Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không phải là nội chiến
Đầu tiên cần khẳng định ngày 30-4-1975 là ngày vui thống nhất, ngày vui giải phóng của cả dân tộc Việt Nam!
Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, theo nội dung Hiệp định Geneva được ký kết năm 1954, vĩ tuyến 17 được coi là ranh giới tạm thời chia đôi đất nước ta. Ranh giới ấy lẽ ra đã được xóa bỏ, hai miền Nam-Bắc ruột thịt có thể đã được thống nhất chỉ sau hai năm bằng một cuộc Tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu (Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva ghi rõ, cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956). Nhưng chính âm mưu của đế quốc Mỹ muốn thế chân thực dân Pháp ở miền Nam đã phá hỏng cơ hội thống nhất hai miền Việt Nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm-tay sai của đế quốc Mỹ biết không thể có cơ hội chiến thắng một cách đàng hoàng, hợp pháp qua cuộc Tổng tuyển cử trên cả nước trước Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất được lòng dân. Nên, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, Ngô Đình Diệm đã phớt lờ Tổng tuyển cử, giành quyền thống trị miền Nam bằng vũ lực, súng đạn, máy chém, sát hại dã man hàng vạn đồng bào, đảng viên Đảng Cộng sản và những người bị nghi ngờ ủng hộ Đảng Cộng sản, tạo ra những cuộc bắt bớ, giết hại tín đồ Phật giáo, gây mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo. Với việc dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ đã thi hành ở Việt Nam chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Khi nhận thấy Ngô Đình Diệm không còn phù hợp với chính sách của mình, Mỹ lập tức dàn xếp một cuộc đảo chính, tiêu diệt cả hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, dựng lên tại miền Nam Việt Nam một chính thể khác phục vụ trung thành hơn cho lợi ích của Mỹ tại Việt Nam.
Như thế cần khẳng định rằng, chính quyền Việt Nam cộng hòa hoàn toàn là tay sai của Mỹ, thực hiện mưu đồ của Mỹ là biến Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới. Dưới sự chỉ đạo của Mỹ, cùng với quân Mỹ, quân đội ngụy quyền Sài Gòn đã thực hiện nhiều chiến dịch thảm sát đồng bào miền Nam. Kể cả khi Mỹ đưa quân trực tiếp tham chiến, hay sau khi quân Mỹ phải rút phần lớn lực lượng khỏi miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Paris vào năm 1973 thì bản chất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn không thay đổi. Tại Việt Nam từ năm 1954 đến 1975, thực chất chỉ có một nhà nước chính danh của dân tộc Việt Nam tồn tại, đó là Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được khai sinh ngày 2-9-1945 từ sau cuộc Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với toàn thể thế giới. Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu nên sau cuộc Tổng tuyển cử vào ngày 6-1-1946 (một số tỉnh tại miền Nam bầu vào ngày 23-12-1945 do không nhận được lệnh hoãn). Còn chính quyền Việt Nam cộng hòa tại miền Nam do Mỹ dựng lên, không do nhân dân Việt Nam bầu nên, chà đạp lên quyền lợi của dân tộc Việt Nam, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam và toàn thể nhân dân Việt Nam. Vì thế, đây không phải là một chính quyền hợp pháp, hợp đạo lý, hợp lòng dân. Thực tế là trong suốt thời gian chính quyền tay sai của Mỹ tồn tại thì nhân dân miền Nam luôn đứng dậy để đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền phi nghĩa này. Để phủ nhận chính quyền tay sai của Mỹ, để lật đổ nó, quân dân miền Nam đã lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để lãnh đạo nhân dân toàn miền.
|
|
Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, xe tăng của quân Giải phóng đã tiến vào dinh Tổng thống, sào huyệt cuối cùng của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất hoàn toàn đất nước. Ảnh: TTXVN |
Đến năm 1973, sau khi thua trên chiến trường, chịu sức ép của dư luận trong nước và quốc tế bởi đang thực hiện một cuộc chiến tranh phi nghĩa, đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi nước ta. Nhưng Mỹ vẫn để lại một đội ngũ cố vấn hùng hậu, vẫn viện trợ quân sự để tiếp tục biến chính quyền Sài Gòn thành con rối trong tay Mỹ.
Như thế, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không phải là một cuộc nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Mà đây là cuộc kháng chiến của toàn thể dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam trước sự xâm lược của đế quốc Mỹ và đánh đổ bè lũ tay sai của Mỹ, kết thúc thắng lợi bằng Chiến thắng 30-4-1975.
Bên nào thắng cuộc?
Như vậy, bên nào đã thắng cuộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước? Dĩ nhiên, đó là dân tộc Việt Nam đã thắng trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, nhân dân Việt Nam đã thắng trong thực hiện khát vọng thống nhất đất nước, giành độc lập, hòa bình cho Tổ quốc. Để giành được thắng lợi vĩ đại đó, cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu anh dũng, bền bỉ trong suốt 30 năm.
Những ý nghĩ cho rằng, Việt Nam "có thể thực hiện thống nhất đất nước bằng giải pháp hòa bình" là hết sức thiển cận, hồ đồ, thiếu hiểu biết về thực tế lịch sử. Đảng ta, Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo kế nhiệm đã nhất quán, thể hiện từ rất sớm mong muốn giành độc lập, thống nhất nước nhà bằng biện pháp hòa bình, đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp ngoại giao, tránh chiến tranh. Thế nhưng đáp lại thiện ý đó, thực dân Pháp, sau đó là đế quốc Mỹ và tay sai luôn khước từ, tìm cách phá hoại, vì muốn thống trị nước ta bằng sức mạnh quân sự, đã chà đạp lên mong ước hòa bình, độc lập, thống nhất Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam.
Trong hai năm 1945-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 8 bức thư và điện gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman. Nội dung của các bức thư, bức điện này thể hiện rõ mong muốn được độc lập, hòa bình của Việt Nam và thiện chí của Việt Nam muốn được “hợp tác đầy đủ” với Mỹ vì hòa bình, tiến bộ và phát triển. Nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng!
Hội nghị Fontainebleau diễn ra suốt hơn hai tháng (từ ngày 6-7 đến 10-9-1946). Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam còn sang Pháp trước đó hàng tháng trời để tìm mọi cơ hội đàm phán với Chính phủ Pháp, thuyết phục chính giới Pháp nhằm giành độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam bằng hòa bình. Nhưng mọi nỗ lực và thiện chí của Chính phủ Việt Nam, của phái đoàn Việt Nam đều bị xem nhẹ vì nước Pháp vẫn mang tư tưởng thực dân, vẫn muốn chiếm đoạt nước ta. Giải pháp tổ chức một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu ở Nam Bộ để thống nhất Việt Nam đã bị phía Pháp phớt lờ.
Trong Hiệp định Paris năm 1973 có điều khoản về bầu cử, hiệp thương để thống nhất Việt Nam. Tuy nhiên, phía Mỹ-ngụy lại tiếp tục trắng trợn phá hoại hiệp định, xua quân nống lấn ra vùng tự do, đàn áp nhân dân ta chỉ hai giờ sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực.
Có thể thấy, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, muốn giành độc lập, thống nhất đất nước bằng biện pháp hòa bình, tránh đổ máu, muốn tổ chức hiệp thương, Tổng tuyển cử để bầu ra chính phủ thống nhất hai miền, nhưng chính đế quốc Mỹ và tay sai đã hai lần phá hoại hiệp thương, Tổng tuyển cử, phá hoại cả hai hiệp định hòa bình là Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris. Do đó, hòa bình, độc lập, thống nhất, hạnh phúc như ngày hôm nay là thành quả vĩ đại của cả dân tộc ta. Bất cứ ai xúc phạm thành quả ấy, muốn chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc đều là những kẻ thiếu tử tế, mất nhân cách.
Hòa hợp dân tộc không phải là trộn lẫn, đánh đồng chính nghĩa và phi nghĩa
Hiện nay, thực hiện chủ trương lớn hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta, đồng bào Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài ra sức đoàn kết, đóng góp để xây dựng đất nước. Nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài cả về vật chất, trí tuệ, công sức đều hết sức quý giá, luôn được trân trọng. Trong số những người Việt Nam ở nước ngoài, đại bộ phận đều hướng về quê hương với tình yêu và sự nhiệt thành muốn đóng góp cho quê hương. Ngay cả những lãnh đạo của chính quyền Việt Nam cộng hòa năm xưa như ông Nguyễn Cao Kỳ cũng đã nhận ra sai lầm, thể hiện tấm lòng hướng về quê cha đất tổ, muốn đóng góp công sức để xây dựng đất nước Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, đoàn kết của người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, đất nước Việt Nam đã có những thành tựu đột phá về phát triển trong thời kỳ đổi mới, kinh tế đất nước, đời sống của nhân dân và vị thế quốc gia ngày càng đi lên.
Thế nhưng cũng có một bộ phận thiểu số, hầu hết đều là những người đã từng làm tay sai cho đế quốc Mỹ, thì chỉ luôn tìm cách hòng phá hoại đất nước Việt Nam. Họ coi ngày 30-4 là ngày “quốc hận”, là ngày giỗ của một chính thể phi pháp, phi nghĩa. Họ luôn đưa ra điều kiện hết sức phi lý là để “hòa hợp dân tộc” thì phải bỏ việc kỷ niệm ngày Chiến thắng 30-4-1975.
Những người ấy đã nhầm! Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn có khát vọng thống nhất, hòa hợp, đã chiến đấu kiên cường vì khát vọng ấy. Và thực tế, đất nước Việt Nam đã thống nhất, hòa hợp dân tộc từ ngay sau Chiến thắng 30-4-1975, Nam-Bắc một nhà ra sức xây dựng đất nước. Đối với những người Việt Nam ở nước ngoài, Tổ quốc luôn mở rộng vòng tay yêu thương, luôn coi họ là một phần ruột thịt của Tổ quốc.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” là bài học quý báu được đúc rút từ lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm căn dặn mỗi người chúng ta. Hòa hợp dân tộc luôn là điều mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nỗ lực thực hiện. Thế nhưng, hòa hợp dân tộc dứt khoát không phải là sự chối bỏ lịch sử! Hòa hợp dân tộc không phải là sự đổi trắng thay đen, không phải là sự trộn lẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa, dứt khoát không phải là sự đánh đồng giữa những người có công với những kẻ có tội với dân tộc Việt Nam! "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy" lại là đạo lý của người Việt Nam. Vì thế những ai thực sự thành tâm hối cải, muốn quay về thì Tổ quốc Việt Nam, nhân dân Việt Nam luôn dành cho họ cơ hội. Còn những kẻ luôn rắp tâm phá hoại đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nếu không sớm tỉnh ngộ “quay đầu là bờ” thì nhân dân Việt Nam cũng khó dung tha.
Dịp kỷ niệm ngày Chiến thắng 30-4-1975, chúng ta lại càng thấm thía hơn ý nghĩa của việc dạy và học lịch sử đối với người Việt Nam. Đối với các quốc gia trên thế giới, việc giáo dục lịch sử luôn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công dân. Đối với một quốc gia, dân tộc có một quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước nhiều khúc quanh co, phức tạp như dân tộc Việt Nam thì dạy và học lịch sử có ý nghĩa sống còn, sinh tồn của dân tộc. Bởi vì những người Việt Nam thế hệ sau phải hiểu rõ, hiểu sâu về lịch sử dân tộc, hiểu về cha ông mình, hiểu về mảnh đất nơi mình sinh ra, từ đó sẽ hiểu về chính bản thân mình, rút ra cho mình những bài học quý báu. Hiểu về lịch sử, nắm vững kiến thức lịch sử là một yếu tố đánh giá nhân cách, đạo đức và trí tuệ của một con người Việt Nam. Có hiểu về lịch sử, mới hiểu về hiện tại và hình dung ra con đường đúng đắn tới tương lai; có trân trọng, biết ơn cha ông mới trân quý, nâng niu những gì mình đang có, để nỗ lực đóng góp công sức không chỉ cho thế hệ hiện tại mà cho các thế hệ tương lai trên đất nước Việt Nam.
HỒ QUANG PHƯƠNG
HÀN GẮN VẾT THƯƠNG HUYNH ĐỆ TƯƠNG TÀN VẪN CÒN RỈ MÁU, ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC!
NGUYỄN ĐÌNH BIN/ TD 30-4-2022
LGT: Chúng tôi nhận được bài viết của ông Nguyễn Đình Bin từ một thân hữu gửi tới, bàn về "hòa giải hòa hợp" nhân dịp 30-4. Ông Nguyễn Đình Bin từng giữ chức thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, ông từng là Đại sứ Việt Nam tại Nicaragua kiêm nhiệm Ecuador và Đại sứ Việt Nam tại Pháp kiêm nhiệm Bồ Đào Nha. Bài viết sau đây thể hiện quan điểm của ông Đình Bin, cựu Ủy viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản.
Hôm nay, 30 tháng 4, một ngày kỷ niệm cho đến nay mỗi lần đến thì “CÓ HÀNG TRIỆU NGƯỜI VUI MÀ CŨNG CÓ HÀNG TRIỆU NGƯỜI BUỒN ”, như cố Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói. Vì sao lại như vậy?
Là con dân Việt, chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật lịch sử, cùng nhau suy ngẫm, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Tôi cho rằng: cần phấn đấu đạt được nhận thức đồng thuận và thực hiện những việc cơ bản sau đây:
1) Đánh giá bản chất 30 năm chiến tranh chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ (1946-1975)
Chính sử và công luận đều đã nhất trí là CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC VĨ ĐẠI! Song, tôi nghĩ đồng thời cũng là CUỘC CHIẾN HUYNH ĐỆ TƯƠNG TÀN! Tại sao lại như vậy?
Có hai nguyên nhân đã làm cho dân tộc ta rơi vào cuộc nội chiến này.
Nguyên nhân thứ nhất là do đại họa ngoại xâm. Cũng giống như đối với nhiều dân tộc khác, ngoại bang đến thống trị, rồi xâm lược liên tiếp nước ta, suốt hơn một thế kỷ liền, đã làm cho dân tộc ta bị đẩy vào thảm cảnh đó, theo cả nghĩa đen đối với rất nhiều gia đình. Bởi vì, chiến lược cổ điển của các thế lực thực dân, đế quốc, bành trướng đi xâm lược và thống trị nước khác luôn là “chia để trị”, “dùng người bản địa đánh người bản địa”, mà Mỹ còn nói toạc móng heo là “Việt Nam hóa chiến tranh”, tức rút quân Mỹ về nước, chỉ dùng người Việt đánh người Việt, với vũ khí, viện trợ và cố vấn Mỹ, giống như “chiến tranh đặc biệt” trong giai đoạn đầu. Cho nên, lồng vào cuộc chiến tranh ái quốc của dân tộc ta chống ngoại xâm là cuộc nội chiến.
Nguyên nhân thứ hai là thật bất hạnh, đất nước ta đồng thời lại đã trở thành chiến trường ác liệt của cuộc đối đầu trực tiếp, quyết liệt giữa hai hệ tư tưởng trên thế giới – cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa – trong giai đoạn lịch sử ấy. Tức là người Việt chúng ta đã bị chia thành hai bên trực tiếp đánh nhau, một bên vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, bên kia chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Hai nguyên nhân này hòa quyện vào nhau đã làm cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn càng thêm khốc liệt.
Thực tiễn lịch sử đau thương này đã diễn ra như thế nào, mấy thế hệ người Việt đã phải trực tiếp nếm trải! Và, thật đau buồn, dù gần nửa thế kỷ đã trôi qua rồi mà các di chứng để lại vẫn còn nhức nhối!
2) Đánh giá ý nghĩa lịch sử của ngày 30-4-1975
Gần nửa thế kỷ trôi qua là thời gian quá đủ để nhìn nhận đúng ý nghĩa trọng đại của ngày lịch sử này:
Đó là một thắng lợi vĩ đại, một mốc son chói lọi trong lịch sử, không chỉ của dân tộc Việt Nam mà của cả thế giới hiện đại; là niềm tự hào của cả dân tộc ta. Lần đầu tiên, và cho đến nay vẫn là lần duy nhất trên thế giới, siêu cường quốc hùng mạnh, giàu có nhất hành tinh đã thất bại thảm hại trong một cuộc chiến tranh quy mô chưa từng thấy khi can thiệp, xâm lược một nước nghèo, nhỏ bé hơn! Chính nghĩa đã thắng phi nghĩa! Độc lập, Chủ quyền, Quyền dân tộc tự quyết đã thắng ngoại bang can thiệp, áp đặt, xâm lược trắng trợn, bạo tàn!
Đó là ngày chấm dứt vĩnh viễn trên một thế kỷ đau thương, đất nước và dân tộc ta là nạn nhân của ách thống trị và chiến tranh xâm lược của ngoại bang. Tổ quốc đã hoàn toàn độc lập. Nguyên nhân thứ nhất tạo ra cuộc chiến nồi da nấu thịt đã bị xóa bỏ!
Đó là ngày thống nhất Tổ quốc, sau hơn hai thập kỷ bị chia ly xé lòng!
Đó cũng là ngày kết thúc cuộc chiến huynh đệ tương tàn!
Trong cuộc xung đột lịch sử kép này, chỉ có bên thắng cuộc duy nhất là dân tộc Việt Nam; là đại nghĩa “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do”; là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam; là hòa bình.
Bên thua cuộc duy nhất là các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược nói trên; là phi nghĩa; là chiến tranh!
Còn, giữa con cháu các Vua Hùng với nhau, không có bên thắng, bên thua, mà với tư cách người Việt tất cả đều thắng!
Vậy, lẽ nào, là người Việt Nam lại không vui mừng và tự hào về ngày lịch sử vẻ vang ấy của cả dân tộc, dù mỗi người, mỗi gia đình đều có những nỗi đau, mất mát riêng?
3) Phải khép lại quá khứ đau thương để cùng nhau xây dựng tương lai tươi sáng!
Bởi vì: Những gì đã qua đều là quá khứ, không thể thay đổi, không thể làm lại, phải tôn trọng! Nhân vô thập toàn! Con người suy nghĩ, hành động khác nhau, đúng, sai là lẽ thường tình.
Gần nửa thế kỷ chúng ta đã để mất. Quyết không thể để mất mát thêm. Không thể để cho vết thương dân tộc này tiếp tục rỉ máu nữa! Không có con đường nào khác là phải xuất phát từ thực tế hiện tại!
Tổ quốc và dân tộc đang khẩn thiết đòi hỏi:
a- Về phía Đảng CSVN, những người đang gánh vác trọng trách lãnh đạo đất nước:
Sau khi chiến tranh chấm dứt, nguyên nhân thứ nhất gây ra cuộc nội chiến đã được loại bỏ. Với truyền thống khoan dung, hòa hiếu và thực hiện đổi mới về đối ngoại, nước ta đã bình thường hóa quan hệ và kết bạn, trở thành đối tác chiến lược, đối tác hợp tác toàn diện với tất cả các nước đã đến thống trị và xâm lược nước ta.
Còn nguyên nhân thứ hai thì sao? Với sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, cục diện thế giới đã sang trang. Mâu thuẫn chủ yếu, nổi trội nhất đang chi phối mạnh nhất quan hệ quốc tế ngày nay và tác động trực tiếp đến nước ta đâu còn là cuộc đối đầu giữa hai hệ tư tưởng Đông - Tây, cộng sản chủ nghĩa - tư bản chủ nghĩa nữa, mà là mâu thuẫn giữa Mỹ, siêu cường số 1, tuy đã suy yếu tương đối, nhưng vẫn là, và trong một tương lai có thể nhìn thấy, sẽ vẫn là số 1 thế giới và nhất định không từ bỏ vị thế này. Với Trung Quốc, siêu cường đã đạt được ngôi vị thứ 2, đang ra sức tiến lên chiếm vị trí thống soái toàn cầu, mà siêu cường này thực chất đã và đang chỉ dùng chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa xã hội như một chiêu bài, một bình phong và một công cụ để che đậy và thực hiện tham vọng bành trướng, bá quyền thâm căn cố đế của họ mà thôi.
Mặt khác, sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu cũng như cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 và đổi mới về kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 đã chứng minh hùng hồn là mô hình kinh tế XHCN theo quan điểm Mác – Lênin đã thực sự lỗi thời, đã bị lịch sử đào thải. Trong khi đó, tất cả các quốc gia phát triển nhất, giàu có nhất, văn minh nhất trên thế giới mà nước ta đang ra sức phát triển quan hệ hợp tác, tranh thủ vốn đầu tư, khoa học, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, chẳng có một nước nào theo con đường Mác – Lênin và CNXH cả. (Còn sự phát triển kỳ diệu về kinh tế của Trung Quốc, từ khi cải cách, mở cửa, thì đâu có phải là thành quả của chủ nghĩa Mác – Lênin và CNXH, mà là của kinh tế thị trường TBCN Trung Quốc đã học tập và vận dụng; và, lợi dụng quy chế được ưu đãi dành cho nước đang phát triển, Trung Quốc đã tranh thủ được tối đa các lợi ích của toàn cầu hóa, cũng như các thành tựu của thế giới TBCN về vốn, khoa học, công nghệ và kinh nghiệm quản lý).
Hơn nữa, từ hơn ba thập kỷ nay, ngoài đổi mới cơ bản về kinh tế, Đảng CSVN cũng đã đổi mới cơ bản về đối ngoại. Nước ta đã thực hiện đa dạng, đa phương hóa quan hệ, làm bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt lập trường tư tưởng, chế độ chính trị; bình thường hóa và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác toàn diện với tất cả các nước đã từng đô hộ, xâm lược nước ta, như đã nói trên. Tức là, trên thực tế, Đảng đã từ bỏ các quan điểm Mác- Lênin, XHCN trên hai lĩnh vực kinh tế và đối ngoại rồi. Cũng chính nhờ vậy mà đất nước mới thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và thu được những thành tựu rất quan trọng, có ý nghĩa lịch sử về đối nội và đối ngoại như hiện nay.
Như vậy, cơ sở tạo ra nguyên nhân thứ hai đã không còn tồn tại!
Thế mà, dù đã có nghị quyết về đổi mới toàn diện và đồng bộ, Đảng CSVN vẫn chưa thực hiện đổi mới thật sự về chính trị, vẫn kiên trì níu giữ mô hình quản lý đất nước cũ – hệ thống chính trị hiện hành – theo quan điểm Mác - Lênin, XHCN, thực chất là Đảng trị, độc quyền, không dân chủ, đã quá lẻ loi, lạc lõng, lỗi thời trên thế giới.
Đây chính là điều đã và đang ngăn cản dân tộc ta hàn gắn vết thương nội chiến, thực hiện hòa giải, hòa hợp, đại đoàn kết. Đồng thời, đây cũng chính là cội nguồn đẻ ra đặc quyền, đặc lợi, các nhóm lợi ích vị kỷ, nạn tham nhũng và các quốc nạn khác đã và đang hoành hành, phá hoại Đảng và đất nước; là nguyên nhân làm cho kinh tế thị trường ở nước ta bị méo mó, không phát huy được đầy đủ các mặt ưu việt, ngược lại tạo điều kiện cho các mặt tiêu cực tác oai, tác quái.
Mặt khác, đây cũng chính là hàng rào đang ngăn cản đất nước ta thực sự độc lập, tự chủ, hòa nhịp bước với tuyệt đại đa số các quốc gia đang phấn đấu xây dựng một thế giới thực sự hòa bình, tự do, dân chủ, phồn vinh, văn minh, bền vững.
Vậy thì, Đảng CSVN phải loại bỏ cội nguồn đã và đang tạo ra ba hậu họa nói trên. Tức là Đảng phải thực hiện đổi mới chính trị thật sự và triệt để. Cụ thể là, cũng như năm 1986, Đảng đã chiến thắng chính mình, dũng cảm từ bỏ quan điểm xây dựng kinh tế XHCN theo quan điểm Mác – Lênin đã lỗi thời, để chấp chấp nhận và vận dụng vào nước ta thành tựu chung của nhân loại cho đến nay về phát triển kinh tế là kinh tế thị trường, mà trước đó Đảng kiên quyết chống lại. Giờ đây, Đảng cũng phải dũng cảm từ bỏ mô hình quản trị quốc gia - hệ thống chính trị - hiện hành theo quan điểm Mác – Lênin đang cản trở sự phát triển của đất nước, để vận dụng mô hình phổ cập mà tuyệt đại đa số các nước trên thế giới đang áp dụng.
Đây là thành tựu của loài người trên phạm trù này, phải sau mấy thế kỷ đấu tranh quyết liệt, với biết bao máu, mồ hôi và nước mắt, mới đạt được, vẫn không ngừng được đổi mới, hoàn thiện theo quy luật phát triển khách quan, và đã mang lại những thành quả tốt đẹp về các mặt, điển hình là tại các nước Bắc Âu, các thành quả mà chính nước ta đã và đang phải tranh thủ, nghiên cứu và học tập.
Mô hình này mới là nhà nước pháp quyền thực sự, một bộ máy quản trị quốc gia bảo đảm thực hiện và phát huy được dân chủ thực sự trong toàn xã hội, tức là quyền và trách nhiệm thực sự làm chủ đất nước của nhân dân, là thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh “lấy dân làm gốc”, để bảo đảm khơi dậy và phát huy được sức mạnh đại đoàn kết tổng hợp của toàn thể dân tộc, như một bài học chính Đảng đã đúc kết. Mô hình này cũng chính là cái lồng kiểm soát quyền lực tốt nhất cho đến nay đã được chứng minh trên thế giới.
Để thực hiện cuộc đổi mới chính trị thật sự và triệt để này, trước mắt, cần triển khai mấy việc chủ yếu sau đây:
- Trung ương Đảng ban hành sớm nhất có thể Nghị quyết đặc biệt về đổi mới chính trị toàn diện và triệt để theo tinh thần nói trên.
- Đồng thời, Trung ương Đảng và Quốc hội ra Tuyên bố đặc biệt về hòa giải và hòa hợp dân tộc theo tinh thần khép lại quá khứ đau thương, tất cả vì tương lai tươi sáng của đất nước, của dân tộc.
Để thể hiện rõ quyết sách mới này của Đảng về “đổi mới chính trị toàn diện và triệt để” và “hòa giải, hòa hợp dân tộc” thật sự, lấy lại niềm tin của đồng bào trong và ngoài nước, tạo đà và khí thế mới hàn gắn vết thương nội chiến, thực hiện hòa giải, hòa hợp, đại đoàn kết dân tộc, cũng như các nhiệm vụ đổi mới trọng đại khác đang đặt ra trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, tranh thủ tốt nhất sự đồng tình, ủng hộ của thế giới, cần làm ngay 5 việc cụ thể sau đây:
- Một là: Khẩn trương chuẩn bị và tổ chức các “Hội nghị Diên Hồng” rộng mở, tập hợp tất cả chuyên gia, trí thức tâm huyết và tài năng ở trong và ngoài nước, chỉ để bàn và đề xuất những sáng kiến, những giải pháp, những việc cần và có thể làm, nhằm khơi dậy, tập hợp và phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước, tâm, trí, tài, lực của hơn 100 triệu đồng bào ở trong và ngoài nước, nắm bắt được các cơ hội trong bối cảnh tình hình thế giới mới, để đưa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bứt phá vươn lên, vượt qua các khó khăn, thách thức, nguy cơ hiện nay, bước vào một kỷ nguyên mới phát triển nhanh chóng, toàn diện, hùng cường, bền vững, sớm đuổi kịp các nước tiên tiến. Tuyệt đối không tranh cãi về quá khứ, không phê phán, công kích bất cứ ai, bất cứ điều gì.
Bởi vì: Những sự thật lịch sử lớn nhất trong sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng CSVN, như thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược, với chiến thắng “Điện Biên Phủ chấn động địa cầu”, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống thuộc địa trên toàn cầu, rồi chiến thắng oanh liệt chống xâm lược Mỹ, siêu cường giầu mạnh nhất thế giới, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất đất nước, Việt Nam trở thành biểu tượng của ý chí độc lập, tự do, của chủ nghĩa anh hùng, lương tri của nhân loại v.v… là niềm tự hào của toàn thể dân tộc ta, đã được công luận ngợi ca và ghi nhận trong lịch sử thế giới hiện đại, thì nhất định không ai có thể bóp méo, xuyên tạc, phủ nhận được.
Những gì còn bất đồng (cũng là lẽ tự nhiên) … thì để lại cho các thế hệ tương lai, không dính dáng gì với quá khứ, vào thời điểm thích hợp, phán xét thật khoa học, khách quan, chỉ nhằm rút ra những bài học cần thiết cho dân tộc.
Mặt khác, các ý kiến phản biện đúng đắn chỉ giúp cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện đường lối, chính sách. Còn đường lối, chính sách mà đúng đắn thì lo sợ gì. Những ý kiến phản biện sai trái chỉ càng làm sáng tỏ hơn tính đúng đắn đó, giống như hòn ngọc chỉ càng thêm ngời sáng giữa những cục đá, viên sỏi.
- Hai là: Trả lại tự do cho những người đang bị giam giữ chỉ vì bất đồng chính kiến, phê phán các chủ trương, chính sách cũng như lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; thực sự tôn trọng tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí như đã được quy định tại hiến pháp và khẳng định rõ ràng trong các văn kiện chính thức, trong các phát biểu lâu nay của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; khuyến khích phản biện xây dựng, đóng góp ý kiến theo tinh thần đã nói trên.
- Ba là: Truy phong Liệt sĩ và khen thưởng xứng đáng các sĩ quan, binh lính, viên chức của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đã hy sinh để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa, tháng 1 năm 1974. Đó là những người con đích thực của dân tộc Việt Nam. Thực hiện đầy đủ chính sách người có công hiện hành đối với họ và thân nhân, cũng như tất cả sĩ quan, binh lính, viên chức khác của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và đồng bào miền Nam đã có công tham gia phục vụ cuộc chiến đấu lịch sử này. Xây dựng Tượng đài xứng đáng về sự kiện lịch sử này.
Làm việc này còn để khẳng định dứt khoát chủ quyền không thể tranh cãi của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa, rất cần thiết trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay.
- Bốn là: Chấm dứt chính sách phân biệt đối xử, thực hiện chính sách xã hội hiện hành đối với cả các thương, phế binh, viên chức cũ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và thân nhân.
- Năm là: Xây dựng một Tượng đài xứng đáng, đặt tại Thủ đô Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh, để tưởng niệm tất cả con dân Việt đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh đã diễn ra trên đất nước ta hơn một thế kỷ qua. Lòng Mẹ Việt mênh mông hơn biển cả, lồng lộng hơn trời cao, tràn ngập yêu thương, bao dung, độ lượng, vị tha, luôn hy sinh tất cả cho các con, vì các con… Con dù có hư quấy hay lầm đường, lạc lối vẫn là con của Mẹ. Con nào mất đi lòng Mẹ cũng đau như cắt, vì đều do Mẹ rứt ruột đẻ ra; đều là máu, là thịt của Mẹ. Ngày giỗ con nào Mẹ cũng thắp nén nhang cầu cho con được an nghỉ vĩnh hằng! Và, như tôi đã bầy tỏ ở phần trên, tất cả các con Lạc cháu Hồng đã ngã xuống trong các cuộc chiến này, dù ở bên này hay bên kia, cũng như cả dân tộc ta, đều là nạn nhân của những thế lực ngoại bang đã đến thống trị và xâm lược nước ta và của cuộc xung đột trực tiếp giữa hai hệ tư tưởng Đông - Tây.
Các việc làm nói trên sẽ lay động mọi trái tim Việt, khơi dậy và thổi bùng nhiệt huyết yêu nước, tình nghĩa đồng bào, kết nối mọi con cháu các Vua Hùng, ở trong cũng như ngoài nước thành một khối, đồng lòng sát cánh cùng nhau chung sức đạp bằng mọi chông gai, trở ngại, đưa non sông gấm vóc bật dậy, đuổi kịp và sánh vai tiến bước cùng các quốc gia giàu mạnh, tiên tiến trên thế giới, bảo vệ vững chắc toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc, đã và đang bị Trung Quốc vi phạm, xâm lấn nghiêm trọng.
b- Về phía tất cả con Lạc cháu Hồng:
Nếu thực sự có lòng yêu nước, thương nòi, thì chúng ta phải cùng nhau vứt bỏ mọi hận thù, thành kiến, định kiến, cố chấp, cực đoan, mặc cảm, nghi kỵ, ngộ nhận, hiểu lầm …! Phải dẹp bỏ mọi bất đồng, chấm dứt đả kích, lên án, bài xích, đay nghiến, trách móc, đổ lỗi cho nhau, đang hàng ngày, hàng giờ ngoáy vào vết thương chung, sau gần nửa thế kỷ, vẫn còn tiếp tục rỉ máu, hủy hoại sức mạnh của dân tộc ta!
Phải cảm thông, bỏ qua, tha thứ cho nhau tất cả! Phải tôn trọng, thương yêu nhau… Cùng nhau khép lại quá khứ đau thương, hàn gắn lại tình nghĩa máu mủ, đồng bào, để sát cánh bên nhau dưới mẫu số chung: Bảo vệ và phát huy thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam nay đã hòa bình, thống nhất, tổ ấm chung của tất cả mọi người, thật sự độc lập, tự chủ, giàu mạnh, tự do, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các quốc gia tiên tiến trên thế giới, nói gọn là tương lai tươi sáng, rực rỡ cho Tổ Quốc - Dân tộc Việt Nam ta, cho các thế hệ mai sau, trong đó có chính mình, gia đình mình, con cháu mình, trước các nguy cơ hiện hữu, cục diện thế giới đang biến đổi khôn lường. Mỹ - Trung cạnh tranh nhau rất quyết liệt, tác động trực tiếp đến nước ta; đặc biệt là thực trạng đất nước vẫn đang tụt hậu; đạo đức xã hội chưa bao giờ lại băng hoại như hiện nay; tài nguyên, môi trường thiên nhiên của đất nước bị xâu xé, khai thác bừa bãi, cạn kiệt, hủy hoại ngày càng nghiêm trọng; lãnh thổ và chủ quyền quốc gia đã và đang bị Trung Quốc xâm hại ngày càng nghiêm trọng ở Biển Đông; không gian sinh tồn chính đáng của dân tộc đang bị thách thức; độc lập, tự chủ, an ninh của đất nước cũng đang bị đe dọa về nhiều mặt.
Đồng bào ở trong nước, nhất là các bậc lão thành cách mạng, các thương, bệnh binh, cựu chiến binh, gia đình liệt sỹ…, những người lâu nay coi là thuộc “bên thắng cuộc” phải chủ động đi bước trước, phải mở lòng, dang rộng hai tay chào đón, ôm hôn những người anh em của mình ở hải ngoại.
Còn đồng bào ở hải ngoại, những ai vẫn còn hận thù, nuối tiếc, cố chấp, mặc cảm, nghi kỵ…thì phải rũ bỏ đi tất cả, để đón nhận vòng tay của những người anh em trong nước!
Các thế hệ tiền bối của chúng ta đã bao lần hành xử như vậy trong bối cảnh tương tự, và để lại cho các thế hệ hậu sinh những lời răn vô giá:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương;
Người trong một nước phải thương nhau cùng!”
“Bầu ơi thương lấy bí cùng;
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn.”
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài;
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau!”
“Một cây làm chẳng nên non;
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao!”
“Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết!
Thành công, Thành công, Đại thành công!”
Đương nhiên, cuộc đổi mới chính trị thật sự và triệt để này đòi hỏi phải được tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; trong đó, then chốt nhất, quyết định nhất là phải xây dựng lại Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng thực sự của dân, do dân, vì dân; thực sự trong sạch, vững mạnh; thực sự xứng đáng là Đảng tiên phong lãnh đạo toàn dân tộc trong thời đại mới.
Song, tôi tin tưởng rằng, chỉ cần thực hiện được các việc cơ bản nói trên thì mỗi dịp kỷ niệm ngày 30 tháng 4, cũng như các ngày lịch sử vẻ vang khác của đất nước, chắc chắn tất cả mọi con dân Việt sẽ đều vui, chẳng còn một ai buồn nữa.
HƯỞNG ỨNG CÙNG ÔNG NGUYỄN ĐÌNH BIN
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ TD 1-5-2022
Ông nguyễn Đình Bin, sinh năm 1944, cựu Ủy viên BCH trung ương Đảng, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 30-4-2022, ông Bin công bố bài “Hàn gắn vết thương huynh đệ tương tàn vẫn còn rỉ máu!”. Trong bài, ông kêu gọi lãnh đạo ĐCSVN thức tỉnh, sửa sai, kêu gọi con Lạc cháu Hồng xóa hận thù, dừng lại những trang sử đau buồn của quá khứ để thực hiện Hòa giải, Hòa hợp, Đại đoàn kết dân tộc.
Cũng trong dịp 30-4 này, ngoài bài của ông Bin, tôi còn được đọc bài của ông Mạc Văn Trang cùng chủ đề xóa bỏ thù hận. Đó là bài: “Đem yêu thương về nơi oán thù”.
Ông Bin và ông Trang đã thể hiện tâm can của cá nhân và đại diện cho những người đầy lòng yêu nước thương dân, nói ra những lời thống thiết. Thật đáng quý!
Ông Bin phân tích rằng, tình thế éo le đẩy đất nước vào cuộc chiến 30 năm (1945 - 1975). Đó là hai cuộc chiến lồng vào nhau: Cuộc chiến giành độc lập và cuộc chiến vì ý thức hệ mà những người cộng sản đã lợi dụng, khoét sâu lòng hận thù giai cấp, gây ra cảnh huynh đệ tương tàn hết sức khốc liệt. Và họ đã thắng trong cuộc nội chiến, đã thống nhất được đất nước về lãnh thổ để áp đặt sự thống trị lên toàn cõi.
Sau chiến thắng, họ kêu gọi hòa hợp, hòa giải nhưng họ nói một đàng, làm một nẻo. Vì vậy mà sau gần nửa thế kỷ, vết thương dân tộc vẫn còn rỉ máu. Lòng oán thù vẫn được giữ. Phải chăng là do lòng kiêu ngạo cộng sản, phải chăng là do kiên trì Mác-Lê để thực hành độc quyền Đảng trị, gây ra nhiều tai họa cho dân tộc?
Ông Bin kêu gọi: Đảng CSVN phải loại bỏ cội nguồn đã và đang tạo ra các tai họa…. Tức là Đảng phải thực hiện đổi mới chính trị thật sự và triệt để. Phải xây dựng một Nhà nước Pháp quyền thực sự chứ không chỉ là hình thức. Ông nêu ra hai vấn đề:
- Trung ương Đảng ban hành sớm nhất có thể Nghị quyết đặc biệt về đổi mới chính trị toàn diện và triệt để theo tinh thần nói trên.
- Đồng thời, Trung ương Đảng và Quốc hội ra Tuyên bố đặc biệt về hòa giải và hòa hợp dân tộc …
Ông còn đề ra năm việc cần thiết:
- Một là: Khẩn trương chuẩn bị và tổ chức các “Hội nghị Diên Hồng” rộng mở, tập hợp tất cả chuyên gia, trí thức tâm huyết và tài năng ở trong và ngoài nước …
- Hai là: Trả lại tự do cho những người đang bị giam giữ chỉ vì bất đồng chính kiến..thực sự tôn trọng tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí như đã được quy định tại hiến pháp…..
- Ba là: Truy phong Liệt sỹ và khen thưởng xứng đáng các sĩ quan, binh lính, viên chức của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa, tháng 1 - 1974…
- Bốn là: Chấm dứt chính sách phân biệt đối xử...
- Năm là: Xây dựng Tượng đài xứng đáng để tưởng niệm tất cả con dân Việt đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh...
Về phía tất cả con Lạc cháu Hồng:
Nếu thực sự có lòng yêu nước, thương nòi, thì chúng ta phải cùng nhau vứt bỏ mọi hận thù, thành kiến, định kiến, cố chấp, cực đoan, mặc cảm, nghi kỵ, ngộ nhận, hiểu lầm… Đồng bào ở trong nước, nhất là những người đang cầm quyền, các bậc lão thành cách mạng, các thương, bệnh binh, cựu chiến binh, gia đình liệt sỹ…, những người lâu nay coi là thuộc “bên thắng cuộc” phải chủ động đi bước trước, phải mở lòng, dang rộng hai tay chào đón những người anh em của mình. Còn đồng bào ở hải ngoại, những ai vẫn còn hận thù, nuối tiếc, cố chấp, mặc cảm, nghi kỵ… thì phải rũ bỏ đi tất cả, để đón nhận vòng tay của những người anh em trong nước!
Các thế hệ tiền bối của chúng ta đã bao lần hành xử như vậy trong bối cảnh tương tự, và để lại cho các thế hệ hậu sinh những lời răn vô giá.
Ông Bin kết luận: “Đương nhiên, cuộc đổi mới chính trị thật sự và triệt để này đòi hỏi phải được tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực…”
Ông Bin thuộc dạng người được nhân dân đánh giá: “Đảng viên nhưng mà tốt”. Giữa lý tưởng cộng sản và quyền lợi dân tộc, ông đã nghiêng về phía dân tộc. Đó là điều đáng quý. Nhưng, phải chăng ông vẫn còn ảo tưởng vào số đông những người lãnh đạo cộng sản hiện tại. Ông muốn xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng thực sự của dân, do dân, vì dân, là một đảng của dân tộc. Nếu thế, đảng đó không sớm thì muộn lại trở thành độc quyền. Phải xây dựng một đảng chính trị, bình đẳng với các đảng chính trị khác. Khi đảng có được đường lối hợp lòng dân, sẽ được dân chọn làm đảng cầm quyền lâu dài; còn nếu không, sẽ bị tẩy chay và sụp đổ.
Ông Bin cũng đã say sưa, thích thú với việc “ra nghị quyết” nên có vấn đề gì quan trọng là nghĩ ngay đến “nghị quyết”. Ra nghị quyết hình như là một thói quen của đảng CSVN (lãnh đạo bằng nghi quyết), nó cũng cần, nhưng cần hơn là nhận thức, tình cảm và ý chí của lãnh đạo các cấp. Nghị quyết của đảng CSVN, dù tốn nhiều công sức để viết ra, rồi phổ biến, học tập, nhưng một số không ít cũng chỉ nằm trên giấy.
Ông mơ ước các Hội nghị Diên Hồng, theo tôi đó chỉ là hình thức. Điều quan trọng là xây dựng được Nhà nước Pháp quyền thực chất với một Quốc hội thật sự đại diện cho tinh hoa trí tuệ của toàn dân, thực thi các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do lập hội. Có như thế mới khơi dậy được tiềm năng của đất nước như ông mơ ước.
BI KỊCH CỦA MỘT DÂN TỘC
LÂM BÌNH DUY NHIÊN/ TD 1-5-2022
Ngày 30-4 là một ngày lẽ ra chính quyền không nên tổ chức ăn mừng, diễn binh, ca nhạc, pháo bông, dâng công và nhất là khơi dậy lòng hận thù của một cuộc chiến đã khép lại từ 47 năm qua.
Thật vậy, chừng ấy thời gian dường như vẫn chưa đủ để hàn gắn vết thương nhức nhối trong lòng dân tộc. Hân hoan làm gì khi thành quả của cái gọi là “giải phóng” hay “thống nhất” đất nước, trớ trêu thay, lại chia rẽ một cách đáng sợ cả một dân tộc.
“Giải phóng” đồng nghĩa với tước đoạt Tự do của hàng trăm ngàn viên chức của “chế độ cũ”, những kẻ được cho là “nguỵ quân, nguỵ quyền”. Họ bị áp giải vào những trại học tập cải tạo, thực chất là những nhà tù khốc liệt và tàn bạo, nơi mà rất nhiều đã phải gởi tấm thân tàn nơi rừng thiêng, nước độc. Có những người vĩnh viễn ra đi, không một lần được gặp lại cha mẹ già hay vợ và những đứa con thơ!
Tàn nhẫn và tàn bạo thay thế cho sự hoà giải từ những kẻ chiến thắng. Đỉnh điểm của sự vô nhân đạo chính là thảm cảnh thuyền nhân đã đánh động lương tâm của cả nhân loại. Hàng triệu người Việt đã phải rời bỏ quê hương tìm Tự do trong những cuộc vượt biển kinh hoàng, bất chấp mọi hiểm nguy. Cái giá của khát vọng Tự do, thoát khỏi sự độc tài toàn trị là cái chết của hàng trăm ngàn người nơi đại dương bao la và lạnh lẽo, là thân phận thảm thương của biết bao thiếu phụ bị cưỡng hiếp bởi hải tặc hay của chính những đứa trẻ được sinh ra từ những tấn bi kịch đau thương ấy…
Có bao giờ chính quyền đã đi tìm những nguyên nhân thích đáng cho những thảm cảnh trên từ sau sự kiện 30/4/1975? Có bao giờ họ tìm hiểu vấn đề một cách nhân bản để giang tay đón nhận chính những đồng bào của mình, dẫu không cùng chiến tuyến hay ý thức hệ. Một động thái trong những nỗ lực hoà giải và xoa dịu những vết thương sau gần nửa thế kỷ vẫn không tồn tại một cách trung thực.
Sau những kêu gọi “hoà hợp-hoà giải” sáo rỗng lại là những luận điệu tuyên truyền như ngày nào của thưở mới “giải phóng miền Nam”. Vẫn những lời oán trách, phỉ báng và bôi nhọ chế độ Việt Nam Cộng hoà. Vẫn những lời kêu gọi hận thù thay vì hoá giải. Vẫn những mỹ từ cách mạng ngợi ca những chiến công hiển hách và không quên chà đạp những người không cùng chiến tuyến, thậm chí cả những người nay đã rời xa cõi trần tục tự bao giờ…
Cho nên, sau hai năm xã hội bị tàn phá bởi Covid-19, chính quyền Việt Nam dường như vẫn chưa hiểu đâu là giới hạn của sự hẹp hòi, nhỏ mọn và ích kỷ khi vẫn cố tình phô trương sức mạnh của kẻ thắng trận bằng cách rầm rộ ”ăn lễ”, mừng “chiến thắng thần thánh”. Sự tàn bạo và bất nhân của chế độ được thể hiện qua những sự kiện ăn mừng, ca hát náo nhiệt, ầm ĩ chứ chẳng cần vũ khí tối tân hay khủng bố đàn áp.
Người phương Tây cũng trải qua những cuộc chiến tàn khốc nhưng họ không hề nuôi dưỡng hận thù. Ngược lại, đó là sự khép lại những trang sử đau thương, vì họ hiểu và cảm thông, nhất là biết tha thứ cho nhau. Họ cũng có những ngày Lễ Tưởng niệm, nhưng không hề có những màn ăn mừng lố bịch, kịch cỡm hay tiếp tục kích thích lòng căm thù. Tất cả đều là nạn nhân, họ hiểu và rút ra những bài học lịch sử để cùng nhau Sống một cách hài hoà dẫu vẫn còn những bất đồng hay tranh chấp.
Tính nhân bản cũng như sự trưởng thành của những xã hội dân chủ thực thụ khiến con người luôn tìm những giải pháp ôn hoà để duy trì nền hoà bình và sự thịnh vượng chung của cộng đồng (nước Nga của Putin là một ngoại lệ với cuộc xâm lược quân sự Ukraine).
Người Việt chúng ta, tiếc thay, không đủ lòng vị tha và nhân ái để xoá bỏ hiềm khích và thù hận. “Bên thắng cuộc” nắm quyền sát sinh trong tay nhưng không có cái dũng và cái tâm để xoá bỏ quá khứ đau thương, để chủ động, một cách thành tâm, tiến trình hoà giải với đồng bào của phân nửa đất nước. Có hoà giải và hoà hợp thì mới phát huy toàn vẹn năng lực của nhân dân nhằm xây dựng một đất nước dân chủ và phồn thịnh.
Theo dõi những sự kiện vui mừng "Đại lễ" 30/4 tại Việt Nam, nhất là tại Sài Gòn mới thấy chính quyền đã thành công trong việc ngu dân hoá và định hướng người dân. Họ kéo nhau ăn mừng, nhảy nhót, hò hét, ngắm pháo bông, trong cái ngày mang lại nhiều thương đau cho dân tộc! Chính người Sài Gòn, đáng buồn thay, lại rầm rộ vui chơi. Từ già đến trẻ, họ “hưởng ứng” lời kêu gọi của chính quyền, hãy vui chơi đi, hãy nhớ công ơn của Bác, của Đảng và hãy khắc ghi tội ác của bọn Mỹ-Nguỵ!
Mảnh đất của Tự do bị cưỡng bức và bức tử nay chính những thế hệ trẻ tại đó lại “vô tư” ăn chơi trong cái ngày đau buồn!
Có bao nhiêu người, hôm nay, tại Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, hồi tưởng lại những mất mát, chia ly và đau thương từ hệ quả của ngày 30/4/1975? Chắc không nhiều!
Nếu không, vận mệnh Việt Nam đã khác trong 47 năm qua!
Nếu không, họ đã im lặng, tẩy chay những sự kiện vui mừng được tổ chức bởi chế độ.
Nếu không, họ đã thầm lặng, cùng nhau kết nối, thắp sáng những ngọn nến nhỏ tại các thành phố để tưởng niệm những nạn nhân của cuộc chiến tranh, từ cả hai chiến tuyến, bất chấp ý thức hệ chính trị, bất chấp kẻ thắng, người thua.
Nếu không, họ đã thấu hiểu rằng chính họ đang bị giam cầm trong một nhà tù khổng lồ và bị tước đoạt mọi quyền căn bản nhất của con người trong một xã hội văn minh.
Người Việt chúng ta cần lòng vị tha và nhân ái hơn là sự thù hận triền miên.
Một nén nhang, một lời tưởng niệm, thậm chí một lời xin lỗi, dẫu không dễ, vẫn cần thiết hơn những trò hề văn nghệ rẻ tiền, những cuộc diễn binh phô trương sức mạnh hay những lời tuyên truyền nặng mùi bạo lực nuôi dưỡng hận thù!
Chừng nào vẫn còn những dòng người đổ xô ngoài đường vui mừng đón chào “đại lễ” thì đừng mơ mộng đến chuyện “hoà hợp - hoà giải” như chủ đích của nhà cầm quyền.
Trừ khi những người lãnh đạo của chế độ này biến toàn thể người dân thành những cỗ máy không ký ức, không cảm xúc và không căn cước…
Nói cách khác, những công dân vô cảm trước vận mệnh của dân tộc!
HÒA GIẢI DÂN TỘC: HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG
ĐỖ KIM THÊM/ TD 1-5-2022
Kể từ ngày 30/4/1975, đất nước được thống nhất, sau 47 năm, nhìn chung thời gian đã quá đủ để cho Việt Nam có thể hàn gắn mọi vết thương chiến tranh và lật qua một trang sử mới cho sự an bình, thịnh vượng và phát triển.
Ngược lại, thực tế cho đến ngày 30/4/2022, những nỗ lực hòa giải dân tộc đã thất bại. Phe thắng cuộc thu tóm được lãnh thổ nhưng không chinh phục lòng người miền Nam và dân miền Bắc càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu xa của “giải phóng”.
Thành quả của chiến thắng vinh quang là toàn dân đại bại và những người thành tâm chưa hề có chỗ đứng trong lòng dân tộc. Tuy thế, nhà cầm quyền vẫn chưa bừng tỉnh mà lại còn tiếp tục né tránh sự thật. Do đó, mối quan hệ của nhà cầm quyền đối với đại gia đình dân tộc vẫn mờ mịt và còn tiếp tục thất bại hiển nhiên là khó tránh.
Dĩ nhiên, không thể phủ nhận là không có những nỗ lực hòa giải từ hai phía thắng lẫn thua, mà những thí dụ sau đây là điển hình.
Ý thức hòa giải không thể hiện ngay sau Hiệp định Paris hay ngày 30/4/1975 vì phe thắng cuộc còn đang say men chiến thắng. Về sau, có ít nhiều nhà lãnh đạo càng tiếp xúc nhiều với dân miền Nam, đã bắt đầu có ý thức này, mà tiêu biểu nhất là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Về mặt tình cảm, ông đã nhận xét rất đúng về hậu quả chiến tranh: “… khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành, thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu”.
Khi so sánh nỗ lực hòa giải của nhà cầm quyền với kẻ thù Mỹ và toàn dân, ông Nguyễn Đình Bin, cựu Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài cũng ngạc nhiên khi tự hỏi: “Sự đô hộ và xâm lược của nước ngoài … gây ra cảnh huynh đệ tương tàn trên đất nước ta, thế mà ta đã hòa giải được với họ, còn chúng ta, anh em một nhà … thì lại chưa hòa giải được với nhau”.
Dù một vài nhân vật của phe thắng cuộc nhận thức được vai trò của hòa giải, nhưng lúc đầu, họ vẫn chưa tạo được các chuyển biến cho tiến trình hòa giải, vì còn cần đến cả một trào lưu.
Về sau, khi Nghị quyết 36, một chính sách mới của Đảng ra đời để chiêu dụ các “khúc ruột ngàn dậm”, thì mới có một sự thay đổi đáng kể.
Thực ra, Nghị quyết của Đảng là quyết định có thái độ ban phát một chiều, không phải là sự tương thuận của hai phía trong tinh thần hòa giải và tôn trọng lẫn nhau. Đảng cũng không có một khuôn khổ pháp luật nào để xây dựng cho tiến trình thêm vững chắc, mà chỉ xem số lượng kiều hối hằng năm làm thước đo xem hòa giải có thành công hay không.
Tuy biết thế, nhưng một vài khuôn mặt quan trọng của phe thua cuộc cũng tham gia qua nhiều hình thức khác nhau, mà các trường hợp sau đây là các thí dụ.
Tiêu biểu nhất cho tiếng nói phe thua cuộc là cựu Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Khi về nước để làm chiếc cầu nối khởi đầu cho người Việt hải ngoại, ông tuyên bố: “… nhiệm vụ của mỗi công dân trên toàn thế giới là đoàn kết nhau lại, hợp sức xây dựng đất nước. Hãy quên quá khứ để nhìn về tương lai”.
Sau nhiều lần vận động dư luận, ông Kỳ thú nhận là không đạt kết quả: “… cả hai phía vẫn có thiểu số còn quá nặng về dĩ vãng, chưa có tầm nhìn về tương lai… tư duy của họ vẫn mãi bị ám ảnh bởi những chuyện hận thù, chủ nghĩa hay phe phái… muốn hòa hợp thì rất không nên nói nhiều mà phải làm”.
Kết quả là ông Kỳ không giúp được gì cho mục tiêu chính của nhà cầm quyền. Ông mất năm 2011 và không được ca tụng hay thương tiếc; nhưng ông đã tạo thêm phân hoá cho người Việt hải ngoại, hầu hết kết án ông là phản bội, thiếu liêm khiết và can trường của người chiến bại.
Có nhiều giải thích về động lực của ông Kỳ khi về nước, không ai có thể tin là ông có tinh thần tự nguyện, mà do sự thu xếp của nhà cầm quyền, trực tiếp nhất là ông Nguyễn Đình Bin. Về sau, Trịnh Xuân Thanh khi trốn chạy sang Đức có lên tiếng tố giác là ông Kỳ bị mua chuộc bằng rất nhiều tiền cho việc trở về này.
Nhạc sĩ Phạm Duy, dù không phải nhà một nhân vật quan trọng trong chính giới miền Nam, nhưng là một cây đại thụ trong làng âm nhạc. Ông theo Việt Minh tham gia kháng chiến rồi lại bỏ quay về Hà Nội. Sau năm 1954, ông di cư vào Nam và năm 1975 sang Mỹ tỵ nạn. Trong các thời kỳ khác nhau, ông có những nhạc phẩm đấu tranh nổi danh.
Tuổi già xế bóng, ông không còn quan tâm đến chính trị và muốn trở về Việt Nam sống, nhưng gặp phải phản ứng dữ dội của nhiều người yêu nhạc. Cuối cùng, bất chấp dư luận, ông quyết định: “người Việt Nam ở Mỹ, hay đi hải ngoại rồi, muốn nghĩ gì thì nghĩ, tôi không quan tâm”.
Đối với sự thay đổi trên quê hương, ông không lo cho đại cuộc hòa giải, mà chỉ nhận xét đơn thuần: “Đời sống của dân mình tôi thấy đã thay đổi hoàn toàn, ngay cả làng mạc nay cũng khang trang, sạch sẽ. Người nông dân tuy còn đi cày, nhưng trên bờ ruộng lại có chiếc Honda, không phải lội bộ như ngày xưa”.
Ông qua đời năm 2013 và không có một đóng góp đáng kể nào cho việc hòa giải ngoài việc làm sống lại một số nhạc phẩm đã bị cấm phổ biến trước đây. Trào lưu thưởng ngoạn của thế hệ hậu chiến thay đổi, họ không còn hâm mộ nhạc của ông, mà là nhạc Boléro.
Một cao tăng Phật giáo lừng danh quốc tế trong phong trào kêu gọi cho hòa bình Việt Nam và có nhiều công đức hoằng pháp qua phép tu Chánh niệm tại phương Tây là Thiền sư Nhất Hạnh cũng về nước.
Không trực tiếp dấn thân cho việc hòa giải mà thực ra Thiền sư Nhất Hạnh muốn chấn hưng Phật giáo đang suy đồi bằng cách truyền dạy Pháp môn Làng Mai và xây dựng chùa Bát Nhã ở Đà Lạt, Lâm Đồng làm nơi tu tập cho môn sinh.
Lúc đầu, Thiền sư được các cấp lãnh đạo hoan nghênh chào đón, hội kiến và cho phép Làng Mai hoạt động. Sau khi Làng Mai bắt đầu hoạt động từ năm 2005, Thiền sư Nhất Hạnh có yêu cầu là Ban Tôn giáo Chính phủ và công an không có quyền can dự sinh hoạt của tu viện Bát Nhã, Làng Mai không cần liên hệ đến Giáo hội Phật giáo Quốc doanh và chịu sự lãnh đạo của Đảng.
Từ sự dị biệt quan điểm này, nhà cầm quyền quyết định giải tán tu viện vì xem Bát Nhã là mối đe dọa cho an ninh quốc gia và xem thiền sư Nhất Hạnh là “vi phạm pháp luật” và có “ý đồ chính trị”.
Biến cố Bát Nhã gây nhiều chấn động trong công luận vì công an không chính thức ra tay mà lại mượn côn đồ gây mọi trò bỉ ổi để không cho tu viện hoạt động, buộc tăng sinh phải ra đi và cuối cùng để chiếm đoạt toàn bộ cơ sở khang trang trị giá nhiều triệu đô la.
Một sự kiện liên hệ đến hòa giải là Phật giáo Quốc doanh trực tiếp can thiệp nghi thức cầu siêu, do Thiền sư Nhất Hạnh đứng ra tổ chức. Trong cả ba buổi cầu siêu, Thiền sư muốn cầu nguyện cho tất cả mọi nạn nhân trong chiến tranh, trong đó có các binh sĩ Mỹ, binh sĩ VNCH và tù nhân bị cải tạo và thuyền nhân vượt biên. Ngược lại, Hoà thượng Thích Trí Quảng, hiện đang là Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Trung ương, lúc đó dựa theo quan điểm chính thức của Đảng để phản đối và yêu cầu các buổi lễ chỉ nên riêng dành cho những “liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ”.
Nhiều vấn đề liên quan đến Thiền sư trong chuyến về nước đã được công luận bàn cải sôi nổi mà các điểm có liên quan đến hòa giải cần nêu lên ở đây.
Một là, Việt Nam không có chủ trương hòa giải, cụ thể là không cho phép cầu siêu những người khác chiến tuyến đã nằm xuống. Ban Tôn giáo cũng không phân biệt hai phạm vi tự do tôn giáo và chính trị.
Hai là, Thiền sư Nhất Hạnh thất bại trong việc hòa giải giữa Giáo hội Quốc doanh và Giáo hội Thống nhất, một tổ chức tiền thân do Thương Toạ Thích Quảng Độ lãnh đạo.
Ba là, Thiền sư Nhất Hạnh đã không dám công khai đối đầu với nhà cầm quyền để tranh đấu cho tự do tôn giáo. Khi tu viện Bát Nhã bị tịch thu và các môn sinh bị trục xuất, Thiền sư sử dụng tên Nguyễn Lang, một bút danh trước đây, để viết thư thỉnh nguyện. Đây là một việc làm ôn hòa, nhưng né tránh, không mang chính danh, chính ngữ và đạt hiệu quả.
Các thí dụ điển hình cho thấy, nỗ lực hòa giải thất bại đối với thế hệ trước đây. Ngược lại, thế hệ hậu chiến không có vấn đề quá khứ nên không có nhu cầu hòa giải, nhưng việc xây dựng đất nước và dân chủ hoá mang nhiều sắc thái khác hơn, nếu thành công, Việt Nam sẽ không còn việc hòa giải. Người Việt hải ngoại và du học sinh là những đối tượng tiêu biểu cho trào lưu này.
Bức ảnh "Hai người lính" VNCH và CSVN mang thông điệp hòa giải, hòa hợp dân tộc. Nguồn: Internet
Người Việt hải ngoại không trực tiếp nêu lên nhu cầu hòa giải chính trị, mà chỉ lo đóng góp vật chất cho việc xây dựng đất nước, dù có một số không nhỏ có quá khứ tham chiến. Hai lĩnh vực mà nhà cầm quyền luôn tự hào về các thành quả của người Việt hải ngoại là đầu tư kinh tế và kiều hối.
Tính đến cuối năm 2020, người Việt hải ngoại đã có trên 360 dự án ở Việt Nam với tổng số vốn 1,6 tỉ đô la. Số lượng kiều hối trong năm 2021 đạt 18,06 tỉ đô la, tương đương 5% GDP của Việt Nam.
Thực tâm, người Việt hải ngoại muốn dùng kiều hối để giúp cho thân nhân là chính, nhưng hậu quả cuối cùng là tiếp tay dung dưỡng cho chế độ. Đối với nhà cầm quyền, kiều hối là ân huệ trời ban, vì không phải lo các điều kiện hoàn lại và bị kiểm soát như khi phải đàm phán với các nước phương Tây trong các chương trình viện trợ phát triển.
Nếu đem hai thành tích này so với số trên năm triệu người gốc Việt đang sinh sống và làm việc khắp thế giới, thì phải xem đây là một đóng góp còn quá khiêm tốn, chưa xứng đáng với tiềm năng. Chính vì thế mà nhà cầm quyền còn mong tìm nhiều cơ hội khác để khai thác nhiều hơn.
Lý do chính là tài sản của người gốc Việt không phải chỉ có nơi kho báo vật chất, mà là tài năng trí tuệ. Hiện nay, trên 700.000 chuyên gia khoa học khác nhau làm rạng danh cho người Việt tại các nước đang định cư. Nếu tất cả đồng loạt trở về để cống hiến tài năng cho đất nước, thì Việt Nam vừa không mất phí tổn đào tạo, vừa sử dụng ngay các kinh nghiệm quốc tế. Đó là lợi thế tối ưu để chấp cánh thiên thần bay cao trong nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã ý thức vấn đề này và đưa ra nhiều chương trình thu hút nhân tài, nhưng không gây được tiếng vang.
Thực tế là trái lại. Theo một ước lượng, số người về nước làm việc mỗi năm chưa đến một ngàn, vài trăm là chính xác hơn, đa số chỉ tham gia trong các dự án đầu tư của các doanh nghiệp quốc tế và hầu như không có ý định sống lâu dài ở Việt Nam.
Mặc dù yếu tố văn hoá, kinh tế, thời tiết có thuận lợi cho người Việt hải ngoại, nhưng thể chế chính trị vẫn là mối bận tâm chính. Chế độ độc tài đảng trị, thái độ gia trưởng trong hệ thống công quyền, quốc nạn tham nhũng, vi phạm nhân quyền là các thí dụ.
Nhà cầm quyền phải thú nhận rằng, có nhiều người Việt hải ngoại “còn thành kiến, mặc cảm đã thể hiện sự bất mãn, tiêu cực, đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, tuyên truyền sai sự thật, kích động kiều bào, phá hoại mối quan hệ giữa nước sở tại với Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực thi chủ trương, chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước”.
Du học sinh không bị ràng buộc bởi quá khứ chia rẽ, nên việc hòa giải không cần đặt ra. Nhiều người thiết tha với việc dân chủ hóa cho đất nước, cho rằng khi họ ra nước ngoài, sẽ hấp thụ giá trị dân chủ và về nước sẽ làm ngọn đuốc soi đường để giúp dân chủ hoá quê hương. Với thời gian, việc đổi mới cho đất nước có cơ may thành tựu và việc hòa giải cũng nhờ thế mà âm thầm kết thúc.
Theo một thống kê gần đây, hiện đang có khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, nhiều nhất là ở Úc 30.000, Mỹ 29.000, Canada 21.000, Anh 12.000, Trung Quốc 11.000.
Sự thật về các thành tựu của du học sinh cũng làm cho các nhà đấu tranh dân chủ đau lòng và nhà cầm quyền cũng thất vọng không kém. Nguyện vọng của hầu hết các du học sinh đều không muốn về nước để phục vụ. Có nhiều lý do để giải thích cho thái độ này, không hẳn là lựa chọn cá nhân mà phản ảnh một thái độ chính trị.
Các quốc gia phương Tây có chủ trương thu hút nhân tài, không quan tâm đến chính kiến hay lối sống riêng tư, không phân biệt nguồn gốc hay gia thế, mà mục tiêu chính là tạo điều kiện để phát triển chuyên môn. Chủ trương này khác hẳn với chính sách “hạt giống đỏ” của Việt Nam hiện nay. Vì “hồng hơn chuyên”, nên các “thái tử Đảng” có ưu quyền để chiếm ưu thế trong các chức vụ lãnh đạo.
Lý do ở lại của các du học sinh còn có tiềm ẩn khác. Hầu hết tìm cách nhập cư, tìm việc và kết hôn, mọi hình thức hợp pháp nhằm tạo cầu nối “đoàn tụ” cho cha mẹ và anh em.
Do cách hạ cánh an toàn này mà nhà cầm quyền nhận ra một thất bại khác. Du học sinh lạm dụng tiền đóng thuế của dân qua hình thức ngân sách tài trợ, cuối cùng, có kết quả là việc đoàn tụ gia đình tại hải ngoại ngày càng gia tăng và cả hai việc thất thoát nhân tài và tiền ngân sách không có cách thu hồi.
Tóm lại, người Việt hải ngoại và du học sinh sẽ không đóng góp gì nhiều cho hai mục tiêu xây dựng đất nước và dân chủ hoá. Do đó, vấn đề hòa giải cũng còn tồn động.
Trước hiện tình này, vấn đề được đặt ra là liệu nhà cầm quyền có đủ can đảm để cải thiện tiến trình hòa giải dân tộc không. Cho đến nay, câu trả lời là không, hay đúng hơn là vẫn còn né tránh.
Né tránh là một thái độ khôn ngoan vì thế hệ tham chiến lần lượt ra đi và thế hệ hậu chiến không quan tâm đến quá khứ lịch sử. Với thời gian trôi qua, nhu cầu hòa giải sẽ được kết thúc trong âm thầm.
May mắn lớn nhất cho nhà cầm quyền là trào lưu quốc tế vô cùng biến động, dịch bịnh COVID-19 hoành hành và kinh tế suy sụp là những thách thức mới, nên các tiếng nói chống Cộng ở hải ngoại hay hòa giải trong nước không còn nhiều và quốc tế không còn quan tâm như trước.
Do đó, mọi ước vọng của người dân trở nên thực tế hơn, đó là sức khoẻ cá nhân và bình yên gia đình trong cuộc sống hằng ngày. Trực diện đấu tranh với nhà cầm quyền chỉ khi nào quyền lợi bị trực tiếp bị tổn thương.
Công nhân có thể còn tranh đấu cho quyền lợi, nông dân còn lên tiếng nói để đòi bồi thường trong các cụ tranh chấp đất đai thoả đáng hơn. Nhưng các đòi hỏi vật chất này không có nguy cơ làm náo động xã hội nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ.
Nhìn chung, toàn dân có một ước muốn là đất nước an bình và thịnh vượng, được nhà cầm quyền bảo vệ dân quyền. Đó là một khuôn khổ để xây dựng lại các mối quan hệ cho toàn xã hội.
Chính một tinh thần đồng thuận về mọi giá trị chính trị trở thành niềm tin trong việc tạo lập một cộng đồng xã hội cho tương lai. Trong tiến trình này, luật pháp đóng vai trò quan trọng nhất.
Tuân hành luật pháp là điều kiện tiên quyết để cho thể chế chính trị bảo vệ các thành phần dị biệt trong xã hội. Khuôn khổ tuân hành là nhà cầm quyền phải tạo điều kiện cho tất cả các thành phần dân tộc, các xu hướng chính trị, các tôn giáo được bình đẳng trước pháp luật, thực thi dân chủ, tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Sự đồng tình của toàn dân trong bối cảnh mới sẽ đem lại ý nghĩa cho sự chung sống.
Nhìn lại quá khứ, một thực tế không thể tranh cãi là các vấn đề khuất tất lịch sử đã không được soi sáng. Kết quả là cho đến ngày nay, nhà cầm quyền vẫn còn tranh đoạt trắng trợn thành tích giành độc lập dân tộc, dùng các thủ đoạn gian dối, né tránh, độc quyền giải thích lịch sử, tìm mọi cách khơi dậy thù nghịch và đe dọa sử dụng bạo lực đảng quyền. Đó cũng chính là điểm bi thương nhất cho lịch sử cận đại.
Điều may mắn cho dân tộc là bia miệng vẫn còn truyền tụng các sự thật. Lịch sử truyền khẩu sẽ không bao giờ quên được tội ác của Việt Minh và Việt Cộng gây ra, mà việc sát hại Đức Huỳnh Giáo Chủ, đàn áp Phật giáo Hoà Hảo và thảm sát người dân vô tội ở Huế vào dịp Tết Mậu Thân là hai thí dụ chính. Trong thời đại văn minh, các hình thức độc quyền ban phát chân lý lịch sử không phải là tiếng nói của lương tri và đạo đức.
Vì sự thật sẽ mãi mãi tồn tại và giải phóng cho chúng ta, nên nhà cầm quyền không còn có lợi gì khi tiếp tục chính sách giáo dục ngu dân bằng cách xoá bỏ sự thật lịch sử. Thời thế đổi thay, mọi nhận thức về quá khứ vinh quang của một đất nước anh hùng cần được xét lại nghiêm chỉnh.
Đối với các tồn đọng trong quá khứ, không còn cách nào tốt đẹp hơn cho nhà cầm quyền là phải có trách nhiệm làm sáng tỏ những bí ẩn của lịch sử và hàn gắn những chấn thương tâm lý cho toàn dân.
Còn trong hiện tại, sự sợ hãi thường trực đang làm cho nhà cầm quyền lo, tạo ra mọi phương tiện cần thiết để duy trì bạo lực độc tài, mà đúng ra là cần trực tiếp và thành tâm đối thoại với các thành phần đối kháng, không nên hoang tưởng xem tất cả là các thế lực thù địch đang chống phá chế độ. Không thể tổng quát hoá rằng ai có quan điểm đối lập chính trị cũng đều là những phần tử suy thoái đạo đức và phản động.
Trong chiều hướng này, nhà cầm quyền phải phản tỉnh để tìm lại nguyện vọng trung thực của toàn dân. Ý thức mới này, nếu nhận ra được, trở thành một giải pháp mới cần thực thi.
Các bế tắc về lý thuyết của đảng CSVN cần phải được bổ sung. Thực tế là nền kinh tế thị trường theo XHCH sinh ra một quái thai là tư bản thân tộc, một hình thức giai cấp bóc lột mới và gây bao bất công cho xã hội.
Thực thi chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh mới, nếu được cải cách, có nghĩa là, không hô hào độc tôn đảng quyền và bạo lực sắt máu để bảo vệ cho thân tộc mà là trong tinh thần tôn trọng dân chủ, bình đẳng, luật pháp và đem phúc lợi cho toàn dân, đó chính là một mô hình mà các nước Bắc Âu đã áp dụng thành công.
Đất nước đang đứng trước các thách thức nghiêm trọng, Việt Nam không thể tiếp tục tìm sự bao che của các cường quốc để duy trì chế độ mà quên đi sức mạnh dân tộc. Ngược lại, chính sức mạnh dân tộc mới là chỗ dựa vững chắc và tinh thần đoàn kết Diên Hồng là một khởi điểm tất yếu cho việc khởi động lại tinh thần hòa giải dân tộc.
Thành tâm xoá bỏ hận thù là tìm hiểu và mến yêu người sai phạm. Tha thứ và hiểu nhau là vì đã tìm thấy lại nhau trong một quá khứ chung lầm lạc. Mọi người bắt đầu yêu mến nhau là vì nhận ra rằng có cùng chung số phận và ý chí để lo xây dựng đất nước.
Nếu các nỗ lực soi sáng lịch sử và thành tâm khép lại quá khứ của nhà cầm quyền thành công, thì một mạng lưới quang minh chính đại trong mối quan hệ toàn xã hội sẽ dần dà thành hình.
Trong triển vọng này, tiến trình hòa giải cho đại gia đình dân tộc có điều kiện khả thi khởi đầu và hợp tác quốc tế để phát huy nội lực là vấn đề hỗ trợ thứ yếu.