ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Số người thiệt mạng vì động đất ở Nepal tăng lên 157 (VNN 5/11/2023)-Israel tuyên bố sẵn sàng phòng thủ và tấn công, tàu sân bay Mỹ tới Trung Đông (VNN 5/11/2023)-Ukraine tập kích xưởng tàu Nga ở Crưm, bác tin bị phương Tây yêu cầu hòa đàm (VNN 5/11/2023)-Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cắt liên lạc với Thủ tướng Israel (VNN 5/11/2023)-Video tiểu đội Nga bắn nổ hàng loạt xe thiết giáp của Ukraine (VNN 5/11/2023)-
- Trong nước: Tuyển Việt Nam: Ông Troussier cần thay đổi để chiến thắng (VNN 5/11/2023)-Người đàn ông miền Tây hơn 10 năm vận động trồng cây thuốc chữa bệnh miễn phí (VNN 5/11/2023)-Những vụ án 'phụ tình thân, lừa tiền, cuỗm tài sản' (VNN 5/11/2023)-Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh sáp nhập huyện, xã, tinh giản biên chế (VNN 5/11/2023)-Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn tại Quốc hội vào sáng 8/11 (GD 5/11/2023)-Hàng chục hộ dân suốt 15 năm có sổ đỏ nhưng không có đất (VNN 5/11/2023)-
- Kinh tế: Đảm bảo nguồn than, khí, dầu cho phát điện những tháng cuối năm (KTSG 5/11/2023)-Phải tổng rà soát thiết kế của những cao tốc sắp xây dựng (KTSG 5/11/2023)-Đường về đích còn lắm gian nan (KTSG 5/11/2023)-Podcast 5-11-2023: Chuyển đổi số nông nghiệp – câu chuyện nằm ở ... dữ liệu! (KTSG 5/11/2023)-Yêu cầu theo dõi, giám sát 100% tàu cá hoạt động trên biển (KTSG 5/11/2023)-Yêu cầu website bán hàng online gỡ bỏ thiết bị kích sóng điện thoại (KTSG 5/11/2023)-Siết quản lý và sửa Nghị định 10, xe hợp đồng trá hình còn dám bát nháo? (VNN 5/11/2023)-Đặng Khắc Vỹ - ông chủ kín tiếng ngân hàng Việt thuộc top lợi nhuận cao nhất (VNN 5/11/2023)-Bộ GTVT đẩy mạnh chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục hành chính (VNN 5/11/2023)-Giá gạo Việt lập đỉnh lịch sử, lợi nhuận 'ông lớn' vẫn lao dốc (VNN 5/11/2023)-Bị mở thủ tục phá sản, đại gia phố núi vẫn cho vay nghìn tỷ (VNN 5/11/2023)-Loại hải sản 'nhà giàu' giá rẻ bất ngờ, tôm hùm bông rớt giá mạnh vẫn ế (VNN 5/11/2023)-Loạt xe bán chạy nhất Đông Nam Á nhưng ế ẩm triền miên tại Việt Nam (VNN 5/11/2023)-Bộ Công Thương sắp nhận 4.900 tỷ đồng từ doanh nghiệp 'gà đẻ trứng vàng' (VNN 5/11/2023)-
- Giáo dục: Có hiện tượng chụp 1 phần cuốn sách ở đâu đó khiến người dân hiểu lầm là SGK (GD 5/11/2023)-Với môn đặc thù, trường có 1 giáo viên dạy thì bỏ phiếu chọn SGK như thế nào? (GD 5/11/2023)-Đạt điểm GPA 3.99/4.0, nữ thủ khoa ĐH Ngoại thương chia sẻ bí kíp học tốt (GD 5/11/2023)-Kỳ thi HSG quốc gia THPT năm học 2023-2024 sẽ diễn ra vào ngày 5-6/1/2024 (GD 5/11/2023)-TS Vũ Dương, 1 trong 2 ứng viên lớn tuổi nhất đề nghị xét công nhận PGS năm 2023 (GD 5/11/2023)-Thi tốt nghiệp 5, 6 môn sẽ gây áp lực cho cả thí sinh và cán bộ làm nhiệm vụ (GD 5/11/2023)-Muôn vàn lý do làm giáo viên nghỉ việc, có lý do nghe mà xót xa (GD 5/11/2023)-Trao quyền chọn SGK cho trường: Hợp lý nhưng cần tránh sự can thiệp, thao túng (VNN 5/11/2023)-
- Phản biện: CN UBKT Tỉnh ủy Bắc Ninh gian dối bằng cấp tinh vi hay có bao che? (GD 3/11/2023)-Tranh luận về bộ sách giáo khoa từ góc độ luật pháp (VNN 4/11/2023)-Bài toán giá điện (TVN 2/11/2023)-Tư Giang-‘Mua tin’ để chống tham nhũng và chuyện không gì giấu được dân (VNN 2/11/2023)-Nguyễn Đăng Tấn-Những nghịch lý giáo dục trong nền kinh tế thị trường (TVN 1/11/2023)-GS Lê Văn Canh-Nền kinh tế nhìn từ GDP (TVN 31/10/2023)-Tư Giang-Những con số "lạ" trong báo cáo 3 công khai của Trường ĐH Mỏ - Địa chất (GD 31/10/2023)-Mạnh Đoàn-Làm luật sai thì sao? (TVN 30/10/2023)-Nguyễn Huy Viện-Đón sóng AI tạo sinh: Vai trò không thể thiếu của chiến lược dữ liệu (TVN 28/10/2023)-Đào Trung Thành-
- Thư giãn: Cuộc sống nơi núi rừng của nàng dâu Mỹ yêu say đắm tiếng Việt (VNN 1/1/2023)-'Ngất ngây' trong tiệm cà phê 129 năm tuổi đẹp nhất thế giới (VNN 31/10/2023)-
Nếu dư luận xã hội chỉ tập trung vào những yếu kém mà không thấy những cố gắng của ngành giáo dục thì nhà trường, gia đình và xã hội ngày càng xa nhau, tạo ra hiệu ứng tâm lý thiếu tin cậy lẫn nhau.
Nghịch lý của nghề cao quý trong cơ chế thị trường
Giáo dục là một bộ phận hữu cơ của xã hội và chịu tác động của toàn bộ hệ thống xã hội bao gồm thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế, tâm lý xã hội, các ứng xử văn hoá xã hội và hệ thống thước đo giá trị của xã hội.
Do vậy, trong nền kinh tế thị trường dù là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục cũng chịu những tác động không nhỏ của nền kinh tế thị trường.
Những tác động của kinh tế thị trường tới giáo dục được thể hiện ở sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các cơ sở giáo dục; sự ra đời các cơ sở giáo dục tư nhân của các doanh nghiệp được vận hành theo mô hình doanh nghiệp; phụ huynh và học sinh có nhiều sự lựa chọn, có tiếng nói và sự giám sát đối với các hoạt động giáo dục.
Ở nước ta, tác động của kinh tế thị trường trước hết thể hiện ở sự cuộc đua không cân sức giữa các cơ sở giáo dục, giữa trường công lập với trường ngoài công lập, giữa trường của người Việt Nam quản lý với trường 100% vốn nước ngoài là rất lớn và ngày càng tăng.
Trong cuộc cạnh tranh đó các trường công lập đang rơi vào thế yếu do không được tự nâng học phí dẫn đến nguồn lực để cải thiện điều kiện dạy và học đều dựa vào nguồn vốn ngân sách ít ỏi của nhà nước. Hệ quả là các trường công lập tỏ ra thiếu hấp dẫn trong sự lựa chọn của phụ huynh và người học.
Giáo viên các trường công lập vừa có mức lương thấp hơn đồng nghiệp các trường ngoài công lập vừa phải đáp ứng những yêu cầu thiếu thực tế về chuyên môn nhưng nặng về hành chính nên nhiều người giỏi đã bỏ trường công lập sang trường ngoài công lập.
Có ai đặt câu hỏi về đóng góp của ngành giáo dục?
Trong nền kinh tế thị trường, tiếng nói của phụ huynh và của toàn xã hội cũng có sức mạnh hơn do vậy giáo dục cũng chịu sự giám sát của xã hội lớn hơn. Với sự phát triển của mạng xã hội, mỗi người dân đều có thể là một chuyên gia giáo dục tự phong.
Một điều dễ nhận thấy trong những năm gần đây là nhiều ý kiến của xã hội qua truyền thông và mạng xã hội về giáo dục đều nặng về phê phán mà ít có những ý kiến đánh giá đúng những nỗ lực của ngành giáo dục và của các thầy, cô giáo hay những ý kiến đóng góp với tinh thần xây dựng cho ngành giáo dục.
Có ai từng đặt ra câu hỏi ở các diễn đàn chính thức rằng liệu chúng ta có thể đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, xã hội, thể thao, nghệ thuật, ngoại giao trong mấy thấp kỷ vừa qua nếu như không có một phần đóng góp rất lớn của ngành giáo dục?
Nói đến giáo dục là nói đến ba hình thức giáo dục gắn kết hữu cơ với nhau gồm: giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục trong cộng đồng. Mặc dù giáo dục nhà trường có vai trò quan trọng bậc nhất, giữ vai trò chủ đạo nhưng sự phát triển của giáo dục không thể thay thế và không thể thiếu sự song hành của giáo dục gia đình và giáo dục của cộng đồng.
Vì lẽ đó giáo dục chỉ có thể phát triển trong sự hợp tác tích cực của gia đình và xã hội. Nếu chỉ tập trung phê phán những hiện tượng trong giáo dục mà cá nhân hay xã hội chưa hài lòng (cái số ít, cục bộ) mà quên đi những đóng góp có ý nghĩa của ngành giáo dục, những hy sinh của số đông đội ngũ nhà giáo, chúng ta sẽ làm mất đi tiếng nói chung và sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường, giữa người học với người dạy, giữa xã hội với ngành giáo dục. Điều này cũng dẫn đến một tâm lý xã hội coi nền giáo dục của nước ta là yếu kém về mọi mặt so với các nước khác.
Giao thoa giữa truyền thống và đổi mới
Trong số những ý kiến trên mạng xã hội khuyến nghị cần áp dụng các mô hình giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới nhưng có ai nghĩ rằng liệu một triết lý giáo dục, một mô hình giáo dục hay một chương trình giáo dục của một quốc gia nào đó có phù hợp với Việt Nam hay không.
Thách thức lớn nhất mà bất cứ nền giáo dục nào cũng phải đối mặt là làm sao giải quyết thoả đáng mối quan hệ biện chứng giữa tính liên tục (truyền thống) và tính đứt đoạn (đổi mới).
Chúng ta không thiếu các bằng chứng về việc ‘sao chép lỗi’ trong giáo dục mà nguyên nhân chính của lỗi đó là do chúng ta chưa chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết tối thiểu cho những ý tưởng canh tân giáo dục nhưng lại phải chạy theo trào lưu thị trường hoá giáo dục của thế giới. Việc triển khai chương trình tích hợp là một ví dụ.
Không thể phủ nhận những yếu kém, những bất cập trong ngành giáo dục hiện nay của Việt Nam đã được dư luận xã hội chỉ ra. Một số chủ trương đổi mới trong giáo dục được đưa ra thiếu cả cơ sở khoa học lẫn cơ sở thực tế, thiếu gắn kết với các giá trị văn hoá dân tộc.
Mục tiêu giáo dục chưa hướng vào việc đào tạo con người có tư duy và kỹ năng giúp họ nhận thức thế giới để nhận thức lại bản thân để từ đó tự thay đổi nhận thức về thế giới. Chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục đại học và sau đại học chưa đóng góp được nhiều cho mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.
Trong đội ngũ những người có học hàm, học vị cao cũng có nhiều người ‘ngoài là ngọc, trong là đá’, danh và thực không tương xứng. Tuy nhiên, những gì ngành giáo dục làm được trong điều kiện đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, yêu nghề, yêu trường, yêu trò mặc dù đồng lương còn hạn hẹp và điều kiện làm việc cũng như cơ hội phát triển chuyên môn còn rất nhiều hạn chế, sự năng động vượt khó của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục là không thể phủ nhận được.
“Đường xa gánh nặng xế chiều”
Những đóng góp âm thầm của đội ngũ các nhà giáo dục có năng lực chuyên môn tương xứng với học hàm, học vị là rất lớn. Số lượng các nhà giáo dành trọn cuộc đời, nhân cách, kiến thức cho sự nghiệp giáo dục, hoá thân vào trí tuệ của các thế hệ học sinh không phải là nhỏ. Nếu không có những đóng góp đó liệu nền giáo dục Việt Nam có được như hôm nay?
Những vấn đề của giáo dục là hệ quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố kinh tế và văn hoá - xã hội có ảnh hưởng lớn và không thể giải quyết chỉ bằng sự nỗ lực của ngành giáo dục mặc dù ngành giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Giáo dục Việt Nam hiện nay giống như cách miêu tả của nhà thơ Tản Đà: “Đường xa gánh nặng xế chiều, Cơn dông biển lớn mái chèo thuyền nan.”
Giáo dục rất cần những tiếng nói phản biện của toàn xã hội nhưng giáo dục cũng rất cần sự đồng hành của toàn xã hội thể hiện ở sự phản biện mang tính xây dựng.
Nếu dư luận xã hội chỉ tập trung vào những yếu kém mà không thấy những cố gắng của ngành giáo dục thì nhà trường, gia đình và xã hội ngày càng xa nhau, tạo ra hiệu ứng tâm lý thiếu tin cậy lẫn nhau. Hậu quả sẽ là ngành giáo dục trở nên đơn độc trong con đường dài vượt lên chính mình để ngày càng hoàn thiện hơn.
Lấy vấn đề sách giáo khoa làm ví dụ. Nếu một cuốn sách giáo khoa nào đó có một vài lỗi nhỏ về câu chữ hay một nội dung nào đó trong sách chưa thật phù hợp thì dư luận tập trung phê phán gay gắt mà ít ai có nhận xét hay đánh giá một cách công tâm và khoa học tổng thể của cuốn sách đó.
Tôi chưa từng thấy một quyển sách giáo khoa nào trên thế giới làm hài lòng tất cả người dùng vì không phải ai cùng đồng quan điểm về từng nội dung cụ thể trong sách giáo khoa hay phương pháp giáo dục của tác giả.
Mặc dù sách giáo khoa có vai trò quan trọng nhưng sách giáo khoa cũng chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu. Một cuốn sách giáo khoa dù còn những ‘hạt sạn’ nào đó mà người dùng biết cách điều chỉnh cho phù hợp với người học thì kết quả còn hay hơn một cuốn sách giáo khoa tốt, không có ‘sạn’ (điều này hiếm có) mà không được khai thác phù hợp.
Chủ trương có một chương trình thống nhất và nhiều bộ sách giáo khoa để nhà trường và giáo viên lựa chọn là một chủ trương hoàn toàn phù hợp với trào lưu toàn cầu. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện chủ trương này ở các cơ sở giáo dục chưa đúng như ý định, còn những vấn đề gây bức xúc trong xã hội.
Xây dựng chương trình giáo dục, viết sách giáo khoa, đánh giá chương trình giáo dục hay sách giáo khoa là một công việc đòi hỏi có kiến thức chuyên môn sâu về tâm lý học và giáo dục học nhưng phải thừa nhận chúng ta còn thiếu những kiến thức đó. Việc dựa vào quan điểm chủ quan và kinh nghiệm của cá nhân thì những sai sót là khó tránh được. Tuy nhiên, đây cũng không phải là những vấn đề của riêng Việt Nam.
Hướng mắt lên các vì sao trên đôi chân bám chặt vào đất
Một nền giáo dục lành mạnh chỉ có thể có trong một môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh. Con thuyền giáo dục không thể không tròng trành trong vòng xoáy của kinh tế thị trường. Để giữ con thuyền giáo dục thăng bằng, rất cần sự sự song hành, sự đồng tâm, sự thấu cảm của toàn xã hội để ngành giáo dục, các thầy, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục giữ được cái ‘tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến’.
Cái tâm bất biến đó là xây dựng một nền giáo dục nước nhà có tầm nhìn rõ hơn về quan hệ tương tác giữa toàn cầu, hội nhập quốc tế và dân tộc.
Một nền giáo dục vừa phát triển trí tuệ vừa phát triển cảm xúc cho người học để người học có khả năng tự thay đổi hành vi của mình. Một nền giáo dục giúp thế hệ tương lai của đất nước mở rộng tầm nhìn để thấy được một thế giới đa chiều, luôn biến động, một câu hỏi có nhiều cách trả lời, một hiện tượng tự nhiên hay xã hội có nhiều cách lý giải tuỳ từng giác độ nhưng phải có bản lĩnh vừa biết bảo vệ quan điểm cá nhân vừa biết tôn trọng ý kiến của người khác.
Một thế hệ vừa biết hướng mắt lên tất cả các vì sao trên trời vừa biết bám chặt đôi chân vào mảnh đất nơi mình đang đứng, vừa biết tranh luận vừa biết im lặng lắng nghe khi cần thiết, vừa biết làm thế nào để không đánh mất chính mình vừa biết đổi mới chính mình.
Những phẩm chất đó được hình thành từ trong gia đình, trong các quan hệ xã hội, và giáo dục có vai trò uốn nắn, và tạo điều kiện cho những phẩm chất đó phát triển.
Như vậy một mặt giáo dục không thể bảo thủ, trì trệ nhưng cũng không thể vọng ngoại, đoạn tuyệt với những giá trị của dân tộc. Mặt khác giáo dục không thể làm tròn sứ mệnh của mình nếu không có sự hợp tác của gia đình và xã hội.
GS Lê Văn Canh
NGUỒN: Những nghịch lý giáo dục trong nền kinh tế thị trường
TIN LIÊN QUAN:
- Sứ mệnh cải cách, đổi mới giáo dục
- Singapore vươn lên giáo dục đại học đẳng cấp thế giới như thế nào?
- Hiến kế chấn hưng giáo dục Việt Nam
- Nhà giáo là nhân tố cốt lõi quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét