ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Israel hé lộ vũ khí ngắm bắn đối phương bằng chùm tia đặc biệt (VNN 13/11/2021)-Tổng thống Belarus dọa chặn ống dẫn khí ga tới châu Âu (VNN 12/11/2021)-Đừng để mất cắp niềm tin (TD 11/11/2021)-Nguyễn Thọ-Trung Quốc trước Hội nghị 6: ‘‘Những nhân nhượng và thất bại’’ của Tập Cận Bình (BVN 11/11/2021)-Trọng Thành-Mỹ - Trung bất ngờ công bố thỏa thuận chống biến đổi khí hậu (VNN 11/11/2021)-Đại diện “không chính trị” cho Miến tại ASEAN là sao? (TD 11/11/2021)-Nguyễn Đan Quế-Có ‘ngàn lẻ một’ lý do để hủy sự kiện sách Ted Osius (TD 11/11/2021)-Hoàng Trường/ Blog VOA-Mỹ sa thải lãnh đạo tàu ngầm USS Connecticut vì vụ tai nạn ở Biển Đông (VNN 10/11/2021)-Các chế độ độc tài có thể chiến thắng trước mắt, nhưng về lâu dài thì dân chủ vẫn thắng (TD 10/11/2021)-Nguyễn Thọ-Mỹ sắp thực hiện sáng kiến B3W đối trọng “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc (BVN 9/11/2021)-Bà Merkel làm gì sau khi nghỉ hưu? (VNN 9/11/2021)-Ông Trump nêu thời điểm quyết định tái tranh cử (VNN 9/11/2021)-Ngoại giao quyền lực mềm của Biden và phong trào dân chủ Việt Nam (Luật Khoa 8-11-21)-(BVN )-Đăng Nguyễn-Cuộc đấu đá nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc trở nên cao độ (TD 9/11/2021)-
- Trong nước: Đại biểu ấn tượng với trả lời 'đúng và trúng' của Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà (GD 13/11/2021)-Quảng Ninh: Đình chỉ công tác Bí thư huyện Cô Tô vì có biểu hiện vi phạm đạo đức (GD 13/11/2021)-Lê Hùng Sơn, vừa có bằng TS kinh tế tại ĐHMĐC-Thời gian nào để vừa làm quản lý, vừa có thể viết sách lý luận Đảng? (Việt Nam Thời Báo 13-11-21)-Phó Thủ tướng: nhất thiết phải nhớ bình thường mới không thể là bình thường (GD 11/11/2021)-Lo kỷ luật, bị xử lý pháp luật trở thành nỗi sợ phổ biến trong cán bộ, công chức (GD 10/11/2021)-Bộ trưởng Y tế 'đau lòng' nhưng lên án cán bộ vi phạm pháp luật (VNN 10/11/2021)-Xử lý những người được coi là tinh hoa: Điều gì phải đau xót (TVN 9/10/2021)-Bộ Chính trị ban hành Quy định về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ (GD 9/11/2021)-Con đường 14 năm từ vị giám đốc bệnh viện 34 tuổi đến khi bị bắt tạm giam (DV 9-11-21)-Xử lý những người được coi là tinh hoa: Điều gì phải đau xót (VNN 9-11-21)-Quy trách nhiệm cho từng cán bộ để không cần nhờ vả mà việc vẫn 'chạy' (VNN 9/11/2021)-Nhiều người tiêu dùng châu Á không mua nổi thịt bò (Zing 8-11-21)-Luận điệu suy diễn quy định mới về những điều Đảng viên không được làm (CAND 8-11-21)- Lãnh án tù vì xúc phạm cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải (VNN 5/11/2021)-Ông Lê Trương Hiền Hòa làm phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM (TT 4-11-21) Chuyện cũ bỏ qua? Lê Trương Hiền Hòa, con trai cựu Bí thư Thành ủy TPHCM cướp vợ người (TD 1,2,3-12-19)-
- Kinh tế: Quốc hội ‘chốt’ lùi cải cách tiền lương (VNN 13/11/2021)-Vàng lên tới 72 triệu đồng/lượng: Dự báo sốc và nỗi lo có thật (VNN 13/11/2021)-Thừa Thiên Huế tạm dừng một số hoạt động để phòng chống dịch (GD 13/11/2021)-Hàng không, lữ hành gửi kế hoạch thí điểm đón khách quốc tế trước 15-11 (KTSG 12/11/2021)-Dacotex hỗ trợ trẻ em khó khăn vươn lên trong cuộc sống (KTSG 12/11/2021)-Phục hồi kinh tế từ nền tảng an ninh việc làm (KTSG 12/11/2021)-Giải thưởng Dot Property Vietnam Awards 2021: Những nhà chiến thắng lộ diện (KTSG 12/11/2021)-Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn (Cảng Sài Gòn) thông báo tuyển dụng (KTSG 12/11/2021)-Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Rủi ro lạm phát năm 2022 là rất lớn (TP 12-11-21)-Thu nhập bình quân đầu người đạt 3.900 USD năm 2022 (TP 12-11-21)-Thủ tướng nói gì về việc hơn 1,3 triệu lao động thành phố ồ ạt về quê? (DT 12-11-21)-Bộ Công an chỉ đạo dẹp nạn mại dâm "sugar baby - sugar daddy" (DT 12-11-21)-Nghĩ về Đồi Dinh và di sản đô thị Đà Lạt (DNTT 13-11-21)-Bài TS Nguyễn Thị Hậu-Nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam bàn về kinh tế tuần hoàn (DT 12-11-21)-Nhiều người trẻ TP.HCM quay lại thói quen làm việc ở quán cà phê (Zing 12-11-21)-
- Giáo dục: Toàn bộ nội dung chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục (GD 13/11/2021)-Bộ Nội vụ đã có ý kiến, Bộ Giáo dục có sửa các Thông tư 01, 02, 03, 04? (GD 13/11/2021)-Giáo viên THCS Chu Văn An, Rạch Giá tố bị ép làm kế hoạch dài 70-80 trang giấy (GD 13/11/2021)-Muốn xây dựng được kế hoạch giáo dục tốt, hiệu trưởng phải dám nghĩ dám làm (GD 13/11/2021)-Vì sao xã hội dị ứng với giáo viên dạy thêm, còn bác sĩ làm thêm không ai soi? (GD 13/11/2021)-Giáo viên học thuê, làm bài thu hoạch thuê các module, nghề mới hái ra tiền GD 13/11/2021)-Đà Nẵng nỗ lực duy trì mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT (GD 13/11/2021)-Nữ sinh Hải Dương tiết lộ bí quyết săn được nhiều học bổng toàn phần quốc tế (GD 13/11/2021)-Đại dịch Covid là cú hích đẩy nhanh quá trình đổi mới giáo dục đại học (GD 13/11/2021)-
- Phản biện: Quy định mới về từ chức: Cán bộ yếu kém có thể “rút lui” trong danh dự (GD 13/11/2021)-Bùi Thị An-Mấy suy nghĩ về hành vi cưỡng dâm của Bí thư huyện ủy Cô Tô-Quảng Ninh (TD 13/11/2021)-Mạc Văn Trang-Khi tâm hồn mục nát (TD 13/11/2021)-Tạ Duy Anh-Trang, Ken, Vị (TD 13/11/2021)-Phạm Thị Hoài-Ngô Đình Diệm và tờ Thời Luận: Thuở hồng hoang của báo chí tự do Việt Nam (TD 13/11/2021)-Tô Lâm và những bế tắc mang tính hệ thống của độc tài công an trị (TD 13/11/2021)-Đào Tăng Dực-Chuyện nhà thì quáng, chuyện ngoài thì sáng (TD 12/11/2021)-Võ Văn Quản-Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Sự bứt phá và sự quên lời hứa (TD 12/11/2021)-Chiến lược quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19: Đột phá gì? Xây dựng như thế nào ? (TD 12/11/2021)-Trần Tuấn-Vẫn còn đó những nỗi lo (TD 12/11/2021)-Đỗ Duy Ngọc-Hay là Tô Lâm ‘bị cài bẫy’? (Blog VOA 11-11-21)(TD)-Trần Đông A-Những kẻ mù dẫn đường (Phần 1) (TD 11/11/2021)-Nguyễn Thông-Tìm phương thuốc chữa trị căn bệnh vô cảm hiện nay ở Việt Nam (TD 11/11/2021)-Nguyễn Văn Nghệ-Luật pháp nên đứng ở đâu trong những bữa tiệc xa xỉ của quan chức (TD 11/11/2021)-Nguyễn Quốc Tấn Trung/LK-Ai chịu trách nhiệm về nạn buôn bán phụ nữ? (BVN 11/11/2021)-Mạc Văn Trang-Phải có thuốc chữa lành căn bệnh sợ trách nhiệm (TVN 11/11/2021)-Lan Anh-Lư hương tượng đài Đức Thánh Trần là năng lượng của lòng dân (TD 11/11/2021)-Cù Mai Công-“Cái chết” của những nhân tài ngành y-vì sao thiên nga gãy cánh? (RFA 10-11-21)-Khoa trương là để che đậy? (TD 8/11/2021)-Ngô Anh Tuấn-Khi “minh quân” không còn tỉnh táo! (TD 8/11/2021)-Lê Huyền Ái Mỹ-Trước biến cố lớn (TD 8/11/2021)-Mai Quốc Ấn-Người ta chỉ xem thường người Việt thôi... (BVN 8/11/2021)-Lưu Trọng Văn-“Giai cấp mới” tại Việt Nam (TD 7/11/2021)-Trần Trung Đạo-Cao Minh Quang ký Thông tư 47, chừa lỗ hổng để nhập thuốc giả (TD 5/11/2021)-Mai Bá Kiếm-Tiêm nhầm vaccine! (TD 5/11/2021)-Lê Huyền Ái Mỹ-Những kêu gọi về công đoàn độc lập chỉ nhằm lật đổ chế độ cộng sản?(BVN 5/11/2021)-Hà Nguyên-Vũ Minh Khương, viên “quan văn” ở nước ngoài của triều đình đỏ (TD 5/11/2021)-J.Nguyễn-Chốn quan trường (TD 4/11/2021)-Lê Huyền Ái Mỹ-Xây dựng thể chế, cải cách thể chế để nâng cao giá trị nội (TD 4/11/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Hỏi nhỏ: “Trương Quốc Cường có quốc tịch nước ngoài chưa?” (TD 4/11/2021)-Mai Bá Kiếm-Một năm sau quyết định về “danh mục bí mật độ tuyệt mật của đảng' có hiệu lực (TD 2/11/2021)-Trương Nhân Tuấn-Giải bài toán sản lượng khai thác dầu khí (GD 27-10-21)-
- Thư giãn: Cô gái miền Tây kể về người Nhật sau 3 năm làm dâu (VNN 8/11/2021)-Bố Mỹ Tho mua xe 90 triệu, tự chế nhà di động đưa vợ con du lịch muôn nơi (VNN 8/11/2021)-
Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14 về chủ trương khuyến khích bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Ở nội dung này, ĐB Hoàng Anh Công (Thái Nguyên) có ý kiến tha thiết tại phiên thảo luận Quốc hội hôm qua.
Tôi xin đề cập căn bệnh đã xuất hiện từ lâu, hiện vẫn âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ các cấp, len lỏi trong mỗi người chúng ta và đang trở thành nguy cơ cho sự phát triển của đất nước, đó là căn bệnh sợ trách nhiệm.
Vì nguyên nhân gì mà cán bộ, kể cả cán bộ giữ cương vị lãnh đạo đứng đầu, lại sợ trách nhiệm? Có những người khi thực hiện nhiệm vụ đúng căn cứ, đúng quy định pháp luật nhưng khi thực hiện lại luôn sợ và không quyết định những vấn đề, chỉ vì mục đích an toàn cho mình. Nỗi lo bị sợ kỷ luật, sợ xử lý bằng pháp luật vào một thời khắc nào đó đã trở thành một nỗi sợ phổ biến trong cán bộ, công chức.
![]() |
Đại biểu Hoàng Anh Công: Sự chồng chéo, bất cập trong các quy định của pháp luật đã đẩy cán bộ, công chức vào tâm trạng sợ không dám quyết định. Ảnh: Quochoi.vn |
Trong đợt phòng chống dịch Covid-19 vừa qua, nhiều địa phương có tâm lý ngại mua sắm thiết bị máy móc, thiết bị, vật tư y tế do sợ bị xử lý kỷ luật, sợ bị xử lý hành chính, hình sự. Nỗi sợ trách nhiệm này còn biểu hiện trong công tác phòng, chống dịch, điều hành, phòng, kiểm dịch tại nhiều địa phương.
Mặc dù Chính phủ đã ban hành nghị quyết 128 nhưng các địa phương vẫn áp dụng những biện pháp ngăn sông cấm chợ, áp dụng những biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn, hạn chế giao thông, giao lưu hàng hóa, nhằm tránh phát sinh F0, vì sợ rằng nếu để dịch bùng phát sẽ bị ảnh hưởng đến công tác và có thể bị phê bình, kỷ luật.
Lĩnh vực đầu tư công cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi căn bệnh này. Đa số các công trình trọng điểm đều bị chậm tiến độ, đội vốn, tốc độ giải ngân tại các địa phương, các bộ, ngành đạt tỷ lệ rất thấp, mặc dù Chính phủ đã phải áp dụng nhiều biện pháp để khắc phục vấn đề này.
Theo báo cáo của Chính phủ, năm nay có tới 36/50 bộ cơ quan trung ương, 20/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 40%, trong đó có 20 bộ, ngành và 2 địa phương đạt dưới 20%.
Có thể thấy căn bệnh này xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Theo tôi, một trong những nguyên nhân chính đó là sự chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập trong các quy định của pháp luật đã đẩy cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ vào tâm trạng lo lắng, né tránh, sợ không dám quyết định.
Theo tờ trình số 423 của Chính phủ về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2026, qua rà soát kiến nghị tại 36 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy các quy định của pháp luật hiện hành chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tế, gây vướng mắc, khó khăn cho đầu tư sản xuất, kinh doanh có liên quan tới 79 luật, 3 nghị quyết của Quốc hội, 188 nghị định của Chính phủ, 20 quyết định của Thủ tướng, 153 thông tư của bộ, ngành. Đây là số liệu rất lớn.
Hệ quả của sự bất cập nêu trên dẫn đến tình trạng hạn chế năng động, sáng tạo vì lợi ích chung của cán bộ, công chức, chưa có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám vì lợi ích chung, cản trở sự phát triển chung của địa phương, cơ quan, đơn vị và sự phát triển chung của đất nước.
Tác động tiêu cực của hiện tượng này, đó là có một bộ phận không nhỏ cán bộ không năng động, sáng tạo, không vì lợi ích chung, dĩ hòa vi quý, thấy đúng không dám làm, thấy sai không dám đấu tranh, có biểu hiện vô cảm với nhân dân. Người năng động, sáng tạo, trung thực thấy đúng thì dám làm, thấy sai dám đấu tranh vì lợi ích chung, đôi khi lại bị xử lý trách nhiệm, không được bảo vệ.
Sớm luật hóa quy định của Đảng
Để kịp thời sửa chữa, khắc phục những hạn chế nêu trên, ngày 22/9, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14 về chủ trương khuyến khích bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Theo đó, khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại, nếu thực hiện đúng chủ trương có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn giảm trách nhiệm.
Tinh thần này cũng được khẳng định tại quy định số 22 của Ban chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng. Tại khoản 3 điều 2 về nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng có quy định công tác kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện nhân tố mới, tích cực để phát huy, bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đột phá vì lợi ích chung.
Đây là một chủ trương mới, có hướng tới khuyến khích sự sáng tạo, năng động của cán bộ, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Để kịp thời đưa chủ trương đúng đắn của Đảng vào cuộc sống, cần sớm thể chế hóa các chủ trương này vào pháp luật, nếu không sẽ đi đến việc xử lý tùy tiện.
Luật hóa quy định cụ thể, quy định này sẽ không cho phép bất cứ ai được đưa ý kiến chủ quan và làm thay đổi sự thật, sự công bằng của pháp lý. Nếu không luật hóa thì sẽ không bảo vệ được người dám nghĩ, dám làm mà có thể dẫn đến bị trù dập, bị oan sai. Nếu không sớm luật hóa sẽ vô tình mở thêm thị trường cho tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực thanh tra, điều tra, xét xử, kiểm sát.
Tôi xin có một vài kiến nghị.
Thứ nhất, đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo cơ quan chuyên môn khẩn trương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xử lý vi phạm hành chính, hình sự, các quy định pháp luật khác có liên quan để đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý, sửa đổi, bổ sung, khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo.
Kịp thời thể chế hóa quy định bảo vệ cán bộ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, coi đây là nhiệm vụ cần sớm phải thực hiện và đưa vào chương trình xây dựng luật pháp lệnh ngay.
Thứ hai, cần sớm nghiên cứu, sửa đổi các quy định pháp luật còn chung chung dẫn đến tùy tiện trong áp dụng trên thực tế, nhất là các quy định về hình sự, xử lý hành chính, kỷ luật.
Thứ ba, trong giai đoạn trước mắt, cần giao cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, rà soát lại các vụ việc đã và đang được xem xét, xử lý có liên quan đến nội dung nêu trên để có biện pháp tham mưu cho cấp có thẩm quyền trong việc xem xét áp dụng quy định này trên thực tế, nhằm củng cố lòng tin, tránh làm oan sai cho cán bộ.
Lan Anh lược ghi
TÌM PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ CĂN BỆNH VÔ CẢM
HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN NGHỆ/ TD 11-11-2021
Trên một số trang mạng có bài văn nghị luận về đề tài “Bệnh vô cảm” của em Phan Hoàng Yến, học sinh lớp 9A2 Trường Trung học cơ sở Chu Văn An-Hà Nội được nhiều người quan tâm. Nhập đề em đã đề cập đến các nhà khoa học cố gắng sáng chế ra những rô-bốt “làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống”.
Nhưng “Chỉ lạ một điều: Đó là trong khi các nhà khoa học đang ‘vò đầu bứt tóc’ không biết làm sao có thể tạo ra một con chip ‘tình cảm’ để khiến ‘những cỗ máy vô tình’ biết yêu, biết ghét, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội- bệnh vô cảm” [1].
Bệnh vô cảm đã khiến con người “Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không, hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?” [2].
Tại sao con người Việt Nam ngày càng vô cảm như thế? Em Phan Hoàng Yến cho rằng người Việt Nam hiện nay “càng lúc càng khép chặt cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai” và “người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích riêng mình mà thôi” [3].
Người Việt Nam ngày càng chạy theo vật chất, chắc là phải có nguyên nhân? Theo cụ Trần Trọng Kim(1883-1953): “Cộng sản giáo ngày nay thì hoàn toàn duy vật, nghĩa là ngoài vật chất ra, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không phải ở cõi trời mà chính ở cõi trần gian này”; “Còn về đường tín ngưỡng, thì đạo Cộng sản đã là đạo hoàn toàn duy vật, tất không ai thờ phụng thần thánh nào khác nữa”; “Vậy những tín đồ cộng sản phải là những người cuồng tín và chỉ biết đời sống vật chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa. Sống có một đời rồi hết, nên ai nấy chỉ lo làm cho mình được mọi điều thắng lợi, sá chi những điều phúc họa thiện ác”; “…Vì có tư tưởng như thế, cho nên cha, con, anh em bè bạn không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết tôn trọng chủ nghĩa của Cộng sản và phục tòng những người cầm quyền của đảng, ngoại giả, giết hại lẫn nhau, lừa đảo nhau: hễ ai làm những việc mà lợi cho đảng là người giỏi, người tốt. Gia đình, xã hội, phong tục, chế độ cũ đều bỏ hết, bỏ đến tận cội rễ, để thành lập xã hội mới theo chủ nghĩa cộng sản” [4].
Người cộng sản luôn nói đến tu dưỡng “đạo đức cách mạng”, nhưng “Đạo đức cách mạng có phần giống đạo đức nhân bản, thí dụ chống tham nhũng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, nhưng cũng có phần mâu thuẫn với nó, thí dụ lòng căm thù và tiêu diệt những người của giai cấp đối kháng, đàn áp người bất đồng chính kiến” [5].
Do đó “Làm một cán bộ cao cấp, đạo đức cách mạng rất là cần, nhưng chưa đủ. Còn phải có đạo đức nhân bản để trước hết làm được con người lương thiện và tử tế. Đó là tình yêu thương và tôn trọng đồng loại dù họ ở tầng lớp nào, thuộc giai cấp nào. Không những yêu thương con người mà còn yêu thương vạn vật, là biết ơn và kính trọng Trời Đất. Đó là tâm từ bi, là lòng trắc ẩn đối với chúng sinh, là đức khiêm tốn, là lòng nhân ái, bao dung. Không có được đạo đức nhân bản, con người ta dễ trở thành những kẻ máu lạnh, chỉ biết dùng thủ đoạn lao vào cắn xé nhau, lừa bịp nhau để tranh đoạt vật chất và quyền lực” [6].
Trong Cải cách Ruộng đất, đáng lẽ những ông đội đi làm công tác Cải cách Ruộng ruộng đất, dạy dân về đạo đức nhân bản, đàng này lại “mớm” cho vợ tố chồng, con tố cha. Tuy rằng đảng và chính quyền có nhận lỗi và cố gắng sửa sai nhưng nó vẫn còn hệ lụy cho đến ngày nay.
Sau ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn “giải phóng” khỏi ách kiềm kẹp của “Mỹ Ngụy” nhưng dưới con mắt của “bên thắng cuộc” nhiều con dân Việt lại bị gán cho danh hiệu “ngụy quân-ngụy quyền”. Ngụy là xấu xa, cần phải “cải tạo”. Nhiều người đã phải bỏ mạng nơi “Trại cải tạo”, khiến cho nhiều vợ con trở thành cô nhi, quả phụ. Đất nước được “giải phóng” gần nửa thế kỷ, ấy vậy mà cái từ “ngụy” vẫn còn trên môi miệng của nhiều người!
Con người mà thiếu đạo đức nhân bản, chỉ biết tôn sùng vật chất sẽ trở nên vô cảm: “Vô cảm là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác, người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích riêng mình mà thôi” [7].
Theo em Phan Hoàng Yến, “điều duy nhất chúng ta có thể làm để cho căn bệnh vô cảm ‘không còn đất sống’ là hãy biết mở cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu ghét thương giận và chia sẻ những điều tinh túy đó cho những người xung quanh” [8].
Em kết luận: “Tóm lại, ta nhận thấy rằng căn bệnh vô cảm đang lan tràn ngày càng rộng lớn và trở nên vô cùng nguy hiểm, biến con người thành một cỗ máy vô tri chỉ biết vận động. Đừng để điều đó xảy ra mà hãy đấu tranh để giành lại phần ‘người’, giành lại ‘trái tim’ mà Thượng Đế, mà Tạo hóa đã ban cho chúng ta, đào thải căn bệnh vô tình quái ác ra khỏi xã hội” [9].
Thượng Đế – Tạo hóa mà em Phan Hoàng Yến nhắc đến chính là Ông Trời mà người Việt Nam gọi. Ông Trời là cứu cánh, là cùng đích để nhân loại hướng đến. Sách Trung dung của Nho giáo viết: “Cố quân tử bất khả dĩ bất tu thân. Tư tu thân bất khả dĩ bất sự thân. Tư sự thân bất khả dĩ bất tri nhân. Tư tri nhân bất khả dĩ bất tri Thiên”. (Cho nên bậc quân tử cần phải tu thân. Muốn tu thân cần phải biết phụng dưỡng cha mẹ. Muốn biết phụng dưỡng cha mẹ cần phải biết đến người khác [tha nhân]. Muốn biết đến tha nhân cần phải biết đến Ông Trời).
Nhà thần học người Brazil là Leonardo Boff đã hỏi Đức Đạt lai Lạt ma: “Thưa Ngài, tôn giáo nào tốt nhất?”. Đức Đạt lai Lạt ma trả lời: “Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng Tối Cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn”. Leonardo Boff hỏi tiếp: “Cái gì làm tôi tốt hơn?”. Đức Đạt lai Lạt ma trả lời: “Tất cả những gì làm anh biết thương cảm hơn; Biết theo lẽ phải hơn; Biết từ bỏ hơn; Biết dịu dàng hơn; Biết nhân hậu hơn; Có trách nhiệm hơn. Có đạo đức hơn. Tôn giáo nào biến anh thành như vậy là tôn giáo tốt nhất” [10].
Hãy mở rộng trái tim mà Thượng Đế đã ban tặng cho chúng ta, để chúng ta biết “vui với ai mừng vui, khóc với ai đang khổ sầu” (Lời bài hát: Vì Chúa là tình yêu- Linh mục Kim Long).
Nguyễn Văn Nghệ, Diên Khánh – Khánh Hòa
_______
Chú thích:
[1] [2] [3] [7] [8] [9] https://ione.net/bai-van-9-5-diem-ve-benh-vo-cam-gay-xon-xao-2386663.html
[4] Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi (Kiến văn tiểu lục), Việt Books-2010, tr.113-115
[5] [6] https://baotiengdan.com/2021/10/16/tham-du-ban-tron-cua-bbc/
https://www.youtube.com/watch?v=WP6KsZMGihU&t=160s
[10] https://khoahoctamlinh.vn/kham-pha/ton-giao-nao-tot-nhat-1101.html
QUY ĐỊNH MỚI VỀ TỪ CHỨC:
CÁN BỘ YẾU KÉM CÓ THỂ 'RÚT LUI' TRONG DANH DỰ
CAO KIM ANH/ GDVN 13-11-2021

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét