguyễn Huy Viện-Chính phủ ban hành bốn phương pháp định giá đất (KTSG 6/2/2024)-Một thời kỳ thịnh vượng phía trước đang chờ đón chúng ta (TVN 5/2/2024)-Đinh Đức Sinh-Giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo liệu có thực sự cần thiết? (GD 2/2/2024)-Hương Mai-
- Thư giãn: Ô tô cổ 91 tuổi của tay đua Thụy Sĩ hỏng hộp số, thợ Việt ra tay "giải cứu" (VNN 5/2/2024)-Những điều kỳ lạ ở đảo quốc nhỏ bé nơi người dân to béo bậc nhất thế giới (VNN 30/1/2024)-
Nên luật hóa việc nhận, tặng quà và thực hiện cơ chế giám sát chặt chẽ để tránh tình trạng bao thơ lì xì biến tướng.
Mừng tuổi, chúc Tết là nét đẹp văn hóa của người Việt
Ở nước ta, tục mừng tuổi xuất hiện từ lâu đời. Theo tác phẩm Việt Nam phong tục của nhà báo, nhà văn nổi tiếng Phan Kế Bính (1875 - 1921) thì “Cúng gia tiên xong con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu, mỗi đứa một vài đồng xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi”.
Tục mừng tuổi ở Việt Nam, đã trở thành một nét đẹp văn hóa đầu năm mới. Khi Tết đến Xuân về, mọi người thường bỏ tiền vào chiếc phong bao màu đỏ để mừng tuổi (chủ yếu cho trẻ em và người già), với ý nghĩa cầu mong điều may mắn, tốt lành, xua đuổi ma quỷ. Với trẻ em thì cầu chúc hay ăn chóng lớn, thông minh, học giỏi; với người già thì chúc sức khỏe dồi dào, an khang, trường thọ...
Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết còn gọi là tiền “mở hàng". Xưa còn có lệ tiền cho vào phong bao phải là tiền lẻ, ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều. Số tiền trong phong bao lì xì không nhiều, nhưng với cả người nhận và người trao lì xì đều mang đến cho nhau sự vui vẻ và mong ước cho nhau được đón nhận may mắn khi bước sang năm mới.
Từ hàng nghìn năm qua, mỗi dịp năm hết Tết đến, tục mừng tuổi đầu năm mới đã trở thành một mỹ tục của dân tộc, mọi người luôn trân trọng, gìn giữ bởi nó vừa mang ý nghĩa tình cảm vừa mang nghĩa tâm linh sâu sắc.
Tục mừng tuổi về sau, hình thành nhiều hình thức khác nhau. Nếu như trước kia việc trao nhận tiền mừng tuổi chỉ bắt đầu từ ngày mồng 1 Tết thì ngày nay, thời điểm trao nhận tiền mừng tuổi, tặng quà đã có sự thay đổi, thời gian thực hiện cả trước và sau Tết Nguyên Đán, đối tượng được chúc Tết nhiều trường hợp là cả cộng đồng. Như các tổ chức chính trị, xã hội và các tầng lớp nhân dân nói chung chúc Tết, tặng quà các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương, biển đảo của Tổ quốc; mừng thọ các bậc cao niên; tặng quà người có công, người nghèo và những người yếm thế...
Biến tướng của chúc Tết, tặng quà
Trước hết phải khẳng định, tục mừng tuổi đầu năm mới vẫn được đa số nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội kế thừa, duy trì, phát huy những giá trị tốt đẹp của nó một cách trong sáng, vô tư.
Tuy nhiên, không ít người đã lạm dụng và biến tướng phong tục chúc Tết thành những “biến chủng” độc hại trong xã hội, để thực hiện mục đích đầu tư quan hệ.
Nhiều năm nay, việc lợi dụng chúc Tết để “đầu tư quan hệ” đã trở thành vấn nạn và để lại nhiều hệ lụy. Năm nào Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ cũng đều ra chỉ thị “Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức...”.
Một công chức chia sẻ trên báo “...hầu hết mọi người vẫn không từ bỏ được hoặc không dám từ bỏ chuyện chúc Tết. Tôi là một công chức còn trẻ, mấy năm trước đều đến chúc Tết lãnh đạo cơ quan, năm nay tôi không đi lễ Tết các lãnh đạo nhưng lòng thấy không yên”.
Một nhà báo viết rằng, “Quà biếu là gánh nặng đối với những người cấp dưới, những người tạo dựng mối làm ăn, những người muốn thăng quan tiến chức, những người muốn thoát khỏi trách nhiệm của mình, những người cậy nhờ người có quyền chức việc này, việc nọ ...”.
Ông Lê Như Tiến, ĐBQH Khóa XII và Khóa XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội chia sẻ: “Tôi thấy rằng, chúng ta cũng không nên quá cực đoan về chuyện là có nên hay không nên biếu quà Tết cho cấp trên và biếu quà lẫn nhau. Trước hết, quà Tết cũng như là quà bình thường trong những dịp trọng đại, đó là nét đẹp truyền thống, nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta”.
Nhưng, vấn đề đáng lo ngại là sự biến tướng. Đó là hối lộ trá hình, nó biến cái đẹp của người Việt Nam thành những mưu đồ mang tính vụ lợi, thì chúng ta cần phê phán và không được ngăn chặn sẽ gây những hệ lụy khôn lường, đặc biệt đây sẽ là cơ hội, là “đất sống” cho tệ tham nhũng, hối lộ.
Nhận định của ông Lê Như Tiến rất chính xác. Các đại án tham nhũng kit xét nghiệm Việt Á, Chuyến bay giải cứu; của doanh nghiệp là những minh chứng không thể chối cãi.
Ở hầu hết các quốc gia văn minh, quan chức thậm chí nguyên thủ nhận quà biếu là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, ở các quốc gia đó luật pháp quy định chặt chẽ, nghiêm minh, rạch ròi và cơ quan thực thi pháp luật giám sát rất chặt chẽ việc nhận quà. Tài khoản của nguyên thủ quốc gia và mọi quan chức cũng như người dân được giám sát rất khắt khe.
Bởi vậy, muốn tiếp tục tại vị chức vụ đang đảm nhiệm, từ nguyên thủ quốc gia đến mọi công chức đều tự giác khai báo trung thực quà biếu. Theo quy định, của pháp luật, quà biếu có giá trị ở mức nào nguyên thủ hoặc công chức được nhận, ở mức nào phải tự nguyện, tự giác xung công quỹ.
Để xóa bỏ tình trạng dùng danh nghĩa chúc Tết, tặng quà nhằm mục đích “đầu tư quan hệ” để vụ lợi, không chỉ dừng lại ở các chỉ thị của các cơ quan có thẩm quyền về việc cấm đi chúc Tết, tặng quà cơ quan, lãnh đạo cấp trên mà phải luật hóa các hình thức tặng và nhận quà, đi kèm với nó là cơ chế để các cơ quan pháp luật cùng các tổ chức chính trị, xã hội và người dân giám sát chặt chẽ.
Đồng thời thực hiện cải cách mạnh mẽ công tác quy hoạch, lựa chọn, bổ nhiệm nhận sự; xóa bỏ chế độ xin - cho trong phân bổ nguồn lực. Phải thật lòng, thực chất và quyết liệt trong việc thực hiện công khai minh bạch hai lĩnh vực này.
Thực hiện tốt các giải pháp trên đây không chỉ giữ gìn những trị tốt đẹp, trong sáng phong tục chúc Tết của dân tộc mà còn xóa bỏ được vấn nạn biến tướng chúc Tết, tặng quà để đầu tư quan hệ nhằm mục đích trục lợi; góp phần phòng chống tham nhũng hiệu quả, căn cơ; xây dựng bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch mà Đảng đang quyết tâm xây dựng.
Nguyễn Huy Viện
NGUỒN:Quanh chuyện lì xì, chúc Tết (TVN 6/2/2024)-Nguyễn Huy Viện [https://vietnamnet.vn/quanh-chuyen-li-xi-chuc-tet-2247604.html]
TIN LIÊN QUAN:
- Tín ngưỡng bị trục lợi làm méo mó văn hóa tâm linh [https://vietnamnet.vn/tin-nguong-bi-truc-loi-lam-meo-mo-van-hoa-tam-linh-2244586.html]
- Vun đắp văn hóa ngay trong mỗi gia đình [https://vietnamnet.vn/vun-dap-van-hoa-ngay-trong-moi-gia-dinh-2233194.html]
- Tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển văn hoá [https://vietnamnet.vn/coi-troi-cho-van-hoa-2138857.html]
- Truyền cảm hứng từ những câu chuyện tốt đẹp [https://vietnamnet.vn/truyen-cam-hung-tu-nhung-cau-chuyen-tot-dep-2233200.html]
Nói chấn hưng văn hóa thấy to tát, nhưng đặt trong những hoàn cảnh cụ thể của đời sống sẽ thấy nó thực sự có ý nghĩa thiết thực.
Trong kinh doanh, có một câu nói được xem như khẩu hiệu: “Làm dịch vụ là phải biết phục vụ; không biết phục vụ thì đừng làm dịch vụ”. Các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản hay trong khu vực như Thái Lan, Indonesia đã sớm nhận ra chân lý này và họ đã xây dựng thương hiệu quốc gia với văn hoá phục vụ lịch thiệp, văn minh thật ấn tượng và đáng học hỏi.
Điều này có thể thấy rõ khi khách du lịch đến những quốc gia này luôn cảm thấy hài lòng và muốn quay lại.
Trong khi đó, Việt Nam có nhiều phong cảnh hữu tình, món ăn ngon và đa dạng, người dân hiếu khách, nhưng những thế mạnh đó lại chưa đủ hấp dẫn du khách quay trở lại như nhiều quốc gia khác.
Trong năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa sau khi đã đón gần 13 triệu khách du lịch quốc tế năm 2023. Như vậy là số khách du lịch quốc tế được dự báo gần như quay trở lại năm 2019, thời kỳ trước dịch.
Trước hoàn cảnh đó, chúng ta cần có nhiều biện pháp để vừa nâng cao chất lượng dịch vụ, vừa mở thêm nhiều dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Ví dụ, trong lĩnh vực du lịch còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để trong nhiều năm qua. Một loạt hiện tượng như xin tiền, vòi tiền boa, chặt chém, ép giá, “cò đặc sản”, đeo bám để bán hàng, “treo đầu dê bán thịt chó”… vẫn diễn ra ở nhiều nơi, kể cả những khu du lịch nổi tiếng.
Đi du lịch, ngoài nhu cầu nâng cao hiểu biết, du khách luôn mong muốn tìm thấy cảm giác thư giãn, thoải mái, hoà mình với cảnh sắc thiên nhiên; được vui vẻ hoà nhã với những người đồng hành, được trải nghiệm thú vị mà vẫn đảm bảo an toàn. Vậy mà không ít du khách bị “chuốc” cho cảm giác bực dọc, khó chịu, mất hết hứng thú bởi những hành vi không hề đẹp chút nào của những người làm việc trong ngành du lịch hoặc phục vụ khách du lịch.
Có thể thấy, nhận thức và văn hoá ứng xử yếu kém trong bất kỳ tổ chức nào một phần do chính năng lực của mỗi cá nhân, nhưng chắc chắn một phần trách nhiệm không nhỏ thuộc về cơ quan quản lý các cấp.
Mới đây, có đề án mấy nghìn tỷ đồng để chấn hưng văn hoá thu hút được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Số tiền này quá lớn và quá lãng phí nếu không được sử dụng đúng mục đích và nhu cầu của người dân và xã hội. Nhưng nếu văn hoá thật sự được “chấn hưng” đúng nghĩa và có thể đo lường được kết quả trong một khoảng thời gian nhất định, thì việc sử dụng mấy nghìn tỷ là hoàn toàn xứng đáng.
Mong các nhà lãnh đạo và cơ quan quản lý đặc biệt chú trọng việc “chấn hưng” thế nào để nâng cao chất lượng phục vụ thông qua cách ứng xử của các nhân viên trong ngành cũng như nhận thức và trình độ văn hoá của người dân.
Điều này không phải chỉ để làm “trang sức” đánh bóng hay PR mà để con người hành xử với nhau một cách nhân văn và hiệu quả, giúp mang lại lợi ích trực tiếp cho xã hội. Trong những hành trình thăm quan, du khách sẽ được đối đãi niềm nở, ân cần, chân thật. Trong ấn tượng của du khách, những hình ảnh lịch sự, văn minh và đẹp đẽ về cảnh vật và con người mà họ đã gặp sẽ còn in dấu và trở thành những câu chuyện lan truyền có sức hút mạnh mẽ. Lúc đó, kết quả mà chúng ta thu được còn mang lại giá trị lớn hơn nhiều so với con số đề xuất của đề án.
Để làm được như vậy, cần tổ chức các lớp học, các khoá tập huấn dành riêng cho các nhóm đối tượng như người phục vụ, người bán hàng, người lái xe (lái đò, thuyền), người lao công, bảo vệ và cả người dân ở các khu du lịch.
Mở rộng ra hơn nữa, thậm chí các viên chức-công chức (đặc biệt là những người làm công việc tiếp dân) cũng rất cần được trang bị thêm kiến thức và kỹ năng xử lý trong công việc giao tiếp với Nhân dân.
Có thể Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần kết hợp với nhau để cùng xây dựng và thực hiện các chương trình “chấn hưng văn hoá” cho toàn xã hội một cách thiết thực và ý nghĩa.
Các cơ quan ban ngành từ cấp trung ương đến địa phương đều cần lắp đặt những “đường dây nóng” tiếp nhận phản ánh của nhân dân để xử lý các kiến nghị của dân. Ở những nơi công cộng, cần đặt biển ghi rõ số điện thoại đường dây nóng để người dân biết và phản ánh kịp thời.
Để đánh giá hiệu quả của chương trình cũng không quá khó. Bởi một khi các cơ quan chức năng cùng bắt tay thực hiện đồng loạt, tổ chức một cách bài bản, chuyên nghiệp và kỷ luật, có thể chỉ vài năm sau đã “nghiệm thu” được thành quả thông qua việc phản ánh của người dân, nhất là những người sử dụng dịch vụ.
Bên cạnh việc nâng cao hiểu biết và hướng dẫn cách ứng xử văn minh, lịch sự cho người lao động, đặc biệt nhấn mạnh vào việc xây dựng những chế tài, các mức độ xử phạt nghiêm minh đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm.
Đừng chỉ phạt như kiểu “lấy lệ”, phạt “cho có” với vài trăm nghìn hay vài triệu rồi tha về, bởi hình thức đó sẽ không đủ sức răn đe mà còn khiến nhiều người “nhờn” thuốc.
Từ giữa năm ngoái, Việt Nam chính thức áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước và vùng lãnh thổ với thời hạn lưu trú lên đến 90 ngày và có giá trị nhập cảnh nhiều lần và đồng thời nâng thời hạn tạm trú đối với các nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực lên 45 ngày.
Du lịch Việt Nam đứng thứ 52 trên 117 nền kinh tế trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau bốn nước Singapore (9), Indonesia (32), Thái Lan (36), Malaysia (38).
Chúng ta hoàn toàn có thể nâng hạng cạnh tranh qua việc chấn hưng chất lượng phục vụ song song với việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch để giúp ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Cho nên, nói chấn hưng văn hóa thấy to tát, nhưng đặt trong những hoàn cảnh cụ thể của đời sống thì thấy nó thực sự có ý nghĩa thiết thực.
Đỗ Hải
NGUỒN: 'Chấn hưng văn hóa' ngay từ những chuyện nhỏ (TVN 7/2/2023)-Đỗ Hải [https://vietnamnet.vn/chan-hung-van-hoa-ngay-tu-nhung-chuyen-nho-2247941.html]
TIN LIÊN QUAN:
- Vẻ đẹp của hoa hậu [https://vietnamnet.vn/ve-dep-cua-hoa-hau-2239150.html]
- Tín ngưỡng bị trục lợi làm méo mó văn hóa tâm linh [https://vietnamnet.vn/tin-nguong-bi-truc-loi-lam-meo-mo-van-hoa-tam-linh-2244586.html]
- Truyền cảm hứng từ những câu chuyện tốt đẹp [https://vietnamnet.vn/truyen-cam-hung-tu-nhung-cau-chuyen-tot-dep-2233200.html]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét