ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ba Lan nêu điều kiện để Ukraine gia nhập EU (VNN 8/11/2023)-Ông Zelensky kêu gọi Ukraine đoàn kết sau phát ngôn của Tổng tư lệnh (VNN 8/11/2023)-Loại nhiên liệu Mỹ thừa nhận ‘phụ thuộc lớn’ vào Nga (VNN 8/11/2023)-Xung đột sang giai đoạn mới, Israel nhắm vào 'mê cung ngầm' của Hamas (VNN 8/11/2023)-Thủ tướng Bồ Đào Nha từ chức giữa lúc bị điều tra tham nhũng (VNN 8/11/2023)-Ủy ban Hạ viện Mỹ ủng hộ dự luật chuyển tài sản của Nga cho Ukraine (VNN 8/11/2023)-
- Trong nước: 'Quỹ Viễn thông công ích góp phần rất tốt phủ sóng vùng sâu, vùng xa' (VNN 8/11/2023)-Chuyến bay phải dừng khẩn cấp khi hành khách hỏi nhau 'súng ở đâu' (VNN 8/11/2023)-Chơi hụi online, 3 chị em gái mất tiền tỷ, còn bị thách 'kiện tưng bừng đi' (VNN 8/11/2023)-Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng (VNN 8/11/2023)-
- Kinh tế: TPHCM: Bệnh viện chấn thương chỉnh hình xuống cấp nghiêm trọng, người dân vừa khám vừa lo (KTSG 8/11/2023)-Giá trị di sản của khu bất động sản hàng hiệu Grand Marina, Sài Gòn (KTSG 8/11/2023)-Podcast 8-11-2023: Các nhà máy châu Á chật vật với chi phí tăng cao (KTSG 8/11/2023)-Nâng niu giá trị vượt trội của sông Sài Gòn (KTSG 8/11/2023)-Liên kết sản xuất 300.000 héc ta lúa, cung ứng 2 triệu tấn gạo và phụ phẩm (KTSG 8/11/2023)-Saigon Times CSR 2023 tôn vinh 40 doanh nghiệp vì cộng đồng (KTSG 8/11/2023)-Thủ tướng: 'Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế từng bước được xử lý hiệu quả' (VNN 8/11/2023)-Nghịch lý bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu', bệnh nhân chen chúc ở cơ sở xuống cấp (VNN 8/11/2023)-Du khách thi nhau săn ảnh mùa hoa tam giác mạch Hà Giang (VNN 8/11/2023)-Ngân hàng cho vay bất động sản nhiều nhất: Dư nợ bằng 10 ngân hàng khác cộng lại (VNN 8/11/2023)-Thủ tướng: Thiếu điện cục bộ ở miền Bắc do nguyên nhân chủ quan (VNN 8/11/2023)-Một năm hiếm có, nông dân thu hàng chục nghìn tỷ từ trái sầu riêng (VNN 8/11/2023)-Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tạm dừng chưa rõ lý do (VNN 8/11/2023)-5 ông lớn dầu khí lãi lớn, có doanh nghiệp ngồi yên đã thu lãi 4 tỷ/ngày (VNN 8/11/2023)-Mỏ cát lên sàn đấu, giá cao gấp 200 lần: Thu thêm nghìn tỷ, sao cho ngoại lệ? (VNN 8/11/2023)-Room tín dụng (VNN 8/11/2023)-Kiến nghị cho doanh nghiệp giãn thời gian đóng bảo hiểm xã hội (VNN 8/11/2023)-
- Giáo dục: Học viện Hàng không Việt Nam lý giải nguyên nhân nhiều ngành không có GS, PGS (GD 8/11/2023)-Bộ trưởng Bộ GD: Năm 2024, SV đào tạo dạy học tích hợp đầu tiên sẽ ra trường (GD 8/11/2023)-Căn cứ nào để Tiểu học B Thị trấn Văn Điển dạy, thu tiền tiếng Anh liên kết? (GD 8/11/2023)-Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH: Mỗi doanh nghiệp phấn đấu trở thành một trường nghề (GD 8/11/2023)-Thị lực của con giảm sau mổ, PH kêu cứu, Sở Y tế chuyển đơn tới BV Mắt Sài Gòn (GD 8/11/2023)-Bài báo khoa học bị nghi ngờ tính liêm chính, nhà khoa học có thể là 'nạn nhân' (GD 8/11/2023)-Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Bộ đã sớm nhận thấy vướng mắc trong thực hiện NĐ 116 (GD 8/11/2023)-Yên Bái: Khởi tố thí sinh làm lộ đề thi môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 (GD 8/11/2023)-Vì sao học sinh thường chọn học thêm với thầy cô dạy chính khóa? (GD 8/11/2023)-Thầy Trần Văn Trung: Từ giáo viên phổ thông đến phó giáo sư ngành Giáo dục học (GD 8/11/2023)-Thầy giáo 9X được vinh danh ở chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" (GD 8/11/2023)-Sau 14 năm dạy hợp đồng, nữ giáo viên nghẹn ngào nhận quyết định thôi việc (VNN 8/11/2023)-
- Phản biện: Bài báo khoa học bị nghi ngờ tính liêm chính, nhà khoa học có thể là 'nạn nhân' (GD 8/11/2023)-Tuệ Nhi-Liêm chính và chuyện cơm áo gạo tiền của người làm khoa học (TVN 7/11/2023)-Nguyễn Duy Xuân-Cần trả giá điện về đúng theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước (VNN 8/11/2023)-Lương Bằng-
- Thư giãn: Cuộc sống nơi núi rừng của nàng dâu Mỹ yêu say đắm tiếng Việt (VNN 1/1/2023)-'Ngất ngây' trong tiệm cà phê 129 năm tuổi đẹp nhất thế giới (VNN 31/10/2023)-
Đến nay đã 60 năm kể từ ngày đệ nhất cộng hòa sụp đổ cùng với cái chết của 2 ông Diệm, Nhu. Đã có quá nhiều tài liệu, nhân chứng nói về đề tài này. Về nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ và cái chết của 2 ông thì dường như đã rõ ràng, dĩ nhiên phía quốc gia có lý giải khác với phía CS và phía Mỹ. Tựu trung lại thì nguyên nhân cơ bản mà các bên đều có sự thống nhất là do ông Diệm đã tạo nên chế độ độc tài gia đình trị (bao gồm cả những người thân với người trong gia đình), tôn giáo trị. Trong khuôn khổ bài viết, tôi muốn nói đến cơ hội bị bỏ lỡ của gia đình ông Diệm, của người Mỹ và của những người quốc gia trong việc chiến thắng phe CS, tức VNDCCH. Suy cho cùng đó mới là mục đích cuối cùng cho sự can thiệp của Mỹ vào VN. Việc thành lập QGVN, nước VNCH, thủ tướng rồi tổng thống Diệm, cũng chỉ vì mục đích tối hậu là chống cộng. Tiếc rằng tất cả các bên kể trên đều không vì mục đích cuối cùng đó, để tuột mất cơ hội, mà sau 60 năm, tôi cho là cơ hội duy nhất có thể chiến thắng hay ít nhất là không thua phe CS.
Để thắng cộng sản thì phải giống cộng sản
Lịch sử cho thấy, ngoài việc lật đổ chế độ CS bằng cách mạng màu, phi bạo lực kiểu Đông Âu và nước Đức thì chỉ có phát xít Đức đã từng chiến thắng Liên Xô, anh cả hùng mạnh nhất của các nước CS, trong một thời gian ngắn, chiến thắng gần như tuyệt đối bằng bạo lực nhưng rút cuộc vẫn thất bại thảm hại. Phát xít Nhật hùng mạnh chiếm gần hết châu Á nhưng vẫn thua quân LX và buộc phải hòa hoãn với LX để rảnh tay xâm chiếm các nước khác. Ngoài ra, chính CS mới trị được CS bằng bạo lực như ta đã thấy khi quân đội LX đàn áp sự nổi dậy ở các nước Đông Âu, CS VN chiến thắng CS Campuchia, CS TQ "dạy cho CSVN 1 bài học" năm 1979. Nói cách khác, trong thời kỳ cực thịnh của chế độ CS, từ khi bắt đầu có chiến tranh lạnh 1950 đến đến khi CNCS bộc lộ những khiếm khuyết không thể hàn gắn khoảng 1985, thì phe tư bản không thể giành chiến thắng trước phe CS ở bất cứ quốc gia nào. Chiến tranh Triều Tiên được coi như hòa giữa 2 phe. Khi CS Đông Âu sụp đổ thì có thể hiểu là các quốc gia CS đó tự sụp đổ là chính chứ không hề có tấn công bạo lực từ phía tư bản. Trong 1 bài viết khác, phân tích về Nguyên nhân thắng và bại trong chiến tranh Việt Nam, tôi đã cho là chế độ CS là tối ưu cho cỗ máy chiến tranh. Vậy có thể kết luận là chỉ có CS mới thắng được CS bằng bạo lực, suy rộng ra thì muốn thắng CS thì phải giống CS. Chúng ta đều thấy phát xít Đức đã từng thắng LX cũng là do chủ nghĩa phát xít có nhiều đặc điểm giống với chủ nghĩa CS, đều là chế độ toàn trị, nhưng CS toàn trị ở cấp độ cao hơn và toàn trị cấp cao đã chiến thắng toàn trị cấp thấp.
Sự tương đồng giữa đệ nhất cộng hòa và VNDCCH
Anh em ông Diệm đã xây dựng chế độ đi rất đúng hướng để chống CS, đó là phải giống CS. Lưu ý là phân tích trên của tôi ở thời điểm hiện nay, sau 60 năm, lịch sử đã cho chúng ta thấy là CS không thể thua bởi dân chủ, tư bản, còn vào thời điểm 1954-1975 thì không ai dám chắc điều đó. Như vậy tầm nhìn của ông Diệm, có lẽ chính xác hơn là ông Nhu, thật đáng ca ngợi, tiếc rằng 2 ông không đủ khéo léo, mềm dẻo vận hành quốc gia để tồn tại chứ chưa nói là để chống cộng. Người Mỹ và những người quốc gia chống ông Diệm cũng không nhận ra tầm nhìn đó của anh em ông Diệm, để có thể hòa hoãn vì mục đích cuối cùng là chống cộng. Vậy chế độ ông Diệm và chế độ CS miền Bắc có điểm gì tương đồng?
Chế độ chính trị
Miền Bắc theo chế độ CS toàn trị, miền Nam theo chế độ độc tài, gia đình trị, tôn giáo trị. Hẳn các bạn đều biết, chế độ toàn trị có rất nhiều điểm tương đồng với chế độ độc tài. "Tôn giáo" của miền Bắc là CNCS, chúa là Mác còn tôn giáo của miền Nam là Thiên chúa giáo. Miền Bắc theo chế độ độc đảng, nói đúng hơn là 1 đảng lãnh đạo là đảng Lao Động (CS), với triết thuyết là triết học Mác – Lê nin, có 2 đảng là Xã hội và Dân chủ làm vì. Miền Nam cũng gần như vậy với đảng Cần lao Nhân vị lãnh đạo tuyệt đối, với thuyết Cần lao nhân vị, 1 số đảng phái quốc gia vẫn tồn tại nhưng không được nắm quyền.
Lãnh tụ tinh thần
Khác với chế độ dân chủ, chế độ độc tài, toàn trị nào cũng cần phải có lãnh tụ. Miền Bắc có ông Hồ Chí Minh, miền Nam có ông Ngô Đình Diệm. Ông Hồ là người có uy tín cao với dân Bắc và 1 bộ phận dân Nam, có công đánh đuổi thực dân Pháp. Ông Diệm cũng có uy tín cao với dân Nam và 1 bộ phận dân Bắc do có xuất xứ quan to triều đình từ khi còn rất trẻ, cũng có tiếng về đả thực bài phong. Hai ông đều có thời gian bôn ba nước ngoài "tìm đường cứu nước" và vận động hành lang để giành quyền lực. Tuy hai chế độ không đội trời chung nhưng nhiều tài liệu cho thấy ông Hồ và ông Diệm, về mặt cá nhân, vẫn kính trọng nhau cho dù bộ máy tuyên truyền của mỗi phe đều đả kích lãnh tụ đối phương không ra gì. Khi ông Diệm bị Việt Minh bắt thì ông Hồ đã ra lệnh thả.
Cả ông Diệm lẫn ông Hồ đều chỉ là lãnh tụ tinh thần nhiều hơn là chính trị gia điều hành đất nước. Ông Hồ bị vô hiệu hóa bởi Lê Duẩn, Lê Đức Thọ trong khi ông Diệm bị lấn quyền bởi những người anh em là ông Nhu, ông Cẩn, ông Thục. Về cuộc sống cá nhân 2 ông cũng có những điểm tương đồng để dễ dàng được tuyên truyền trở thành lãnh tụ. Hai ông đều không có vợ, 1 cách chính thức, có cuộc sống khá giản dị so với chức vụ, tư cách đạo đức được nhiều người kính trọng, không có điều tiếng về tham nhũng (hiếm gặp ở các lãnh tụ độc tài).
Những cánh tay nối dài của đảng cầm quyền
Chế độ toàn trị có 1 đặc điểm nhận biết là người ta muốn quản lý toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của người dân thông qua đảng cầm quyền các “cánh tay nối dài” len lỏi vào mọi ngõ ngách của xã hội. Ở miền Bắc, đảng CS có chi bộ đến cấp xã, xóm, trong quân đội, công an. Đảng có tổ chức xã hội vệ tinh như hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên CS, đội Thiếu niên tiền phong, Mặt trận tổ quốc, Hội sinh viên…Tất cả đều do đảng CS chi phối. Miền Bắc quản lý “phần hồn” của người dân bằng duy nhất triết thuyết là CN Mác.
Tuy không phải toàn trị như miền Bắc nhưng chế độ ông Diệm cũng đã được ông Nhu xây dựng theo 1 mô hình khá tương đồng với bộ máy toàn trị. Ông Nhu lập nên đảng Cần lao Nhân vị với thuyết Cần lao, đảng Cần lao cũng len lỏi tương đối sâu vào các cấp chính quyền, quân đội, cảnh sát. Đảng cũng có những tổ chức vệ tinh như Phụ nữ liên đới, Thanh niên cộng hòa. Miền Nam mong muốn quản lý phần hồn của nhân dân thông qua Thiên chúa giáo và thuyết Cần lao. Khốn thay là cả 2 thứ đó không thể sử dụng để tuyên truyền hiệu quả, sâu rộng được như chủ nghĩa Mác.
Tinh thần dân tộc và sự phụ thuộc hạn chế vào đồng minh
Miền Bắc đã tuyên truyền kích động tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc rất thành công cho dù vẫn phụ thuộc lớn vào viện trợ nước ngoài do chỉ nhận viện trợ nước ngoài, không để lính nước ngoài tham chiến trực tiếp, chỉ huy cách trận đánh mà chỉ nhận chuyên gia nước ngoài vào huấn luyện. Miền Bắc không để các đồng minh can thiệp sâu vào chính trị trong nước.
Miền Nam cũng như vậy, ông Diệm không đồng ý để quân đội Mỹ tham chiến trực tiếp, chỉ nhận viện trợ và cố vấn. Mỹ cũng không thể can thiệp sâu vào chính trị VNCH.
Cách thức thu phục nhân tâm
Miền Bắc tạo được sự chính danh để cầm quyền thông qua việc giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chống phong kiến và thu phục nhân tâm của đa số dân thông qua cải cách ruộng đất, cướp ruộng đất, tài sản của người giàu chia cho người nghèo.
Trong khi đó ông Diệm cũng giương cao ngọn cờ “Đả thực bài phong” thông qua việc đưa yêu sách với người Pháp đòi quyền tự chủ cho người Việt từ khi còn là thượng thư bộ Lại. Sau đó ông tìm mọi cách để đuổi thực dân Pháp khỏi miền Nam sau năm 54 bằng cách triệt hạ các tổ chức, cá nhân thân Pháp như các giáo phái, Bình Xuyên, tướng Nguyễn Văn Hinh và đỉnh điểm là cuộc trưng cầu dân ý để phế bỏ Quốc trưởng Bảo Đại. Sau đó ông có công lớn trong việc định cư cho gần 1 triệu đồng bào Bắc di cư. So với dân số miền Nam lúc đó khoảng hơn 10 triệu người thì ông đã chiếm được lòng của gần 10% dân số thông qua việc này. Ngoài ra, ông Diệm cũng có chương trình Cải cách điền địa, chính quyền mua lại ruộng đất của người giàu để chia cho người nghèo, xóa bỏ chế độ nông nô.
Đàn áp đối lập, hạn chế tự do ngôn luận
Đây là hệ quả của chế độ toàn trị và độc tài. Cả 2 miền đều có sự đàn áp đối lập và hạn chế tự do ngôn luận. Miền Bắc đàn áp mầm mống của sự phản kháng từ trong trứng nước thông qua cải cách ruộng đất và với “thế trận an ninh nhân dân”, mọi người dân đều là tù nhân dự khuyết. Miền Nam có Tố cộng diệt cộng và luật 10/59 và đàn áp đảng phái chính trị, tôn giáo đối lập.
Cơ hội bị bỏ lỡ
Chúng ta đã thấy, thực tế là với các điểm tương đồng kể trên, chính quyền VNDCCH đều vận dụng hiệu quả hơn chính quyền đệ nhất cộng hòa. Chế độ toàn trị là sự phát triển cao hơn chế độ độc tài. Chế độ độc tài gia đình trị chỉ giao quyền lực cho 1 nhóm rất nhỏ trong gia tộc, trong khi đó chế độ CS giao quyền cho 1 nhóm lớn hơn là các đảng viên CS, vì vậy chế độ toàn trị quản lý sự đồng thuận của người dân (tự nguyện hay cưỡng bức) 1 cách hiệu quả hơn. Miền Bắc không bao giờ có đảo chính, vì Bộ chính trị, Ban bí thư luôn biết quân đội, công an đang nghĩ gì, muốn gì và không muốn gì. Trong khi đó đảng Cần lao chưa có đủ chân rết chui sâu vào bộ máy quân đội. Miền Bắc không có khái niệm quân đội phi chính trị, còn miền Nam thì quân đội dễ dàng đánh lẫn nhau vì bất đồng quan điểm.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh, công bằng mà nói, chắc chắn được lòng dân nhiều hơn lãnh tụ Ngô Đình Diệm. Ông có xuất thân con quan nhỏ, có cuộc sống giản dị, gần gũi với quần chúng (chiếm số đông). Trái lại, ông Diệm với xuất thân quan to triều đình với lối sống quan cách xa rời quần chúng hơn, ông Đả thực bài phong trong khi vẫn bị mang tiếng là cộng tác với Pháp và đã từng làm quan triều đình.
Cánh tay nối dài của đảng CS làm việc hiệu quả hơn cánh tay nối dài của đảng Cần lao nhiều lần. Các tổ chức này của đảng CS chui được vào mọi ngõ ngách của xã hội, tuyên truyền cho từ đứa trẻ lên 5 cho đến cụ già 80 tuổi, phát hiện sớm mọi mầm mống phản kháng để triệt hạ. Trong khi các tổ chức tương tự của đảng Cần lao nhiều khi chỉ mang tính hình thức.
Triết học Mác Lê nin, triết thuyết của đảng CS chắc chắn chặt chẽ, chi tiết do được đúc rút từ kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của CS toàn thế giới. Trong khi Thuyết Cần lao là do ông Nhu nghĩ ra, không hề dễ hiểu và gần gũi với quần chúng, chưa được kiểm chứng qua thực tế nên rất khó cho công tác tuyên truyền.
Tuy không hề muốn nhưng ông Diệm vẫn bị Mỹ chi phối tương đối nhiều trong chính trị, nó thể hiện ngay từ việc ông được lên nắm quyền, ông giành chính quyền từ Bảo Đại, củng cố quyền lực bởi đàn áp các tổ chức đối lập. Tất cả đều có bàn tay của Mỹ. Trong khi đó, Liên Xô và Trung Quốc không dựng lên được chính quyền HCM, việc giành chính quyền, đàn áp đối lập đều do ông HCM và các cộng sự thực hiện dựa trên nền tảng của CNCS. Do vậy, tính chính danh của VNDCCH cao hơn VNCH. Nói cách khác, miền bắc lệ thuộc vào triết thuyết CS là chính, miền Nam lệ thuộc vào vật chất và sự can thiệp trực tiếp của tư bản là chính. Một đằng lệ thuộc về tinh thần, 1 đằng lề thuộc vào vật chất. Đã 60 năm trôi qua, chúng ta nhận thấy là sự phụ thuộc về tình thần còn nguy hiểm gấp nhiều lần sự phụ thuộc vào vật chất. Vì vật chất thì dần dần chúng ta sẽ có thể tự chủ được, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã làm nhưng về tinh thần thì sự phụ thuộc như vòng kim cô siết chặt hết thế hệ này đến thế hệ khác không thể thoát ra được.
Miền Bắc thu phục nhân tâm thông qua CCRĐ hiệu quả hơn Cải cách điền địa của miền Nam, do miền Bắc cải cách triệt để, đào tận gốc, trốc tận rễ giai cấp địa chủ. Thêm nữa, phía CS đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền. Không có phương pháp dân túy nào tốt hơn điều đó. Trong khi đó, ông Diệm vẫn duy trì giai cấp địa chủ, người nông dân không được làm lãnh đạo. Cả 2 miền lúc đó đều có đa số dân là nông dân, nên rõ ràng miền Bắc đã thu phục được nhân tâm của đa số dân hơn miền Nam. Tuy vậy, đó cũng là con dao 2 lưỡi. Việc thu phục nhân tâm bằng bạo lực kiểu đó cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế, chính trị CS được dẫn dắt bởi những người thiếu kiến thức, năng lực, hồng hơn là chuyên và là mầm mống dẫn đến sự sụp đổ của CS Đông Âu và sự trì trệ về kinh tế của các nước CS. Đó cũng là nguyên nhân khiến xã hội miền Bắc những năm 50-56 trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết, trong khi miền Nam lúc đó lại thanh bình thịnh trị hơn. Rất may cho phía CS là chế độ toàn trị đã nhanh chóng dập tắt mọi cuộc nổi loạn, kiềm chế được sự hỗn loạn để đưa xã hội vào sự ổn định nhanh chóng.
Miền Bắc tuyệt đối không có đối lập, ngay cả tôn giáo cũng bị đàn áp từ trứng nước. Hoàn toàn không có báo chí tư nhân, không có biểu tình, bãi khóa. Trong khi miền Nam, tuy có đàn áp, nhưng vẫn cho phép sự tồn tại của các tôn giáo ngoài Thiên chúa giáo, vẫn có báo chí tư nhân, vẫn cho phép biểu tình, bãi khóa. Và đó là 1 trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Như vậy, có thể nói, tuy ông Nhu, não bộ của chế độ ông Diệm, đã nhận ra được những mặt mạnh của chế độ CS để học theo nhưng mọi thứ đều dưới CS 1 bậc. Tuy vậy, sau khi chế độ ông Diệm sụp đổ thì nền đệ nhị CH của ông Thiệu lại không hề kế thừa được viễn kiến của ông Nhu, không tạo dựng được lãnh tụ tinh thần (kể cả lãnh tụ đã chết), không có được uy tín trong dân chúng. Đảng Dân chủ của ông Thiệu có tổ chức kém xa đảng Cần lao, coi như không có triết thuyết (là điều tối kỵ cho 1 đảng phái chính trị). Chính quyền ông Thiệu để lệ thuộc quá nhiều vào Mỹ, để quân đồng minh can thiệp trực tiếp, bắn giết đồng bào nên khó thu phục nhân tâm, làm mất tính chính danh. Đảng dân chủ không có những cánh tay nối dài, không quản lý được báo chí, ngôn luận do dân chủ hơn chế độ ông Diệm, dẫn đến xã hội hỗn loạn hơn. Có thể nói, đệ nhị CH thua xa đệ nhất CH về khả năng chống cộng, thua gần như mọi mặt đã liệt kê ở trên. Vì vậy, việc VNCH thua VNDCCH là điều khó tránh khỏi. Nếu Mỹ và các nhân vật quốc gia khác có được tầm nhìn như ông Nhu, quyết tâm duy trì VNCH là 1 chế độ độc tài, quản lý xã hội bằng bạo lực thì may ra có thể đương đầu (chứ khó thể chiến thắng) với CS miền Bắc, như Đài Loan, Hàn Quốc đã từng làm.
Lịch sử đã sang trang, nhắc lại chuyện này chỉ để ôn cố tri tân. Bây giờ không còn là thời thịnh trị của chế độ độc tài nữa, ngược lại, các chế độ độc tài và CS trên thế giới đã và đang lần lượt sụp đổ mà không cần bạo lực. Dân trí cũng đã cao hơn, không còn phù hợp với sự áp đặt của chế độ độc tài, người dân không cần phải có các lãnh tụ nữa. Bài viết coi như sự tưởng nhớ đến 1 chế độ chính trị đã suy tàn, 60 năm đã là khoảng lùi cần thiết để có thể đánh giá tương đối khách quan, nhất là khi tác giả sinh ra sau chiến tranh.
ĐỌC 'VIÊN SỎI TRẮNG'
NGUYỄN ĐỨC THÀNH / TD 4-11-2023
Tác giả đã không định viết ra, vì bà muốn giữ im lặng và đã im lặng gần 50 năm cuối đời, tại Tịnh Quang Lâu, nơi bà ẩn cư trong trang viên riêng tại Ý. Nhưng cuối cùng, trước lúc nhắm mắt một thời gian ngắn, bà đã viết lại một cách súc tích cuộc đời của mình, trong cách nhìn của bà về thế giới, dưới con mắt của một người Công giáo có đức tin mãnh liệt, gần như đã bước vào Huyền môn.
Cuốn hồi ký được viết bằng tiếng Pháp, sau đó đã được Trung tâm Nghiên cứu Việt-Mỹ, ĐH Oregon, Hoa Kỳ dịch ra tiếng Việt, biên tập và ấn loát cẩn thận. Giọng văn trong bản tiếng Việt ngắn gọn, dứt khoát, đầy cá tính. Có thể đã truyền tải đúng tinh thần của bản tiếng Pháp, và cũng là của bản thân tác giả.
Nhan đề cuốn sách được tác giả đặt là Viên sỏi trắng, lúc đầu mới cầm sách lên tay, tôi suy đoán là bà Nhu tự ví mình như một viên sỏi cứng rắn, màu trắng, không bị nghiền nát trong cát bụi cuộc đời. Và bà đã không tự ví mình là một viên ngọc trắng, cũng không phải một viên đá cuội.
Nhưng khi mở sách ra, tôi biết đó là bà dùng một điển tích trong sách Khải Huyền của Tân Ước. Rằng Viên sỏi Trắng là một mật ước mà Chúa ban cho kẻ chiến thắng (với đức tin).
Đây là một tài liệu thú vị và có nhiều chi tiết quý giá. Nhưng bà Nhu đã không dành nhiều thời gian để viết quá chi tiết về các biến cố lịch sử, các nhân vật, phân trần hay bình luận… như thường thấy trong các cuốn hồi ký dày cộp khác. Thực ra nó chỉ có 130 trang sách. Rõ ràng là rất mỏng so với cuộc đời dữ dội của bà.
Trong tút này tôi sẽ không nói nhiều về nội dung cuốn sách, vì ai có mắt thì hãy đọc. Nhưng tôi chỉ muốn nói về mấy ấn tượng mà tôi thích thú.
Ấn tượng chung xuyên qua cuốn sách là bà Nhu rất yêu và thương người chồng xấu số của bà. Hình ảnh đẹp đẽ về tuổi hồng thơ ngây của người con gái Hà Nội trong một vọng tộc lâu đời, mải chơi về muộn, mua vội bó hoa vì mẹ dặn phải cắm do buổi trưa nhà có khách. Người con gái chạy vội về nhà với bó hoa, mà người khách đã đứng đó rồi. Đó là một sáng mùa Thu Hà Nội rực nắng, người thanh niên đang đợi trước căn biệt thự nhà nàng, tủm tỉm cười thấy nàng te tái chạy về, giấu trên tay bó hoa tiếp khách. Một vùng như thể cây quỳnh cành giao. Người ấy là một học giả trẻ, tên là Ngô-Đình Nhu.
Mọi thứ vẫn vừa như ở đó, sống động và tươi mới, trong ký ức của một bà lão hơn 80 tuổi.
Qua một số tình tiết đời thường của gia đình bà, chúng ta biết ông Nhu là một người có trí tuệ mạnh mẽ và khả năng tập trung cao độ, hành động chính xác như một kiếm sĩ bậc thầy. Ông Nhu đi săn hổ rất giỏi. Và bà có kể về một tình tiết khi ông giết chết một con rắn khổng lồ bò vào nhà tới ngay sát đứa con thơ của họ, bằng một nhát đâm dứt khoát trong yên lặng mà tôi cho là chỉ một kiếm sĩ thượng thừa mới làm được.
Đúng ngày này 60 năm trước, ông Ngô Đình Nhu cùng với người anh ruột, ông Ngô Đình Diệm, bị giết trong cuộc đảo chính, kết liễu nền Cộng hòa đầu tiên của Miền Nam Việt Nam.
Cuốn sách đã ra đời kịp thời cho sự kỷ niệm biến cố lịch sử đó. Cảm ơn sự tham gia của Nguyễn Lương Hải Khôi và một số học giả có tâm khác.
Nguyễn Đức Thành
https://www.facebook.com/ndt.felix?__cft__[0]=
60 NĂM ĐẢO CHÍNH 1-11-1963 LẬT ĐỔ NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA NGÔ ĐÌNH DIỆM
CÙ MAI CÔNG/FB/TD 5-11-2023
Kỳ 3: TỔNG THỐNG VÀ BÀO ĐỆ BỊ SÁT HẠI TRONG NGÀY LỄ CÁC LINH HỒN 2-11
Có nhiều đánh giá khác nhau, tranh cãi về công, tội của nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm; đúng sai của cuộc đảo chính… Đó không phải là chủ đích của loạt bài này như đã nói từ đầu: “Tôi không viết sử mà chỉ ghi nhận thông tin từ góc người Ông Tạ”.
Nhưng có một thực tế khó ai phủ nhận: đây là thời kỳ phát triển hoàng kim của miền Nam trước 1975, cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục… lẫn nền nếp, trật tự xã hội. Những thành quả, hình ảnh, tư liệu… của miền Nam trước 1975 hay được nhắc tới hiện nay thường nằm trong thời kỳ này. Và nó kết thúc vào sáng 2-11-1963, ngày lễ Các linh hồn của Công giáo.
Sáng sớm ngày 2-11, Tổng thống Ngô Đình Diệm rời nơi mình tạm lánh từ tối 1-11: một ngôi nhà xây thời Pháp của ông Mã Tuyên (một bang trưởng người Hoa ở Chợ Lớn) ở số 36A Đốc Phủ Thoại (nay là Vũ Chí Hiếu) đi dự lễ ở nhà thờ Cha Tam cách đó vài trăm thước.
Cũng trong lúc này, binh sĩ Sư đoàn 5 Bộ binh do đại tá Nguyễn Văn Thiệu làm tư lệnh vẫn tiếp tục tấn công và chuẩn bị tiến vào Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh trên đường Lý Tự Trọng) và thành Cộng Hòa (nay ở góc ngã tư Lê Duẩn - Đinh Tiên Hoàng) do Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ phủ Tổng thống trấn đóng.
Điều ngẫu nhiên là nhà của ông Thiệu và ông Trần Thiện Khiêm ở gần đầu đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai) - trục đường chính, qua trung tâm vùng Ông Tạ, trong cư xá sĩ quan Trần Hưng Đạo. Lễ vu quy của con gái ông Thiệu ở nhà này và hai ông Thiệu, Khiêm di tản hồi 1975 cũng từ ngôi nhà này. Bà Thiệu và bà Khiêm hồi đầu thập kỷ 1960 thường đi chợ Ông Tạ chung bằng ngồi xe xích lô đạp. Em họ ông Thiệu là Hoàng Đức Nhã, sau này là bí thư kiêm tham vụ báo chí (press secretary) cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có nhà ở cư xá Việt Nam Thương Tín trên đường Thoại Ngọc Hầu, đối diện trường Ngô Sĩ Liên tôi học cho tới 1975. Nhà riêng của ông bà Khiêm ở sau nhà thờ Chí Hòa.
Dự lễ Các thánh xong, từ nhà thờ Cha Tam, ông Diệm gọi điện thoại cho nhóm sĩ quan lực lượng đảo chính, đề nghị cử người đến nhà thờ Cha Tam gặp ông đang ở đó.
Thiết vận xa (xe bọc thép) M113 của phe đảo chính đã tới đây để đưa hai anh em ông Diệm và Nhu về Bộ Tổng tham mưu, trụ sở của Hội đồng Quân nhân Cách Mạng. Trên đường đi, vị Tổng thống của nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm và bào đệ là ông cố vấn Ngô Đình Nhu bị sát hại man rợ trong một chiếc M113. Một ngày sau khi hai anh em ông Tung - ông Triệu bị thảm sát ngày 1-11 trước đó.
Hình chụp thi thể cho thấy cả hai ông đã bị trói ngoặt tay ra sau. Khám nghiệm tử thi, trên người hai ông Diệm và Nhu đầy vết bầm dập, vết đâm và những phát đạn. Ai là thủ phạm trực tiếp tới giờ cũng chưa rõ, dù đa số dư luận cho đó là đại úy Nhung nổi tiếng hiếu sát - cận vệ của tướng Dương Văn Minh theo mật lệnh “hai ngón tay” của ông Minh. Đại úy Nhung cũng là nghi can số một trong vụ giết hai anh em ông Tung và ông Triệu trước đó một ngày.
Sau những ngày lịch sử đó cho tới giờ những sĩ quan trong Hội đồng Quân nhân Cách Mạng đều không ai nhận mình là chủ mưu hai cuộc thảm sát này, dù sách giáo khoa miền Nam sau đó viết cuộc đảo chính 1-11 là “lật đổ chế độ độc tài”. Ông Minh đến cuối đời cũng không nhận mình chủ mưu hai cuộc thảm sát dù nhiều ý kiến ám chỉ, nói thẳng ông.
Nhưng thôi, đó là lịch sử mà tôi không có ý định viết và xin không tranh luận về sự thật lịch sử. Cái tôi biết đó là thân xác của hai anh em ông Tung và ông Triệu bị vùi đâu đó ở khu vực nghĩa trang Bắc Việt (nay là khu vực chùa Phổ Quang, Tân Bình), bên hông Bộ Tổng tham mưu. Đây là nghĩa trang xưa có từ ít nhất đầu thập kỷ 1920, gần đầu đường Thoại Ngọc Hầu. Khi hay tin dữ, gia đình ông Tung từ vùng Ông Tạ tất tả lên đây tìm kiếm nhưng không thấy.
Điều trùng hợp là thoạt đầu, thân nhân hai ông Diệm - Nhu do e ngại những người giận dữ hai ông quật mồ, xúc phạm thi thể nếu thời điểm nhạy cảm đó chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (nay là công viên Lê Văn Tám) nên đề nghị được an táng tạm trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo (Bộ Tổng tham mưu).
“Hồ sơ an táng hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu”, đóng dấu “mật” do trung tá Lê Soạn, ban Nghi lễ Bộ Tổng tham mưu thực hiện ghi: “Hai chiếc huyệt được đào tai khu đất sau chùa Hưng-Quốc-Tự, bên cạnh mồ của ông Lê-Văn-Phong (triều thần đời Nguyễn và là bào đệ của Đức Tả quân Lê-Văn-Duyệt). Đây là khu đất thuộc khu lăng mộ danh tướng Võ Tánh (lăng Võ Tánh vẫn còn trong hẻm 19 đường Hồ Văn Huê, nhưng khuôn viên lăng đã bị thu hẹp. nơi chôn cất hai anh em ông Diệm - Nhu ban đầu đã thành nhà cửa).
Mộ hai ông Diệm - Như rầt gần nơi hai anh em ông Tung - Triệu bị giết một ngày trước đó. Nếu nghĩa trang Bắc Việt ở bên hông một cạnh trại Trần Hưng Đạo thì cạnh đối diện, nhưng trong khuôn viên trại là mộ hai ông Diệm - Nhu.
Sáu tháng sau, ngày 22-4-1964, em trai Tổng thống Diệm là ông cố vấn miền Trung Ngô Đình Cẩn bị Tòa án Cách mạng tuyên án tử hình. Ông Cẩn đệ đơn lên Quốc trưởng Dương Văn Minh xin ân xá. Tổng giám mục Sài Gòn là Phaolô Nguyễn Văn Bình cũng gửi một lá thư tới Dương Văn Minh xin ân xá với lý do ông Cẩn đang bị bệnh rất nặng, không còn sống được bao lâu cho nên không cần thiết phải hành quyết. Ông Minh bác đơn. Ngày 9-5-1964, ông Cẩn bị xử bắn, chôn cất cũng ở nghĩa trang Bắc Việt.
Đại úy Nhung sau đảo chính lên thiếu tá, sau đó vài tháng đã “lấy dây giày thắt cổ tự tử” khi bị tướng Nguyễn Khánh ra lệnh bắt giam, điều tra để “trả thù cho ông cụ” (cụm từ của tướng Nguyễn Khánh đã nói với bà Trần Trung Dung - cháu gọi ông Diệm bằng cậu). Thiếu tá Nhung khi bị giam ở đây đã viết tờ khai nhận chỉ có mình giết hai ông Diệm - Nhu, không ai chỉ đạo. Sự thật như thế nào, chỉ ông Nhung xuống tay hay còn ai nữa? Ai chỉ đạo? Ông Nhung có bị bức cung, ép khai hay không? Tự tử hay bị tra tấn chết... Tới giờ vẫn còn những ý kiến khác nhau. Chỉ biết là vợ ông Nhung, theo bài viết “Người bắn hạ hai anh em ông Ngô Đình Diệm nói gì trước khi chết?” trên báo Dân Trí ngày 18-8-2014, “bà Huỳnh Thị Nhi cho biết thêm khi khâm liệm ông Nhung bà thấy trên mặt trên đầu trên thân thể ông có hàng chục vết bầm tím, có vết còn in nguyên dấu đế giày bốt-đờ-xô”.
Sau cuộc đảo chính, đại lộ Ngô Đình Khôi trước mặt Bộ Tổng tham mưu đổi thành Cách Mạng 1 Tháng 11 (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi). Ngô Đình Khôi là con đầu của quan đại thần nhà Nguyễn, Ngô Đình Khả, anh các ông Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện. Ông Khôi bị lực lượng Việt Minh ở Hiền Sĩ, Huế bắt, kết tội “nội ứng cho Pháp” và xử tử ngay sau Cách mạng Tháng Tám cùng với thượng thư nhà Nguyễn, nhà văn hóa Phạm Quỳnh - cùng tội danh.
Một trùng hợp ngẫu nhiên, trong chuyến đi Pháp năm 1922, ông Phạm Quỳnh cũng từng ghé nghĩa trang Bắc Việt sát bên đường Ngô Đình Khôi sau này. Ông viết “Pháp du hành trình nhật ký” mô tả: “5 giờ chiều (ngày 14/2/1922) cùng mấy ông ngoài ta (người Bắc) đi xem vườn Bắc kỳ nghĩa trang, cách thành phố 6 - 7 kilomet. Ðó là nơi nghĩa địa của người Bắc ở Sài Gòn. (…) Tình đồng quận, nghĩa tử sinh, thật là một việc đáng khen lắm”.
Năm ngày sau, 6-11-1963, đại tá Bùi Dzinh phải bàn giao Sư đoàn 9 cho tư lệnh phó là trung tá Đoàn Văn Quảng, về trình diện Hội đồng Quân nhân Cách mạng tại Bộ Tổng tham mưu. Tại đây, ông đã có cuộc tranh luận dữ dội với thiếu tướng Tôn Thất Đính khiến ông Đính nổi nóng, móc súng đòi bắn. Tướng Lâm Văn Phát nhảy vào can thiệp và tướng Khiêm kéo ông Dzinh sang phòng khác, rồi mời "về nhà nghỉ ngơi".
Mấy ngày sau nữa, đại tá Bùi Dzinh có tên trong danh sách 31 sĩ quan cao cấp (thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, đại tá Cao Văn Viên, đại tá Bùi Đình Đạm, đại tá Nguyễn Văn Phước...) nhận quyết định "Nghỉ dài hạn không lương".
Kỳ 4: SAU ĐẢO CHÍNH, PHẢN ĐẢO CHÍNH LẠI LIÊN TIẾP ĐẢO CHÍNH VÀ PHẢN ĐẢO CHÍNH
Cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm tạo ra hai luồng cảm xúc đối nghịch cả trong lẫn ngoài nước: một, vui mừng đã lật đổ chế độ “gia đình trị”; hai, bàng hoàng khi ông Diệm bị giết.
Người Mỹ đứng sau lưng, bật đèn xanh cho nhóm sĩ quan làm đảo chính lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm thì ai cũng rõ rồi. Nhưng khi nghe tin ông Diệm bị giết, Tổng thống Mỹ Kennedy cũng bần thần. Đa số người Bắc di cư vốn hàm ơn ông Diệm đưa mình vào Nam thì bàng hoàng.
Khi nghe ba tôi nói Tổng thống Diệm bị giết, mẹ tôi thốt lên “Giêsu Maria, lạy Chúa tôi” rồi vào ngồi trong góc nhà, đầm đìa nước mắt, đấm ngực than: “Hết về Bắc lại rồi ông ạ”. Chả là nhiều người Bắc 54 đến lúc đó vẫn tin sẽ có ngày ông Diệm đưa mình về lại quê hương.
Phải chăng vì vậy, không nói đâu xa, ngay chính vùng Ông Tạ là vùng Bắc 54 làm ăn phát triển nhất trong các khu Bắc 54 ở miền Nam trước 1975 nhưng nhà cửa cơ bản vẫn chỉ xây tạm bợ. Nhiều nhà vẫn nhà lá hoặc nhà gỗ, mái tôn... Tiền bạc làm ra dành dụm cho ngày về lại quê xưa. Ông Diệm không còn, nhiều nhà cửa vùng Ông Tạ bỗng vọt lên nhà đúc, nhà bê tông ba, bốn tầng. Năm 1964, nhà ảnh Á Đông ở ngã ba Ông Tạ là cả một “tòa cao ốc” năm tầng. Có lẽ họ đã thôi nghĩ chuyện về Bắc mà ở lại miền Nam lâu dài…
Nhưng sự giận dữ phe đảo chính vẫn còn đó, có dịp là bùng lên. Một đêm đầu tháng 9-1964, hàng ngàn người dân các khu xóm trong vùng Ông Tạ và lân cận kéo nhau đến trụ sở Bộ Tổng tham mưu đầu đường Thoại Ngọc Hầu, cách ngã ba một cây số, phản đối tướng Nguyễn Khánh. Tướng Khánh không thuộc nhóm đảo chính 1-11-1963, nhưng ngay sau đó phát biểu ủng hộ Hội đồng Quân nhân Cách mạng và là người tán thành việc Mỹ đưa quân vào miền Nam.
Trước đó, có vẻ như tướng Khánh có cảm nhận mình bị đối xử không tốt. Tướng tham gia đảo chính là Trần Thiện Khiêm cũng cảm thấy mình bị coi nhẹ. Sáng sớm 30-1-1964, hai tướng bắt tay nhau làm đảo chính Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Cuộc đảo chính thành công khá chóng vánh, hầu như không tiếng súng, truất phế các tướng lĩnh chủ chốt cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn và Mai Hữu Xuân. Nhóm này gọi đây là Chỉnh lý. Không chỉ bắt thiếu tá Nhung - nghi can số một đã giết hai anh em đại tá Tung - thiếu tá Triệu, Tổng thống Diệm - cố vấn Nhu, tra tấn đến chết để “trả thù cho ông cụ” mà còn bắt hai tướng Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim của Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Trung tướng Khánh lên nắm chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng thay trung tướng Dương Văn Minh. Trung tướng Trần Thiện Khiêm làm đệ nhất phó chủ tịch.
Bộ chỉ huy cầm đầu cuộc Chỉnh lý đặt trong Tòa hành chính tỉnh Gia Định (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh). Khi đó, đại tá Huỳnh Văn Tồn làm tỉnh trưởng Gia Định. Nhà ông Tồn trong cư xá Thoại Ngọc Hầu (nay trong hẻm 15 Phạm Văn Hai), cách nhà tôi hơn hai trăm thước, tôi đi học qua lại hàng ngày.
Không hiểu sao, ngày 13-9-1964, đảng Đại Việt lại làm cuộc binh biến, cầm đầu là đại tá Huỳnh Văn Tồn, tư lệnh Sư đoàn 7 và trung tướng Dương Văn Đức, tư lệnh Quân đoàn IV. Tướng Nguyễn Văn Thiệu dù đang là tham mưu trưởng liên quân ở Bộ Tổng Tham mưu nhưng không có quân trong tay nên cầu cứu với thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh Sư đoàn 1 về Sài Gòn phản đảo chính thành công.
Trở lại cuộc biểu tình của dân Ông Tạ. Đoàn biểu tình phá rào, tràn vào cổng. Mười năm sau di cư, dân Ông Tạ mới có một đêm náo động như vậy. Đi suốt đêm, đến sáng thì hung tin báo về: sáu người biểu tình bị bắn chết.
Lại biểu tình tiếp, diễu hành tới Tòa Đô chánh (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh). Dân di cư các xóm đạo cũng kéo tới tiếp viện. Chính quyền Sài Gòn lúc ấy phải xoa dịu bằng cách cho chôn sáu nạn nhân ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi - chủ yếu dành cho sĩ quan cấp cao và người nổi tiếng thời Pháp, thời Việt Nam Cộng hòa. Linh mục Trần Ngũ Nhạc, chánh xứ An Lạc lên tới nghĩa trang làm lễ tang.
Như đã nói, tư dinh của ông Thiệu, ông Khiêm ở cư xá sĩ quan cao cấp Trần Hưng Đạo - Bộ Tổng tham mưu. Con gái ông Thiệu làm lễ vu quy ở nhà này và ông cũng di tản cùng ông Khiêm hồi 1975 từ đây. Bà Thiệu và bà Khiêm hồi hai ông chưa làm tổng thống, thủ tướng thường ngày đi chợ Ông Tạ chung. Ông Thiệu trước đảo chính 1-11-1963 cũng lân la tính mua khu đất của bà con người Nam cố cựu xã Tân Sơn Hòa, cạnh khu đất của trung tá Dư Quốc Đống, tư lệnh phó Lữ đoàn Nhảy dù (sau lên trung tướng). Sau đảo chính, thấy ông Đống bán đất cho trung tá Huệ, xây rạp Đại Lợi (nay là trung tâm hội nghị tiệc cưới trước chợ Phạm Văn Hai), ông Thiệu bỏ ý định này. Miếng đất đó ông Huệ mua luôn xây building Đại Lợi cho Mỹ thuê. Sau 1975 là trại giam Đại Lợi của quận Tân Bình, hiện là chung cư.
Còn ông Khiêm có nhà riêng sau nhà thờ Chí Hòa, sát tường rào phía sau trại dù Phạm Công Quân (năm 1971, bà Thiệu tổ chức quyên góp, làm hội chợ xây bệnh viện Vì Dân, nay là bệnh viện Thống Nhất). Ba má bà Khiêm có một khu đất khá rộng sát bên vùng Ông Tạ xây cho thuê trên đường Huỳnh Quang Tiên (nay là Đặng Văn Ngữ), gần cơm tấm Ba Ghiền hiện nay. Khu đất này sau 1975 một thời gian là Công an quận Phú Nhuận, hiện là cao ốc 40 Đặng Văn Ngữ. Chị bà Khiêm là giám thị trường Ngô Sĩ Liên vùng Ông Tạ tôi học.
Đối diện trường Ngô Sĩ Liên là cư xá Việt Nam Thương Tín, trong đó có nhà em họ ông Thiệu là Hoàng Đức Nhã, bí thư kiêm tham vụ báo chí (press secretary) của Tổng thống Thiệu; sau đó làm tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi. Gia đình ông Nhã ở đây từ đầu thập niên 1960 đến 1975.
Trong khi đó, sau khi phản đảo chính thất bại và bị Hội đồng Quân nhân Cách mạng của tướng Dương Văn Minh tước binh quyền, đại tá Bùi Dzinh - viên sĩ quan trung thành tuyệt đối với nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm, nhà cửa cho tới nay vẫn ở vùng Ông Tạ đã lên kế hoạch “trả thù cho ông cụ” bằng việc âm thầm chuẩn bị cho cuộc đảo chính của chính mình, cùng với tướng Lâm Văn Phát và đại tá Phạm Ngọc Thảo (sau 1975 mới biết là đại tá Thảo là tình báo của phía bên kia).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét