ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Nga nêu điều kiện chấm dứt xung đột, Ukraine thừa nhận khó khăn ở Donbass (VNN 27/12/2022)-Ukraine đề xuất hội nghị hòa bình, tiết lộ về tổ hợp tên lửa Patriot (VNN 27/12/2022)-Hình ảnh đánh dấu hơn 300 ngày chiến sự ở Ukraine (VNN 27/12/2022)-10 sự kiện định hình bức tranh thế giới năm 2022 (VNN 27/12/2022)-Trung Quốc nới lỏng các chính sách Covid-19 nghiêm ngặt (VNN 27/12/2022)-Nga hứa ngăn chặn thế chiến 3, sẵn sàng nối lại nguồn cung khí đốt cho châu Âu (VNN 26/12/2022)-Hình ảnh nước Mỹ tê liệt vì bão tuyết, 30 người thiệt mạng (VNN 26/12/2022)-Vua Anh nêu bật khủng hoảng chi phí sinh hoạt trong thông điệp Giáng sinh (VNN 26/12/2022)-Video xe chở tên lửa ‘cây sồi’ Ukraine cháy rụi sau đòn tấn công của UAV (VNN 25/12/2022)-Tổng giám đốc nhà máy đóng tàu lớn của Nga đột ngột qua đời (VNN 25/12/2022)-
- Trong nước: Nhận định Việt Nam vs Malaysia: Thắng đẹp! (VNN 27/12/2022)-Sắc đẹp Việt thi thế giới 2022: Người đoạt giải bất ngờ, kẻ trắng tay buồn khóc (VNN 26/12/2022)-'Tôi chỉ thích sống ở Việt Nam' (VNN 26/12/2022)-Tuyển Việt Nam: Chỉnh được hàng công, sẽ thắng Malaysia (VNN 26/12/2022)-Số phận khối tài sản lớn của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (VNN 26/12/2022)-Nhân văn, chính xác, khách quan là giá trị cốt lõi của báo chí (VNN 24/12/2022)-Đề nghị tuyên phạt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn mức án 30 năm tù (VNN 24/12/2022)-Quan lộ của ông Chử Xuân Dũng: từ GV Toán đến Phó Chủ tịch TP Hà Nội (GD 23/12/2022)-Chủ tịch nước: Kiều bào nâng tầm tri thức trong thời đại 4.0 (VNN 23/12/2022)-Bộ TT&TT sẽ tập trung xử lý tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp (VNN 23/12/2022)-Cựu Phó TGĐ AIC khai về quan hệ với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (VNN 23/12/2022)-
- Kinh tế: Tổng kiểm tra hoạt động đăng kiểm trên toàn quốc từ 1-1-2023 (KTSG 27/12/2022)-Khoảng 15.400 tấn gạo hỗ trợ người nghèo dịp Tết 2023 (KTSG 27/12/2022)-Ba tiêu chí kiến tạo không gian đáng sống của Văn Phú-Invest (KTSG 27/12/2022)-Người dân đi đường nào, gửi xe ở đâu để đón năm mới 2023 trên đường Nguyễn Huệ? (KTSG 27/12/2022)-Cadia Quy Nhon – Biểu tượng quốc tế khơi nguồn thịnh vượng (KTSG 27/12/2022)-Hàng không Việt Nam: Vẫn cần ‘tiếp nhiên liệu’ để cất cánh (KTSG 27/12/2022)-Cách “cứu” doanh nghiệp bất động sản bền vững (VNN 27/12/2022)-Vụ 'nhà thơ thế giới' Tống Thu Ngân: Thói háo danh quá đà hay bệnh hậu Covid ? (VNN 27/12/2022)-Trung Quốc mở cửa: Cơ hội cho kinh tế Việt Nam (VNN 27/12/2022)-Điểm loạt sai phạm của ông lớn xăng dầu: Không đủ điều kiện vẫn được cấp phép? (VNN 27/12/2022)-Ô tô xếp hàng dài chờ đến lượt đăng kiểm ở Hà Nội (VNN 27/12/2022)-Mẹ Việt rời Mỹ về nước tìm môi trường sống cho con (VNN 27/12/2022)-Hành trình như mơ của cô gái Việt cưỡi lạc đà, băng sa mạc, chạm vào mây trên dãy Himalaya (VNN 27/12/2022)-Bưu điện toàn quốc sẽ chi trả gộp lương hưu 2 tháng đầu năm 2023 (VNN 27/12/2022)-Nhân viên nhà nghỉ lo lắng giúp khách thoát cảnh đánh ghen (VNN 27/12/2022)-Các bước xác minh cư trú khi chính thức bỏ sổ hộ khẩu (VNN 27/12/2022)-Nơi xứ người mơ ngày về quê (VNN 27/12/2022)-Chung cư giá cao, giao dịch giảm mạnh (VNN 27/12/2022)-Khởi công dự án 1.500 tỷ đồng tăng kết nối TP.HCM với Long An (VNN 27/12/2022)-
- Giáo dục: GV vùng cao không có khái niệm "thưởng tết", hỗ trợ 300 nghìn là cố lắm rồi! (GD 27/12/2022)-Bị nhắc triển khai “Sóng và máy tính cho em”: Giám đốc Sở GD Điện Biên nói gì? (GD 27/12/2022)-Tạp chí điện tử GDVN bình chọn 10 sự kiện nổi bật ngành giáo dục năm 2022 (GD 27/12/2022)-Thi HSG chỉ 1 lần, IELTS có thể thi nhiều lần, sao lại đem quy đổi tương đương? (GD 27/12/2022)-Nhóm tác giả phản hồi về góp ý của GV với SGK Ngữ văn 10 - Chân trời sáng tạo (GD 27/12/2022)-Gần 2 năm chùm Thông tư số 01-04/2021 có hiệu lực nhưng vẫn giậm chân tại chỗ (GD 27/12/2022)-Hải Phòng: Trường học tổ chức trải nghiệm – tạo cơ hội giao tiếp bằng ngoại ngữ (GD 27/12/2022)-Giảng viên điều dưỡng tại Việt Nam có trình độ Tiến sĩ chỉ khoảng 2,9% (GD 27/12/2022)-Làm đề cương kiểm tra học kỳ, GV khác nào "dọn sẵn cỗ" khiến học sinh lười biếng (GD 27/12/2022)-Không có phần mềm xét tuyển chung, trường nghề tốn nhiều thời gian và tiền bạc (GD 27/12/2022)-Hơn 43% học sinh TP.HCM thừa cân béo phì (VNN 27/12/2022)-Vợ chồng ông giáo 28 năm dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo (VNN 27/12/2022)-
- Phản biện: Điểm lại các vụ đại án "rúng động" trong năm 2022 (GD 26/12/2022)-Ông Võ Hồng Phúc và “Chuyện của chúng tôi” (TVN 24/12/2022)-Tư Giang-Tặng quà Tết cho lãnh đạo và những 'viên đạn bọc đường' (VNN 25/121/2022)-Cù Văn Trung-Vừa là đô thị, vừa là nông thôn (TVN 21/12/2022)-Đinh Duy Hoà-Giáo dục áp dụng khoán 10, tại sao không? (VNN 15/12/2022)-Nguyễn Hữu Tâm-'Khoán 10' trong tuyển dụng: Đổi mới để giáo viên sống được với nghề (VNN 25/12/2022)-
- Thư giãn: 4 lỗi sai Bill Gates cũng từng mắc phải khi viết CV xin việc (VNN 25/12/2022)-Bữa sáng của những người sống thọ nhất thế giới (VNN 24/12/2022)-
BI KỊCH LẠC QUAN
NGUYỄN THỌ/ FB 25-12-2022
Sinh quyển trái đất đang bị tàn phá nặng nề. Nguồn nước, không khí, lòng đất đều bị ô nhiễm. Mỗi ngày có đến 150 loại thực vật và động vật bị tận diệt. Số sinh vật ít ỏi còn lại trong thiên nhiên nay không còn có thể trung hòa các chất độc do loài người thải ra. Những cuộc chiến tranh đẫm máu, nạn diệt chủng, nạn cướp đất v.v. càng tăng tốc quá trình tàn phá hành tinh.
Các thế lực cực hữu, độc tài, phân biệt chủng tộc toàn cầu ngày càng bành trướng. Tôi thường đặt các câu hỏi: Nền dân chủ Mỹ liệu có sống sót được không? Liệu Ukraine có trụ được qua mùa đông khắc nghiệt với sức tàn phá điên cuồng của Putin không? Liệu liên minh EU có tan vỡ không? Liệu mô hình XHCN phát xít của Trung Quốc có lấn át các nền dân chủ tự do? v.v.
Trong thực tế thì năm 2022 là một năm thất thu của bọn độc tài. Ở các quốc gia quan trọng, chúng phải hứng chịu những thất bại nặng nề. Còn lâu dân chủ tự do mới chiến thắng độc tài trong cái thế giới đầy rẫy những mâu thuẫn kinh tế, văn hóa, tôn giáo này. Nhưng trong năm qua, đại diện của cái ác đã phải nuốt nhiều quả đắng.
TRUNG QUỐC: Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản đã vỡ mặt vì chính sách Zero-Covid. Bất chấp mọi nhận thức về khoa học, Tập đã duy trì tình trạng cách ly của người dân Trung Quốc suốt ba năm qua, bắt ép toàn dân phải sử dụng loại vaccin không được kiểm định về hiệu quả. Hình ảnh hàng trăm nghìn người hâm mộ bóng đá ở Qatar không đeo khẩu trang, la hét vui mừng bên nhau đã khiến người dân Trung Quốc bừng tỉnh. Một cuộc nổi dậy vừa dữ dội, vừa thông minh được phát động trên mạng Chinanet vốn không có kẽ hở cho bất kỳ từ khóa nào. Cuộc nổi dậy không có người lãnh đạo đã làm toàn bộ nền chính trị Trung Quốc choáng váng. Người dân Trung Quốc vốn cam chịu hết mức và tự hào về đảng, về chế độ của họ bỗng đặt câu hỏi: Phải chăng…?
Chế độ độc tài hốt hoảng vội mở tung cửa để giảm áp lực, tránh bị sụp đổ. Lập tức nó vấp vào một sai lầm mới. Chính sách Zero-Covid và vaccin kém chất lượng đã khiến tỷ lệ miễn dịch toàn quốc rất thấp. Bệnh dịch bùng phát không kiểm soát được. Hiện tại đã có gần 300 triệu người dính Covid. Hệ thống y tế của „Siêu cường“ tự phong đang bộc lộ sự lạc hậu của nó. Thảm kịch „chết không kịp chôn“ đang xảy ra ở Trung Quốc với số tử vong lên đến hàng triệu. Con số này không ai kiểm định được vì bị bưng bít tuyệt đối. Cho dù là bao nhiêu người chết thì một đế quốc từng huênh hoang kiểm soát bệnh dịch hàng đầu thế giới nay đang loay hoay trong tình trạng mà các nước tồi tệ nhất đã trải qua hơn 18 tháng trước. Cách chống „hiệu quả“ nhất hiện nay mà Tập và đảng ông ta nghĩ ra là hạ cấp dịch xuống thành „cảm lạnh co vid“ để trấn an dân chúng.
Từ trên đỉnh cao quyền lực Tập đã nhận thấy rằng: Không thể duy ý chí chống lại quy luật tư nhiên như virus, bệnh dịch và: Ngu dân đến mấy thì lúc nào đó sẽ vẫn bị lật tẩy.
NGA: Mặc dù đa số dân chúng vẫn tin vào bộ máy tuyên truyền của Putin, nhưng thất bại trên mặt trận của quân Nga đang bắt đầu xói mòn niềm tin của giới trí thức. Lệnh động viên cục bộ đã vấp phải làn sóng „phản đối bằng chân“ của hàng trăm ngàn thanh niên. Họ trốn ra nước ngoài, trong đó đa số là các chuyên gia công nghệ. Uy tín của Putin trong các nước xưa nay bị coi là chư hầu như Armenia, Kazashtan, Uzbekistan… đang suy yếu. Putin bị cô lập chưa từng thấy, trong khi Selenskji đang tạo được một khối đoàn kết quanh ông ta. Ý đồ đánh đuổi NATO ra xa biên giới Nga bỗng biến thành thảm họa: Nhiều nước xung quanh Nga, xưa nay trung lập bỗng ầm ầm xin vào NATO. Ước mơ đưa nước Nga trở lại vị trí siêu cường đang trở nên phũ phàng, khi phải ngửa tay xin mua thiết bị quân sự của các nước đang phát triển như Bắc Hàn và I-Ran.
Putin bế tắc, Ukraine đã thành khúc xương giữa cổ họng. Ông ta là nạn nhân của hệ thống giả dối do chính ông tạo ra. Nếu biết là dân Ukraine sẽ không đón chào đại quân, sẽ không ngồi im như khi Nga chiếm Crimea năm 2014 mà bọn xun xoe đã báo cáo, thì ông ta đã không dám đánh. Giờ rút quân khó hơn là khởi quân.
Trong cơn hoảng loạn, hôm 22.12, chính Putin tuyên bố: Mục tiêu của chúng ta không phải là tăng động lực của đối đầu quân sự, mà là „kết thúc chiến tranh“. Nghị sỹ St. Petersburg Yufeyew đã tố cáo Putin phạm luật, khi gọi „Chiến dịch quân sự đặc biệt“ là „Chiến tranh“.
IRAN: Gần 50 năm qua, đất nước này đã trải qua chế độ thần quyền tàn khốc nhất. Đứng đầu „Hội đồng cách mạng“ xứ này không phải là các Tổng bí thư hay Bộ chính trị, mà là các giáo chủ với các tà thuyết bị xuyên tạc đến mức độc ác từ kinh đạo Hồi. Thiên hạ nói về Thiên An Môn ở Trung Quốc, nhưng quên mất rằng, ở Teheran từng xảy ra nhiều Thiên An Môn như vậy. Lần nào bạo lực cũng thắng.
Nhưng từ ba tháng nay, cuộc nổi dậy lần này của nhân dân vẫn chưa có hồi kết. Hình ảnh các cầu thủ đội tuyển bóng đá Iran không hát quốc ca tại giải Worldcup 22 ở Qatar, với những dòng nước mắt của các cô gái Iran trên khán đài đã đi khắp thế giới. Chính quyền Iran đã giải tán “cảnh sát đạo đức” và hứa nới lỏng luật che mặt phụ nữ.
Cuộc nổi dậy hiện nay không còn xoay quanh cái khăn trùm đầu hay cách ăn mặc của phụ nữ. Thanh niên Iran cần không khí tự do để thở. Các giáo chủ cực đoan đã mất đi bộ phận quan trọng nhất của xã hội: Tuổi trẻ.
CHÂU MỸ: Chiến thắng của ông Biden hai năm trước đây đã cho thấy: Mặc dù Đảng Dân chủ yếu kém, không đoàn kết, thiếu vắng nhân tài, nhưng nước Mỹ đã chặn đứng thế chẻ tre của một Trump cực hữu, tham quyền. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa rồi tiếp tục khẳng định xu thế đó, khi mà hầu như mọi ứng viên do Trump đưa ra đều tuột dốc. Cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực của hiến pháp Mỹ vẫn hoạt động tốt, bất chấp những cố gắng đưa các quan tòa thiên hữu chiếm ưu thế ở tòa án tối cao.
Hơn nữa: Thất bại của Trump 2020 đã làm giảm nguy cơ đưa Kim-Jong-Un thành một nhân tố quan trọng lên bàn cờ an ninh thế giới. Chú Ủn vẫn tiếp tục ra bom, ra tên lửa, nhưng ít ai còn quan tâm đến chú (ngoài Zar Putin).
Ở BRAZIL, Tổng thống cực hữu Bolzonaro, kẻ thù của rừng Amazon đã cuốn gói ra đi sau cuộc bầu cử tháng 10 vừa qua. Những kẻ ủng hộ các nền chuyên chế Nam Mỹ phải cay đắng thú nhận rằng: Độc tài nghe có vẻ hấp dẫn, vì nó có sức mạnh hành pháp, vì nó quyết đoán. Nhưng nó chỉ hấp dẫn đến lúc đám đông được thưởng thức thế nào là độc tài.
PHÁP: Marine Le Pen luôn là bóng ma trên truyền thông. Đã có lúc thăm dò dư luận đưa ra con số 30%, cho đảng FN của bà, đứng đầu nước Pháp. Nhưng chưa bao giờ bà thắng cử tổng thống. Cứ mỗi lần bầu vòng hai thì tất cả các đảng khác, dù ghét nhau đến mấy, cũng tập hợp lại thành một khối „Anti-Le-Pen“.
Cử tri Pháp tự hào về đội bóng đá „l'équipe tricolore“ của họ. Tất cả các nhân tài da màu đá trong đó đều là thành quả của một xã hội dân chủ, không phân biệt chủng tộc. Chỉ đơn cử việc này thì đã thấy Le Pen không có cửa.
ĐỨC: Cảnh sát vừa mới phá tan một tổ chức vũ trang ngầm dưới cái tên „Công dân đế chế“ (Reichbürger). Chúng dự tính lật đổ nhà nước hiện tại để dựng lên một đế chế của người Đức thượng đẳng. Nhìn vào thực lực của chúng (hơn 100 mống) thì thấy đúng là một trò trẻ con. Nước Đức mà tôi đang sống còn rất nhiều điều bất cập. Nhưng thái độ của dân chúng chống lại chủ nghĩa phát xít là rất rõ ràng.
Đám cực hữu có thể đốt lên các đám lửa, hòng tạo ra cháy rừng. Nền dân chủ của Đức hay Pháp đều là những bức tường bê-tông chịu lửa.
Nhìn lại năm 2022, tôi cảm thấy không nên cứ bi quan mãi. Lo sợ làm giảm tuổi thọ, nhất là ở tuổi U80. Vậy thì cố lạc quan vậy. Lạc quan trong hoàn cảnh khá là bi.
Lại nhớ đến bộ phim Liên Xô „Bi kịch lạc quan“ của Vsevolod Vishnevsky trong những năm 1960
Nguồn: FB Thọ Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét