ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ sẽ chấm dứt nhiệm vụ quân sự tại Iraq trong năm nay (VNN 21/11/2021)-Người phụ nữ đầu tiên nắm quyền tổng thống Mỹ trong 85 phút (VNN 20/11/2021)-Tàu ngầm Mỹ gặp sự cố ở Biển Đông ra khơi trở lại (VNN 19/11/2021)-EV-FTA và nước cờ dang dở của các nhóm XHDS độc lập Việt Nam (TD 18/11/2021)-Liệu Việt Nam có thể dựa vào Nga ở Biển Đông? (RFA 18-11-21-Thứ trưởng Ngoại giao: Biển Đông vẫn tiềm ẩn 'mối lo ngại mới' (VNN 18-11-21)-Mỹ - Nhật tổ chức tập trận tác chiến chống tàu ngầm ở Biển Đông (BVN 18/11/2021)-ASEAN giữa hai đầu chiến tuyến (TD 17/10/2021)-Hoàng Trường-Kinh tế thế giới có quay lại bình thường trong năm 2022? (BVN 17/11/2021)-Nghị sĩ từ 20 nước phản đối đề cử ứng viên Trung Quốc vào Ủy ban Interpol (BVN 17/11/2021)-Hoà Đặng/PLO-Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (TT 16-11-21)- Bi kịch Putin – Дама с собачкой – Version 2.0 (TD 16/11/2021)-Hiệu Minh-Lãnh đạo Mỹ - Trung khẳng định không muốn biến cạnh tranh thành xung đột (VNN 16/11/2021)-Hoa Kỳ và Tổng thống Ngô Đình Diệm (Phần II) (TD 16/11/2021)-Nhà ông Trump kiếm bộn tiền nhờ 'chiêu' kinh doanh này (VNN 15/11/2021)-
- Trong nước: Sau 1 tháng triển khai NQ 128, số ca Covid tử vong, nguy kịch đều giảm mạnh (GD 21/11/2021)-Bà Nguyễn Thị Kim Tiến bị kỷ luật cảnh cáo, miễn nhiệm chức Trưởng Ban (VNN 19/11/2021)-Tổng Bí thư: Tạo khí thế mới trong đấu tranh chống tham nhũng (GD 18/11/2021)-Giả ngây, giả dại để chối tội? (TD 18/11/2021)-Lê Thiếu Nhơn-Bộ Công an thành lập lực lượng An ninh trên không (ĐĐK 16-11-21)-Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi thắp hương tưởng nhớ Giáo sư Trần Văn Giàu (SGGP 15-11-21)-Đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng, hướng tới từng gia đình và mỗi người dân (GD 15/11/2021)-Đại biểu ấn tượng với trả lời 'đúng và trúng' của Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà (GD 13/11/2021)-Thời gian nào để vừa làm quản lý, vừa có thể viết sách lý luận Đảng? (Việt Nam Thời Báo 13-11-21)-Phó Thủ tướng: nhất thiết phải nhớ bình thường mới không thể là bình thường (GD 11/11/2021)-Lo kỷ luật, bị xử lý pháp luật trở thành nỗi sợ phổ biến trong cán bộ, công chức (GD 10/11/2021)-Bộ trưởng Y tế 'đau lòng' nhưng lên án cán bộ vi phạm pháp luật (VNN 10/11/2021)-Xử lý những người được coi là tinh hoa: Điều gì phải đau xót (TVN 9/10/2021)-Bộ Chính trị ban hành Quy định về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (GD 9/11/2021)-Con đường 14 năm từ vị giám đốc bệnh viện 34 tuổi đến khi bị bắt tạm giam (DV 9-11-21)-Xử lý những người được coi là tinh hoa: Điều gì phải đau xót (VNN 9-11-21)-Quy trách nhiệm cho từng cán bộ để không cần nhờ vả mà việc vẫn 'chạy' (VNN 9/11/2021)-Nhiều người tiêu dùng châu Á không mua nổi thịt bò (Zing 8-11-21)-
- Kinh tế: Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040 (GD 21/11/2021)-Phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Dương đến năm 2040 (GD 21/11/2021)-Tòa án điện tử: Đã tới lúc nên có! (KTSG 21/11/2021)-Tản mạn về biến dịch (KTSG 21/11/2021)-Đoàn du khách quốc tế hộ chiếu vaccine đầu tiên đã đến Phú Quốc United Center (GD 20/11/2021)-Báo quốc tế viết về màn ra mắt của VinFast tại Mỹ (GD 20/11/2021)-Nhật Bản xem xét mở rộng cánh cửa lưu trú vô thời hạn cho lao động nước ngoài (KTSG 20/11/2021)-Hoàn thành ‘bao phủ vaccine’ cho người trên 18 tuổi trong năm nay (KTSG 20/11/2021)-Tiểu thương chợ truyền thống gồng gánh khó khăn để giữ khách (KTSG 20/11/2021)-
- Giáo dục: Học sinh lớp 9 của 17 huyện, thị xã ở Hà Nội trở lại trường từ ngày 22/11 (GD 21/11/2021)-“Với tôi, dạy học bằng cả trái tim và trải nghiệm của chính mình” (GD 21/11/2021)-Cần có phương án cho trẻ đến trường càng sớm càng tốt (GD 21/11/2021)-Không có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, Phó hiệu trưởng xuống hạng III (GD 21/11/2021)-Vận động giáo viên ủng hộ, xin đừng trừ thẳng 1 ngày lương (GD 21/11/2021)-Lối ra nào cho chùm Thông tư 01, 02, 03, 04 xếp hạng, xếp lương giáo viên? (GD 21/11/2021)-Đà Nẵng tiêm vắc xin cho học sinh lớp 8, 9 chuẩn bị cho việc mở cửa trường học (GD 21/11/2021)-Tối ưu công nghệ - Giải pháp cốt lõi của giáo dục trực tuyến hiệu quả (GD 21/11/2021)-
- Phản biện: ‘Lâm bò vàng’: Cuộc chiến không tiếng súng (TD 20/11/2021)-Hoàng Thành-Nhân ngày “học trò nhớ ơn thầy giáo”… (TD 20/11/2021)-Trương Nhân Tuấn-Nhà giáo (TD 20/11/2021)-Thái Hạo-Mừng ngày “Nhà giáo việt nam” (GD 20/11/2021)-Trương Nhân Tuấn-Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong vì dịch bệnh (TD 20/11/2021)-Đỗ Duy Ngọc-Sau đêm tưởng niệm… (TD 20/11/2021)-Lê Huyền Ái Mỹ-Khai thác tính tự huyễn hoặc và tự mãn của người Việt (TD 19/11/2021)-Thức Phạm-Bạo lực phát sinh trong xã hội là do luật pháp lỏng lẻo, hay do văn hóa truyền thống? (TD 19/11/2021)-Trương Nhân Tuấn-Chín sai lầm khi đặt bài toán về xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam (TD 19/11/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Có một nhà giáo xứng đáng được tôn vinh: Phạm Toàn! (TD 19/11/2021)-Mạc Văn Trang-Việt kiều, Việt kẹt và cái khó ló cái ngu (TD 18/11/2021)-Võ Đắc Danh-Bênh vực việc làm hợp đạo lý (BVN 19/11/2021)-Nguyễn Đình Cống-Bà Nguyễn Văn Thiệu và Bệnh Viện Vì Dân (TD 17/1/2021)-Lê Thiên-Cảnh báo thực trạng xâm phạm nghiêm trọng quyền hành nghề luật sư (TD 17/11/2021)-Ngô Anh Tuấn- Không có liêm sỉ, ít ai thấy được khuyết điểm để 'cởi áo từ quan' (VNN17/11/2021)-Thu Hằng pv-Dữ liệu mở và câu chuyện bảo vệ những dữ liệu không thể mở (BVN 17/11/2021)-Lưu Minh Sang-Y tế, sức khỏe dân chúng, trăm voi vẫn… không có nước xáo (TD 16/11/2021)-Trân Văn-“Giấy phép kinh doanh có điều kiện” không phải là thuốc chữa bệnh dạy thêm cho ngành Giáo dục (BVN 16/11/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Chuyện tài sản bất minh ở xứ ta (TD 15/11/2021)-Đỗ Duy Ngọc-Nguyễn Đình Bin–Một đảng viên mà tôi quý trọng (TD 14/11/2021)-Mạc Văn Trang-Trách nhiệm và tầm nhìn của 4 vị tư lệnh kinh tế trên diễn đàn QH (TVN 13/11/2021)-Tư Giang-Vẫn còn đó những nỗi lo (TD 12/11/2021)-Đỗ Duy Ngọc-Những kẻ mù dẫn đường (Phần 1)(Phần 2) (Phần 3)(TD 11/11/2021)-Nguyễn Thông-
- Thư giãn: Người truyền lửa chiến đấu cho nữ Đại sứ ‘đập bàn’ (VNN 18/11/2021)-Tượng đài trong trái tim nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (VNN 17/12/2021)-
Cứ đến khoảng giữa tháng 11 hàng năm là lại thấy đầy ắp mặt báo chuyện kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, chuyện quà cáp cho thày cô, chuyện chế độ chính sách dành cho những người được mệnh danh là “Kỹ sư tâm hồn”,…
Riêng tháng 11 năm 2021 này lại thêm những bàn luận - dù rất văn chương song không kém phần nảy lửa - về chuyện Chính phủ công bố Dự thảo Nghị định liên quan đến việc kéo dài thời gian làm việc của nhóm giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu nhưng có học hàm, học vị cao.
Gần như cả hai phía ủng hộ và phản bác việc kéo dài thời gian làm việc của giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc tiến sĩ liên ngành đều thống nhất ở điểm họ là “vốn quý” (đôi khi còn được gọi là “nguyên khí”) của quốc gia và cần tạo điều kiện để họ tiếp tục cống hiến (tạm gọi họ là “Nhóm quá tuổi”).
Sự khác nhau chủ yếu ở chỗ “Nhóm quá tuổi” sẽ tiếp tục làm việc với vị thế nào, viên chức trong biên chế hay lao động hợp đồng?
Ảnh minh họa: Tienphong.vn |
Có một điều hơi lạ là dự thảo nghị định của Chính phủ (do Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chắp bút?) chỉ đề cập đến việc kéo dài thời gian làm việc của “Nhóm quá tuổi” mà không đề cập đến số lượng không nhỏ nhà giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” hoặc “Nhà giáo ưu tú”.
Dự thảo Nghị định liên quan đến phía ban hành chính sách và phía thụ hưởng chính sách, vì vậy xin nói thẳng đôi điều, có thể là hơi khó nghe với một số người.
I. Phía ban hành chính sách:
Thứ nhất, liệu có chuyện “bên trọng bên khinh”?
Khoản 4, điều 169, Luật Lao động 2019 quy định:
“Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Dự thảo Nghị định của Chính phủ do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, viết: “Căn cứ quy định của Luật Lao động, Nghị định hướng dẫn Luật Lao động và các văn bản pháp luật có liên quan” nên bắt buộc phải hiểu là có hai nhóm đối tượng có thể “nghỉ hưu ở tuổi cao hơn”, đó là “Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao” và “một số trường hợp đặc biệt”.
Vậy phải chăng “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” không thuộc về các “trường hợp đặc biệt”, không phải là vốn quý, không cần ưu ái cho đội ngũ này chỉ vì một số người trong đó học hàm, học vị không cao?
Và điều này liệu có đồng nghĩa với việc một số người làm chính sách ở nước ta coi học hàm, học vị quan trọng hơn danh hiệu vinh dự nhà nước phong tặng trong khi tiêu chuẩn để được phong tặng các danh hiệu này không chỉ bao gồm trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, uy tín trong giới học thuật mà còn cả uy tín xã hội, nhất là uy tín với các thế hệ học trò.
Thêm nữa, Luật Giáo dục quy định giáo viên phổ thông phải có trình độ cử nhân trở lên, hiện một số thày cô giáo có học vị tiến sĩ đang giảng dạy tại cơ sở giáo dục phổ thông, vì sao chưa thấy dự thảo nghị định nào để họ được kéo dài thời gian làm việc (bởi Dự thảo Nghị định chỉ đề cập đến “giảng viên” tức là người dạy bậc đại học và các cơ sở giáo dục đại học)?
Thứ hai, Nghị định sẽ luật hóa cơ chế “xin - cho”?
Các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học khi quá tuổi nghỉ hưu vẫn tiếp tục làm việc là chuyện bình thường.
Vậy thì vì sao một chuyện vốn dĩ bình thường chỉ vì một bản Dự thảo Nghị định lại bỗng trở nên không bình thường, lại làm bùng nổ hàng loạt bài viết với quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau trên các diễn đàn và các phương tiện truyền thông đại chúng?
Một khi Dự thảo Nghị định trở thành Nghị định thì quyền quyết định (cho ai được kéo dài thời gian làm việc) được trao cho các cơ sở giáo dục đại học, điều này có đồng nghĩa với việc chính thức luật hóa cơ chế “xin - cho”.
Việc các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ phải viết đơn “xin” được tiếp tục làm việc đã được quy định tại mục c, khoản 3, điều 3, Dự thảo Nghị định, theo đó:
“Hồ sơ xin kéo dài thời gian làm việc do cơ sở giáo dục đại học quy định”.
Bao nhiêu giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ sẽ không cảm thấy chạnh lòng khi phải viết đơn “xin kéo dài thời gian làm việc” nộp cho cơ sở giáo dục đại học mà mình đã gắn bó nhiều năm?
Bao nhiêu người vì một chữ “sĩ” mà sẽ từ chối viết đơn “xin” được tiếp tục làm việc bởi những người nắm quyền phê duyệt cho họ tiếp tục “cống hiến” chắc chắn thuộc thế hệ học trò mà các thày cô đã từng dạy dỗ.
Và liệu bộ “Hồ sơ xin kéo dài thời gian làm việc” mà “Nhóm cao tuổi” phải nộp cho cơ sở giáo dục đại học liệu có đòi hỏi số lượng bài báo quốc tế hoặc công trình được đăng ký bản quyền?
Để thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự kính trọng các nhà giáo cao tuổi có tâm và có tầm, nên chăng các cơ sở giáo dục đại học sẽ chủ động trao đổi trực tiếp với các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ về thời gian tiếp tục làm việc chứ không bắt họ phải trở thành người đi xin việc.
Cũng vì thế người viết cho rằng không thể đưa vào một văn bản quy phạm pháp luật điều khoản quy định các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ cao tuổi phải viết đơn xin tiếp tục làm việc.
II. Phía thụ hưởng chính sách
Phải chăng toàn bộ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hiện nay đều là những người tài giỏi và đều xứng đáng để Chính phủ ban hành một văn bản quy phạm pháp luật về kéo dài thời gian làm việc cho họ?
Phải chăng nếu không được luật hóa, quyền tiếp tục làm việc của họ sẽ không được bảo đảm và đất nước sẽ bị thiệt hại vì họ không thể tiếp tục cống hiến?
Đánh giá thực trạng nhân tài của Việt Nam, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trong bài “Vì sao người tài lại phải ra nước ngoài định cư?” viết:
“Một số em cũng đã về Việt Nam với mong muốn sống gần gia đình, đóng góp sức mình cho Tổ quốc, nhưng gần như sau một thời gian ngắn về nước, các em lại muốn ra đi. Đơn giản, vì chỗ dành cho người giỏi, người tài ở ta còn quá nhiều vấn đề bất cập”. [1]
Nhận định trên báo Đảng “Chỗ dành cho người giỏi, người tài ở ta còn quá nhiều vấn đề bất cập” phản ánh một thực tế là không gian học thuật và không gian giáo dục nước ta ngày nay rất ít chỗ dành cho người thực sự giỏi, thực sự tài.
Nếu ý kiến trên báo là đúng thì điều này cũng có nghĩa là số lượng người thực sự tài năng trong giới tinh hoa nước ta hiện nay không nhiều?
Và như vậy, có nên nhận định theo chiều hướng tiêu cực, rằng không phải tất cả những người mang danh giáo sư, phó giáo sư hoặc tiến sĩ hiện đang làm việc đều là người tài, người giỏi?
Để làm rõ nhận định này, xin nêu vài ví dụ:
Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam được báo chí “tôn vinh” là “Lò ấp thạc sĩ, tiến sĩ”.
“Trong 2 năm 2015 và 2016 cho xuất lò 700 tiến sĩ và 2.811 thạc sĩ. Đã có những đề tài tiến sĩ, thạc sĩ, cho dù nghĩ mãi cũng không biết dùng vào việc gì, mang lại lợi ích gì cho nền khoa học nước nhà”. (Laodong.vn - 07/08/2020)
Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Ban biên tập chương trình giáo dục phổ thông tổng thể gồm 12 thành viên, cả 12 người đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ.
Nhờ các vị biên tập chương trình này mà ba môn tích hợp gồm Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý; Nghệ thuật đã được công bố một cách hoành tráng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vội vã cho triển khai trong khi đội ngũ giáo viên tích hợp lại chưa được đào tạo chính quy, ngoại trừ việc bồi dưỡng cấp tốc một số kiến thức cơ bản.
Chương trình đã công bố và áp dụng tại các trường phổ thông nhưng đến nay cả người quản lý và người dạy đều chưa biết phải dạy, chấm điểm, đánh giá các môn tích hợp như thế nào!!!
Điều đáng nói là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ chịu trách nhiệm biên tập chương trình giáo dục phổ thông tổng thể gần như không hề lên tiếng hướng dẫn những người dạy các môn tích hợp phải thực hiện nhiệm vụ được giao thế nào.
Năm 2019, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập 09 Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, thành viên các hội đồng này đều là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ nhưng chất lượng công việc của một số hội đồng đã mang lại sự thất vọng cho toàn xã hội đến mức tháng 11/2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải thay thế Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1.
Tại kỳ họp Quốc hội tháng 11/2021, liên quan đến chất lượng sách giáo khoa, một vị Đại biểu Quốc hội đã cho rằng: “Trách nhiệm trước hết là của Hội đồng thẩm định do Bộ thành lập. Trách nhiệm thứ hai thuộc về cơ quan tham mưu của Bộ. Thứ ba, là trách nhiệm của lãnh đạo Bộ GDĐT khi sách giáo khoa có sạn". [2]
Một trong những cơ quan quan trọng nhất của nền học thuật nước nhà là Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Thành viên các hội đồng này chắc chắn chỉ có thể là các giáo sư, phó giáo sư. Vậy Hội đồng này hoạt động thế nào?
Báo Thanhnien.vn nêu câu hỏi:
“Xét giáo sư, phó giáo sư: Vì sao 'lọt lưới' nhiều ứng viên không đạt yêu cầu?”. [3]
Báo Tuoitre.vn viết:
“41 ứng viên GS, PGS bị loại đã 'lọt cửa hội đồng ra sao?”. [4]
Báo Nhandan.vn (cuối tuần) ngày 10/03/2018 viết:
“Chiều ngày 5-3, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước (CDGSNN) đã ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS) năm 2017 đối với 1.131 ứng viên trên tổng số 1.226 hồ sơ phải rà soát lại theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ. Vấn đề dư luận đặt ra, ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho “sự cố” này, và điệp khúc “rút kinh nghiệm” sẽ được xử lý ra sao?”. [5]
Ngày 16/11/2021 tìm hiểu thông tin về cơ cấu tổ chức Hội đồng giáo sư (ngành và liên ngành) tại địa chỉ [6], thật ngỡ ngàng khi thông tin nhận được lại là từ ngày 12/03/2019 trong khi Chủ tịch Hội đồng giáo sư nhà nước Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định thành lập 28 hội đồng ngành và liên ngành mới vào ngày 21/10/2021.
Ảnh chụp màn hình Cơ cấu tổ chức Hội đồng giáo sư nhà nước năm 2021 |
Với chất lượng đội ngũ gọi là “tinh hoa” như đã nêu trên, với nhận định trên báo Đảng “chỗ dành cho người giỏi, người tài ở ta còn quá nhiều vấn đề bất cập” liệu có cần thiết phải ban hành một văn bản quy phạm pháp luật để kéo dài thời gian làm việc cho đội ngũ này?
Phải chăng hãy để cho mọi người đến tuổi nghỉ hưu cầm sổ hưu, sau đó cơ sở giáo dục đại học nào cần thì hợp đồng, mời các nhà giáo tham gia giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
Và phải chăng việc ban hành một Nghị định kéo dài thời gian làm việc cho “Nhóm cao tuổi” vào thời điểm này là không thích hợp?
Tài liệu tham khảo:
[1] https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/vi-sao-nguoi-tai-lai-phai-ra-nuoc-ngoai-dinh-cu-382183.html
[2] https://baophapluat.vn/media/van-de-san-sach-giao-khoa-tiep-tuc-lam-nong-nghi-truong-quoc-hoi-post6923.html
[3] https://thanhnien.vn/xet-giao-su-pho-giao-su-vi-sao-lot-luoi-nhieu-ung-vien-khong-dat-yeu-cau-post1007059.html
[4] https://tuoitre.vn/41-ung-vien-gs-pgs-bi-loai-da-lot-cua-hoi-dong-ra-sao-20180404080026616.htm
[5] https://nhandan.vn/doi-song-xa-hoi/rut-kinh-nghiem-the-nao-318339/
http://hdgsnn.gov.vn/tin-tuc/co-cau-to-chuc_413
Xã tôi có 3 người làm nghề dạy học khá đặc biệt. Tôi viết là “làm nghề dạy học” bởi vì các vị ấy đều là tay ngang, học đại học dở dang rồi về đi hàng xáo, làm thợ mộc, ấp trứng vịt trứng gà… Mà cũng không phải là học sư phạm luôn.
Vấn đề là, thời tôi đi học thì những học sinh giỏi nhất đều từ các lò của mấy “ông thầy” này mà ra. Thời đó mà vô được Chuyên Lam Sơn thì không phải dạng vừa, cả huyện lỵ như huyện tôi không biết có nổi vài đứa mỗi năm không, thế mà riêng một ông chú kia đã mấy năm liên tục đều có học sinh đỗ vào ngôi trường danh giá nhất thời đó. Dường như bọn học sinh ấy đi học ở trường là phụ mà học thêm tại nhà các ông chú kia mới là chính!
Các ông ấy vẫn làm công việc chân tay thổ mộc hàng ngày, và chỉ dạy học theo kiểu tranh thủ. Đặc biệt là cứ dùng bọn lớn dạy bọn nhỏ. Chúng nó tự dạy nhau, đứa lớn thì thấy mình cần phải có trách nhiệm, và cả tự hào nữa, thế là chúng vừa làm thầy, vừa làm trò, cùng dắt nhau tiến lên. Các lớp học cũng vì thế mà rất nề nếp, huynh đệ thứ lớp rất tử tế. Các giải học sinh giỏi (đặc biệt là khối A) gần như đều bị học sinh của các ông chú này ẵm hết, đến nỗi các nhà trường lân cận đều phải ghen tị và khó chịu ra mặt.
Tôi nghĩ rất nhiều về câu chuyện giáo dục ở Việt Nam từ những ông chú này. Thế nào là dạy học, là giáo dục, là nhà giáo…? Có phải cứ dạy cho học sinh được điểm cao, thi đỗ thì có một nền giáo dục lý tưởng? Nếu thế thì chẳng có mấy thầy cô ở trường có thể đọ được với các ông chú kia. Trong tình cảnh ấy, nếu đi ra đường mà giáp mặt thì e hầu hết giáo viên phải cúi mặt hoặc giả vờ ngó lơ cho đỡ ngại, vì đã thua quá đậm!
Một điều rất lạ nữa là, bên cạnh việc thua hẳn về thành tích thì có vẻ như chuyện nề nếp lớp học, chuyện cư xử với nhau một cách có tôn ti và “tinh thần đoàn kết”, e rằng trường học chính quy xung quanh cũng không theo được. Rốt cuộc là tại sao?
Chúng ta cải cách, thay sách, tập huấn triền miên suốt mấy chục năm qua; rồi bây giờ lại còn “đổi mới căn bản toàn diện” nữa nhưng mọi thứ cứ rối tung rối mù; thầy cô thì lúng túng, mỏi mệt đã đành mà dạy để lấy thành tích thôi cũng không xong. Trong khi mấy “ông chú” kia chẳng hề học sư phạm, không được đào tạo chính quy, chỉ “tiện tay” mà làm thì lại tạo ra cả một sự khác biệt lớn, nếu không nói là đẳng cấp hơn hẳn?
Tất nhiên là tôi không hẳn đang lấy họ (những ông chú ấy) làm tiêu chuẩn, dù rằng rất đáng để vị nể; tôi chỉ muốn nói cho rõ sự lúng túng, rối rắm và bết bát của hệ thống giáo dục quốc dân.
Những người thầy mà tôi kính trọng nhất mực và có ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất như là đã sinh ra tôi một lần nữa, họ không dạy cho tôi nhiều kiến thức, cũng không mang tới cho tôi những thành tích gì đáng kể cả; nhưng họ mãi là một cái gì mà tôi phải nỗ lực không ngừng để sống cho xứng đáng. Đó là tài năng và nhân cách của người thầy. Tiếc rằng, không có quá nhiều người thầy như thế.
Với tôi, nhà giáo, đó không phải chỉ là một người “dạy giỏi”, mà phải là một mẫu hình của xã hội tương lai, cái xã hội mà chúng ta muốn thấy, muốn có và muốn được sống trong nó. Nếu thế, nhà giáo phải đồng thời là một người dám hi sinh và chịu thiệt thòi vì luôn phải giáp mặt với hiểm nguy, nhất là trong các xã hội toàn trị, ngột ngạt, bất công. Ở ta, một đội ngũ nhà giáo như thế vẫn còn là kỳ vọng, thậm chí có thể là ảo vọng.
MỪNG NGÀY 'NHÀ GIÁO VIỆT NAM'
TRƯƠNG NHÂN TUẤN/TD 20-11-2021
Ngày 20 tháng 11 là ngày “nhà giáo Việt Nam”. Ý nghĩa của ngày này là gì? Theo các trang dữ liệu mở trên internet, ngày “thầy giáo VN” lấy hứng từ “hiến chương quốc tế” của các nhà giáo tổ chức tại Ba lan năm 1949, mục đích nhằm chống lại lề lối giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng một nền giáo dục tiến bộ.
Đợt “cách mạng văn hóa”, ở VN cũng như ở TQ, thập niên 50 thế kỷ trước, mục đích là chống lại “lề lối giáo dục tư sản, phong kiến” đồng thời “xây dựng một nền giáo dục tiến bộ”.
Kết quả ra sao, đọc lại lịch sử mọi người hẵn phải “rợn da gà”. Thầy giáo thuộc giai cấp “trí”, tức là giai cấp đứng đầu bốn giai cấp (trí, phú, địa, hào) cần phải tiêu diệt. Biết bao nhiêu thầy giáo, cô giáo đã phải bỏ mạng oan uổng, bằng những phương pháp nhục nhã, dưới sự hành hạ của những đứa “học trò yêu dấu” ngày xưa.
Văn hóa truyền thống “tôn sư trọng đạo” của Á Đông tồn tại từ ngàn năm bỗng chốc tiêu tan.
Bên Trung Quốc, có những giáo sư đại học danh tiếng đã bị sinh viên làm nhục, trói tay, kéo lê dưới đất cho tới chết.
Không biết từ bao giờ ngày này lại trở thành ngày “tôn sư trọng đạo”. Tức là ngày học trò nhớ ơn thầy giáo.
Ngày nhà giáo bị bạc đãi, “thê lương” như vậy có nên “ăn mừng” hay không? Theo tôi, ngày này nên là ngày thầy giáo, cô giáo ngẫm lại, tự vấn lại mình.
“Bốn ngàn năm dân không chịu lớn”, thực ra là chỉ mới vài thập niên nay thôi, dân không chịu lớn, cũng như VN là một quốc gia ngoại lệ không chịu phát triển.
Tại cha mẹ hay tại thầy cô?
Tới năm 1975, miền nam VNCH vẫn còn “trên cơ” rất xa (về giáo dục) so với các nước lân bang như Nam Hàn, Thái Lan, Đài Loan… Dĩ nhiên ta không thể phủi ơn bọn Tây thực dân đã xây dựng sẵn nền tảng hạ tầng. Hệ thống giáo dục, từ tiểu học lên tới đại học, từ trường ốc cho tới chương trình, giáo khoa, sư phạm… đều được tổ chức bài bản. Bằng cấp của VNCH thời đó, như kỹ sư, bác sĩ, luật sư… được các nước tiên tiến công nhận.
Tất cả những thứ đó, sau năm 1975, bị liệt vào “giáo dục tư sản”, bị tiêu diệt, xóa bỏ, nay không còn vết tích.
Thầy giáo, cô giáo… hiện nay nghĩ gì về hiện tượng cử nhân tốt nghiệp ra trường thất nghiệp dài dài? Có người phải giấu bằng cấp, xin đi học nghề, để hy vọng có được việc làm.
Dĩ nhiên không phải lỗi hoàn toàn của người làm công tác giáo dục. Nhưng khi một người thầy nhìn đám học trò mà mình dạy dỗ phải lao nhao thất nghiệp, những gì mình dạy cho chúng đều không chút hữu dụng. Ta có thể đòi hỏi những đứa học trò đó phải “nhớ ơn” mình không?
Tôi cũng nghĩ rằng, không thiếu những bậc trưởng thượng về giáo dục ở VN hiện nay, đang vui vẻ trước những quà tặng cũng như những lời chúc tụng của học trò, lại là những đứa trẻ ngày xưa đã đấu tố thầy giáo, cô giáo nó cho đến chết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét