ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Việt Nam tham gia cam kết giảm phát thải metan toàn cầu (GD 3/11/2021)-Bộ trưởng Bộ Công an đặt vòng hoa viếng Karl Marx tại Anh (DT 2-11-21)-Vì sao có quá nhiều lãnh đạo đảng Cộng hòa cố giấu giếm mọi dữ liệu liên quan đến ngày 6-1 (TD 2/11/2021)-CNN-Xác định được vật thể tàu ngầm Mỹ đâm phải ở Biển Đông (VNN 2/11/2021)- Ông Biden xin lỗi thế giới vì Mỹ thời ông Trump rút khỏi hiệp định khí hậu (VNN 2/11/2021)-Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Anh (CAND 1-11-21)- Đài Loan và Biển Đông trong bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung (viet-studies 1-11-21)-Nguyễn Quang Dy-Khúc gân Đài Loan (TD 31/10/2021)-Nguyễn Thọ-Việt Nam “hát” giai điệu nào tại các Thượng đỉnh? (TD 1/11/2021)-Đinh Hoàng Thắng-LHQ can thiệp, Việt Nam buộc phải hoãn xử, nhưng Phạm Đoan Trang vẫn bị cầm tù (TD 1/11/2021)-Việt Hương-Tổng thống Pháp tố Thủ tướng Australia nói dối về thỏa thuận tàu ngầm (VNN 1/11/2021)-Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon (DT 31-10-21)-Các nhóm hoạt động ở Vancouver tiếp tục kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh (BVN 30/10/2021)-Làm thế nào Ấn Độ đánh bại được Covid-19? (VNN 30/10/2021)-Trung Quốc "đuối sức", đầu tư kém xa hứa hẹn, nước Đông Âu lạnh nhạt, ngả sang Đài Loan (BVN 29/10/2021)-Nam Anh-Tướng Mỹ cảnh báo tiến bộ đáng kinh ngạc của quân sự Trung Quốc (VNN 29/10/2021)-“Ngôi nhà Việt Nam” ở San Jose, California (TD 29/10/2021)-Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’? (BVN 29/10/2021)-Bảy đảo nhân tạo của Trung Quốc và lý do Tập phải xây nhanh (TD 28/10/2021)-Chủ tịch nước nêu 5 đề xuất tái thiết châu Phi sau Covid-19 (VnEx 28-10-21)-Thủ tướng muốn Nga ủng hộ giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông (DT 28-10-21)-Ông Biden tái khẳng định cam kết của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (VNN 28/10/2021)-Biden muốn ‘lấy lại vị thế của Mỹ ở ASEAN’ (BVN 28/10/2021)-Tư tưởng đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bối cảnh mới (TN 27-10-21)-Cần cảnh giác về chức năng quân – dân sự của thiết bị định vị Băc Đẩu Trung Quốc tại Biển Đông (TD 27/10/2021)-Trung tâm nghiên cứu Mỹ bóc trần chiến lược xảo trá của tàu Trung Quốc ở Biển Đông (BVN 27/10/2021)-
- Trong nước: Đừng làm sai lệch sự thật để bênh vực cho nhóm Báo Sạch (QĐND 2-11-21)- Bí thư TPHCM: Chu đáo đưa tro cốt đến gia đình, không được sót người nào! (DT 1-11-21)-Phát triển Đảng trong nhóm trung lưu và người giàu ở Việt Nam (Zing 31-10-21)-Thiếu đảng viên mới, Đảng CS VN muốn kết nạp nhóm 'trung lưu, khá giả và thành đạt? (BBC 1-11-21)-Chính quyền có thể bỏ tù Báo Sạch, nhưng không thể ngăn người dân biểu đạt lương tâm (BVN 1/11/2021)-Thanh Ngọc-Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự Hội nghị COP26 (GD 31/10/2021)-Phát triển Đảng trong nhóm trung lưu và người giàu ở Việt Nam (Zing 31-10-21)-Nhiều fanpage chống phá Đảng, Nhà nước bị đổi tên: Đừng nên gán ghép suy diễn (QĐND 30-10-21)-Tấn công RFA, VOA, BBC, chính phủ Việt Nam bỗng nhiên có… cờ! (TD 30/10/2021)-Tờ Báo xung kích trên mặt trận chống “Diễn biến hòa bình” (CAND 27-10-21)-Đi tìm ''Bí thư Kim Ngọc'' thời nay (ANTG 27-10-21)-Phó Thủ tướng 'chốt' thời gian bàn giao dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (VNN 27/10/2021)-Livestream của bà Phương Hằng có lợi cho ai? (TD 27/10/2021)-Blog VOA-Bà Nguyễn Phương Hằng và cuộc chiến pháp lý với các nghệ sỹ, nhà báo (VNN 27/10/2021)-Bị cáo Trương Châu Hữu Danh bị đề nghị phạt 4-5 năm tù (VNN 27/10/2021)-Trương Châu Hữu Danh và nhóm 'Báo Sạch’ hầu tòa (VNN 26/10/2021)-Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ ông Tất Thành Cang liên quan 32ha đất công (VNN 26/10/2021)-Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về kỳ họp Quốc hội (ND 25-10-21)-Tăng thẩm quyền cho công an xã: Những điều băn khoăn (PLTP 25-10-21)-
- Kinh tế: Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp hoàn thiện quy hoạch vùng đầu tiên (GD 3/11/2021)-Thống nhất việc giao cơ quan thẩm quyền thực hiện Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM (GD 3/11/2021)-Chức danh nào được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang? (GD 3/11/2021)-Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ trong mùa lạnh với người mỡ máu cao sau tuổi 50 (KTSG 3/11/2021)-Đặc sản Đà Lạt đỏ chợ Hà Nội, nhiều người tưởng hàng Trung Quốc (VNN 3/11/2021)-Vốn chảy vào các startup công nghệ chống biến đổi khí hậu đạt kỷ lục (KTSG 2/11/2021)-Cơ hội kết nối các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (KTSG 2/11/2021)-5 địa phương được Chính phủ đồng ý thí điểm đón khách du lịch quốc tế (KTSG 2/11/2021)-Công bố 157 dự án thuộc danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài (KTSG 2/11/2021)-Huế, Đà Nẵng dùng ‘thực tế ảo’ để thu hút khách du lịch (KTSG 2/11/2021)-Nghịch lý xuất khẩu thép tăng 130% nhưng Việt Nam vẫn nhập siêu (KTSG 2-11-21)-Tiền đề thu phí ô tô vào nội đô là giao thông công cộng phải phát triển (DNTT 2-11-21)-Sống ở Hà Nội rẻ hơn bao nhiêu so với TP. HCM, Bangkok, Phnom Penh, Singapore...? (DNTT 2-11-21)-Xây tổ hợp khách sạn ở đồi Dinh Tỉnh trưởng là “cú đấm” trực diện vào môi trường tự nhiên! (NĐT 2-11-21)-Cần có cách ứng xử phù hợp với di sản công nghiệp (PN 3-11-21)
- Giáo dục: Bộ trưởng Bộ Giáo dục chuẩn bị đăng đàn Quốc hội, cử tri băn khoăn nhiều vấn đề (GD 3/11/2021)-Đợi hết F0 mới mở cửa trường học biết đến bao giờ, cần nhiều kịch bản ứng phó (GD 3/11/2021)-Sống chung với Covid: nếu trường học có F0 phải làm thế nào? (GD 3/11/2021)-Phòng GD yêu cầu Trường mầm non Bình Minh trả lại phụ huynh một số khoản thu (GD 3/11/2021)-Bộ nên công khai hướng dẫn các địa phương xếp hạng giáo viên, tránh khiếu kiện (GD 3/11/2021)-Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng đánh đập dã man nam sinh trước cổng trường (GD 3/11/2021)-Tình huống éo le của thầy giáo 36 năm công tác, sắp về hưu thì bị "rớt chuẩn" (GD 3/11/2021)-Từ “cầm tay chỉ việc” đến thích ứng chuyển đổi số tại các trường nghệ thuật (GD 3/11/2021)-6 trường đại học Việt Nam lọt vào top 500 bảng xếp hạng châu Á (GD 3/11/2021)-Quảng Trị nỗ lực cho mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế (GD 3/11/2021)-Để chấm dứt nỗi ám ảnh “cử nhân thất nghiệp” (GD 2-11-21)-
- Phản biện: Văn bằng, chứng chỉ giả, bằng thật chất lượng giả và nguy cơ thiếu lò đốt củi (GD 3/11/2021)- Xuân Dương-Một năm sau quyết định về “danh mục bí mật độ tuyệt mật của đản ' có hiệu lực (TD 2/11/2021)-Trương Nhân Tuấn-Bốn lý do để Việt Nam không cạnh tranh về chủ thuyết (TD 2/11/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Dù không muốn gọi đúng tên, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam rất ranh mãnh (TD 2/11/2021)-J. Nguyễn-Những chính quyền chống chế (BVN 2/11/2021)-Nguyên Sa-Đường đi của tham nhũng (TD 1/11/2021)-Thái Hạo-Lịch sử thường hay dẫm vào chính vết chân mình (TD 1/11/2021)-Tạ Duy Anh-Đã có quyền tự xuất bản sách, sao lại không được quyền tự xuất bản báo chí? (BVN 31/10/2021)-Thới Bình-Cải cách chạm trần (TVN 30/10/2021)-Tư Hoàng-Gặp gỡ tại Nghi Tàm - Lần 2 (viet-studies 30-10-21)-(TD)- Nguyễn Thế Hùng-Mong muốn đất nước hùng cường và tư duy về công tác cán bộ (GD 29/10/2021)-Xuân Dương-Vài suy nghĩ về việc có nên mua máy bay cho Cảnh sát cơ động ? (TD 28/10/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Phiên tòa Thới Lai (Phần 1)(Phần 2)(TD 28/10/2021)-Nguyễn Thông-Livestream của bà Phương Hằng có lợi cho ai? (Blog RFA 27-10-21)-Những nhà văn khác chiến tuyến (TD 27/10/2021)-Nguyễn Hưng Quốc-Trận so găng giữa Nguyễn Phú Trọng với “bố già” Nguyễn Văn Hưởng, ai sẽ thắng ? (TD 27/10/2021)-Phạm Vũ Hiệp-Việt Nam: Vụ án quan chức tình báo Nguyễn Duy Linh 'rất đặc biệt' (BVN 27/10/2021)-Chạm vào tuổi thơ (TD 26/10/2021)-Trần Quốc Việt-Báo cáo điều tra về tập đoàn Formosa: Đi đến đâu làm hại môi trường và nhân quyền đến đó (TD 26/10/2021)-Y Chan-Cần Có Cả “Khẩu Trang“ Cho Tâm Trí? (viet-studies 26-10-21)-Nguyễn Thị Ngọc Hải-Phải chăng có sự bắt tay giữa các nhóm lợi ích ở Bộ Giáo dục, dẫn đến những dối trá trong ngành (TD 26/10/2021)-Nguyễn Xuân Diện-Cáo trạng của Báo Sạch (TD 26/10/2021)-Dương Quốc Chính-Những khoản nợ khủng của doanh nghiệp nhà nước (TD 25/10/2021)-Trần Đông A-“Thần tượng Đà Nẵng” hay là Thánh “cạp đất”? (TD 25/10/2021)-Đan Thanh-Ba năm một hành trình ở Mỹ (Phần 2) (Phần 1)(Phần 3)(TD 18/10/2021)-NNN Quỳnh-Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, có phải ông đã ngồi sai ghế? (Tầm Nhìn 24-10-21)
- Thư giãn: Chuyên gia quân sự Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam: 'Hãy làm theo tôi!' (TP 1-11-21)-Bí ẩn những con mèo 'tên lửa' thời Trung Cổ (VNN 31/10/2021)-Gọt cái đầu lâu đáng sợ, anh thanh niên kiếm tiền triệu mỗi ngày (VNN 28/10/2021)-
Sáng 26/10, TAND huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) mở phiên xử sơ thẩm bị cáo Trương Châu Hữu Danh và nhóm “Báo Sạch”.
Các bị cáo Trương Châu Hữu Danh (39 tuổi), Nguyễn Thanh Nhã (41 tuổi), Đoàn Kiên Giang (36 tuổi), Nguyễn Phước Trung Bảo (39 tuổi), Lê Thế Thắng (39 tuổi) bị xét xử về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.
Khoảng 8h, các bị cáo bị áp giải đến toà. Riêng bị cáo Lê Thế Thắng (bị cáo được tại ngoại) không đến tòa, nhưng có đơn xin xử vắng mặt.
Bị cáo Trương Châu Hữu Danh được đưa đến tòa vào sáng 26/10 |
Bị cáo Thanh Nhã vẫy tay chào người thân |
Theo cáo buộc, tháng 3/2020, bị cáo Trương Châu Hữu Danh đến ấp Thới Thuận B, thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai gặp Nguyễn Hoàng Trung Kiên (ngụ tại địa phương) và một số hộ dân bị ảnh hưởng bởi “Dự án Khu đô thị mới Thới Lai”, do Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Cadif Cần Thơ làm chủ đầu tư.
Trương Châu Hữu Danh tự xưng là nhà báo đến thu nhập thông tin viết bài để bảo vệ quyền lợi của người dân. Lợi dụng thời điểm một số người dân đang bức xúc do bị ảnh hưởng bởi dự án, Trương Châu Hữu Danh đã viết 32 bài và đăng 29 clip trên Facebook và Fanpage Trương Châu Hữu Danh.
Theo kết quả giám định của cơ quan chức năng TP Cần Thơ, những bài viết, video do Trương Châu Hữu Danh thực hiện làm ảnh hưởng đến vai trò quản lý nhà nước tại địa phương, gây hoang mang, nghi ngờ, làm mất ổn định về tư tưởng, lòng tin trong nhân dân, tạo sự bất ổn trong xã hội…
Hành vi của Trương Châu Hữu Danh còn làm mất uy tín, danh dự, nhân phẩm của các lãnh đạo cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Làm mất sự tin tưởng của người dân đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, nhà nước, chính quyền tại địa phương…
Các bị cáo tại tòa |
Ngoài ra, Trương Châu Hữu Danh còn viết và đăng trên Facebook 49 bài có liên quan đến các tổ chức, cá nhân ở nhiều địa phương khác, thu hút rất nhiều lượt thích, bình luận, chia sẻ.
Ngoài việc độc lập sử dụng Facebook cá nhân để thực hiện hành vi vi phạm, tháng 8/2019, Trương Châu Hữu Danh cùng Bảo, Nhã, Thắng, Giang và hai người khác lập Fanpage “Báo Sạch”, nhóm “Làm Báo Sạch”. Trung Bảo là người khởi tạo Fanpage “Báo Chí Sạch”. Khoảng một tháng sau, các thành viên góp ý đổi tên thành “Báo Sạch”.
Bài viết đầu tiên của “Báo Sạch” về vụ việc liên quan Công ty Asanzo, theo hướng bảo vệ Asanzo. Chính những bài viết về Asanzo đã gây mâu thuẫn trong nội bộ nhóm “Báo Sạch”. Hai thành viên tự động rời “Báo Sạch”.
Từ đây, “Báo Sạch” còn lại 5 thành viên, trong đó, Trung Bảo và Trương Châu Hữu Danh giữ vai trò quản trị viên, những người còn lại giữ quyền biên tập viên. Cả 5 thành viên ai cũng có quyền đăng bài trên “Báo Sạch”.
Để thống nhất chủ đề, nội dung bài viết đăng trên Fanpage, Trương Châu Hữu Danh và các thanh viên lập ra các nhóm chát để trao đổi. Ngoài ra, các bị can này còn lập thêm nhóm “Làm Báo Sạch”, trong đó kết nạp thêm một thành viên làm quản trị viên.
Fanpage “Báo Sạch” đăng tổng cộng 47 bài viết, trong đó có 26 bài được các thành viên thảo luận, thống nhất trước khi đăng. Fanpage “Báo Sạch” đăng tải nhiều bài liên quan những vấn đề nóng được dư luận quan tâm như vụ án Hồ Duy Hải, Trường đại học Tôn Đức Thắng, cưỡng chế tại Gia Trang Quán…
Khi hay tin Hữu Danh bị Công an TP Cần Thơ bắt, các thành viên trong nhóm đã tự động rời nhóm. Riêng Thắng là người trực tiếp thực hiện thao tác xóa Fanpage “Báo Sạch”.
Bị cáo Trương Châu Hữu Danh |
Tiếp tục điều tra dấu hiệu tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước
Theo cáo trạng, các bị can trong vụ án thông qua hoạt động trang “Báo Sạch” đã nhận tiền để làm truyền thông, quảng cáo cho 8 doanh nghiệp, đối tác ở nhiều địa phương khác nhau, tổng cộng hơn 2,8 tỷ đồng.
Trong đó, Trương Châu Hữu Danh hưởng lợi khoảng 300 triệu; Bảo nhận khoảng 410 triệu; Kiên Giang hưởng lợi 250 triệu; Nhã 245 triệu và Thắng hưởng lợi khoảng 260 triệu đồng. Ngoài ra, Bảo còn giữ 500 triệu có từ hợp đồng làm truyền thông cho một tập đoàn mà chưa chia cho các thành viên nhóm “Báo Sạch”.
Do thời gian điều tra đã hết, cơ quan điều tra mới chỉ làm việc được với 2/8 doanh nghiệp, cá nhân liên quan. Cơ quan điều tra khẳng định, sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ đối với các doanh nghiệp còn lại, nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ khởi tố, điều tra, xử lý.
Đối với một số văn bản đóng dấu “mật” và “tối mật”, có dấu hiệu tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước”, do tính chất phức tạp của vụ việc nên cơ quan điều tra tách ra để tiếp tục xác minh, làm rõ, nếu có căn cứ sẽ khởi tố điều tra, xử lý trong một vụ án khác.
VKS cáo buộc, Trương Châu Hữu Danh và các bị can trong vụ án này đã lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để viết, đăng bài, video, sử dụng thông tin chưa được kiểm chứng, không đúng sự thật, tiêu cực, một chiều để đăng tải, phát tán công khai trên Facebook, Youtube.
Hành vi của các bị can nhằm hướng dư luận theo ý thức chủ quan, làm cho người đọc hiểu nhầm, hiểu sai sự thật, tạo điều kiện cho các phần tử lợi dụng tham gia bình luận tiêu cực, kích động, lôi kéo một bộ phận người dân có nhận thức lệch lạc tham gia chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
“Hành vi mà các bị can thực hiện đã trực tiếp xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, gây ảnh hưởng đến vai trò quản lý đất nước, quản lý nhà nước tại các địa phương, gây hoang mang, nghi ngờ, làm mất ổn định về lòng tin trong nhân dân, tạo ra sự bất ổn trong xã hội…”, cáo trạng nêu.
Thiện Chí
BỊ CÁO TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH BỊ ĐỀ NGHỊ PHẠT 4-5 TÙ
PL/ VNN 27-10-2021
Bị cáo Trương Châu Hữu Danh bị Viện Kiểm sát đề nghị phạt tù từ 4-5 năm. Không những vậy, Viện Kiểm sát còn đề nghị điều tra tiếp hành vi có dấu hiệu tội cưỡng đoạt tài sản và phát tán các văn bản có đóng dấu “mật”...
Đây là đề nghị được đại diện Viện Kiểm sát huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) nêu tại tòa xử bị cáo Trương Châu Hữu Danh và các thành viên nhóm “Báo Sạch” về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân”, sáng 27/10.
Các bị cáo gồm Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước Trung Bảo, Đoàn Kiên Giang, Nguyễn Thanh Nhã và Lê Thế Thắng.
Các bị cáo tại tòa sáng 27/10 |
Theo đại diện Viện Kiểm sát, hành vi phạm tội của các bị cáo đã được nêu rõ trong bản cáo trạng. Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Hành vi phạm tội của các bị cáo rất nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
“Các bị cáo đã lợi dụng các trang mạng xã hội, tự do báo chí, tự do ngôn luận để viết nhiều bài viết xúc phạm, xâm phạm đến nhiều cá nhân là lãnh đạo Đảng, nhà nước, các bộ ngành Trung ương và địa phương; xâm phạm các quyền tự do dân chủ và nhiều cá nhân, cơ quan tổ chức…
Các bài viết của các bị cáo còn ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều lĩnh vực, bộ ngành; ảnh hưởng tới niềm tin của người dân đối với Đảng, nhà nước; đến thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, chính sách của Đảng, Nhà nước”, đại diện Viện Kiểm sát nêu quan điểm.
Ngoài ra các bài viết của Trương Châu Hữu Danh và nhóm “Báo Sạch” đã làm cho nhiều người đọc bình luận tiêu cực, qua đó xúc phạm danh dự, uy tín của nhiều người, cơ quan, tổ chức. Theo Viện Kiểm sát, nếu hành vi của các bị cáo không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, rất có thể sẽ còn nhiều bài viết khác xúc phạm, ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức, bộ, ngành…
Theo Viện Kiểm sát, đối với hành vi phạm tội của các bị cáo cần phải đưa ra xét xử nghiêm, tương xứng với hành vi; vai trò của từng bị cáo.
Đối với tình tiết tăng nặng, trước khi đăng tải các bài viết các bị cáo đã cùng trao đổi, thảo luận, góp ý, thể hiện sự đồng lòng... Các bị cáo cũng chịu trách nhiệm đối với hành vi phạm tội nhiều lần. Các bị cáo cũng được hưởng tình tiết giảm nhẹ do trong quá trình điều tra và tại phiên tòa đã khai, thừa nhận hành vi phạm tội của mình, nhất là bị cáo Trương Châu Hữu Danh. Các bị cáo chưa có tiền án, tiền án sự.
Đối với hành vi có dấu hiệu tội cưỡng đoạt tài sản và hành vi phát tán các văn bản có đóng dấu “mật” và “tối mật”, có dấu hiệu tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước”, Viện Kiểm sát đề nghị cơ quan ANĐT tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.
Viện Kiểm sát khẳng định truy tố các bị cáo tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân” theo khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự là hoàn toàn đúng người, đúng tội, không oan sai.
VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Hữu Danh từ 4-5 năm tù giam; bị cáo Nhã, Thắng từ 2-3 năm; Bảo; Giang từ 3-4 năm.
Đồng thời đề nghị tuyên cấm các bị cáo hành nghề báo chí từ 4-5 năm.
CÁO TRẠNG CỦA BÁO SẠCH
DƯƠNG QUỐC CHÍNH/ TD 26-10-2021
Bản cáo trạng dài 27 trang, chủ yếu là những đoạn liệt kê kể lể về các bài viết “vi phạm pháp luật” của nhóm này. Chỉ cần đọc vài chỗ là hiểu bản chất vấn đề.
Buồn cười nhất là mấy đoạn kết quả giám định của Sở 4T Cần Thơ, nội dung gần như là giống nhau. Chắc anh em copy and paste?! Kết quả giám định là các khái niệm rất chi là mông lung và hình như không được giải nghĩa về mặt pháp lý, chẳng hạn: Tuyên truyền chiến tranh tâm lý (chắc kiểu tâm lý chiến thời VNCH?), mang tính cực đoan, phản động, gây hoang mang, nghi ngờ… Tóm lại là kết quả thẩm định này không biết là căn cứ vào luật lệ, tiêu chuẩn nào không hay mấy bố công chức ngồi tưởng tượng ra?
Những khái niệm này không biết cân đo kiểu gì? Giải nghĩa cũng không phải dễ dàng. Đúng lý ra thì cãi nhau đến tết, nếu không bị xử ép. Nhưng mà luật sư cãi thế nào được, chưa xử đã biết là thua!
Nhóm Báo Sạch bị cho là vi phạm lợi ích của các tổ chức mà xuất hiện trong các bài viết. Chẳng thấy phân tích đúng sai ra sao, chỉ thấy bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp! Chị Hằng đúng ra cũng có thể bị xử vào tội này chứ nhỉ?!
Cáo trạng có kể đến việc nhóm Báo Sạch có nhận tiền của doanh nghiệp để làm truyền thông, nhưng đợt này không xử chuyện đó, do đã hết thời hạn điều tra. Nên tạm hiểu là việc Báo Sạch nhận tiền để làm truyền thông, quảng cáo cho DN là hợp pháp, đến giờ này.
Đáng chú ý là cáo trạng có nói tới việc bị lộ tài liệu mật và tối mật, nhưng do tính chất phức tạp nên bây giờ cũng chưa xử chuyện đó, tạm gác lại!
Có một nhân vật bí ẩn là Đăng Khoa tham gia làm quản trị viên Báo Sạch nhưng lại không thể xác minh nhân thân nên chưa triệu tập được. Không biết chú này có phải là “giai ngành” không nữa!? Vụ Đồng Tâm ngày xưa cũng không xác minh được nhân thân mấy thằng bán lựu đạn xịt cho Tổ đồng thuận! Bọn này ghê gớm thật, qua mặt được cả công an.
Tóm lại, nhóm Báo Sạch sẽ chỉ bị xử theo điều rất mơ hồ của Luật HS là điều 331, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân như sau:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Tức là tội này có thể sẽ chỉ bị án treo, nặng nhất tới 7 năm. Dự là anh em sẽ thành khẩn nhận tội hết nên sẽ không bị xử kịch khung. Lê Thế Thắng chắc án treo, Trương Châu Hữu Danh chắc nặng nhất độ 5 năm, anh em còn lại chắc 1-3 năm. Mình dự là xử nhẹ vì có mấy “tội” kia đã bị bỏ không xử rồi, chỉ còn tập trung vào một tội rất mơ hồ và mức án cũng không quá cao. Vụ này xác định anh em LS tham gia cho đẹp đội hình, vì cãi nhau cũng chả biết căn cứ vào đâu mà phân xử đúng sai. Toà là cha là mẹ thôi.
Với tội danh kể trên thì nhóm Báo Sạch coi như được dán tem phản động có số má luôn! Nhưng mình dự là bản chất vụ án không phải ở chỗ đó mà là ở chi tiết một số anh em quan lại bị “xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp” như vụ ở Cần Thơ, ĐH Tôn Đức Thắng và bí thư Đaklak, đặc biệt là vụ Hồ Duy Hải với người mà ai cũng biết là ai đó. Việc tịch thu được tài liệu mật và tối mật đã cho thấy điều đó. Phải có anh em trong hệ thống tuồn tài liệu mật ra ngoài chứ.
Tóm lại là trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết! Nếu trâu bò thương thảo được thì ruồi muỗi đỡ khổ, anh em thương tình thì giơ cao đánh khẽ, tiền nong kiếm được thì chịu khó nộp lại, là xong. Mấy chú ấy phản động mầm non, ăn thua gì đâu mà ảnh hưởng đến an ninh quốc gia với kích động lật đổ!
PHIÊN TÒA THỚI LAI
NGUYỄN THÔNG/ TD 28-10-2021
Mấy hôm nay, địa danh Thới Lai được người ta nhắc đến. Nếu không có phiên tòa cấp huyện, tôi dám chắc người xứ An Nam này chả mấy ai biết Thới Lai. Có khi mấy ông bà hơi già già còn nhầm thành Phù Lai, nói ở Thừa Thiên-Huế, bởi từng thuộc “Mà đất Phù Lai vẫn tốt cà”, hoặc nghĩ nó ở Bến Tre, “Thới Lai, Thới Thuận liền hai trận/Ba bốn nghìn quân, bảy máy bay”. Nếu hỏi mấy thí sinh săn tiền “Ai là triệu phú” rằng Thới Lai ở đâu, có khi 99% hết cả 4 quyền trợ giúp vẫn tắc tị.
Thới Lai là một huyện của Cần Thơ. Đất Nam Bộ nhiều vùng kiêng húy theo quy định triều Nguyễn, nên Thái bị đổi thành Thới. Thới Lai, Thới Bình, Thới An, Bình Thới… Tên người lại càng phải kiêng, nên có nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thới, tướng Nguyễn Thới Bưng. Ngay cả những câu châm ngôn cũng bị đổi. Hồi năm 1977 tôi nghe ông Nguyễn Hộ nói ở nhà văn hóa Thanh Niên (quận 1), kết thúc bài, ông cao hứng “hết cơn bĩ cực tới hồi thới lai”. Gần chục năm sau, bởi khác quan điểm với mấy ông kễnh, nên ông Hộ thới lai chửa thấy đâu lại rơi vào bĩ cực.
Rào đón như thế không phải không có ý, mà để người đọc đỡ mệt, giống như màn khởi động trước khi vào trận. Nói về tòa án xứ này mệt lắm, bởi pháp luật nào có ra pháp luật. Nhà cháu đặt tên “Phiên tòa Thới Lai” do người ta xử mấy anh nhà báo nhóm Báo Sạch ở Thới Lai, giao cho cấp huyện xét xử.
Không khó lắm để nhận ra ý đồ của nhà cai trị khi để tòa án huyện cầm trịch. Họ cố tình coi các bị cáo là mấy anh nhố nhăng vớ vẩn, tòa cấp nào xử chả được. Nếu hệ thống tư pháp có tòa cấp xã cấp ấp, chắc họ chả ngại giao cho xã ấp luôn. Để nhằm nói rằng, dư luận đừng có xía vào, chuyện vặt chuyện nhỏ của chúng tôi trong nhà, giống như ông bố lấy cái xe điếu quất vài nhát vào đít thằng con trốn học, vậy thôi.
Tòa huyện Thới có lẽ cũng chẳng hào hứng gì trong vụ xử “bọn” Báo Sạch. Tinh những chuyện xảy ra đẩu đâu, tinh những vụ việc chả liên quan gì tới huyện nhà, tinh những bị cáo cư ngụ ở nơi khác, “phạm tội” chỗ khác, thế mà cứ dúi cứ ấn cho quan tòa Thới Lai bắt xử.
Các bị cáo phạm tội gì, liên quan tới chuyện gì? Nào là theo đuổi làm rõ vụ án Hồ Duy Hải ở Long An, nói xấu ông bí thư, không phải bí thư Thới Lai hoặc Cần Thơ mà là tuốt tận Quảng Trị, tự động đi điều tra BOT bẩn, chống tham nhũng trong giao thông, bênh ông hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng, là dân thường mà có cả tài liệu mật, lộ bí mật quốc gia, nói xấu cấp ủy, bôi xấu cán bộ… Tinh những tội tày đình dưới góc nhìn của nhà cai trị. Rồi dường như tòa thấy những tội như thế chưa đủ đánh gục bị cáo, còn kể lể và cung cấp thông tin cho báo chí mậu dịch “tội” nhóm Báo Sạch kiếm tiền, ăn tiền của doanh nghiệp, v.v..
Rõ là buồn cười và nhố nhăng. Trung ương, đứng đầu là ông tổng bí thư, hô hào chống tham những, gần đây còn ra vẻ sáng tạo kết hợp với chống tiêu cực, kêu gọi nhân dân cùng tham gia công cuộc chống ấy để làm sạch bộ máy cai trị, để cuộc sống tốt đẹp hơn, để, để…
Nhưng hình như các vị chỉ thích kêu cho sướng mồm, còn khi người ta tham gia, người ta cùng chống thì lại tỏ ý không hài lòng, tìm cách bắt tội. Phải nói thẳng, những việc mà nhóm Báo Sạch làm, về bản chất là chống tham nhũng, chống tiêu cực. Dân tham gia vào công việc nhà nước hô hào, họ đâu phải lực lượng chuyên nghiệp, thiện chiến, được nhà nước trả lương, mà họ làm với ý thức công dân, với trình độ của mình, tránh sao khỏi thế này thế khác.
Đã không ủng hộ, động viên, biết ơn họ, lại tìm đủ mọi cách trù dập, trừng phạt, lôi họ ra tòa kết án. Chỉ những kẻ giả dối chống tham nhũng mồm, chống tham nhũng bằng lý luận mới cư xử vậy.
Nguyễn Thông (PHẦN 1)
Sau này, nếu ai viết về lịch sử tư pháp Việt Nam chớ có quên phiên tòa Thới Lai. Gắn cho nó màu gì, tùy người biên chép. Chỉ có điều nó rất buồn cười, thậm chí giống trò đùa.
Ai đời, như tường thuật của báo Tuổi Trẻ hôm 27.10, ngày đầu phiên xử Báo Sạch, tòa cho biết bị cáo Thắng đang ở Hà Nội có đơn xin vắng mặt, đã làm cam kết chấp nhận mọi phán quyết của tòa. Hỏi tại sao không triệu tập bị cáo vào, tòa bảo do hoàn cảnh, nhất là đang có dịch… Đúng là đùa, giống như học trực tuyến, giờ bắt chước xử trực tuyến chăng. Đường bay đã nối lại, đã “cuộc sống bình thường mới”, khó gì việc đưa đương sự vào. Nhưng tòa cứ thích xử vắng mặt, làm gì nhau.
Lại nhớ xứ này chả thiếu vụ xử vắng mặt. Thậm chí cả án tử hình vắng mặt. Chánh, phó tổng thống chính quyền Sài Gòn từng bị phe “cách mạng” kết án tử hình vắng mặt. Nhưng như thế vẫn chưa ghê bằng các văn nghệ sĩ Phạm Duy, Mai Thảo, Du Tử Lê cũng bị án tử hình treo. Ông Hoàng Văn Hoan do mâu thuẫn trốn sang Trung Quốc cũng nhận án tử hình… Cộng sản biết là không thể bắt được đối tượng, nhưng cứ lập tòa tuyên án triệt sinh cho bõ ghét, để trong lý lịch có vệt mực tàu án tử hình. Báo Sạch chả là cái đinh trước ý chí của quan tòa, tha tử hình là may. Chẳng phải không có lý khi người ta định nghĩa “cách mạng” là thích cách cái mạng của người khác, lớn thì bằng chiến tranh, nhỏ thì bằng tòa án.
Các thành viên nhóm Báo Sạch bị truy tố cả “tội” lem nhem tiền bạc, nào là thu bao nhiêu trăm triệu, bao nhiêu tỉ đồng của doanh nghiệp rồi… chia nhau. Báo chí mậu dịch a dua a tòng với tòa cũng đưa tin rất mập mờ, lại còn dùng thủ đoạn gây chia rẽ nói bị cáo Trung Bảo vẫn còn giữ riêng vài trăm triệu. Tòa và báo cố tình lơ đi (chứ không phải không biết) nhóm Báo Sạch có cả công ty truyền thông do Trung Bảo phụ trách, mọi hoạt động tài chính, quảng cáo đều theo đúng quy định của pháp luật. Tiền ấy là từ hợp đồng truyền thông với doanh nghiệp, là tiền công, tiền thu nhập chính đáng chứ không phải do ăn cướp, ăn cắp của ai. Lôi cả chuyện này vào phiên xử, có nhẽ tòa đã hết cách gán tội. Nếu kiếm tiền chính đáng đều bị tội thì cả nước này thành tù nhân hết. Có lẽ thành viên Báo Sạch đã nộp thuế thu nhập, chứ trốn thì đời nào nhà chức việc bỏ qua.
Hồi ông Điếu cày Nguyễn Văn Hải bị lôi xềnh xệch ra tòa xử, khó kiếm tội quá, cuối cùng chẳng bị kết tội trốn thuế do có nhà cho thuê mà không nộp thuế thu nhập đó sao. Chuyện ấy ai cũng biết.
Chiều 28.10, tòa huyện Thới tuyên án, phạt Báo Sạch về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Đây là thứ tội rất vu vơ, áp dụng trong vài nghìn năm cũng được, với bất cứ ai. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo làm quái gì có quyền tự do dân chủ mà lợi dụng, gớm, nếu có thì đã quý.
Nói cho cùng, những hoạt động, hành vi của “đám” Báo Sạch, nếu có vi phạm pháp luật cũng chả đáng phải phạt hành chính chứ đừng nói lôi ra tòa. Nhưng trong con mắt nhà cai trị phải trừng trị. Tội” lớn nhất của Báo Sạch là gây khó chịu cho họ, dám lấn chính quyền để chống tiêu cực chống tham nhũng ngoài luồng, dám hoạt động tách khỏi sự chỉ đạo của hệ thống chính trị do đảng cầm đầu, dám khẳng định và bày tỏ tinh thần tự do dân chủ khi chưa có cái quyền đó, dám tự do báo chí.
Dập tắt Báo Sạch không cốt nhằm vào mấy cá nhân hăng hái, mà chính để dập lụi ngay những mầm mống của tự do dân chủ, của tự do báo chí, dập luôn cả tinh thần ngay thẳng chống tham nhũng tiêu cực trong dân chúng bởi sự chống này có hại cho “lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân”.
Báo Sạch chỉ là nhúm cỏ khô, phải đốt cho khéo kẻo lây lan ra cả cánh đồng. Đó là lý do của phiên tòa Thới Lai.
Nguyễn Thông (PHẦN 2)
LIVESTREAM CỦA BÀ PHƯƠNG HẰNG CÓ LỢI CHO AI ?
GIÓ BẤC/ Blog RFA/TD 28-10-2021
Một nữ doanh nhân thành đạt, một nội tướng toàn tài cứu nguy cho sự nghiệp của chồng, một nhà thiện nguyện cứu trợ xã hội tiền tỉ … có thể nói, bà Nguyễn Phương Hằng đã tạo ra nhiều hình ảnh đẹp là Idol cho không ít người.
Thế nhưng không dừng lại ở đó, bà còn thành công ngoạn mục trong lĩnh vực truyền thông, với hình thức sáng tạo livestream tố giác tội phạm trên YouTube và chỉ trong thời gian ngắn đã thành công ngoạn mục, được một số người ngưỡng mộ, tôn xưng là hiệp sĩ “thế thiên hành đạo”.
Khởi đầu từ cuộc chiến vạch mặt “thần y” Võ Hoàng Yên, tiếp đến là vạch lá bắt sâu từ thiện trong giới văn nghệ sĩ, báo chí…. đã trở thành một YouTuber đình đám, hiên ngang xông trận, lật đổ hàng loạt những thần tượng từng làm run rẩy trái tim của bao nhiêu người hâm mộ.
Trước hết phải khâm phục bà Phương Hằng về sự dũng cảm. Tình cảm hâm mộ, niềm tin vào thần tượng của công chúng đã tạo ra quyền lực cho các ngôi sao như là những ông vua không ngai. “Thần Y” Võ Hoàng Yên không chỉ chiếm lòng tin của người dân như một thiên sứ mà còn hớp hồn các quan chức cộng sản vô thần nhưng sở hữu nhiều tài sản và đương nhiên kèm theo đó là sở hữu ham muốn tột bực về sức khỏe, thậm chí là sự trường sinh bất lão. Chính vì vậy trong một chế độ đầy rẩy những thủ tục hành chính, giấy tờ nhiêu khê rườm rà mà ngay với các thầy thuốc đào tạo bài bản, thủ tục chạy giấy phép hành nghề, không dễ dàng thì “Thần Y” tay ngang một ngày học y, lại được chính quyền tiếp rước đi trị bệnh từ Nam chí Bắc. Bao nhiêu thành quả tạo dựng của Thần Y đã tan thành mây khói sau mấy chập livestream, dù cho Thần Y có vớt vát phản đòn bằng khúc băng ghi âm “cuồn cuộn”.
Tổ nghiệp, nhà thờ tổ là niềm tin thiêng liêng của giới nghệ sĩ xưa nay vốn được thờ chung trong Trụ sở Hội Ái hữu Nghệ Sĩ. Thế nhưng nghệ sĩ hài Hoài Linh đã tự xây nhà thờ tổ riêng trên đất riêng như một cách tiếm ngôi, thành người thờ tổ ngành sân khấu, việc xây dựng cũng cóc cần giấy phép của chính quyền. Báo chí khui ra, giới nghệ sĩ phản ứng, chính quyền lên tiếng nhưng rồi đâu cũng vào đó, ván vẫn đóng thuyền. Vậy mà sau mấy chiêu livestream của bà Phương Hằng, Hoài Linh đã phải ói ra 13 tỉ đồng tiền quyên góp từ thiện cứu trợ khẩn cấp cho đồng bào vùng lũ miền Trung từ năm trước, vẫn còn bỏ quên trong tài khoản Hoài Linh.
Đàm Vĩnh Hưng bị bà Phương Hằng bêu riếu mua hột xoàn trả góp và bị đe dọa sẽ công bố 13 kg sao kê tài khoản từ thiện thu chi bất minh.
Ca sĩ Thủy Tiên cũng bị bà Phương Hằng livestream, tố cáo ém nhẹm hàng chục tỉ đồng từ thiện.
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển từng lập công lớn với đảng, ăn 5 con mực trong vụ ô nhiễm Formosa cùng với cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, cũng bị bà Hằng lôi lên YouTube với hành vi gây quỹ từ thiện bằng tài khoản cá nhân.
Danh sách dính chưởng livestream của bà Phương Hằng còn dài và nạn nhân mới nhất là ông Lê Tùng Vân, 91 tuổi, tu tại gia, thờ Phật trong nhà mà không đăng ký với Giáo Hội Quốc Doanh. Cụ Tùng Vân đã nhận nuôi nhiều thế hệ trẻ mồ côi bằng chính công sức lao động, trồng trọt chăn nuôi của cụ và các thành viên, không hề vận động quyên góp hay nhận cúng dường của bá tánh.
Ba thế hệ trẻ nuôi đã thành công trong các cuộc thi tài năng của đài truyền hình TP.HCM. Bà Huyền Trân đoạt á quân cuộc thi The Voice 2014, Nhất Nguyên, Hoàng Nguyên được hàng triệu views trong cuộc thi Tuyệt đỉnh Song ca, nhóm thiếu nhi 5 chú tiểu hai năm liên tiếp quán quân cuộc thi Thách Thức Danh Hài.
Ông Tùng Vân từng bị báo chí quốc doanh, chức sắc Phật giáo, quy chụp là tu giả, lừa đảo qua hàng trăm bài báo, phóng sự truyền hình. Một nhóm YouTuber bò đỏ cũng ngày đêm tố khổ, thêu dệt, bịa đặt hàng trăm clip, dựng chuyện bôi bẩn nhóm gia đình ông Tùng Vân. Họ vẫn nhẫn nhịn sống bó gọn trong khuôn viên ngôi nhà được đặt tên là “Thiền Am bên Bờ Vũ Trụ”, tạo dựng tiểu phẩm chương trình ca nhạc, thậm chí ghi lại những sinh hoạt đời thường của chính họ đưa lên YouTube và nhân được danh hiệu Nút Phím bạc, vàng của Google.
Đòn đánh dưới thắt lưng của bà Phương Hằng với cụ Tường Vân là livestream tố cáo cụ Tường Vân loạn luân với nhiều người và tất cả các thành viên trẻ trong nhà đều là con của cụ chứ không phải trẻ mồ côi. Người trực tiếp tố cáo là thanh niên có nhiều tiền sự trộm cướp, là con nuôi của em gái cụ Tùng Vân. Anh này tự nhận mình là con loạn luân của cụ với em gái mà không hề có chứng cớ nào.
Dư luận về hiện tượng bà Phương Hằng livestream có nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người cuồng nhiệt hoan hô, uống từng lời vàng ngọc của bà. Một số người chỉ đồng tình với một số trường hợp lật mặt có cơ sở rõ ràng như trường hợp Võ Hoàng Yên, Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng… Một số khác lại băn khoăn về cách tố cáo tội phạm livestream là không phù hợp pháp luật và tạo ra những tiền lệ xấu trong sinh hoạt xã hội. Một số người chấp nhận về nội dung nhưng chê trách thái độ, lời lẽ của bà Phượng Hằng hơi quá mức đời thường, ngấp nghé mức thô bỉ, tục tĩu… Mặc khác, ông Yên, các ông các nghệ sĩ và nhà báo cây đa cây đề sau thời gian “văn đấu” trên mạng xã hội đã chuyển sang “võ đấu” bằng luật pháp, tố cáo lẫn nhau với công an các cấp. Đơn từ gửi đi như bướm.
Điều kỳ lạ là, trong xứ sở được đảng lãnh đạo toàn diện, ‘bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao’, mọi ý kiến, tưởng chừng như cả hơi thở không hợp ý đảng và nhà nước đều bị khởi tố, bắt giam, xét xử, thì bà Nguyễn Phương Hằng lai được hưởng quy chế dân chủ đặc biệt.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh và nhóm Báo Sạch đang bị xét xử về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ mà cáo trạng không thấy ghi nhân hành vi viết sai sự thật vẫn bị kết án nặng nề vì để người khác lợi dụng xuyên tạc. Nhiều người chỉ than vãn vì tình trạng quẫn bách trong dịch bệnh cũng bị bắt giam. Riêng bà Phương Hằng vẫn ung dung một cõi trời nam. Bộ Thông Tin Truyền Thông có nhắc nhở, bà có hứa thôi nhưng rồi lại tiếp tục livestream.
Hoang mang hơn nữa bà còn có clip tâm sự nổi lòng với cụ Tổng bày tỏ sự ngưỡng mộ và lòng trung thành với sự nghiệp “đốt lò” như là một đảng viên thứ thiệt. Ngay với hàng tá đơn bà Hằng tố cáo người khác và ngược lại các cơ quan điều tra cũng tuần tự nhi tiến mời các bên đến ghi nhân, lắng nghe.
Cách thức ứng xử cởi mở, trân trong của cơ quan công quyền với bà Phương Hằng cho thấy, Việt Nam là đất nước tự do ngôn luận nhất thế giới. Đặc biệt trên mạng xã hội lại hình thành một lực lượng mới nguy hiểm hơn, AK 47 nương theo, tán dương các lập luận tố cáo người khác không cần chứng cứ của bà Phương Hằng và gọi đó là “quyền tự do ngôn luận”. Các fan cuồng của bà Phương Hằng đã đưa ra một lập luận pháp lý lộn ngược đầu, là người bị tố cáo phải chứng minh mình vô tội. Sau livestream tố cáo ông Tường Vân loạn luân, lại rộ lên làn sóng dư luận yêu cầu ông cụ 91 tuổi và các cháu bé phải đi xét nghiệm ADN để chứng minh là trong sạch.
Ở một góc độ khác, thử hỏi ai sẽ hưởng lợi sau các livestream của bà Phương Hằng? Chắc chắn là mùa lũ lụt năm nay người dân vùng lũ chỉ còn trông đợi vào Mặt Trận Tổ Quốc. Hiếm có cá nhân, tổ chức nào dám đứng ra vận động quyên góp. Nếu có thì cũng bị dư luận xem xét với sự dè dặt. Với chứng cứ hiện tại về 13 tỉ bỏ quên của Hoài Linh và các kết quả sắp tới, chắc chắn nhà nước có cơ sở để ra đời một quy định mới dành cho các tổ chức, cá nhân ngoài quốc doanh một khe cửa thật hẹp, thậm chí là trói tay. Những mầm mống của hoạt động tín ngưỡng, từ thiện bé nhỏ nhất, dù ở quy mô gia đình như Thiền Am bên Bờ Vũ Trụ, cũng sẽ bị bóp nát từ trong trứng nước.
Đặc biệt là các fan thật giả của bà Phương Hằng thả sức gieo rắc sự hoài nghi, thả sức vu cáo những điều tồi tệ nhất với các cá nhân, tổ chức tôn giáo, từ thiện bất phục tùng, không gia nhập guồng máy tôn giáo, từ thiện quốc doanh.
Có thể nói, vô tình hay hữu ý, các livestream của bà Phương Hằng đã đóng góp rất hiệu quả cho việc củng cố chế độ toàn trị.
Tuyên bố mới đây của chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ “Tiền trong dân còn nhiều”, làm người ta băn khoăn, phải chăng sắp có một sách lược điều tiết thu nhập của toàn xã hội tương tự như đổi tiền hay cải tạo tư sản trước đây?
Vingroup đã vung tiền mua thuốc trị COVID-19, nhập công nghệ sản xuất vắc-xin. Tân Hiệp Phát đã đầu tư 5 triệu liều Sinopharm phòng chống dịch. Mỗi đại gia đều có cách góp của góp công với đảng và nhà nước. Lành thay !
ĐỪNG LÀM SAI LỆCH SỰ THẬT ĐỂ BÊNH VỰC CHO NHÓM 'BÁO SẠCH'
CHÍNH NGHĨA/ QĐND 2-11-2021
QĐND - Ngày 29-10 vừa qua, sau khi tòa án ở Việt Nam xét xử công khai và tuyên án 5 đối tượng thuộc nhóm "Báo Sạch", thông cáo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã nêu ra những ý kiến thiếu khách quan, sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam để bênh vực cho những đối tượng vi phạm pháp luật.
Những lập luận thiếu khách quan, thiếu thiện chí
Bản thông cáo có đoạn viết: “Một tòa án Việt Nam đã kết án các nhà báo liên kết với nhóm "Báo Sạch" (Clean Journalism), Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Lê Thế Thắng, kết án họ nhiều năm tù về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự”.
Lạ lùng hơn, bản thông cáo còn nêu: “Chúng tôi hiểu nhóm nhà báo này tập trung đưa tin điều tra về tham nhũng, tất nhiên, không phải là tội phạm” để rồi “kêu gọi trả tự do cho 5 nhà báo này và tất cả những người bị giam giữ vô cớ”.
Cái gọi là Tổ chức Phóng viên không biên giới cũng đã ra thông báo phản đối các bản án đối với “các nhà báo” của nhóm "Báo Sạch", vu cáo Việt Nam “gia tăng đàn áp truyền thông độc lập”. Còn cái gọi là Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) ngày hôm qua 1-11 cũng ra thông cáo có nội dung sai sự thật khi yêu cầu Việt Nam "ngưng đàn áp các nhà báo".
Cái gọi là Sáng kiến pháp lý Việt Nam do hai đối tượng Trịnh Hữu Long và Trần Quỳnh Vi - những kẻ có quan hệ mật thiết với Voice ngoại vi của Việt Tân trước đó cũng ra tuyên bố, cho rằng việc điều tra, bắt giam và truy tố, xét xử đối với các thành viên nhóm “Báo Sạch” là vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Xét xử Trương Châu Hữu Danh và nhóm "Báo Sạch". Ảnh: thanhnien.com.vn |
Dư luận và người dân Việt Nam chẳng ai xa lạ gì luận điệu bổn cũ soạn lại của những tổ chức như Phóng viên không biên giới, Sáng kiến pháp lý Việt Nam hay những đối tượng như Trịnh Hữu Long và Trần Quỳnh Vi hay Phạm Đoan Trang. Đây là những tổ chức, cá nhân thường xuyên lợi dụng, xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận để chống phá Đảng, nhà nước Việt Nam.
Cũng không lạ khi Trịnh Hữu Long bênh vực Báo Sạch bởi Long nằm trong bộ 3 với Nguyễn Anh Tuấn và Phạm Đoan Trang được Voice đào tạo để chống phá đất nước. Trong chuỗi hoạt động của những đối tượng này mấy năm qua, có nhiều sự việc từng được một vài thành viên nhóm "Báo Sạch" tham gia hoặc cổ xúy.
“Tim đen” của họ thì đã rõ nhưng quả là đáng thất vọng khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một cơ quan có đầy đủ thông tin hơn, nắm rõ hơn về sự phát triển của tự do báo chí ở Việt Nam lại có thể đưa ra những lập luận thiếu khách quan, thiếu thiện chí như vậy.
Xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
Trong vụ việc này, TAND huyện Thới Lai (Cần Thơ) đã tuyên phạt các bị cáo là thành viên nhóm “Báo Sạch” tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, Điều 331 Bộ Luật Hình sự.
Quá trình xét xử, tranh tụng công khai, dân chủ. Chính các luật sư cũng cho rằng, việc truy tố các bị cáo là không oan sai vì có nhiều bài viết đã xâm phạm đến các cá nhân, tổ chức.Các bị cáo cũng đã nhận tội và tỏ ra ăn năn, ân hận.
Cũng cần phải nói thêm rằng, tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam được bảo đảm theo đúng pháp luật quốc tế và Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Ở Việt Nam, không có cái gọi là nhà báo độc lập, nhà báo công dân như lập luận của một số tổ chức thiếu thiện chí.
Còn xét về luật pháp quốc tế, theo những giá trị phổ quát nhất, tự do báo chí luôn mang tính lịch sử, cụ thể gắn với hoàn cảnh phát triển, văn hóa của mỗi quốc gia; không thể có tự do báo chí vô hạn độ đến mức có thể xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xâm hại nhân phẩm, danh dự của người khác.
Không nên để thông tin xấu “gây nhiễu”
Trong bối cảnh quan hệ Việt - Mỹ đang được tăng cường, phát triển tốt đẹp. Trong bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam luôn nỗ lực nghiêm túc thực hiện cam kết, nghĩa vụ theo các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên cũng như các cơ chế nhân quyền quốc tế. Trong đó, đặc biệt coi trọng Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Phát biểu vào tháng 9 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: Thực tế, những nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao tại Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc qua các chu kỳ.
Trên thực tế, những thành tựu mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước là những bằng chứng không thể phủ nhận cho các nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm thực thi quyền con người. Việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người luôn được Ðảng, Nhà nước ta thể chế hóa cũng như thực thi nghiêm túc trong thực tiễn. Việc thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam luôn được tuân thủ nghiêm túc theo những cam kết, nghĩa vụ trong các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cũng như các cơ chế nhân quyền quốc tế. Chính vì vậy, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia điển hình trong tiến trình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, tiếp tục triển khai hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững.
Tại Hội thảo quốc tế về xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc do Bộ Ngoại giao phối hợp Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức ngày 14-7-2021 với sự tham dự của hơn 150 đại biểu trong nước và quốc tế, thành tựu của Việt Nam về công tác nhân quyền tiếp tục được ghi nhận. Ông Kamal Malhotra - Ðiều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, hoan nghênh Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và bảo vệ quyền con người mà minh chứng là quyết định thực hiện Báo cáo giữa kỳ tự nguyện. Liên hiệp quốc đánh giá cao Việt Nam.
Thiết nghĩ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nên thay đổi cách tiếp cận và khách quan hơn, toàn diện hơn khi đề cập vấn đề liên quan đến nhóm "Báo Sạch"; không để những thông tin gây nhiễu dẫn đến những bình luận sai lệch; không chỉ đối với vụ án nhóm "Báo Sạch" mà trong nhiều vụ án, vụ việc khác.
CHÍNH NGHĨA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét