ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Hình ảnh Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đối thoại cùng 20 lãnh đạo nền kinh tế APEC (VNN 17/11/2023)- Video Ukraine bắn nổ hàng loạt xe thiết giáp Nga quanh 'chảo lửa' Avdiivka (VNN 17/11/2023)-Ông Zelensky thừa nhận xe tăng Abrams không làm thay đổi cục diện chiến trường (VNN 17/11/2023)-Lời thừa nhận ‘không thành công’ của Thủ tướng Israel (VNN 17/11/2023)-Israel nói châu Âu nên tham gia xung đột, Mỹ phản đối không kích bệnh viện (VNN 17/11/2023)-Tướng Iran tuyên bố sẽ làm ‘mọi điều cần thiết’ hỗ trợ cho Hamas (VNN 17/11/2023)-Trung Quốc đề nghị Nhật tái khẳng định quan hệ chiến lược (VNN 17/11/2023)-Nga cảnh báo cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Mỹ (VNN 17/11/2023)-
- Trong nước: Thừa Thiên Huế hứng đợt lũ lớn nhất 10 năm qua, miền Trung mưa đến khi nào? (VNN 17/11/2023)-Động đất ở biên giới Trung Quốc - Myanmar, nhà cao tầng tại Hà Nội rung lắc (VNN 17/11/2023)-Nhận diện lừa đảo giả mạo biên lai chuyển tiền thành công (VNN 17/11/2023)-Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bí thư Quảng Nam Phan Việt Cường (VNN 17/11/2023)-Tạo điều kiện để dân tiếp cận nhà ở, không hợp thức hóa sai phạm chung cư mini (VNN 17/11/2023)-
- Kinh tế: ExxonMobil tham vọng trở thành nhà sản xuất lithium hàng đầu cho pin xe điện (KTSG 17/11/2023)-Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 vẫn vướng mặt bằng do bố trí tái định cư chậm (KTSG 17/11/2023)-Ba chiến lược giúp WinCommerce đạt tăng trưởng bền vững (KTSG 17/11/2023)-‘Tài sản hóa’ dữ liệu tại Việt Nam: Tại sao mãi dùng dằng (KTSG 17/11/2023)-Podcast 17-11-2023: Cung vượt xa cầu ‘đẩy’ người nuôi cá tra vào cảnh thua lỗ! (KTSG 17/11/2023)-Đề xuất thay đổi nhiều quy định liên quan đến quản lý ô tô vận tải (KTSG 17/11/2023)-Bán căn hộ không chỗ gửi xe: Chủ đầu tư phải chứng minh bằng được 'hầm của tôi' (VNN 17/11/2023)-Bất ngờ về chủ nhân loạt nhà phố cổ Hội An bị ngân hàng rao bán (VNN 17/11/2023)-Đóng BHXH như thế nào để đảm bảo lương hưu đủ sống? (VNN 17/11/2023)-Trải nghiệm đẳng cấp ở trung tâm mua sắm trang sức thông minh DOJI (VNN 17/11/2023)-Sẵn 5 tỷ đồng, nên đầu tư căn hộ chung cư hay mua đất nền ven Hà Nội? (VNN 17/11/2023)-
- Giáo dục: Chỉ tiêu tăng hơn 337%, ĐH GTVT TP.HCM lý giải "do được tự xác định chỉ tiêu" (GD 17/11/2023)-Thứ trưởng Bộ GDĐT: Sự chuyển mình từ bên trong của GDĐH sau 10 năm đổi mới (GD 17/11/2023)-Tới năm 2030, toàn quốc có khoảng 50 trường đại học đào tạo giáo viên (GD 17/11/2023)-Lan truyền đề thi tham khảo môn Toán kỳ thi tốt nghiệp năm 2025, Bộ GDĐT nói gì? (GD 17/11/2023)-Tự chủ chi thường xuyên, học phí không tăng, Trường ĐH Y Dược Hải Phòng gặp khó (GD 17/11/2023)-Làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Giám đốc ĐHQG TP.HCM nêu 6 kiến nghị (GD 17/11/2023)-Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chúc mừng Sở GD&ĐT TP.HCM (GD 17/11/2023)-Vì sao hàng triệu giáo viên mong chờ đợt cải cách tiền lương từ 01/7/2024? (GD 17/11/2023)-Chúng tôi đi họp phụ huynh không bị ám ảnh tiền đóng góp tự nguyện (GD 17/11/2023)-Mức vay tín dụng SV thấp, hạn chế đối tượng, đại diện ngân hàng CSXH nói gì? (GD 17/11/2023)-Cần có cách nhìn, đầu tư, chỉ đạo mới đối với xã hội hóa giáo dục (GD 17/11/2023)-Tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội: Nên 3 hay 4 môn? (GD 17/11/2023)-Hòa Bình: Kê khai tài sản, thu nhập lãnh đạo Sở GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc (GD 17/11/2023)-Kiên trì mục tiêu đổi mới theo tinh thần NQ 29, nâng cao chất lượng nền giáo dục (GD 16/11/2023)-Vũ Ngọc Hoàng-PGS.TS Hoàng Tùng làm Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội (VNN 17/11/2023)-2.000 hồ sơ chỉ chọn được 100 và chuyện ‘thừa thầy thiếu thợ’ (VNN 17/11/2023)-Hiệu trưởng viết thư xin đổi quà ngày 20/11 nhận niềm vui bất ngờ (VNN 17/11/2023)-
- Phản biện: Sự thật về câu chuyện 'Văn Cao tức giận, đuổi Phạm Duy đi' (VNN 15/11/2023)-Văn Thao-Cần có quy định rõ ràng và xử lý nghiêm khắc các vi phạm về liêm chính khoa học (GD 14/11/2023)-Tuệ Nhi-Giáo dục vị nhân sinh hay vị học thuật? (GD 14/11/2023)-Hương Sáng-Chất vấn ở Quốc hội: Đi đến cùng để gỡ đến cùng (TVN 13/11/2023)-Tư Giang-GDP sẽ tăng hàng trăm tỷ USD khi đất đai được tính đúng, tính đủ (TVN 12/11/2023)-Đinh Đức Sinh-Cải cách thể chế để cán bộ dám làm, dám chịu trách nhiệm (TVN 11/11/2023)-Nguyễn Huy Viện-Nút thắt thể chế quanh chuyện GDP (TVN 10/11/2023)-Tư Giang-
- Thư giãn: Hình ảnh cuộc sống của gia đình có 199 thành viên ở Ấn Độ (VNN 13/11/2023)-Cuộc sống nơi núi rừng của nàng dâu Mỹ yêu say đắm tiếng Việt (VNN 1/1/2023)-
Ý KIẾN CỦA MỘT SỐ FACEBOOKER QUA VỤ BẮT ÔNG
LƯU BÌNH NHƯỠNG
BTV Tiếng Dân / TD 16-11-202
Ông Nhưỡng (Lưu Bình Nhưỡng) cán bộ cấp cao của thể chế, của hệ thống chính trị đang cai trị xứ này, có dính dáng tới giang hồ, xã hội đen hay không như công an và báo chí mậu dịch thông tin thì tôi không rõ; tự thâm tâm, nghĩ một người như ông Nhưỡng khó mà can tội ấy. Nhưng không tội này sẽ có tội khác, chẳng hạn trốn thuế, giống Hải điếu cày, Trần Vũ Hải. Xứ này đứa nào mà chả... trốn thuế. Càng lắm tiền, đại gia, càng trốn thuế tợn.
Cũng đã kha khá lâu, hồi ông Nhưỡng lặn lội về làng Hoành, xã Đồng Tâm đầu năm 2020, tôi có biên mấy chữ trên phây búc, rằng "đương sự" Nhưỡng sớm muộn cũng bị bắt, bởi can tội đứng về phía dân, bênh vực dân, đi ngược lại dòng chủ lưu.
Giờ thì đại biểu nhân dân Lưu Bình Nhưỡng đã trở thành bị can Lưu Bình Nhưỡng. Chỉ có điều, không phải ai bị bắt cũng là người xấu. Nhưỡng là trường hợp này.
***
Kim Văn Chính: Loạn chăng?
Tôi biết, theo luật pháp Việt Nam, đại biểu Quốc hội do dân bầu và giữ các trọng trách trong Quốc hội, cũng còn có quyền nhất định gọi là "bất khả xâm phạm".
Do vậy, nếu muốn bắt, hoặc tiếp theo là xử án các cựu đại biểu Quốc hội, thì đầu tiên là Quốc hội hoặc cơ quan được ủy quyền là Thường vụ Quốc hội, phải ra quyết định bãi miễn chức vụ dân bầu đại biểu Quốc hội.
Mới đây, Công an Thái Bình ngang nhiên bắt giam ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên đại biểu Quốc hội, và hiện nay ông vẫn giữ chức Phó Ban dân nguyện của Quốc hội dù không còn là đại biểu Quốc hội nữa.
1. Nếu ông Nhưỡng thực sự có tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, phải bắt giam ngay từ khi chưa xử án, ta thấy xã hội loạn ở chỗ ông ấy đức cao vọng trọng, chém gió như điên trên Quốc hội, hóa ra chỉ là một anh đạo đức giả.
2. Công an Thái Bình quá đà hoặc theo lệnh ai đó đã cường điệu hóa tội danh của ông Nhưỡng, bắt giam không cần thiết, lại đưa rộng lên mặt báo như thế này (trong khi tội của ông chỉ khi tòa án kết luận mới thành tội), thì đất nước cũng loạn ở chỗ, để ngành công an và báo chí có thể hãm hại một người lành như vậy...
***
Dương Quốc Chính: Bảo kê của bảo kê
Nhiều người hỏi mình về vụ ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt. Mình trả lời nhanh là chắc lý do bị bắt, như nhiều vụ tương tự, không phải là bản chất, đại khái như 2 bao cao su thôi. Lý do thật người ta không thể, không muốn công bố.
Còn bình luận về lý do được công bố, mình DỰ ĐOÁN thế này. Ông Nhưỡng dân Thái Bình, nên chắc có mối quan hệ với chú xã hội đen đồng hương kia, chú đó làm bảo kê các mỏ cát.
Chú đó có thể đã mượn danh ông Nhưỡng để đe dọa các doanh nghiệp khác, thậm chí đe cả cơ quan chức năng, chuyện này khá phổ biến ngoài xã hội. Đại khái nó chém: Tao là cháu chú Nhưỡng, chúng mày muốn bay chức về quê chăn gà không?
Nếu chú Nhưỡng không tham gia trực tiếp, không xác nhận chuyện đó thì coi như thằng kia giang hồ mõm (bọn này mới đông). Nhưng CÓ LẼ anh Nhưỡng cũng đã từng tham gia xác nhận mối quan hệ kia. Đại khái tham gia bữa nhậu chung, rồi cũng làm gì đó hay nói gì đó để BẢO KÊ CHO BẢO KÊ, mà bị lưu lại bằng chứng.
Thường các quan chức cũng hay có những mối quan hệ kiểu này, có thể là thằng em, thằng cháu làm công tác xã hội thật, nhiều khi chỉ là quan hệ xã hội bình thường thôi, giúp nhau vô tư, tiền nong không được bao nhiêu. Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu bị lưu lại làm bằng chứng hoặc bị bẫy về mối quan hệ không được trong sáng này.
Bẫy bằng xã hội đen cũng như bẫy bằng gái thôi. Có thể chỉ là quan hệ ngoài luồng trên mức tình cảm chút. Nếu là cha căng chú kiết thì chả ai quan tâm, nhưng nếu là đang bị soi, tìm cớ để đánh, thì sẽ là cơ hội tốt.
Mình chỉ dự đoán câu chuyện bên trên, vì thực tế CA thường không bao giờ bịa tội danh đâu, đều đúng hoặc gần đúng cả, chẳng qua nó không phải là lý do thực tế dẫn tới bắt bớ.
***
Trương Nhân Tuấn: Đọc tin trên báo thấy là ông nghị Lưu Bình Nhưỡng đã bị bắt vì tội "cưỡng đoạt tài sản". Thật hay không, vụ "cưỡng đoạt tài sản", chỉ có trời và công an biết. Điều tôi biết chắc chắn là, có một tổ chức chính trị, không chỉ "cưỡng đoạt tài sản" của toàn dân, tổ chức này còn tước đoạt quyền sở hữu đất đai của người dân, chiếm đoạt mọi quyền sống tối thiểu của người dân.
Tổ chức này gây tội ác mà lấy hết "trúc nam sơn" làm bút cũng không đủ để viết hết tội ác mà tổ chức đã gây ra. Vậy mà không một thế lực nào dám đụng đến tổ chức này hết cả. Tổ chức đó là tổ chức nào?
***
Trần Thanh Cảnh: Củng cố thêm nhận định, trong hoàn cảnh hiện nay, các quan chức ai cũng có thể vào lò, bất cứ lúc nào!
***
Võ Xuân Sơn: Thông tin lờ mờ
Sáng ra, đọc ngay được thông tin ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt, vì tội cưỡng đoạt tài sản. Hơi bất ngờ một chút, vì ngay lúc đó không nhớ rõ ông ấy còn là Đại biểu Quốc hội hay không.
Thế rồi sau đó, đọc được vài bài viết, thể hiện sự buồn bã vì ông ấy bị bắt. Nhưng rồi lại đọc được những bài viết hả hê với việc ông ấy bị bắt. Những người không có thông tin như tôi, chắc cũng chẳng biết thông tin đúng là gì. Đã từ lâu, những tội trạng được công bố khi bắt những người nổi tiếng không làm cho người ta tin. Hầu hết đều nghĩ rằng đó chỉ là cái cớ.
Mà thôi, cũng đâu có gì để mà bàn luận. Công lí và niềm tin ở xã hội này là những thứ mà chúng ta chỉ nghe nói, tưởng tượng ra, chứ khi nhìn, sờ thấy nó thì bộ mặt nó thật là kinh khủng khiếp. Trong xã hội ngày nay, điều còn có thể làm cho chúng ta tin tưởng nhất, khốn nạn thay, đó lại chính là cảm tính. Chúng ta chỉ có thể tin vào cái cảm tính, do trực giác mang lại.
Mà cái cảm tính nó sẽ không biết xoay theo chiều nào, khi bản thân người, vật, sự việc… không có màu sắc rõ ràng. Khi nó lờ nhờ, đen không ra đen, trắng chẳng ra trắng, hay còn gọi là “sọc dưa”, thì không thể biết nó là cái gì, nó như thế nào.
***
Thái Hạo: Lướt Facebook, vừa bấm hủy kết bạn với vài người trong danh sách bạn bè khi tình cờ thấy họ hả hê với tin ông Nhưỡng bị bắt. Tôi không rõ thực hư, nhưng đã chán những kẻ mà gặp ai cũng chửi. Không muốn nhìn thấy nữa những người đã mất hết niềm tin vào con người và cuộc sống, ai chưa bị hủy kb thì xin tự rời đi cho.
***
Chu Mộng Long: LƯU BÌNH NHƯỠNG DÍNH VÀO XÃ HỘI ĐEN
Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện Quốc hội, nguyên đại biểu Quốc hội nhiều khoá, bị bắt về tội cưỡng đoạt tài sản.
Theo thông tin báo chí, việc bắt ông Nhưỡng là kết quả mở rộng điều tra vụ án Cường quắt. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Băng nhóm xã hội đen Cường quắt "sở hữu trái phép" các bãi cát để bảo kê, ăn chặn hàng chục tỉ đồng của các doanh nghiệp khai thác cát.
Thật khó hiểu khi một quan chức của Quốc hội dính vào xã hội đen. Ẩn số nằm ở cái gọi là "sở hữu trái phép" kia chăng? Lưu ý, theo báo chí và thông tin từ Bộ Công an, các doanh nghiệp bị cưỡng đoạt tài sản, tức bị hại, trong vụ án này không phải là "cát tặc" mà là khai thác hợp pháp theo giấy phép của UBND Tỉnh.
Một băng nhóm xã hội đen lộng hành, có sức mạnh cao hơn chính quyền địa phương thì chỉ có thể nấp dưới bóng ông trùm bảo kê ở trung ương. Lưu Bình Nhưỡng là ông trùm này? Ông giúp cho đám xã hội đen có cái "quyền sở hữu" các bãi cát ở Thái Bình?
Dư luận rất cảm tính khi dựa vào mấy phát ngôn "vì dân" của nhân vật nổi tiếng nào đó rồi phán đoán rằng vụ án chẳng qua là đấu đá nội bộ hay trả thù. Theo dõi Lưu Bình Nhưỡng, tôi thấy các phát ngôn của ông có "vì dân", nhưng không có phát ngôn nào gây "thù ghét" đối với chính quyền. Vì ông là người có chức quyền. Dân ta dễ rơi vào bẫy dân túy thật!
Triết gia M. Foucault nói: "Đừng tin vào ngôn ngữ!" Cá nhân tôi không tin vào phát ngôn của ông nào, dù đó là Lưu Bình Nhưỡng hay Nguyễn Minh Thuyết... Đặc biệt phát ngôn của thập loại giáo sư, tiến sĩ thì càng không tin!
***
Dương Quốc Chính: Dự là bộ cổng này là quà tặng của thằng cháu bảo kê kia tặng chú. Nên được coi là tang vật vụ án. Đại khái chú giúp cháu, xong rồi chú xây nhà, cháu cám ơn bằng bộ cổng gỗ quý, giá trị độ dăm chục, trăm củ. Có bằng chứng đây rồi, là thành đồng phạm với thằng kia thôi.
CA không làm mấy chuyện ất ơ đâu, đều có mục đích cả. Chuyện CA đi đo cánh cổng thấy nhảm mà không nhảm đâu.
***
Trần Thanh Cảnh: Điểm báo cả trong và ngoài nước cũng chẳng biết gì hơn. Thực sự hoang mang...
Cơ mà khám xét tìm thấy vàng, đô la, kim cương, đá quý hoặc khối lượng tiền mặt nhiều chẳng nói. Đằng này là...hai cánh cổng! Nhẽ cổng nhà ông này bằng gỗ sưa nguyên khối?
Càng thấy lạ!
Không hiểu nổi...
***
Phạm Lưu Vũ: Nếu việc bắt bớ này là có thật, thì có mùi hèn hạ, tương tự vụ mấy bao cao su của Cù Huy Hà Vũ. Tôi tin Lưu Bình Nhưỡng.
__________
Bài liên quan: Công an khám xét ngôi nhà liên quan đến ông Lưu Bình Nhưỡng ở Thái Bình (VNE).
ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG BỊ BẮT VÌ ĐÃ DÁM CẢ GAN VƯỢT QUA
'LẰN RANH ĐỎ'
TRẦN KỲ KHÔI/ FB/TD 16-11-2023
Nhà cầm quyền Việt Nam luôn cố chứng tỏ rằng, Nhà nước của họ là “của dân, do dân và vì dân”, luôn tôn trọng quyền tự do, dân chủ. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, chế độ cộng sản luôn bóp nghẹt tự do, dân chủ, bịt miệng những tiếng nói trái chiều, cho dù người đó là ai, đại biểu quốc hội, công thần hay đang nắm giữ bất cứ chức vụ gì trong guồng máy. Vụ bắt bớ ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện, vừa qua, là một ví dụ rõ nét nhất.
Chân dung ông Lưu Bình Nhưỡng
Lưu Bình Nhưỡng sinh năm 1963, quê Thái Bình. Ông có bằng tiến sĩ Luật, từng là đại biểu quốc hội khóa 14 (2016 – 2021), Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khoá 14, Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội khoá 15, Phó chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Thụy Sĩ, Phó chủ nhiệm khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. Tính đến năm 2010, Lưu Bình Nhưỡng đã có 22 năm làm giảng viên Đại học Luật Hà Nội. Vì vậy, ông được xem là người rất am tường hệ thống luật pháp Việt Nam.
Tuy là đảng viên cộng sản, nhưng trên diễn đàn của Quốc hội, không ít lần ông Nhưỡng “gây bão” nghị trường qua những phát biểu về tình trạng tham nhũng và những bức xúc của người dân. Ông phân trần rằng: "Khi nêu lên những vấn đề này … rất dễ bị động chạm. Nhưng vì lương tâm, trách nhiệm của ĐBQH trước nhân dân, tôi xin được phép chịu rủi ro này…".
Ảnh minh họa: Lưu Bình Nhưỡng
Các mốc thời gian mà cái tên Lưu Bình Nhưỡng làm dậy sóng dư luận
- Năm 2017: Lưu Bình Nhưỡng đã làm “bẽ mặt đảng” khi làm trung gian giữa người dân và chính quyền trong vụ Đồng Tâm, để người dân thả 20 cảnh sát bị dân bắt nhốt, với cam kết chính quyền không truy tố dân trong vụ này. Trước Quốc hội, ông Nhưỡng cũng tranh luận về nguyên nhân xảy ra vụ bắt con tin này với quan điểm “do lực lượng cảnh sát cơ động áp đảo bà con”.
Sau đó, lần lượt những người đứng ra làm trung gian hay đại diện cho chính quyền trong vụ chuộc con tin này đều bị khởi tố với các lý do khác nhau, gồm luật sư Trần Vũ Hải và Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
- Năm 2018: Lưu Bình Nhưỡng đã “vuốt râu hùm” cả Tô Lâm lẫn Lê Minh Trí khi nhận định “vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp” và tranh luận nảy lửa tại diễn đàn quốc hội với đại biểu Nguyễn Hữu Cầu. Ông Cầu lúc đó là đại tá, giám đốc Công an Nghệ An.
- Năm 2019: Lưu Bình Nhưỡng gần như chỉ trích những mặt tối, xấu xa của cả hệ thống chính trị cộng sản, khi ông đăng đàn trong một phiên họp quốc hội được truyền hình trực tiếp. Ông bức xúc nói rằng, “Cán bộ công chức, nhất là lãnh đạo cao cấp, mà không khiêm tốn, thiếu gương mẫu, sống như thái tử, hoàng tử, như là chúa rừng xanh, thái độ như tuần phủ, tri phủ, chánh tổng... Có người lợi dụng chức vụ quyền hạn, vun vén đủ thứ, từ học hàm học vị, bằng cấp, sắp xếp bộ máy toàn cánh hẩu đệ tử, sống xa hoa, thậm chí cờ bạc thâu đêm, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách…”.
- Năm 2020: Tháng 5-2020, sau khi Toà án Tối cao tuyên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, gây sự bức xúc trong xã hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã gửi văn bản kiến nghị tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải.
Ông Lưu Bình Nhưỡng đề nghị:
+ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ đạo Ban cán sự đảng TAND Tối cao, Ban cán sự đảng VKSND Tối cao, Đảng đoàn Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo Ban Nội chính; Ban Bí thư, Bộ Chính trị chỉ đạo Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo Chủ tịch nước về vụ án trên;
+ Đề nghị Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, báo cáo riêng vụ việc Hồ Duy Hải tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội;
+ Đề nghị tổ chức thực hiện giám sát tối cao của Quốc hội hoặc giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các vụ án do Hội đồng thẩm phán Toà án Tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm gây bức xúc dư luận, trong đó có vụ án Hồ Duy Hải.
Ảnh chụp văn bản đề nghị của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng. Nguồn: NĐ
Những đề nghị trên của ông Lưu Bình Nhưỡng là cái tát công khai vào mặt Bí thư Trung ương đảng, Chánh án Toà án Tối cao Nguyễn Hoà Bình. Tại đại hội 13, Nguyễn Hoà Bình được bầu vào Bộ Chính trị, dư luận đã xì xầm rằng phen này Lưu Bình Nhưỡng chết chắc.
Cuối năm 2020, trong một phiên họp quốc hội, một lần nữa Lưu Bình Nhưỡng đã “mò dái ngựa” khi chất vấn bộ trưởng Công an Tô Lâm, rằng “hiện nay dư luận hết sức bất bình, đặc biệt là vào dịp lễ, Tết là công an cơ sở đi thu tiền của bà con buôn bán”. Chất vấn của Lưu Bình Nhưỡng làm Tô Lâm xấu hổ và giận tím mặt. Nói trắng ra, ông Nhưỡng đã châm chọc, đá xéo lực lượng công an, không khác gì một lũ cướp ngày, xin đểu.
Lưu Bình Nhưỡng chất vấn Tô Lâm. Ảnh trên mạng
Ảnh chụp một status trên Facebook cá nhân của ông Nhưỡng, về nội dung cử tri yêu cầu chất vấn lãnh đạo.
Chuẩn bị cho nhân sự đại biểu quốc hội khoá 15, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương đảng, ra Hướng dẫn số 36, ban hành ngày 20-1-2021. Theo đó, “đại biểu quốc hội chuyên trách” tái cử phải sinh từ tháng 6-1963. Với hướng dẫn này, họ đã loại được Lưu Bình Nhưỡng ra khỏi Quốc hội (ông Nhưỡng sinh tháng 2-1963).
Mặc dù không còn là đại biểu quốc hội, nhưng với chức danh Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội khoá 15, Lưu Bình Nhưỡng vẫn trả lời phỏng vấn báo chí, phát biểu trên một số diễn đàn và viết trên Facebook cá nhân về những sự kiện, vấn đề nóng diễn ra trong xã hội, liên quan đến tăng thuế, tăng giá điện, xăng dầu, chuyện thu hồi đất…
Thậm chí, ông Nhưỡng còn chỉ trích gay gắt về vụ án Việt Á và “Chuyến bay giải cứu” liên quan đến các lãnh đạo cấp cao của đảng. Những phát ngôn thẳng thắn, được dân chúng tung hô của Lưu Bình Nhưỡng, luôn làm giới chóp bu cộng sản đau đầu.
Ngày 5-8-2023, biết tin Toà án TP Hải Phòng thông báo sẽ thi hành án tử hình đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng, Phó Ban dân nguyện Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đã nhắn tin, đề nghị chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho dừng thi hành án tử hình, vì án Nguyễn Văn Chưởng là án oan.
Ảnh: Thông báo thi hành án tử hình Nguyễn Văn Chưởng
Sáng ngày 27-9-2023, ông Lưu Bình Nhưỡng, với tư cách là Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đã tiếp bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng tại trụ sở tiếp dân của Quốc hội. Trong khi suốt một thời gian dài, bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã gõ cửa khắp nơi, gởi không biết bao nhiêu đơn kêu oan đến các cấp từ trung ương đến địa phương nhưng đều không có hồi âm.
Giọt nước tràn ly, trước đây đảng đã xem ông Nhưỡng là cái gai, thì bây giờ họ thấy cái gai này cần phải nhổ bỏ.
Ảnh chụp ông Nhưỡng tiếp bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng tại Quốc hội. Nguồn: CB
Kịch bản được dàn dựng để bắt ông Lưu Bình Nhưỡng
Chủ trương đấu giá khai thác khoáng sản là mỏ cát của UBND tỉnh Thái Bình, có từ nhiều đời lãnh đạo. Một số doanh nghiệp được UBND tỉnh Thái Bình cấp phép khai thác cát tại mỏ cát ven biển xã Thụy Trường (huyện Thái Thụy) gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Sao Đỏ, Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh khai thác vật liệu xây dựng Sao Đỏ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hà Thành – UDIC, Công ty Cổ phần SHC.
Ảnh chụp một số văn bản cho khai thác cát của UBND tỉnh Thái Bình. Nguồn: Trần Kỳ Khôi
Tỉnh chỉ đạo huyện, xã thu hồi giấy phép nuôi nghêu đã cấp trước đây. Dân chúng điêu đứng, vốn đầu tư hàng chục tỷ bị cướp cạn. Nghêu chết vì bị hút hết cát bãi triều, tàu gây tràn dầu, khiến hàng trăm hecta nuôi nghêu của dân thiệt hại nặng nề. Đơn thư kêu cứu, kiến nghị của dân gởi đến tay ông Lưu Bình Nhưỡng. Vậy là ông Nhưỡng về tận nơi mục sở thị và hứa giúp đỡ bà con khiếu kiện.
Thế nhưng, một cái bẫy đã giăng ra ngay chính tại quê nhà Thái Bình của ông Nhưỡng. Người ta đã “gài” Phạm Minh Cường, tức Cường “quắt”, một bị can trong vụ án “cưỡng đoạt tài sản”, khai rằng, đã được ông Lưu Bình Nhưỡng giúp sức để tống tiền các ông chủ “đầu nậu” khai thác cát.
Trong khi thực tế, Cường “quắt” chỉ là nhân vật trung gian đứng ra hoà giải, nhận tiền đền bù giữa các “trùm” khai thác cát và các chủ hộ nuôi nghêu.
Tối 14-11-2023, khi vừa bước xuống sân bay Nội Bài sau một chuyến đi, Lưu Bình Nhưỡng đã bị bắt khẩn cấp. Cơ quan điều tra đã vội vã khám xét nhà riêng của ông Nhưỡng tại quận Tây Hồ, Hà Nội và khám xét, niêm phong cả từ đường dòng họ của ông ở quê Thái Bình, để tìm kiếm tài liệu.
Mục đích cuối cùng là đảng sẽ tìm ra, thu hồi các tài liệu, đơn thư tố cáo mà đảng viện và dân chúng đã gởi cho ông Lưu Bình Nhưỡng, để quy chụp ông Nhưỡng tàng trữ tài liệu trái luật, chống phá chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, tiếp tay cho các tổ chức phản động…
Tóm lại, người ta muốn bịt miệng, xích thật nhanh "con ngựa bất kham" trong đảng như Phó ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng.
Cũng như Trần Xuân Bách, Trần Độ trước đây, cho dù nắm giữ vị trí cao trong đảng, như ủy viên Bộ Chính trị hay Đinh La Thăng sau này… nhưng khi có dấu hiệu “dân tuý”, nói trái chủ trương của đảng, đi ngược quyền lợi của đảng, chắc chắn sẽ bị loại bỏ. Những “ông vua tập thể” cộng sản không đời nào chấp nhận cá nhân nào vượt qua “lằn ranh đỏ” mà đảng đã vạch ra.
Lưu Bình Nhưỡng quá hiểu bản chất tàn bạo, độc ác của những đồng đảng đang nắm trong tay quyền lực, nhưng chỉ vì một chút sơ sẩy, cả khinh, lập tức ông ta đã trở thành “dê tế thần” ngay trong bàn cờ chính trị đang tanh mùi máu.
NGUYỄN VĂN HÙNG, LƯU BÌNH NHƯỠNG VÀ SÂN KHẤU QUỐC HỘI
VietTuSaiGon/rfa.vn/ BVN 18-11-2023
RFAVIETNAM.COM
Vừa qua các trang mạng Việt Nam rầm rộ bàn tán về hai hình ảnh, một hình ảnh cảnh quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long bị phá nát do quy hoạch xây dựng và hình ảnh thứ hai là chân dung ông Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao - Du lịch Nguyễn Văn Hùng, người đề xuất ý kiến nên “phạt nặng những người đã bôi xấu phim điện ảnh Đất rừng phương Nam” trong phiên họp Quốc hội. Cả hai hình ảnh này lại có chung một vấn đề và dẫn đến vấn đề khác, đó là “chấn hưng văn hóa”, một ý tưởng tốn mấy chục ngàn tỷ đồng do Nguyễn Văn Hùng đề xuất trước đây.
Theo Wikipedia: “Vịnh Hạ Long là di sản thế giới, Năm 1962, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo vào năm 2000. Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.
Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành một trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2015, Cục Di sản Văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan vịnh Hạ Long là trên 2,5 triệu lượt khách…”.
Trích như vậy để thấy mức độ quan trọng cũng như mối quan hệ giữa Vịnh Hạ Long với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Việt Nam như thế nào. Bởi hiện tại, du lịch Việt Nam do Bộ này quản lý, các danh lam, thắng cảnh, di sản cũng do bộ này quản lý. Và đặc biệt, các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên mang tầm vóc thế giới như Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long là những vùng cực kì nhạy cảm trong quản lý, bởi ngoài yếu tố trực tiếp quản lý, trực tiếp thu lợi từ du lịch, đây còn là con gà đẻ trứng vàng trong vấn đề tài trợ bảo tồn từ nước ngoài, hơn nữa, là bộ mặt văn hóa đất nước, chế độ.
Thế nên mới có chuyện đoàn xe ông Nguyễn Xuân Phúc thời còn làm Thủ tướng lái vào Phố cổ Hội An thì liền sau đó nhận gạch đá tơi tả từ cộng đồng và những người quản lý phố cổ cũng chịu trách nhiệm, bị khiển trách…
Sự việc kéo dài có vài chục phút nhưng hệ lụy, tai tiếng của nó cả tháng trời. Thế mà sự vụ cả một góc lớn của di sản thiên nhiên thế giới bị đắp, bị người ta làm cho biến dạng bằng hàng triệu mét khối đất đá mà cái bộ văn hóa thông tin truyền thôn và du lịch kia không hề hay biết (hoặc giả biết mà xem như chả có gì), nên chẳng có bất kỳ động thái phản đối nào, mãi cho đến khi cộng đồng mạng lên tiếng thì người ta mới vỡ lẽ là nó đã được phê duyệt bằng một dự án nhà nước.
Ơ hay, khi phê duyệt dự án cấp tỉnh, dự án sinh thái, có liên quan đến di sản văn hóa, chắc chắn phải có thông qua của các bộ như Bộ Khoa học Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa Thông tin, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng… Ít nhất phải có bốn bộ trên thông qua dự án, phê duyệt, phê chuẩn dự án thì nó mới tiến hành được. Như vậy, không thể nói Bộ Văn hóa Thông tin, Thể thao và Du lịch không biết gì được, nếu nói không biết là nói láo trắng trợn!
Thế nhưng khi sự vụ đổ bể, lùm xùm, chí ít trong phiên họp Quốc hội, ông Hùng, với vai trò Bộ trưởng có liên quan, mà phải nói liên quan trực tiếp phải nêu ra được các vướng mắc hoặc phải giải thích làm sao cho ít ra là thuận nhĩ các đại biểu Quốc hội, gồm cả các nghị gật.
Nhưng không, ông Hùng chả thèm đá động gì đến chuyện vịnh Hạ Long bị tùng xẻo, ông chỉ nhắc đến vụ phim Đất rừng phương Nam, một bộ phim mang nhiều tai tiếng về nội dung, phục trang truyền thống vùng miền và cả diễn xuất. Ông Hùng đưa ra lời đề nghị Quốc hội phê chuẩn về việc chế tài những ai gièm pha, ném đá phim này.
Cũng giống như Bộ trưởng Hùng, các đại biểu Quốc hội chẳng mấy ai đá động đến vấn đề nhức nhối Hạ Long, chẳng mấy ai bàn về tình hình kinh tế, giá điện, giá xăng hay những gì liên quan đến đời sống thiết thực của người dân, các ông quay ra bàn về chuyện đấu giá sim số đẹp, đấu giá biển số xe. Những chuyện tưởng như chỉ bàn ở quán cà phê, vỉa hè thì lại được mang vào bàn thảo ở Quốc hội hết sức sôi nổi và nghiêm túc. Chống buồn ngủ chăng?!
Và, nói tới Quốc hội, chắc không mấy ai không biết đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, một đại biểu được cộng đồng mạng tung hô bởi ông ta có lối nói phản biện, thẳng thắn và không sợ đụng chạm ai. Có thể nói trong số đông các nghị gật tại Quốc hội, có vài người, rất ít ỏi, dám nói mạnh miệng và nói vào tiếng nói lòng dân, thao thức cùng với nhân dân. Trong số ít hiếm hoi đó, có ông Lưu Bình Nhưỡng.
Thế rồi, đùng cái, Lưu Bình Nhưỡng bị bắt vì nghi có dây mơ rễ má với đường dây giang hồ, xã hội đen của Cường “quắt”, đường dây này chuyên trấn lột những người khai thác cát.
Câu chuyện ông Nhưỡng bị bắt khiến cộng đồng mạng chia ra hai luồng dư luận rõ rệt: Ông Nhưỡng bị hại, bởi ông dám nói lên tiếng nói của nhân dân, và ông Nhưỡng có đụng chạm tới lợi ích nhóm; Ông Nhưỡng cũng chỉ là đạo đức giả, lên giọng như bao đồng chí khác, và ông Nhưỡng có gì đó của Nguyễn Bá Thanh trước đây.
Ở luồng dư luận thứ nhất, người ta cho rằng ông Nhưỡng bị hại, có vẻ như không có cơ sở để chứng minh điều đó đúng nhưng cũng chẳng có cơ sở nào chứng minh điều đó sai. Bởi hiện tại, mọi thứ vẫn chưa phơi bày rõ ràng trước ánh sáng, mà đã có ánh sáng rồi thì cũng chưa biết đó là ánh sáng mặt trời hay là ánh sáng đèn dầu tù mù tranh tối tranh sáng. Và hơn nữa, quá trình phản biện của ông Nhưỡng không ít lần đụng chạm đến các nhóm lợi ích, đặc biệt là các nhóm lợi ích trong việc khai thác tài nguyên môi trường. Ông Nhưỡng bị hại cũng dễ hiểu thôi.
Luồng thứ hai, cho rằng ông Nhưỡng có thể nhúng chàm, một kiểu Nguyễn Bá Thanh xứ Bắc, cũng không sai. Bởi nói cho cùng thì cán bộ Cộng sản, có ông nào thực sự tử tế đâu, mà nếu thực sự tử tế thì chả ai dại gì chui vào đảng, bởi ở đó chỉ toàn những nguyên tắc nặng nề, hà khắc và thiếu thực tế, nếu không có thứ gì đó tươi tươi để chấm mút thì chắc điên mới xông vào. Người ta vào đảng với mục đích duy nhất là vinh thân phì gia, và cũng như bao người khác, ông Nhưỡng cũng giàu có, cũng đầy đủ như các quan “thanh liêm” khác, ông chẳng có gì khác họ.
Cũng như Nguyễn Bá Thanh, từng được ca tụng, tung hê cho lắm vào, đến khi chết xuống, người ta mới hiểu rằng, à, cũng chả có anh Cộng sản nào tốt đâu, cái khác nhau là một thằng xấu ra mặt, một thằng xấu chừng chừng, xấu nhưng cũng chừa một tí cho người khác thở. Rồi người ta khui lại vụ Giáo xứ Cồn Dầu, khui lại hàng ngàn lô đất, khui lại biết bao nhiêu chuyện tày đình, người ta lại so sánh lăng mộ của Nguyễn Bá Thanh với các ông vua… Nói cho cùng, chả có thằng nào tốt.
Nói như vậy để thấy rằng Quốc hội Việt Nam chỉ như cái sân khấu lớn, các diễn viên luân phiên diễn kịch cho nhau xem, đứa nào xem chán thì ngả lưng, há mồm mà ngủ, mà ngáy, đứa nào có sức thì đăng ký lên diễn tiếp, diễn bao giờ mệt thì lại giao vai cho đứa khác, nhưng mà diễn phải sinh lãi, phải lấy được nước mắt hay lòng tin của dân chúng đang xem ti vi, và phải lấy được tiền bán vé, tiền ủng hộ, tiền tài trợ, chứ không phải cứ diễn cho nhau xem rồi vỗ tay.
Có lẽ từ nay, dù gì đi nữa thì sân khấu Quốc hội cũng mất đi một diễn viên chính, cái vai anh hùng của ông Nhưỡng tạm thiếu vắng, một số diễn viên phản diện sẽ nhảy vào thay thế tạm thời, và cứ như thế, sân khấu lại tiếp tục những vở diễn mới.
V.T.S.G.
Nguồn: RFAVietNam
TẠI SAO PHẢI BẮT TẠI SÂN BAY? *
DƯƠNG QUỐC CHÍNH/FB 17-11-2023
Tin từ nguồn Tuổi Trẻ và BBC cho thấy mình dự đoán đã đúng 1 phần, đó là ông Nhưỡng bị bắt với tội danh đồng phạm cưỡng đoạt, chứ không trực tiếp.
Nhưng chi tiết bắt ngay tại sân bay Nội Bài thì chỉ BBC đăng, báo chí CM không đăng. Chi tiết này cho thấy là bắt khẩn cấp, hiếm khi như vậy, trừ khi đối tượng đang bỏ trốn, nhưng đây là lúc ông Nhưỡng hạ cánh, chứ không đi.
Điều này có thể cho thấy rằng trong hành lý của ông có thứ gì đó nhạy cảm, có thể được coi là tang vật, có thể là tiền, tài liệu...và chắc hẳn ông vừa mới gặp 1 nhân vật nào đó về, nên cần bắt ngay để thu giữ tang vật.
Từ những suy đoán trên có thể nghĩ tới rằng lý do thật cũng chả phải do ông chém gió này kia đâu. Mà có thể đang theo 1 vụ việc gì đó làm ảnh hưởng đến 1 đồng chí nào đó to to. Với vị trí ở Ban Dân nguyện, ông Nhưỡng thường nhận đơn tố cáo này nọ...Nếu bắt vì chém gió kia hay vì lý do công bố thì bắt ở nhà được rồi. Đâu cần ra sân bay làm gì. Đằng nào ông ấy chả về nhà.
Trong những vụ án mà hay có nguy cơ không rõ ràng, mình vẫn thường suy đoán lạnh lùng vô cảm, chỉ dựa vào lý tính, không có tình cảm yêu, ghét bên nào. Coi như kẻ bình luận thuần túy dựa trên các thông tin public.
Bắt quan chức là dễ nhất luôn, vì hầu như đều có vết này kia ít nhiều, cũng chả cần phải bịa tội danh làm gì, chỉ cần chọn lấy cái nào bất lợi nhất cho đối tượng thôi. Chắc chỉ có tứ trụ, viện trưởng VKS ND tối cao và 2 Bộ trưởng CA và QP là chắc cú không thể bị bắt khi đương nhiệm thôi.
DQC
Nguồn: FB Dương Quốc Chính
CỨ NHƯ LÀ TRÒ ĐÙA ẤY NHỂ?
Lưu Trọng Văn /FB Thứ Tư, 15-11-2023
Lưu tộc vừa có cuộc gặp mặt các doanh nhân họ Lưu. Lưu Bình Nhưỡng là khách danh dự của cuộc gặp đó được đón chào nồng nhiệt.
Gã cũng họ Lưu. Không buồn vì người cùng họ bị công an bắt giam mà buồn, rất buồn vì con người họ Lưu này bao năm nay nổi lên trên báo chí, truyền thông của nhà nước, trên diễn đàn QH cao quý như một con người của Dân, vì Dân dấn thân cho quyền lợi Dân và Công lý, đùng một cái ngã ngựa.
Gã không được quen biết Lưu Bình Nhưỡng, tất cả những gì gã biết về con người này là qua truyền thông và các diễn đàn chính thống của QG. Vâng, có thể nói rằng chính các diễn đàn QH, truyền thông của QG đã giúp đưa hình ảnh của Lưu Bình Nhưỡng đến với công chúng. Từ đó công chúng có tình cảm, quý trọng, tôn vinh ông đại diện cho Ban Dân nguyện của QH này.
Khó mà đổ thừa cựu ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng là người diễn xuất sắc vai Dân tuý để lừa đảo công chúng được. Càng khó mà vạch áo rằng “trông vậy không phải vậy”đối với phẩm chất của Lưu Bình Nhưỡng được. Vì, mặc dù không còn là ĐBQH khoá 15, ông vẫn đường hoàng được Uỷ ban Thường vụ QH cùng Đảng đoàn QH, cùng sự chấp thuận của Ban Tổ chức Trung ương đề bạt chức Phó chủ nhiệm Ban Dân nguyện – một ban vô cùng quan trọng của QH cơ mà.
Đây là sự việc luôn được xem xét cẩn trọng về mọi mặt đạo đức, phẩm chất, năng lực, uy tín.
Đùng một cái người hùng do chính QH và truyền thông nhà nước góp phần tạo ra bị công an khởi tố, bắt giam vì tội “cưỡng đoạt tài sản” tức tội ăn cướp.
Giời!
Vậy biết tin ai bây giờ?
Giời!
Cứ như là trò đùa ấy nhể?
L.T.V.
Tác giả gửi BVN
---
Đọc thêm:
VÌ SAO ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG BỊ BẮT?
Bình luận của blogger Gió Bấc/2023.11.15
Báo chí rầm rộ đăng tin ông Lưu Bình Nhưỡng – Phó Ban Dân Nguyện Quốc hội – bị khởi tố bắt giam về tội cưỡng đoạt tài sản nhưng dư luận vẫn lăn tăn. Luật sư Cù Huy Hà Vũ từng bị bắt vì hai cái bao cao su, Ngọc Trinh bị bắt vì đưa hình, clip lái mô tô lên mạng. Ở xứ “Chiều Nay” luật nằm trong tay lãnh đạo Đảng và Bộ Công an, ai nghịch ý sẽ thành củi, vô lò chăn kiến, tội danh chỉ là cái cớ.
Ông Lưu Bình Nhưỡng quê ở Thái Bình, từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016 – 2021), ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2016 – 2021), hiện là Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Việt Nam, Phó chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Thụy Sĩ. Ông Nhưỡng là Tiến sĩ luật, có 22 năm làm giảng viên Đại học Luật Hà Nội. Sau đó ông Nhưỡng làm Chánh văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, tham mưu cho Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Tháng 9-2018, ông Lưu Bình Nhưỡng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sáng đăng đàn, chiều bị bắt!
Lưu Bình Nhưỡng là cái tên quen thuộc của giới truyền thông. Một chính khách hiếm hoi thường có ý kiến phản biện thẳng thắn, mạnh mẽ với các chính sách, hoạt động khiếm khuyết, sai lầm của Nhà nước về nhiều lĩnh vực nhất là trong các vụ án oan sai, các dự án phá hoại môi trường.
Sáng ngày 14/11, ông đường hoàng xuất hiện trên hệ thống truyền thông trong lễ ra mắt chương trình truyền hình “Hành trình Net Zero” do Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam (EPMA) và Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP.HCM (VTV9) tổ chức với vai trò là một trong sáu thành viên Ban Cố vấn. (1)
Ngay chiều hôm ấy ông bị khởi tố, bắt giam và sáng hôm sau được truyền thông “phong thánh” tội phạm “cưỡng đoạt tài sản” có liên quan đến băng nhóm Cường “quắt” ở Thái Bình. Có lẽ không tìm được nhóm tội phạm danh giá nào tầm vóc cỡ như Đường Nhuệ thời ông Nguyễn Hồng Diên còn làm quan đầu tỉnh, người ta đã gán ghép ông với băng trấn lột tép riu bất xứng? Chi riêng cái tên Cường “quắt” đã thấy thiếu oai hùng.
Theo tài liệu công an công bố thì Phạm Minh Cường cùng đồng bọn đã cưỡng ép các doanh nghiệp trúng thầu khai thác cát phải trả tiền theo khối lượng cát khai thác được, hoặc bán lại một phần cho Cường với giá rẻ hơn giá thị trường. Trước đó, Cường và bốn người khác đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình khởi tố bị can để điều tra hành vi “cố ý gây thương tích”, “gây rối trật tự công cộng”. (2)
Người ta băn khoăn tự hỏi, có mối liên quan nào giữa ông Tiến sĩ luật với đám cướp cạn này? Ai đã cưỡng đoạt tài sản của ai? Liệu đám giang hồ vặt ấy có cần tới ông Phó Ban Dân nguyện Quốc hội bảo kê hay chỉ cần một công an quận, phường là đủ?
Trên báo Dân Việt, luật gia Khổng Thùy Dung (Văn phòng luật sư Interla) cho biết, tội danh ông Lưu Bình Nhưỡng bị khởi tố được quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự. Theo đó, cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi đe dọa dùng vũ lực là người phạm tội đe dọa sẽ thực hiện một hành động để gây thiệt hại cho người bị hại. Việc đe dọa được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đặc biệt, tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện do lỗi cố ý. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích chiếm đoạt tài sản luôn phải xuất hiện trước hoặc muộn nhất là đồng thời với thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần khác. (3)
Liệu ông Tiến sĩ luật, cựu nghị viên chuyên trách của Quốc hội có đủ trâng tráo, dại dột đồng phạm với đám đầu đường xó chợ kiếm chút tiền còm hay không? Nên nhớ rằng với uy thế, địa vị của ông, chỉ cần phát biểu, kiến nghị những điều chính đáng có thể được đền ơn nhiều chục tỷ.
Hãy chờ xem màn kịch tiếp theo sẽ hay ho ra sao!
“ĐẠI BIỂU LƯU BÌNH NHƯỠNG ĐÃ CHÂM NGÒI CHO MỘT CUỘC TRANH LUẬN”
Chủ tịch Quốc hội khóa 14 Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhận xét như vậy và cho rằng: Đây là tín hiệu tốt cho những tranh luận dân chủ, công khai tại nghị trường.
Đó là lần ông nhận xét báo cáo của Bộ Công an “tôi thấy vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp. Tỷ lệ không thụ lý tin tố giác 94%; chậm gửi quyết định cho Viện Kiểm sát 86%; xử lý tin sau tố giác quá hạn 99,76 %,…”
Nhiều đại biểu của ngành công an đã phản ứng dữ dội nhưng ông vẫn bảo lưu ý kiến của mình. (4)
Nhưng đó không phải là lần duy nhất và cũng không dừng lại ở ý kiến phát biểu. Với các vụ án có dấu hiệu oan sai như vụ án Hồ Duy Hải, ông nhiều lần chất vấn tranh luận với Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Sau phiên xử Giám đốc thẩm đầy tai tiếng, Đại biểu Quốc hội, Phó trưởng ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng đã gửi kiến nghị tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ông đã thẳng thắn đánh giá “dư luận cho rằng phán quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội và đã dựa trên tư duy, quan niệm mang tính buộc tội, vấn đề “cấm kỵ” trong lĩnh vực hình sự. Mặc dù công nhận nhiều sai sót mang tính mấu chốt trong quá trình điều tra, nhưng lại cho rằng sai sót đó “không ảnh hưởng đến bản chất vụ án”.
Ông Nhưỡng nêu quan điểm: Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã không xem xét công tâm, khách quan, khoa học, đúng đắn đối với các vi phạm tố tụng của cơ quan điều tra, có thể nói nhiều vấn đề khuất tất bị che lấp đã được dư luận nêu bức xúc trong suốt thời gian qua như thời gian thực hiện hành vi phạm tội, thời điểm nạn nhân chết, các vi phạm trong việc thu giữ dấu vân tay, mẫu máu, vật chứng…, đặc biệt là việc loại trừ các nghi can khác trong vụ án.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng cho rằng không có quy định nào cho phép Hội đồng thẩm phán TANDTC phán quyết về việc kháng nghị của VKSND Tối cao đúng hay không đúng pháp luật.
Từ các phân tích, lập luận đó, ông Nhưỡng kiến nghị Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo các cơ quan hữu quan báo cáo rõ về vụ án này.
Ông Nhưỡng cũng kiến nghị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Chánh án TAND tối cao, viện trưởng VKSND tối cao có báo cáo riêng vụ Hồ Duy Hải tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội (khai mạc ngày 20-5 tới).
Ông cũng đề nghị tổ chức thực hiện giám sát tối cao của Quốc hội hoặc giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các vụ án do Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm gây bức xúc dư luận, trong đó có vụ án Hồ Duy Hải. (5)
NHIỀU THÔNG TIN BỊ GỠ BỎ BẤT THƯỜNG
Đặc biệt có chuyện vui là, ngay sáng ngày 15/11, đồng thời với thông tin Bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng về tội “Cưỡng đoạt tài sản” báo Dân Việt online có bài viết “Những phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng trước khi bị bắt” đã trích dẫn lại nhiều phát biểu của ông từ việc chất vấn thách thức Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về dự án thép Cà Ná đến truy vấn Bộ Công an (6). Nhưng đến chiều 15/11, truy cập vào link này đã chạy ra bài “Nâng cao hiệu quả phối hợp công tác giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”
Chỉ với chuyện thay loan đổi phụng này đủ hiểu ông Lưu Bình Nhưỡng đã phạm tội gì.
Thật ra, không phải tới bây giờ ông Nhưỡng mới bị trả giá cho tính phổi bò của mình. Theo điều 27 Hiến pháp “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.” Pháp luật không có quy định nào về độ tuổi tối đa của đại biểu Quốc hội, nhưng ông Nhưỡng không được giới thiệu tái cử đại biểu Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021 – 2026) do quá tuổi theo hướng dẫn 36 của Ban Tổ chức Trung ương. (7)
Quy định về độ tuổi đối với đại biểu chuyên trách của ông Nhưỡng thì thật vừa khít khao để bị loại ra. “Đại biểu Quốc hội chuyên trách tái cử (trừ các đồng chí ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội) phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính đến tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây”. (
Trong khi đó ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957 lớn hơn ông Nhưỡng sáu niên vẫn đủ tuổi ứng cử. Không rõ có công trình khoa học nào kết luận người giữ chức vụ Ủy viên thường vụ Quốc hội có sức khỏe, lão hóa tốt hơn Ủy viên Chuyên trách.
Tuy bị gạt ra khỏi đại biểu Quốc hội nhưng theo luật công chức ông Lưu Bình Nhưỡng vẫn còn vai trò Phó Ban Dân nguyện. Ác thay, không ngồi chơi xơi nước chờ hạ cánh an toàn, ông vẫn tiếp tục thực lòng lên tiếng nói thay dân từ những vụ kêu oan đến phê phán dự án phá rừng nguyên sinh ở Bình Thuận….
Rõ nhất, trong vụ Tòa án Hải Phòng chuẩn bị giết tử oan Lê Văn Chưởng, ông Lưu Bình Nhưỡng đã lên tiếng mạnh mẽ. BBC Tiếng Việt đăng tin “nhà báo Nguyễn Đức- Biên tập viên Báo Pháp luật TP.HCM đăng trên Facebook việc ông đã nhắn tin cho Chủ tịch nước và nhận được phản hồi. Đồng thời, ông Đức cũng viết trên Facebook rằng ông Lưu Bình Nhưỡng – Phó trưởng Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ĐBQH khóa 14 cũng đã nhắn tin đến Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vào sáng 5/8/2023”. (9)
Đáng tiếc là đến nay, thông tin này không còn trên Facebook nhà báo Nguyễn Đức và nhà báo này cũng đã rời báo Pháp luật TP.HCM. Rất may, trên Facebook Nguyễn Đức và của cả ông Lưu Bình Nhưỡng vẫn còn thông tin đáng giá khác là: “Ông Lưu Bình Nhưỡng – Phó trưởng Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng tại trụ sở tiếp dân của Quốc hội vào sáng 27/9/2023” (10).
Kèm thông tin này là hình ảnh đặc biệt ông Lưu Bình Nhưỡng và các nhân viên Quốc hội ngồi tiếp cha mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng thật trọng thị. Hình ảnh hiếm có trong chế độ dân chủ đỉnh cao của Việt Nam. Không biết status này còn tồn tại bao lâu chúng tôi đã load ảnh này và mạn phép ông đăng kèm.
Vì sao ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt? Chỉ có Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình và Nguyễn Phú Trọng có thể trả lời chính xác nếu họ chịu nói thật.
Vấn đề là từ nay dân oan, tử tù oan sẽ không còn nơi gõ cửa. Số phận Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng sẽ mỏng manh hơn. Những dự án tàn hại môi sinh, cảnh quan sẽ tha hồ phát triển.
_________
Tham khảo:
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
THẦY LƯU BÌNH NHƯỠNG BỊ BẮT VÀ 'TỶ LỆ CÔNG LÝ'
LÊ QUỐC QUÂN/VOA/TD 17-11-2023
Lời tác giả: Có nhiều cách gọi tên ông Lưu Bình Nhưỡng, vì ông có học hàm Tiến sỹ lại là Cựu đại biểu quốc hội nhưng vì đã từng là thầy giáo của tôi tại trường đại học luật Hà Nội nên tôi chọn cách xưng là Thầy như tôi đã từng gọi thầy suốt gần 30 năm qua, trong bài viết này.
***
Sáng ngày 15/11 hàng loạt tờ báo của Việt Nam đều đưa tin “Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng về hành vi cưỡng đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 170 Bộ Luật hình sự”.
Thầy Lưu Bình Nhưỡng là ai?
Sinh ngày 4/2/1963 tại xã Hùng Dũng, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình, ở tuổi 18 Thầy nhập ngũ và sau 2 năm phục vụ trong quân đội, Thầy trở về thi vào Khoá 8, Đại học Luật Hà Nội năm 1983 (khi đó còn gọi là Đại học Pháp lý đóng tại Thường Tín, Hà Nội). Đến năm 1987 thì tốt nghiệp đại học. Nhờ thành tích học tập xuất sắc và khả năng làm việc trong Đoàn sinh viên rất tốt, Thầy được ở lại trường làm giảng viên môn Luật Lao động, rồi làm trưởng bộ môn sau khi bảo vệ thành công tiến sỹ luật.
Thầy từng tham gia một khoá tu nghiệp ngắn ở Australia và tiếp tục lên làm Phó chủ nhiệm khoa Pháp luật Kinh tế. Thầy được vào diện “quy hoạch” từ sớm nhờ năng lực và tư duy “dám nghĩ, dám nói”. Từ đại học Luật, Thầy chuyển sang làm Chánh văn phòng Tổng cục thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và sau đó là Thành viên của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Với tư cách đó, Thầy đã từng sinh hoạt cùng đảng bộ với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều lãnh đạo cấp cao nhất trong đảng cộng sản. Thầy biết nhiều thông tin quan trọng, cả của lãnh đạo cao cấp và của nhân dân bần nông.
Thầy là đại biểu quốc hội khoá 14 (2016-2021) chuyên trách trung ương, uỷ viên thường trực của Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, phó trưởng ban dân nguyện của Quốc hội, phó chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam - Thuỵ Sĩ. Thầy thực sự gây được ấn tượng cho nhiều người vì sự thẳng thắn và “trực ngôn” của mình. Ngay từ thời còn là giảng viên đại học, rất nhiều người (cả học sinh và đồng nghiệp) yêu mến Thầy nhưng cũng nhiều người ghét.
Tôi may mắn là học sinh trực tiếp của Thầy tại Đại học Luật Hà Nội (Tôi học K19, Đại học Luật Hà Nội) khi đó thầy dạy tôi môn Luật Lao động. Năm 2001-2003 khi tôi học cao học luât K3 tại trường thì thầy đang làm ở Khoa Kinh tế cho nên có rất nhiều lần gặp Thầy, tôi cũng hiểu phần nào về tính cách và con người Thầy.
Cho dù có rất nhiều thông tin khác nhau về thầy Lưu Bình Nhưỡng trong việc đối xử với học sinh, quan hệ tình cảm cá nhân và cả câu chuyện vật chất, nhưng cảm nhận của tôi thì Thầy là người đáng kính và “rất đặc biệt”.
Dù khá thân tình, Thầy có theo dõi nhưng chưa bao giờ công khai ủng hộ tôi trong các hoạt động đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Những phân tích pháp lý ban đầu
Qua quan sát thì thấy rằng thầy Nhưỡng bị bắt khẩn cấp khi vừa xuống sân bay Nội bài tối 14/11, sau đó được di lý về nhà và cơ quan để tiến hành việc khám xét nơi ở và nơi làm việc. Khoản 1 Điều 110 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định 3 trường hợp sau đây thì bị bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
a) khi có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Theo thông tin được báo chí đưa ra và theo suy đoán logic thì thầy Lưu Bình Nhưỡng rơi vào Tiết 3, của Khoản 1, nghĩa là: Công an thấy “dấu vết của tội pham và đang muốn tìm chứng cứ” nên bắt ngay tại sân bay. Có thể nằm ngay trong chính chiếc “cặp đơn từ” mà thầy vẫn hay mang theo.
Cũng chính vì vậy mà các báo đều đưa tin: “Quá trình bắt, khám xét, cơ quan cảnh sát điều tra đã thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án”. Đây là dấu hiệu cho thấy việc khởi tố về tội “cưỡng đoạt tài sản” chỉ là những căn cứ để bắt giữ ban đầu để tiếp tục “đánh án” sâu hơn.
Điều 170 BLHS quy định: “Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm”. Khoản 4 quy định nếu: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm.
Cấu thành tội phạm của “Cưỡng đoạt tài sản” mặt chủ quan là “đoạt tài sản”; cho nên việc mong muốn “đoạt tiền” được đặt ra từ đầu và là mục tiêu theo đuổi đến tận cuối. Báo chí đều nói rất ít đến hành vi của Thầy nên chưa thể võ đoán nhưng việc liên hệ với Cường “quắt” có thể “đồng phạm” với tư cách đã được nhờ cậy” và thầy “giúp” lên tiếng với các bên liên quan.
“Thằng khóc thuê đó, đợi đấy”
Thầy Lưu Bình Nhưỡng cũng đã chia sẻ với tôi một lần về việc “không hợp” với bên công an và Viện kiểm sát. Mới đây tôi được nghe từ một người bạn đang làm trong Chính phủ rằng trong một lần cách đây 3 năm, ông Trương Hoà Bình đã nói về thầy Lưu Bình Nhưỡng rằng “Thằng khóc thuê đó, đợi đấy”.
Đúng là, suốt bao nhiêu năm làm đại biểu quốc hội rồi làm phó Ban dân nguyện, Thầy đã xông xáo vào những nơi vô cùng khó khăn, đụng chạm đến rất nhiều người để nói lên tiếng nói của người dân, để “khóc” cho dân. Là Phó ban dân nguyện, thầy đã nhận đơn, thay mặt dân để chuyển đơn và “liên hệ, phối hợp, thúc ép” rất nhiều cơ quan hành pháp giải quyết nguyện vọng cho người khiếu kiện hoặc khi có vấn đề cần kêu lên Quốc hội.
Có lẽ chưa có ai dám vạch ra những điểm sai trái của Ngành công an. Thầy đã nói rằng: “Tội phạm tham nhũng đang nhảy múa trên lưỡi gươm pháp luật” trong khi Bộ Công an luôn được coi là “Thanh gươm” của Đảng. Chính vì vậy, ngay khi còn đang là đại biểu quốc hội, Thầy đã bị báo Công trực tiếp lên tiếng phản đối .
Không chỉ nặng lòng với những oan trái của dân chúng, phê phán nền hành pháp mà Thầy còn lên tiếng trực tiếp phê phán Quốc hội. Ngày 26/3/2021 Thầy phát biểu: “Quốc hội không được ngủ mê trên quyền lực của nhân dân, không được biến thành căn phòng kín để gom góp lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và chia chác quyền lực của đất nước”
Tiếng nói trực ngôn cuối cùng?
Hệ luỵ của việc bắt giữ là rất lớn, gây sốc cho nhiều người. Một số bạn học và thầy giáo tôi quen không bất ngờ về việc bắt giữ nhưng đã sụp đổ chút niềm tin còn sót lại của họ đối với thể chế chính trị Việt Nam. Cũng có người hân hoan về việc bắt giữ vì theo niềm tin của họ là đã “bắt đúng người, đúng tội”. Nhưng đối với những ai quan tâm đến vận mệnh của đất nước, tha thiết với công lý thì đây là một tin rất xấu.
Chúng ta có thể chắc chắn rằng việc bắt giữ thầy Lưu Bình Nhưỡng với cáo buộc về tội “Cưỡng đoạt tài sản” chỉ là bước đầu tiên. Trước mắt còn cả một chặng đường dài và có thể trong thời gian tới Thầy sẽ lại bị khởi tố về một tội danh khác liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát nếu như đảng muốn “đi tiếp”.
Thầy đã từng lên tiếng cho nhiều người dân bị oan sai, giờ đây ai sẽ chuyển đơn cho Thầy, chuyển đến đâu? Báo chí thì lặng im, Nhân dân thì nháo nhào đặt câu hỏi còn các nhà quan sát chính trị quốc tế thì chỉ biết “nhíu mày” suy nghĩ về ý định thực sự của chế độ trong việc bắt giữ ông Lưu Bình Nhưỡng là gì?.
Phải chăg công cuộc đốt lò chỉ là một sự thanh trừng nội bộ, bóp nghẹt các tiếng nói độc lập để áp đặt quyền lực thống trị tuyệt đối lên toàn xã hội?
LQQ
Tiếng Dân News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét