ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Lý do giới trẻ Trung Quốc không thích kết hôn, sinh con (VNN 26/1/2022)-Máy bay chở tên lửa chống tăng của Mỹ đến Ukraina (VNN 26/1/2022)-Thành tích của Biden sau một năm tại nhiệm (TD 25/1/2022)-Đỗ Ngọc Thêm-Mỹ đặt hàng nghìn binh sĩ vào tình trạng 'báo động cao độ' (VNN 25/1/2022)-Trung Quốc điều hàng chục máy bay áp sát Đài Loan (VNN 24/1/2022)-Tiếp tục đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương (GD 23/1/2022)-PMC-Tư lệnh Hải quân Đức từ chức sau bình luận về Nga (VNN 23/1/2022)-Anh điều lính tinh nhuệ tới hỗ trợ Ukraina ứng phó Nga (VNN 22/1/2022)-Giáo sư Mỹ gốc Việt nổi tiếng từng bắt đầu bằng công việc rửa dụng cụ thí nghiệm (GD 14/1/2022)-VOA-Nga, Trung Quốc ngăn Mỹ thúc đẩy lệnh trừng phạt với Triều Tiên (VNN 21/1/2022)-2022-Không phải Đài Loan, Biển Đông mới là khu vực cần cảnh giác với Trung Quốc (BVN 21/1/2022)-Trân Văn-Ông Biden thừa nhận NATO bất đồng về cách ứng phó Nga (VNN 20/1/2022)-Chính sách của Biden đối với Việt Nam: Mềm dẻo, linh hoạt hơn (BVN 20/1/2022)-Thanh Phương-Phản đối vắc xin, nữ ca sĩ tử vong do cố ý mắc Covid-19 (VNN 19/1/2022)-Khủng hoảng Ukraina: Nga và NATO khó thu hẹp bất đồng (VNN 18/1/2022)-Nga nhận diện 'lằn ranh đỏ' trong quan hệ với NATO (VNN 17/1/2022)-ASEAN phản đối hội nghị Siem Reap: Không phải Trung Quốc muốn phá cái gì cũng được (TD 16/1/2022)-Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ cảnh báo Nga về Ukraina (VNN 16/1/2022)-
- Trong nước: Quán triệt, triển khai Quy định của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ (GD 26/1/2022)-Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai (GD 25/1/2022)-
- Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu-Nhà Vật lý hàng đầu Việt Nam qua đời (GD 23/1/2022)-159 người tử vong/ngày do Covid-19, vì sao tỉ lệ này ở Việt Nam vẫn cao? (VNN 23/1/2022)-Phải đào tận gốc, xử lý nghiêm những kẻ chống lưng giúp Việt Á 'thổi giá' (GD 22/1/2022)-"Điểm mặt cán bộ, lãnh đạo CDC bị khởi tố vì thông đồng, câu kết với Việt Á (GD 22/1/2022)-Mở rộng điều tra vụ Việt Á: Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc CDC Bắc Giang (GD 21/1/2022)-Kiên quyết, kiên trì, đẩy mạnh hơn nữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (GD 21/1/2022)-TBT-Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nằm viện, không đủ sức khỏe hầu tòa (VNN 21/1/2022)-Cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh hầu tòa (VNN 20/1/2022)-“Hoàng Sa là lãnh thổ máu thịt không thể tách rời” (BVN 20/1/2022)-TTO-Ban Bí thư Trung ương Đảng thi hành kỷ luật cán bộ (GD 16/1/2022)-
- Kinh tế: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành dự cắt băng thông xe kỹ thuật cầu Rào (GD 26/1/2022)-MOVI và Vietjet chính thức ra mắt sản phẩm mới “BAY TRƯỚC - TRẢ SAU” (GD 26/1/2022)-Nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Việt Nam ‘ngày càng thông minh đáng kinh ngạc' (KTSG 26/1/2022)-Nhân vật ảo bán hàng trực tuyến thành xu hướng mới ở Trung Quốc (KTSG 26//2022)-Một cây vàng không đủ mua cây đào đẹp nhất chợ hoa xuân Vạn Phúc (VNN 26/1/2022)-Cầu Rào – “Cánh sóng vươn xa” của Hải Phòng sẵn sàng thông xe kỹ thuật (GD 25/1/2022)-Cục hàng không đề nghị cho các hãng tự quyết việc tăng tầng suất quốc tế (KTSG 25/1/2022)-Tăng chuyến bay phục vụ hành khách dịp Tết Nguyên đán (KTSG 25/1/2022)-Phạt đến 200 triệu đồng với vi phạm trong lĩnh vực đặt cược trò chơi có thưởng (KTSG 25/1/2022)-Chương trình phục hồi kinh tế – xã hội: ‘Chậm ngày nào sốt ruột ngày đó (KTSG 25/1/2022)-Lọc dầu Nghi Sơn bất ngờ giảm công suất, "ông lớn" xăng dầu tá hỏa (DT 25-1-22)-Nguy cơ thiếu xăng dầu khi Nghi Sơn giảm công suất (VnEx 25-1-22)-Công nhân tập trung trước cổng công ty đòi nợ lương (TN 25-1-22)-Đường về quê như ngắn lại nhờ "Trạm Đoàn Viên" (DT 25-1-22)-Tục thả cá chép kèm tro hương gây ô nhiễm nghiêm trọng tại sông hồ Hà Nội (LĐ 25-1-22)-Càng gần Tết Nguyên đán, kiều hối về Việt Nam tăng mạnh (TP 25-1-22)-Kiều bào tại TPHCM xúc động trước hình ảnh lãnh đạo Trung ương xông pha vào tâm dịch (TP 25-1-22)-Chủ tịch Quốc hội: 'Những lúc cam go mới thấy hết tinh thần, khí phách Việt Nam' (TP 25-1-22)-Nhiều sản phụ lặn lội đến bệnh viện ở TPHCM sinh con sớm để né tuổi Dần (LĐ 25-1-22)-Tại Việt Nam, gian lận học thuật là ngành kinh doanh lớn (TD 25/1/2022)-
- Giáo dục: Ngăn chặn sai phạm trong đấu thầu, nâng lương để giáo viên yên tâm với nghề (GD 26/1/2022)-"Ăn" thiết bị y tế, giáo dục, bao giờ mới hết? (GD 26/1/2022)-Hiệu trưởng lấy tiền bán trú chi Tết, Chủ tịch huyện yêu cầu xử nghiêm nếu sai (GD 26/1/2022)-Hiệu trưởng có tâm để lại các khoản hoa hồng "râu ria", giáo viên sẽ có quà Tết (GD 26/1/2022)-Hải Phòng: Học sinh các cấp quay trở lại trường học từ ngày 7/2 (GD 26/1/2022)-Nhiều phương thức tuyển sinh, thí sinh cần lưu ý gì để chắc trúng tuyển đại học? (GD 26/1/2022)-Hướng đến một nền giáo dục thực chất phải xuất phát từ nhu cầu thực tế (GD 26/1/2022)-Giáo dục "Chân, Thiện, Mỹ trong tầm nhìn đương đại" (GD 26/1/2022)-
- Phản biện: Sao Tham Nhũng Vẫn Cứ Trơ Trơ! (TD 25/1/2022)-Trần Văn Chánh-Các vị lãnh đạo nghĩ gì? Một hệ thống do dân, vì dân hay sẵn sàng ăn thịt dân ? (TD 25/1/2022)-Đoàn Bảo Châu-‘Chỗ ngồi’ làm người ta quên họ là ai, như thế nào? (TD 25/1/2022)-Trân Văn-Năm Dần kể chuyện Hổ (TD 24/1/2022)-Nguyễn Khắc Mai-Nếu VTV tử tế thì biết xin lỗi tôi (TD 24/1/2022)-Mạc Văn Trang-Nhìn lại luật Đất đai từ vụ Tân Hoàng Minh (TVN 24/1/2022)-Đinh Đức Sinh-Thuốc đắng giã tật và bài toán giữ chân nhà đầu tư (BVN 24/1/2022)-Lưu Minh Sang-Hồi kết của đại án test kit Việt Á và ai là “trùm cuối”? (BVN 24/1/2022)-Phạm Vũ Hiệp-Vạch “áo tham nhũng” cho dân xem quyết tâm (GD 23/1/2022)-Xuân Dương-Chi nhánh công ty Dược to hơn Chính Phủ? (BVN 23/1/2022)-Nguyễn Huy Cường-Luật Đất đai nhìn từ vụ ‘trúng thầu, bỏ cọc’ của Tân Hoàng Minh (TVN 22/1/2022)-Tạ Đức Sinh-Lobby chính sách (TVN 20/1/2022)- Chân Luận-Chế độ tài phiệt và dấu hiệu của nền “thiện nguyện tài phiệt” tại Việt Nam (BVN 19/1/2022)-V.Nguyen-“Đấu giá” xong, viết “tâm thư” làm rối loạn an ninh kinh tế, phạm tội gì và có xử được không? (BVN 18/1/2022)-Hoàng Hải Vân-Nhân viên có quyền to thật! (TD 16/1/2022)-Lê Thiếu Nhơn-Tiền (TD 14/1/2022)-Nguyễn Thông-Dân chủ và Nhân quyền (TD 13/1/2022)-Nguyễn Hưng Quốc-Tại sao Mỹ thiếu hụt nhân công? (TD 13/1/2022)-Khi Bộ trưởng Tài chính cảnh báo (TD 12/1/2022)-Mai Bá Kiếm-Tư bản thân hữu và mối liên hệ với thể chế của Việt Nam (BVN 12/1/2022)-Vincente Nguyen-Việt Nam hiện có một nhà nước yếu và một đảng chính trị quá mạnh (TD 12/1/2022)-Nguyễn Trường Sơn-Công nghiệp ‘thần kỳ’ (BVN 12/1/2022)-Trần Văn Thọ-
- Thư giãn: Độc nhất chợ hoa: Gà Đông Tảo ăn dưa hấu đợi khách, 2,2 triệu/con không bớt (VNN 25/1/2022)-'Vị khách quen' người Đức phải lòng cô nhân viên khu nghỉ mát Phan Thiết (VNN 22/1/2022)-
Vụ Tân Hoàng Minh trúng thầu lô đất hơn 1ha tại Thủ Thiêm với giá hơn 2,4 tỷ đồng/m2 rồi bỏ cọc gây chấn động trong khuôn khổ đấu thầu về đất đai và sâu xa hơn, cả ở thị trường bất động sản.
Từ góc độ này, luật Đất đai cần được xem xét như thế nào? Luật với 22 lần ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế như thế nào mà lĩnh vực đất đai luôn là nơi phát sinh khiếu kiện trên tất cả vùng miền, chiếm tỷ lệ cao, kéo dài, áp đảo, liên tục tới 70% tổng khiếu kiện của cả nước?
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sáng 14/5/2021 đã có buổi tiếp xúc với cử tri huyện Củ Chi, TP.HCM. Trước các ý kiến của cử tri, Chủ tịch cho rằng cử tri nói về đất đai, luật Đất đai và các bất cập là những ý kiến rất thực tế; Chúng ta thấy giàu lên từ đất rất nhiều, nhưng tù đày từ đất cũng rất nhiều.
Chủ tịch nước thông báo rằng Chính phủ đang xem xét sửa đổi luật Đất đai phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, tạo nguồn lực phát triển, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.
Tại kỳ họp bất thường tháng 1/2022, Quốc hội đã xem xét và quyết định về việc sửa đổi bổ sung 8 đạo luật hiện hành, trong đó có luật Đấu thầu, không có luật Đất đai. Vậy là việc sửa đổi bổ sung luật Đất đai phải chờ đến một kỳ họp khác trong năm nay.
Tuy nhiên, cuộc sống không chờ đợi.
Tháng 12/2021, tập đoàn Tân Hoàng Minh đã trúng thầu lô đất 3-12 có diện tích hơn 1ha tại Thủ Thiêm, TP.HCM với giá hơn 2,4 tỷ đồng/m2. Sự kiện này gây chấn động không chỉ trong khuôn khổ đấu thầu về đất đai mà sâu xa hơn là ở lĩnh vực thị trường bất động sản, bởi đất là tài sản mẹ của mọi tài sản bất động sản.
![]() |
Từ vụ việc Tân Hoàng Minh trúng thầu lô đất hơn 1ha tại Thủ Thiêm với giá hơn 2,4 tỷ đồng/m2 rồi bỏ cọc, luật Đất đai cần được xem xét thế nào? |
Thời kỳ Đổi Mới được khởi xướng năm 1986 thì ngay sau đó, năm 1987 Quốc hội đã thông qua luật Đất đai. Đây được coi là luật đi tiên phong trong triển khai thực hiện nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ này. Thuở đó, đất đai như một bông hồng, mọi người và tổ chức trong, ngoài nước đều hướng tới, vừa muốn ngưỡng mộ, vừa muốn sử dụng, vừa muốn sở hữu.
Nhưng luật tiên phong này đã không ngờ rằng dấu son của mình đã để lại những lỗ hổng nhiều tới mức đến nay, đã phải sửa đổi, bổ sung, thay thế tới 22 lần trong 33 năm qua với tần suất 1,5 năm cho mỗi lần, mà vẫn chưa ổn.
Gần đây nhất, cuối tháng 4/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Tài nguyên Môi trường khẩn trương trong 3-6 tháng tổng kết thực hiện luật Đất đai hiện hành, xây dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung luật này theo đúng chỉ đạo của Quốc hội.
Luật Đất đai với 22 lần ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế đã qua, thì: 2 lần thực hiện theo Hiến pháp trước Đổi Mới; 12 lần sau Hiến pháp năm 1992; 6 lần sau Hiến pháp năm 2003, và 2 lần sau Hiến pháp năm 2013. Trong các lần đó, luật năm 1987 được thay thế bằng luật năm 1993, rồi lại được thay thế bằng luật năm 2003, tiếp tục thay thế bằng luật năm 2013 cho đến nay, tinh ra tuổi của mỗi luật là 10 năm.
Luật năm 1987 đã đi tiên phong, nhưng không có nội dung nào về thị trường đất đai, tạo một lỗ hổng lớn cho nền kinh tế bước vào ngưỡng cửa của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Luật năm 1993 không có đột phá nào về sở hữu đất đai, chỉ đơn thuần nhắc lại một hiến định đã có từ lâu là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”.
Luật năm 2003 đã làm được việc mà các luật đất đai trước không làm được, đó là khai sinh luật định “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai”. Nói là luật định vì Hiến pháp năm 2003 không có điều nào qui định như vậy. Ngay cả bộ luật Dân sự năm 2005 vẫn thừa nhận thể chế “sở hữu nhà nước”, không có điều nào về “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về tài sản công”.
Mặc dù trong 10 năm thuộc thời hiệu của luật Đất đai năm 2003, Chính phủ đã ra không biết bao nhiêu văn bản dưới luật để thực hiện đột phá đó, nhưng những rối ren về đất đai vẫn gia tăng, thậm chí làm bùng phát tham nhũng trong lĩnh vực này. Đây cũng là nơi phát sinh nhiều khiếu kiện với diện rộng trên tất cả các vùng miền, chiếm tỷ lệ cao, kéo dài, áp đảo, liên tục tới 70% tổng khiếu kiện của cả nước.
10 năm sau, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, Hiến pháp năm 2013 đã xác lập thể chế về “tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Vậy là từ đây, thể chế “đại diện” này đã không chỉ áp dụng riêng cho đất đai mà mở rộng ra cho tất cả những tài sản có tên chung là tài sản công.
Đây là một đột phá của Hiến pháp năm 2013. Đột phá này được bắt đầu triển khai thực hiện theo qui định tại điều 197 bộ luật Dân sự năm 2015 về “Nhà nước là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân”.
Trong 67 năm từ 1946 đến 2013, Việt Nam đều nhất quán về Sở hữu nhà nước cả trong hiến định và luật định, từ đó có những định chế như: Kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, ngân sách nhà nước, ngân hàng nhà nước... Nay sở hữu nhà nước không còn thì những định chế trên có còn nguyên giá trị nữa hay không? Tất nhiên là không.
Và như vậy, muốn hay không thì kinh tế nhà nước sẽ chuyển thành “kinh tế đại diện chủ sở hữu toàn dân”, ngân sách nhà nước sẽ chuyển thành “ngân sách đại diện chủ sở hữu toàn dân”, ngân hàng nhà nước sẽ chuyển thành “ngân hàng đại diện chủ sở hữu toàn dân”... Tuy nhiên, tất cả những định chế kinh tế đó đều vẫn nguyên như cũ, không có gì thay đổi từ “Nhà nước sở hữu” sang “Nhà nước đại diện chủ sở hữu” suốt từ năm 2013 cho đến hiện nay.
TS Đinh Đức Sinh
NHÌN LẠI LUẬT ĐẤT ĐAI TỪ VỤ
TÂN HOÀNG MINH
TS ĐINH ĐỨC SINH/ TVN 24-1-2022
Kinh tế đất đai từ năm 2003 đã vận động theo 2 phân khúc, trong đó đấu giá đất vận động theo cơ chế thị trường, còn thu hồi đất thì hoàn toàn đối lập với cơ chế này.
Sở hữu tài sản công và tài sản tư là vấn đề cực kỳ nhạy cảm trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Chủ nghĩa tư bản đã tuyệt đối hóa sở hữu tư nhân, còn chủ nghĩa cộng sản với tên gọi của mình đã chủ trương về sở hữu công cộng, sở hữu toàn dân.
Tuy nhiên, để đi tới chủ nghĩa cộng sản, phải trải qua nhiều chặng quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), không thể nóng vội. Sau giải phóng miền Bắc, Việt Nam đã ban hành Hiến pháp năm 1959 với mục tiêu đưa miền Bắc tiến lên CNXH.
Mặc dù hừng hực khí thế cách mạng, hiến pháp này, trong khi khẳng định chế độ sở hữu XHCN là sở hữu toàn dân, nhưng đã thận trọng và kỹ lưỡng xác lập những hình thức đa dạng của chế độ này, trong đó có sở hữu nhà nước, có sở hữu tập thể, có sở hữu gia đình, có sở hữu của tư sản dân tộc.
Cụ thể hơn, Hiến pháp năm 1959 xác định rằng “các hầm mỏ, sông ngòi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật qui định là của nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân” (điều 12).
Như vậy, theo hiến pháp này, không phải toàn bộ đất đai đều thuộc sở hữu toàn dân, và sở hữu toàn dân không phủ định hình thức sở hữu nhà nước. Hiến định này đã được thực hiện xuôi chèo mát mái trong suốt 20 năm (1959-1980) mà không cần có sự sửa đổi, bổ sung đáng kể nào.
![]() |
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Tài sản và sở hữu tài sản là một lĩnh vực thuộc đối tượng điều chỉnh của bộ luật Dân sự. Việt Nam đã có 3 bộ luật này được ban hành năm 1995, 2005, và 2015. Bộ luật đầu tiên và thứ hai đều có những điều khoản về sở hữu nhà nước. Đến bộ luật năm 2015, sở hữu nhà nước đã không còn hiện diện trong luật này.
Vậy là, nhà nước Việt Nam từ sau cách mạng Tháng Tám, đến nay đã sang tuổi 77, trong đó 67 năm (1946-2013) thực hiện định chế về sở hữu nhà nước, 10 năm (2013-2022) không còn định chế này và cũng chưa có luật về Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với tài sản công.
Trong khoảng trống quyền lực đó, luật Đất đai đầu tiên năm 1987 không đề cập gì đến thị trường đất đai. Đến năm 2003, luật tách Quyền sử dụng đất vốn là 1 trong 3 cấu phần của quyền sở hữu đất (gồm quyền chiếm hữu đất, quyền sử dụng đất, và quyền định đoạt đất) để thiết lập một loại thị trường hoàn toàn mới, đó là “thị trường quyền sử dụng đất”, và không đề cập gì đến việc có hay không có “thị trường quyền chiếm hữu đất” và “thị trường quyền định đoạt đất”.
Có thể nói, trong toàn bộ thời lượng của thời kỳ Đổi Mới từ năm 1986 đến nay, chẳng những Việt Nam đã không có thị trường đất, mà còn thả nổi “quyền chiếm hữu đất” và “quyền định đoạt đất”, điển hình là ở định chế về “thu hồi quyền sử dụng đất” và tiến hành “đấu giá quyền sử dụng đất”.
Hệ thống chính trị đã chưa nhốt được quyền chiếm hữu và quyền định đoạt về đất vào “lồng thể chế” nên đã để những phần tử thoái hóa, biến chất trong “Nhà nước là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu toàn dân về tài sản công” tạo những lũng đoạn nhằm lợi ích riêng, cá biệt, gây nguy hại tới lợi ích quốc gia, dân tộc.
Từ năm 2003 đến nay, việc thả nổi trên đây đã cho phép thực hiện việc thu hồi quyền sử dụng đất, đấu thầu quyền sử dụng đất với sự chênh lệch giữa giá thu hồi với giá đấu thầu không dưới 10 lần, và tại Thủ Thiêm ngày 10/12/2021 chênh lệch đó đã lên tới 100 lần (2.400 so với 24 triệu đồng/m2).
Với thực tiễn đó, kinh tế đất đai từ năm 2003 đã vận động theo 2 phân khúc, trong đó đấu giá đất thì vận động theo cơ chế thị trường, còn thu hồi đất thì hoàn toàn đối lập với cơ chế này.
Như vậy, trên một thửa đất cụ thể, giá thấp (thu hồi đất) dành cho người dân, giá cao (đấu thầu) dành cho người đại diện chủ sở hữu toàn dân và người kinh doanh bất động sản. Sự cao thấp mênh mông này vừa về giá, vừa về thể chế đã tạo cơ hội có một không hai để những kẻ thoái hóa biến chất trong bộ máy nhà nước chia chác lợi ích nhóm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Đây là 2 loại người đã giàu to và thần tốc từ năm 2003 đến nay.
Tân Hoàng Minh dự thầu lô đất 3-12 tại Thủ Thiêm đã làm dậy sóng dư luận những ngày qua có phần vì tập đoàn này thắng thầu với giá quá cao, có phần vì bỏ cọc lại quá bất ngờ. Chắc chắn rằng các cơ quan bảo vệ pháp luật và bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân sẽ vào cuộc.
Sự việc này, về phần nổi sẽ dễ dàng được phán quyết, nhưng về phần chìm, phần căn cơ lại không hề xuôi chèo mát mái, đó là làm sao khắc phục được những khiếm khuyết liên tiếp của luật Đất đai năm 1987, 1993, 2003, và dồn cục lại tại luật năm 2013, trong đó:
Làm sao kế thừa và phát triển được hệ thống hiến định về sở hữu đất đai của Việt Nam qua các thời kỳ, mà trong chặng đầu của thời kỳ quá độ hiện nay, toàn bộ đất đai đều thuộc chế độ sở hữu toàn dân, nhưng phải được thực hiện dưới các hình thức sở hữu cụ thể gồm: Sở hữu nhà nước, Sở hữu do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân?
Làm sao vẫn duy trì thị trường quyền sử dụng đất, nhưng phải nhốt được “quyền chiếm hữu đất, “quyền định đoạt đất” vào “lồng thể chế”? Nếu không nhốt được 2 quyền đó thì không gì hơn là nâng cấp thị trường quyền sử dụng đất lên thị trường đất.
Làm sao, trong xây dựng nông thôn mới và đô thị hóa, việc chuyển đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp thì người nông dân không phải là bên thua thiệt với giá thấp đạt đỉnh tới 100 lần so với giá đất kinh doanh trên thị trường bất động sản?
TS Đinh Đức Sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét