ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Vũ khí phương Tây giúp Ukraine 'lội ngược dòng' ở giai đoạn 2 của cuộc chiến? (VNN 8/4/2022)-Nga bị đình chỉ ở Hội đồng Nhân quyền LHQ, thừa nhận 'tổn thất đáng kể' về binh sĩ (VNN 8/4/2022)-Hé lộ thời điểm kết thúc chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine (VNN 8/4/2022)-Mỹ nói quân Nga đã rút hoàn toàn khỏi Kiev và Chernihiv (VNN 7/4/2022)-'Vũ khí' lợi hại giúp Tổng thống Ukraine thu hút viện trợ của phương Tây (VNN 7/4/2022)-Ngoại trưởng Nga lên tiếng về mộ tập thể ở Ukraine (VNN 6/4/2022)-EU dọa trừng phạt con gái ông Putin, NATO dự báo Nga sắp tấn công Donbass (VNN 6/4/2022)-Lý do Mỹ bí mật thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm (VNN 6/4/2022)-Quốc gia EU đầu tiên trục xuất Đại sứ Nga (VNN 5/4/2022)-Thành phố Ukraine bị phá hủy 90%, cựu Thủ tướng Đức đáp trả chỉ trích từ Kiev (VNN 5/4/2022)-Ukraine phát hiện 410 thi thể gần Kiev, Nga yêu cầu Hội đồng Bảo an họp khẩn (VNN 4/4/2022)-Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine? (VNN 5/4/2022)-Tình huống oái oăm của 'các anh em' dòng tên lửa Buk ở Ukraine (VNN 4/4/2022)-Thủ tướng Hungary tái cử nhiệm kỳ 4, gọi Tổng thống Ukraine là đối thủ (VNN 4/4/2022)-Ba Lan nói trừng phạt Nga vô ích, Ukraine giải phóng quanh Kiev (VNN 3/4/2022)-Ukraine nói Nga đồng ý các đề xuất chấm dứt xung đột (VNN 3/4/2022)-Ba nước Baltic dừng nhập khí đốt Nga, tiếp tục sơ tán dân Mariupol (VNN 3/4/2022)-Belgorod tiếp tục bị tấn công, Ukraine phủ nhận trách nhiệm (VNN 2/4/2022)-Ngoại trưởng Nga đến Ấn Độ tìm ủng hộ chống trừng phạt của phương Tây (VNN 2/4/2022)-Nga rút khỏi sân bay trọng yếu gần Kiev, 53 di sản văn hóa Ukraine bị phá hủy (VNN 2/4/2022)-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz (GD 1/4/2022)-Hình ảnh lô vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine bị Nga thu giữ (VNN 1/4/2022)-Vũ khí viện trợ của Mỹ đã tới Ukraine (VNN 1/4/2022)-Ông Putin yêu cầu quân Ukraine ở Mariupol hạ vũ khí (VNN 31/3/2022)-Mỹ xác nhận chuyển 100 drone sát thủ cho Ukraine (VNN 31/3/2022)-Lối thoát cho dầu mỏ Nga giữa bão cấm vận từ phương Tây (VNN 31/3/2022)-Quy chế trung lập 'kiểu Ukraine' sẽ như thế nào? (VNN 30/3/2022)-Nga chuyển trọng tâm chiến lược ở Ukraine (VNN 29/3/2022)-
- Trong nước: Thủ tướng: Chủ động bảo vệ chủ quyền quốc gia, an toàn, an ninh mạng (GD 8/4/2022)-Chấm dứt việc bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ hàm (GD 8/4/2022)-VVT-Tổng Bí thư Lê Duẩn: Một trí tuệ lớn, một nhân cách lớn (GD 7/4/2022)-Bắt tạm giam Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh (GD 5/4/2022)-Bộ Công an thông tin về vụ Việt Á, Nguyễn Phương Hằng, hối lộ ở Cục Lãnh sự (VNN 5/4/2022)-Tổng Bí thư chủ trì họp Bộ Chính trị về phát triển Hà Nội (GD 1/4/2022)-Vụ Việt Á: khai trừ Đảng Thượng tá Hồ Anh Sơn, Đại tá Nguyễn Văn Hiệu (GD 1/4/2022)-Vụ Việt Á: Vi phạm của ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh đến mức xử lý kỷ luật (GD 31/3/2022)-Tham mưu chỉ đạo xử lý kịp thời các vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm (GD 31/3/2022)-Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xã giao Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam (GD 31/3/2022)-Ông Trịnh Văn Quyết bị tạm giam, Cục Hàng không giám sát chặt Bamboo Airways (VNN 30/3/2022)-Phó Chủ tịch thường trực UBND TPHCM Lê Hòa Bình tử nạn trên đường đi công tác (GD 29/3/2022)-Tổng Bí thư dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (GD 28/3/2022)-Lộ diện những 'mắt xích' trong vụ đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Cục Lãnh sự (VNN 27/3/2022)-Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: ‘Hãy trao cho mỗi thanh niên một bó đuốc’ (TN 26-3-22)-Những nhà báo, nhà văn nổi tiếng từng là cán bộ Đoàn (TP 26-3-22)-Khởi tố bổ sung về tội 'Đưa hối lộ' trong vụ án xảy ra ở Cục Lãnh sự (GD 25/3/2022)-Cho ý kiến về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (GD 23/3/2022)-
- Kinh tế: Vụ 10.000 tỷ của Tân Hoàng Minh, nỗi lo chiếm đoạt tiền từ trái phiếu DN (VNN 8/4/2022)-Bắt Chủ tịch Tân Hoàng Minh và FLC: Tay 'chơi già' trên thị trường trẻ (VNN 8/4/2022)-2 em gái của ông Trịnh Văn Quyết có bao nhiêu tài sản tại FLC? (VNN 8/4/2022)-Vụ 10.000 tỷ của Tân Hoàng Minh, nỗi lo chiếm đoạt tiền từ trái phiếu DN (VNN 8/4/2022)-TPHCM bác ý kiến của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân về phí hạ tầng cảng biển làm nawngh gánh chi phí (KTSG 8/4/2022)-TPHCM điều chỉnh phân công công tác của chủ tịch và các phó chủ tịch (KTSG 7/4/2022)-Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm xin chia 6 kỳ nộp tiền, cơ quan thuế nói không (KTSG 7/4/2022)-Kia K5 – D sedan cao cấp chinh phục người trẻ (KTSG 7/4/2022)-Kỷ lục Việt Nam: 100 xe ô tô điện VF e34 chinh phục cung đường địa đầu tổ quốc (KTSG 7/4/2022)-Chính phủ yêu cầu giám sát chặt thị trường tài chính, tiền tệ, đấu giá đất (KTSG 7/4/2022)-
- Giáo dục: Môn ít học sinh chọn khiến GV không dạy đủ số tiết/tuần, vậy trả lương thế nào? (GD 8/4/2022)-Bộ Giáo dục sửa quy trình biên soạn, thực nghiệm sách giáo khoa (GD 8/4/2022)-Ngành giáo dục cần minh bạch tất cả các kỳ thi học sinh giỏi (GD 8/4/2022)-Bình chọn sách giáo khoa hiện nay rất hình thức và tốn kém (GD 8/4/2022)-Ngành hot Logistics được đào tạo ra sao để đảm bảo chuẩn quốc tế? (GD 8/4/2022)-Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TPHCM dừng tuyển lớp không chuyên (GD 8/4/2022)-Băn khoăn về chương trình mới, giáo viên 7X hoài niệm sách giáo khoa cũ (GD 8/4/2022)-Chi tiết thông tin tuyển sinh ĐH chính quy năm 2022 của Trường Đại học Giáo dục (GD 8/4/2022)-Thí sinh thi tuyển vào lớp 10 ở TPHCM có thể đăng ký nguyện vọng trực tuyến (GD 8/4/2022)-Hòa Bình: 20/23 thí sinh đạt học sinh giỏi Quốc gia là học sinh trường chuyên (GD 8/4/2022)-Cách trường giúp học sinh chủ động tìm hiểu về lễ giỗ Tổ 10/3, hướng nguồn cội (GD 8/4/2022)-UK Academy triển khai chương trình phổ thông quốc tế Oxford (GD 8/4/2022)-Cần Thơ cần mạnh dạn đột phá về quản trị, tự chủ trong trường phổ thông (GD 8/4/2022)-'Áp đặt ước mơ' của người lớn lên các con là một phần khiến trẻ trầm cảm (GD 8/4/2022)-
- Phản biện: Xu hướng công chức làm nghiên cứu sinh tiến sĩ dẫn đến nhiều hệ lụy (GD 7/4/2022)-Cao Nguyên- Đào tạo trường chuyên phải gắn với mục tiêu “học thật, thi thật, nhân tài thật” (GD 7/4/2022)-Đặng Quốc Bảo- Khi những người trong đại phú gia 'dắt díu' nhau nhúng chàm (VNN 7/4/20220-Không thể làm chính sách theo kiểu ‘nhỡ mà’ (TVN 6/4/2022)-Trần Đình Thiên-Kỳ tích ở các thủ phủ điện gió (TVN 30/3/2022)-Phát triển năng lượng xanh, sạch: Sự quyết liệt của Chính phủ (TVN 31/3/2022)-Lương Bằng, Kiên Trung-Từ COP26: Hành trình Việt Nam thành trung tâm sản xuất xanh của thế giới (TVN 29/3/2022)-Lương Bằng, Kiên Trung-Kẻ tham nhũng chỉ ‘trong sạch’ khi chưa bị lộ (VNN 28-3-22)-Việt Nam, ‘sự thật lịch sử’ không nhất thiết phải… thật! (TD 26/3/2022)-Trân Văn-
- Thư giãn: Chuyện nhà ống Hà Nội cao 12 tầng, sâu 100m lên báo danh tiếng Mỹ (VNN 3/4/2022)-Hình ảnh đền thờ Vua Hùng khác lạ sắp khánh thành ở Cần Thơ (VNN 4/4/2022)-
Ngày 18/3/2021, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2021 của Sở Nội vụ. [1]
Tại hội nghị, ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Thành phố chia sẻ, cán bộ có năng lực yếu, không thực hiện được công việc của mình, có xu hướng đi học tiến sĩ những ngành không thích hợp với công chức.
Cá nhân người viết rất đồng tình với quan điểm của ông Dũng, bởi tiến sĩ không thích hợp để làm công việc hành chính công vụ.
Tiến sĩ là người nghiên cứu chuyên nghiệp, không phải để làm công việc hành chính công vụ. (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ, nguồn: Vương Thuỷ/giaoduc.net.vn) |
Tiến sĩ làm gì?
Trong tiếng Anh, "tiến sĩ" được gọi chung gọi là "Doctor of Philosophy" - là một học vị do trường đại học cấp cho nghiên cứu sinh sau đại học. Từ "tiến sĩ" trong tiếng Việt là một học vị dành riêng cho những người công tác trong tất cả các lĩnh vực học thuật nói chung.
Trong các bậc học hiện nay, tiến sĩ là học vị cao nhất. Người có học vị tiến sĩ thường làm công việc dạy học, nghiên cứu và hướng dẫn học viên nghiên cứu khoa học. Hay nói cách khác, tiến sĩ là người được đào tạo để có khả năng tư duy và kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Trên thế giới, chương trình đào tạo tiến sĩ luôn hướng đến đầu ra là các nhà khoa học chuyên ngành. Vậy nên, sau khi tốt nghiệp thì tiến sĩ thường phát minh ra các công trình khoa học đóng góp cho xã hội.
Trong quá trình làm việc, nếu tiến sĩ không có năng lực nghiên cứu thì sẽ tự đào thải - bị loại ra khỏi các phòng thí nghiệm, tuyệt nhiên không có chuyện "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về", "sống lâu lên lão làng", đến tháng nhận đủ lương.
Ngược lại, Việt Nam hiện đang có hàng chục ngàn tiến sĩ (mỗi năm có hơn 1.500 tiến sĩ - số liệu số liệu được Bộ Giáo dục tổng hợp trong 2 năm 2019-2020). [2]
Thế nhưng, chỉ riêng chuyện ngoại ngữ thì lúc nâng lên khi hạ xuống, cứ loay hoay hết năm này qua năm khác, bàn tán không hồi kết. Thậm chí từng có người mỉa mai rằng, với lực lượng tiến sĩ đông đảo, tuy nhiên ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam không làm nổi chiếc “ốc vít”.
Từ trước đến nay, nhiều người học tiến sĩ ở Việt Nam đang bị nhầm lẫn về mục tiêu. Bởi, họ muốn lấy học vị tiến sĩ để "có danh", ra oai, thăng quan tiến chức. Dĩ nhiên, đây là những tiến sĩ dán nhãn, rất khó làm công việc đào tạo hay nghiên cứu khoa học.
Không ít tiến sĩ dán nhãn thường phát biểu trên các diễn đàn, hội nghị, rồi dạy thiên hạ cách làm giàu, khởi nghiệp... Có tiến sĩ cái gì cũng biết, trả lời mọi vấn đề nhưng độ tin cậy thế nào thì chưa ai kiểm chứng.
Có thể khẳng định, những ai quan niệm học tiến sĩ để làm lãnh đạo hay muốn có danh tiếng là hoàn toàn sai lầm. Tiến sĩ chỉ là tấm vé thông hành để nhà khoa học bước vào con đường nghiên cứu chuyên nghiệp mà thôi.
Công chức có cần học vị tiến sĩ?
Thời điểm tháng 3/2021, Giám đốc Sở Khoa học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Việt Dũng nêu thực tiễn đáng buồn đó là, công chức của thành phố khá yếu trong thực hiện công việc. Đa số không biết hoặc không dám viết kế hoạch, đề án, người làm được thì chất lượng cũng không tốt.
Oái oăm thay, những cán bộ này có xu hướng đi học tiến sĩ những ngành không thích hợp với công chức. "Ví dụ, công chức phường đăng ký học tiến sĩ công nghệ sinh học, trong khi hệ thống chính sách công, tài chính công, đầu tư công, hành chính công thì không học", ông Dũng nêu dẫn chứng. [1]
Tôi cho rằng, công chức vừa làm quản lý vừa học tiến sĩ chỉ có thiên tài may ra mới kham nổi. Vì thời gian học tiến sĩ kéo dài nhiều năm, trong quá trình học, nghiên cứu sinh phải thực hiện nhiều công trình khoa học (viết bài báo khoa học theo quy định) thì mới đủ điều kiện bảo vệ luận án.
Một điều kì lạ nữa là, vẫn có không ít trường hợp cán bộ hành chính cũng tham gia xét chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư - vốn là những chức vụ thuần túy đại học.
Việc này để lại hệ lụy trong bộ máy công quyền đó là cán bộ dành nhiều thời gian cho việc đi học vừa gây tốn kém ngân sách Nhà nước vừa thiếu người làm công vụ, dẫn đến công việc tồn đọng, người dân bức xúc.
Chưa kể, nhiều người quá tôn sùng bằng cấp nên có thể bất chấp mọi giá những mong lấy được tấm bằng, có học vị khoa học. Hậu quả là nhiều cán bộ, quan chức học hàm, học vị đầy mình nhưng kiến thức, trình độ không được nâng cao bao nhiêu, hiệu quả công việc ở cơ quan chẳng mấy thay đổi..
Thậm chí, một bộ phận cán bộ có học vị này còn "đẻ" ra thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp như báo chí từng phản ánh. Việc người dân, doanh nghiệp đến cơ quan Nhà nước làm thủ tục thì bị cán bộ "có học" này vòi vĩnh, đòi hối lộ.
Điều này đã được nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập trong phát biểu kết luận hội nghị trực tuyến tổng kết chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng giai đoạn 2021 – 2030 vào ngày 18/3/2021. [3]
Đó cũng là lí do Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 10/CT-TTG về việc “tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc” nhằm ngăn chặn sự nhũng nhiễu, hạch sách do chính đội ngũ công chức (trong đó nhiều cán bộ có học vị) gây ra.
Thay vì cho công chức đi học tiến sĩ thì chúng ta nên thay đổi cách thức tuyển dụng, có thể học tập Nhật Bản trong việc tuyển chọn nhân tài để phục vụ cho Nhà nước và Nhân dân được tốt hơn.
Công chức ở Nhật Bản khi được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước mới chỉ là bước khởi đầu. Sau khi trúng tuyển, công chức sẽ được đào tạo rất nhiều khóa để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong cả cuộc đời. [4]
Bàn về học vị tiến sĩ, Giáo sư Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước - từng đưa ra so sánh rất đáng để suy ngẫm: 45 đời tổng thống Mỹ chỉ có một người có trình độ tiến sĩ. [5]
Còn ở Việt Nam đang có quan niệm phổ biến đó là công chức có học vị thì sẽ nâng cao hiệu quả công việc. Minh chứng là, năm 2021, Thành ủy Hà Nội đã thông qua chủ trương phấn đấu đến năm 2025, ít nhất 40% cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý phải có bằng thạc sĩ, tiến sĩ. [6]
Tiến sĩ Đinh Văn Minh (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ) nêu quan điểm:
"Tỉ lệ công chức có trình độ cao là đáng mừng nhưng điều bất hợp lý là ở chỗ, rất nhiều công chức chỉ bắt đầu học thạc sĩ, tiến sĩ khi đã là công chức trong khi nền công vụ không cần người có tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ mà cần hơn là những công chức thành thạo, chuyên nghiệp và tận tâm với công vụ" - là điều rất đáng suy ngẫm. [7]
Tài liệu tham khảo:
[1] //zingnews.vn/toi-khong-biet-cong-chuc-thi-dao-tao-tien-si-de-lam-gi-post1194363.html
[2] //tuoitre.vn/moi-nam-co-hon-1-500-tien-si-hon-36-000-thac-si-tot-nghiep-20200507161650656.htm
[3] //vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/thu-tuong-de-nghi-xem-lai-mo-hinh-tong-cuc-tao-nhieu-tang-nac-720669.html
[4]//tcnn.vn/news/detail/21240/Quy_trinh_to_chuc_thi_tuyen_cong_chuc_cua_Nhat_Banall.html
[5] //tuoitre.vn/tien-si-de-lam-gi-1217944.htm
[6] //vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/caybut/thac-si-tien-si-trong-bo-may-cong-chuc-757250.html
[7] //vietnamnet.vn/vn/thoi-su/cong-chuc-ngay-cang-co-hoc-720844.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét