ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Nga hứa ngăn chặn thế chiến 3, sẵn sàng nối lại nguồn cung khí đốt cho châu Âu (VNN 26/12/2022)-Hình ảnh nước Mỹ tê liệt vì bão tuyết, 30 người thiệt mạng (VNN 26/12/2022)-Vua Anh nêu bật khủng hoảng chi phí sinh hoạt trong thông điệp Giáng sinh (VNN 26/12/2022)-Video xe chở tên lửa ‘cây sồi’ Ukraine cháy rụi sau đòn tấn công của UAV (VNN 25/12/2022)-Tổng giám đốc nhà máy đóng tàu lớn của Nga đột ngột qua đời (VNN 25/12/2022)-Ông Putin lệnh nhanh chóng cấp vũ khí cho quân Nga, Ukraine tấn công các căn cứ của Moscow (VNN 24/12/2022)-Trọng tài chung kết World Cup 2022 mở họp báo bàn thắng của Messi (VNN 24/12/2022)-Lựu pháo Mỹ viện trợ cho Ukraine ‘tê liệt’ sau đòn tấn công từ UAV (VNN 24/12/2022)-Tại sao quân đội Mỹ phải 'giám sát' ông già Noel mỗi dịp Giáng sinh? (VNN 24/12/2022)-
- Trong nước: Sắc đẹp Việt thi thế giới 2022: Người đoạt giải bất ngờ, kẻ trắng tay buồn khóc (VNN 26/12/2022)-'Tôi chỉ thích sống ở Việt Nam' (VNN 26/12/2022)-Tuyển Việt Nam: Chỉnh được hàng công, sẽ thắng Malaysia (VNN 26/12/2022)-Số phận khối tài sản lớn của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (VNN 26/12/2022)-Nhân văn, chính xác, khách quan là giá trị cốt lõi của báo chí (VNN 24/12/2022)-Đề nghị tuyên phạt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn mức án 30 năm tù (VNN 24/12/2022)-Quan lộ của ông Chử Xuân Dũng: từ GV Toán đến Phó Chủ tịch TP Hà Nội (GD 23/12/2022)-Chủ tịch nước: Kiều bào nâng tầm tri thức trong thời đại 4.0 (VNN 23/12/2022)-Bộ TT&TT sẽ tập trung xử lý tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp (VNN 23/12/2022)-Cựu Phó TGĐ AIC khai về quan hệ với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (VNN 23/12/2022)-Kỷ luật một loạt lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên (GD 22/12/2022)-Nghệ sĩ vướng lùm xùm: Xử nghiêm vài vụ, xem ai còn dám… hư? (VNN 22/12/2022)-Đề nghị kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao 2 nhiệm kỳ (VNN 22/12/2022)-Cựu Bí thư Đồng Nai khai về mối quan hệ với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (VNN 22/12/2022)-Hình ảnh dẫn giải các bị cáo đến phiên tòa xét xử vụ AIC (VNN 21/12/2022)-
- Kinh tế: Dịch vụ logistics cho doanh nghiệp FDI tại miền Trung (KTSG 26/12/2022)-SAPUWA+: Giá trị “cộng thêm” cho cuộc sống an toàn (KTSG 26/12/2022)-Vẫn giữ quy định kiểm soát giấy tờ tùy thân của hành khách ở cửa ra máy bay (KTSG 26/12/2022)-Khai trương tuyến dịch vụ vận tải container nội địa đầu tiên đến cảng Chân Mây (KTSG 26/12/2022)-Lãi suất thực đang quá cao (KTSG 26/12/2022)-Liệu làm việc từ xa có tiếp tục trong 2023? (KTSG 26/12/2022)-Chứng khoán tuần giáp Tết: Sự thận trọng gia tăng, khối ngoại kiên trì mua ròng (VNN 26/12/2022)-Một năm hậu Covid không thể quên (VNN 26/12/2022)-Ông Hoàng Nam Tiến: Học từ thất bại thì được, học người thành công rất khó (VNN 26/12/2022)-Mô hình hợp tác ‘Kiềng ba chân’ cho các dự án cộng đồng (VNN 26/12/2022)-Chứng khoán thế giới 2023: Đối mặt nhiều thách thức (VNN 26/12/2022)-Năm 2023, TP.HCM tính thu gần 470.000 tỷ, giảm 9.000 tỷ từ dầu thô (VNN 26/12/2022)-Vay mượn, mua trái quy định, nhiều ông lớn xăng dầu vẫn thiếu hàng (VNN 26/12/2022)-Trông bánh chưng ngày Tết (VNN 26/12/2022)-Hiệp Gà: 'Tôi rủng rỉnh, không khó khăn như mọi người nghĩ' (VNN 26/12/2022)-Phú Quốc, Đà Lạt, Sa Pa cháy phòng dịp Tết Dương lịch 2023 (VNN 26/12/2022)-
- Giáo dục: Thiếu GV tích hợp KHTN, trường phải “vay” tiết lớp 8,9 để dạy tăng ở khối 6,7 (GD 26/12/2022)-GV "than" môn HĐTN, Tổng chủ biên PGS Đinh Thị Kim Thoa lên tiếng (GD 26/12/2022)-Hà Tĩnh đặc cách HSG: Nên xem lại sứ mệnh kỳ thi học sinh giỏi tỉnh (GD 26/12/2022)-Vì sao sau 13 năm triển khai, khu đại học phố Hiến, Hưng Yên vẫn "ế ẩm"? (GD 26/12/2022)-Đâu là khó khăn cản trở sự phát triển của khoa học mở tại Việt Nam? (GD 26/12/2022)-Nhiều cơ hội làm việc lâu dài, ngành điều dưỡng vẫn "khát" nhân lực (GD 26/12/2022)-Trường nghề mong có hệ thống phần mềm tuyển sinh chung như khối đại học (GD 26/12/2022)-Nhiều giáo viên dạy thêm thu về vài chục triệu/tháng nên rất khó cấm dạy thêm (GD 26/12/2022)-Kiểm tra Ngữ văn lớp 10 chương trình mới: Khó ra đề đúng, hay (VNN 26/12/2022)-Giáo sư ĐH Harvard có 26 bằng tiến sĩ danh dự, là cha đẻ lý thuyết lợi thế cạnh tranh (VNN 26/12/2022)-
- Phản biện: Điểm lại các vụ đại án "rúng động" trong năm 2022 (GD 26/12/2022)-Ông Võ Hồng Phúc và “Chuyện của chúng tôi” (TVN 24/12/2022)-Tư Giang-Những dấu ấn giúp Việt Nam kiềm chế lạm phát trong năm 2022 (KTSG 25/12/2022)-Tặng quà Tết cho lãnh đạo và những 'viên đạn bọc đường' (VNN 25/121/2022)- Cù Văn Trung-Áp phích in cờ Trung Quốc, banner có hình lính Mỹ: Không thể xem nhẹ giáo dục tư tưởng (VNN 23/12/2022)-SV ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính nước ngoài trên banner tìm hiểu ngày 22/12 (GD 21/12/2022)-Vừa là đô thị, vừa là nông thôn (TVN 21/12/2022)-Đinh Duy Hoà-Giáo dục áp dụng khoán 10, tại sao không? (VNN 15/12/2022)-Nguyễn Hữu Tâm-'Khoán 10' trong tuyển dụng: Đổi mới để giáo viên sống được với nghề (VNN 25/12/2022)-
- Thư giãn: 4 lỗi sai Bill Gates cũng từng mắc phải khi viết CV xin việc (VNN 25/12/2022)-Bữa sáng của những người sống thọ nhất thế giới (VNN 24/12/2022)-
(KTSG Online) – Trong bối cảnh năm 2022 đầy biến động, kinh tế Việt Nam dù không tránh khỏi những tác động bất lợi, nhưng đã cho thấy sự phục hồi và vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, dần lấy lại đà tăng trưởng nhờ những chính sách kịp thời và đang phát huy hiệu quả.

Một năm 2022 đầy biến động, thế giới đứng trước những thách thức lớn bởi tác động nhiều chiều, hậu quả của đại dịch Covid-19; căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự tiếp tục diễn biến phức tạp; tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia; các vấn đề an ninh phi truyền thống và biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp và gay gắt…
Trong nước, việc giải ngân vốn đầu tư công bị đánh giá là quá chậm so với yêu cầu; cuộc chiến chống tham nhũng mang lại những kết quả tích cực song đi kèm với đó cũng là tình trạng “sợ sai không dám làm” gây trì trệ, ách tắc các dự án trọng điểm…
Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam dù có phục hồi song vẫn chưa thực sự khỏe mạnh, tỷ trọng trong GDP chỉ dưới 10%. Thị trường bất động sản vốn được coi một trong những trụ cột của nền kinh tế trầm lắng, suy thoái… Thị trường chứng khoán, tài chính nhiều biến động, bất ổn…
Ổn định kinh tế vĩ mô
Năm 2022, kinh tế Việt Nam không bị cuốn vào suy thoái toàn cầu và phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ đã khẳng định được nội lực và khả năng chống chịu khá tốt của nền kinh tế.
Những kết quả này có được là nhờ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy với tất cả các nước thế giới, đã giúp Việt Nam tiếp tục ổn định chính trị, phục hồi kinh tế và từng bước ngăn ngừa những tác động của lạm phát.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV nhấn mạnh, Việt Nam đã kiên trì đường lối ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Việt Nam duy trì vị thế là địa chỉ đầu tư hấp dẫn, nhất là xét trong mục đích tái cơ cấu, thực hiện dịch chuyển dòng vốn trên phạm vi toàn cầu đang diễn ra.
Duy trì sự ổn định đã trở thành một lợi thế của Việt Nam, theo đánh giá từ Ngân hàng Thế giới (WB), giúp tạo niềm tin và sự yên tâm cho nhà đầu tư về môi trường kinh doanh lâu dài.
Việt Nam cũng là một trong số các nền kinh tế ký kết hiệp định thương mại tự do nhiều nhất thế giới trong năm 2022.

Bên cạnh đó, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả rõ rệt. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả tạo bước đột phá mới trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực, hướng đến mục tiêu xây dựng bộ máy hành chính liêm chính, kỷ cương, hành động, phục vụ hiệu quả người dân và tạo lập môi trường đầu tư công bằng, minh bạch.
Kiềm chế lạm phát
Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập sâu, rộng với các nền kinh tế thế giới, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, chịu áp lực lạm phát rất lớn.
Các gói hỗ trợ của Chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phục hồi với quy mô 350.000 tỉ đồng đã góp phần kích thích cầu tiêu dùng hàng hóa, các hoạt động dịch vụ tăng đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao cũng có khả năng gây áp lực lạm phát.
Để kiểm soát lạm phát như mục tiêu (4%) đề ra, Chính phủ đã thực hiện đồng bộ cùng lúc các nhóm giải pháp: Giảm tác động của chi phí đẩy, thúc đẩy cung hàng hóa, làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tránh tác động tâm lý kỳ vọng.
Ở Việt Nam, tỷ trọng hàng tiêu dùng lớn nằm ở nhóm hàng hóa lương thực, thực phẩm, chiếm khoảng 40% trong rổ chi tiêu hàng hóa. Nên khi giá xăng dầu thế giới tăng đột biến, có dấu hiệu lạm phát tăng, Chính phủ đã chủ động giảm giá xăng, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8%; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022…
Qua đó giảm chi phí hoạt động sản xuất, chi phí vận tải giúp việc cung ứng các mặt hàng thiết yếu lương thực, thực phẩm được đảm bảo, đủ đáp ứng được nhu cầu của người dân, giá cả ổn định.
Chính sách tiền tệ linh hoạt
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trong phiên chất vấn Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV cho biết, Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh biên độ tỷ giá từ ±3% lên ±5% (có hiệu lực từ ngày 17-10-2022) nhằm hóa giải các khó khăn về cung cầu ngoại tệ trong bối cảnh hiện tại.
Việc điều chỉnh biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước là phù hợp trong bối cảnh lạm phát đang tăng cao và điều chỉnh tỷ giá hối đoái để hạn chế bán ngoại tệ ra thị trường, cân bằng cung cầu để có thêm nhiều dư địa thực hiện các giải pháp tiền tệ khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Bên cạnh đó, chính sách siết chặt tín dụng bất động sản có thể coi là lựa chọn an toàn cho mục tiêu kiềm chế lạm phát. Việc kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước là thông điệp mạnh mẽ về việc định hướng giảm dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, giúp thanh lọc, hạn chế nhóm đầu cơ, mua đi bán lại tiếp cận vốn, trong khi vẫn khuyến khích giải ngân cho các doanh nghiệp phát triển các dự án thật và nhà đầu tư có nhu cầu thật, đầu tư vào các loại hình sản phẩm bất động sản có tính rủi ro thấp.
Để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, phục hồi sản xuất, Chính phủ chỉ đạo ngành ngân hàng, tài chính có các biện pháp tháo gỡ khó khăn, ách tắc: sửa các quy định không phù hợp, cắt giảm thủ tục hành chính; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi; miễn, giảm phí, lệ phí cho doanh nghiệp; nghiên cứu việc nới room tín dụng hợp lý, để vừa bảo đảm an toàn hệ thống, ổn định vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng.
Các chính sách đã phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là gói hỗ trợ 2% cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi hoạt động, phần nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vừa bảo đảm kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng, vừa bảo đảm tỷ giá, lãi suất hợp lý để doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Chính phủ thực hiện hàng loạt chính sách hỗ trợ, củng cố năng lực phục hồi cho doanh nghiệp, trong đó có các chính sách miễn giảm thuế, phí… Tất cả các nỗ lực đã góp phần vào kết quả tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%, lạm phát được kiềm chế theo mục tiêu đề ra; xuất khẩu tăng hơn 13,4%, cán cân hàng hóa xuất siêu 10,6 tỉ đô la, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,6%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,9%; tiêu dùng trong nước tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng tới 17,5%…
Những chỉ số này cho thấy tiêu dùng đã phục hồi sau đại dịch, khu vực doanh nghiệp đã phản ứng hiệu quả trước các cơ hội mở ra, nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh cũng cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng kinh tế Việt Nam trong những năm tới.
Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII)
2. Nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV
3. Tài liệu tham khảo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét