ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Đại sứ Myanmar kêu gọi LHQ hành động khẩn chống đảo chính (VNN 27/2/2021)-Chính quyền Biden và chiến lược toàn cầu (BVN 27/2/2021)-Đằng sau việc luận tội cựu Tổng thống Donald Trump lần hai (TVN 25/2/2021)-Việt Nam có là nước thao túng tiền tệ - nhận xét về báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ (TBKTSG 25-2-21)-Đinh Tường Hinh& Nguyễn Tiến Hưng-Viettel bị cáo buộc ‘lạm dụng’, tiếp tay cho quân đội Miến Điện vi phạm nhân quyền (RFA 25-2-21)-Người Việt ở nước ngoài có gặp vấn đề giấy tờ vì cách ghi Họ tên Việt Nam? (BBC 25-2-21)-Việt Nam phản hồi thông tin nhiều phụ nữ nước ngoài bị sàm sỡ tại Hà Nội (TN 25-2-21)-Con trai cựu Tổng thống Trump bị triệu tập lấy lời khai (VNN 25/2/2021)-Việt Nam chịu tác động gì khi Mỹ đặt trọng tâm vào nhân quyền? (VOA 25-2-21)-Người Việt ở Texas sau bão tuyết: Mất mát, đau thương và tình người (VOA 25-2-21)-Mỹ: Ngày càng có nhiều người Việt tham gia chính trường Quận Cam (RFI 24-2-21)-Trung Quốc và Myanmar ấp úng về 5 chuyến bay bí ẩn mỗi đêm (BVN 24/2/2021)-Bầu Hội đồng Nhân quyền chẳng khác gì bầu Quốc hội ở Việt Nam (BVN 24/2/2021)-Võ Văn Quản-Việt nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền: Một sự nhạo báng, sỉ nhục LHQ (TD 2/2/2021)-Thượng viện Mỹ soạn dự luật đối phó Trung Quốc trỗi khơi Vũng Tàu (BVN 24/2/2021)-RFA-Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ: vừa ăn cướp vừa la làng (BVN 24/2/2021)-Diễm Thi-Tân Cương: Anh tố cáo Trung Quốc vi phạm nhân quyền “với quy mô công nghiệp” (BVN 24/2/2021)-Trọng Nghĩa-Nhận dạng sự đảo lộn xã hội Mỹ do trí tuệ nhân tạo, theo nhận định của báo chí Mỹ (Diễn Đàn 23-2-21)-(BVN )-Vũ Quang Việt-Hải cảnh 5304 áp sát khu vực khai thác dầu khí của Việt Nam tại mỏ Hải Thạch (BVN 23/1/2021)-Miến Điện: Tổng đình công, biểu tình phản đối đảo chính, bất chấp đe dọa của quân đội (BVN 23/1/2021)-Mỹ: Truyền thông Việt Ngữ Quận Cam trong cơn bão tin giả (RFI 22-2-21)-"Cuộc chiến" Australia – Facebook: "Trói" mạng xã hội tuân thủ luật chơi (DV 22-2-21)-
- Trong nước: Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 (GD 27/2/2021)- Sao vẫn bẻ cong sự thật? (QĐND 26-2-21)-Cán bộ, đảng viên ứng xử lành mạnh, chuẩn mực trên môi trường mạng (QĐND 25-2-21)- Hơn 80% bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam tự hồi phục sau 1 tuần (VNN 25/2/2021)-Ủy viên Trung ương làm trưởng đoàn ĐBQH không giữ quá 3 chức danh lãnh đạo (VNN 25/2/2021)-Sau Đại hội 13 có nâng số nhân sự cao cấp gốc miền Nam bằng Nghệ Tĩnh? (BBC 25-2-21)-Chống tham nhũng bằng kê khai tài sản cán bộ: cần nhưng chưa đủ! (RFA 24-2-21)-Vì sao Mặt trận Tổ quốc kiến nghị tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng? (VOV 25-2-21)- Vụ Đồng Tâm: Sáu bị cáo 'nhóm tội nặng' sắp ra tòa phúc thẩm (BVN 24/2/2021)-BBC-Các nhà hoạt động Việt Nam bị nhóm hacker khét tiếng nhắm tới? (BBC 24-2-21)-Bí thư Hải Dương: Chúng ta đang trả giá vì chủ quan (Zing 23-2-21)-Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tin Việt Nam sẽ chiến thắng dịch Covid-19 (DT 23-2-21)-Uỷ viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh nói gì về nhiệm kỳ là người đứng đầu ngành Công Thương? (DV 23-2-21)-Báo Công an VN nói về bài học đảo chính Myanmar và Liên Xô cũ (BBC 22-2-21)-Lương tâm nào cho những kẻ chà đạp lên lợi ích dân tộc? (CAND 22-2-21)-
- Kinh tế: Chuyển mục đích sử dụng đất tại Long An (GD 27/2/2021)-Thời khắc phù hợp để dừng lại, tái hiệu chỉnh...! (KTSG 27/2/2021)-Cải cách pháp luật để tồn tại bền vững (KTSG 27/2/2021)-Bao giờ mới thôi “sắp xếp lại giang sơn”! (KTSG 27/2/2021)-Bắp cải 2.000 đồng/cái không ai mua, dân Nghệ An bỏ thối đầy đồng (VNN 27/2/2021)-Công ty năng lượng của Ý thăm dò đầu tư ở Thừa Thiên Huế và Quảng Trị (KTSG 26/2/2021)-Ấn Độ muốn xây dựng các trung tâm sản xuất container để thúc đẩy xuất khẩu (KTSG 26/2/2021)-Hậu Giang, Cần Thơ ‘bắt tay’ mời doanh nghiệp mở rộng đầu tư (KTSG 26/2/2021)-Chỉ trong 2 tháng, hơn 33.600 doanh nghiệp phải đóng cửa (KTSG 26/2/2021)-Nông dân chê hồ tiêu, sản lượng niên vụ 2020-2021 giảm mạnh (KTSG 26/2/2021)-Kiến nghị lập ‘sàn giao dịch’ công chức ở TPHCM (KTSG 26/2/2021)-Giang sơn gấm vóc, và người đời (KTSG 26/2/2021)-Những 'ngôi làng Hàn Quốc' trên đất Hậu Giang (KTSG 26/2/2021)-Doanh nghiệp xuất khẩu đau đầu vì các quy định khác nhau đối với chất phụ gia (KTSG 26/2/2021)-Bất ngờ dự báo triển vọng thị trường lao động năm 2021 (KTSG 26/2/2021)-Sự bùng nổ của thuyết âm mưu Vẫn chuyện lòng tin trong thời đại số (KTSG 26/2/2021)-Chuyển đổi số: đừng ném tiền qua cửa sổ (KTSG 26/2/2021)-AI và tác động với doanh nghiệp nhỏ và vừa (KTSG 26/2/2021)-Thời của “kỳ lân” công nghệ Việt đã qua? (KTSG 26/2/2021)-Vì sao nhà hát 200 tỷ bên bờ sông Hương mới hoạt động đã hư? (PN 26-2-21)-
- Giáo dục: Giáo sư Phạm Hồng Tung đề xuất giáo viên được mặc cả tiền lương, bỏ dự giờ (GD 27/2/2021)-Khi đi học lại, các trường ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn được tổ chức bán trú (GD 27/2/2021)-Gia Lai: tham mưu sai, Trưởng phòng Kế hoạch và Tài chính Sở Giáo dục bị kỷ luật (GD 27/2/2021)-Cơ hội thăng hạng III lên hạng II của giáo viên phổ thông Sài Gòn đang hẹp lại (GD 27/2/2021)-Quy định xếp lương mới giáo viên cấp 1, 2 tăng vượt bậc cấp 3 hầu như giữ nguyên (GD 27/2/2021)-Dự kiến hoạt động các Câu lạc bộ thuộc Hiệp hội trong tháng 3/2021 (GD 27/2/2021)-Cấp trên truy hiệu trưởng, hiệu trưởng chất vấn giáo viên, nhìn Vũng Tàu mà thèm (GD 27/2/2021)-Tích hợp kiểu gì mà phải hai, ba thầy cùng dạy một cuốn sách giáo khoa? (GD 27/2/2021)-Ban Mai School ứng dụng robot khử khuẩn thông minh phòng chống Covid-19 (GD 27/2/2021)-Bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp trực tuyến phải được ghi hình, ghi âm (GD 26/2/2021)-Công nghệ sẽ phá vỡ các trường đại học tự mãn (TVN 26/2/2021)-
- Phản biện: Bác Tề (BVN 27/2/2021)-Nguyễn Ngọc Giao-Sự Băng Hoại Và Suy Đồi Của Xã Hội Việt Nam Hôm Nay Hay Là Hệ Lụy Từ Sự Đa Nhân Cách Tầng Lớp Trí Thức (viet-studies 26-2-20)-Quách Hạo Nhiên-Lạm dụng tâm thần cho mục tiêu chính trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 (BVN 26/2/2021)-Vì sao chiến dịch chống tham nhũng của CSVN không bao giờ có kết quả? (BVN 26/2/2021)-David Hutt-Ôi chùa! Ôi sư! (TD 26/2/2021)-Trần Thất-Móc túi dân lần chót? (TD 26/2/2021)-Lý Trần-Đại diện cho dân và trò bịp của cộng sản (TD 26/2/2021)-Đỗ Ngà-Khi những người trẻ thổi bùng ngọn gió thay đổi xã hội (BVN 25/2/2021)-Trương Minh Vũ-‘Bốc thăm’ kiểm tra kê khai tài sản: chống tham nhũng cũng… ngẫu nhiên (BVN 25/2/2021)-Trân Văn-Phi cảng - cơ hội mới để chia chác nội lực quốc gia (Blog VOA 25-2-21)-(BVN)-Trân Văn-Thu hút nhân tài ở Ấn Độ và hàm ý đối với Việt Nam (TCCS 20-2-21)-Trận chiến cầu Khánh Khê và giờ học lịch sử (BVN 24/2/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Covid-19: Tìm kẻ đốt nhà hay tìm cách chữa và phòng lửa? (BVN 24/2/2021)-Thục Quyên-Hòa hợp hòa giải (*) (BVN 23/2/2021)-Phan Thúy Hà-Quân đội Việt Nam chưa bao giờ nắm quyền, mà chỉ làm bảo kê cho Đảng CSVN (TD 23/2/2021)-J.Nguyễn-Những cuộc tấn công mới (BVN 22/2/20210)-Đinh Đức Hoàng- Trâu Ơi Ta Bảo Trâu Này… (viet-studies 22-2-21)-(BVN )-Tương Lai-“Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, vấn đề nhìn từ Myanmar” (CAND 20-2-2021)-Nguyễn Sơn-
- Thư giãn: Mắc kẹt trên vũ trụ, phi hành gia trở thành 'công dân Liên Xô cuối cùng' (VNN 25/2/2021)-Mức lương 'khủng' của ông Đoàn Ngọc Hải sau 30 phút phụ quán cơm ở Huế (VNN 23-2-2021)-
Sáng 1/2/2021, truyền thông trong nước và quốc tế đồng loạt đưa tin, Tổng thống Myanmar Win Myint, Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và một loạt nhân vật cấp cao khác của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền bị Quân đội bắt. Người phát ngôn của NLD Myo Nyunt sau đó xác nhận thông tin và nói rằng với những gì đang diễn ra thực sự là một cuộc đảo chính.
Quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp ngay trong sáng 1/2 và tuyên bố quyền lực được giao lại cho Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing. Quân đội Myanmar cũng tuyên bố sẽ kiểm soát chính quyền trong vòng 1 năm. Binh lính đã được triển khai bên ngoài tòa nhà chính quyền Thủ đô Naypyitaw và tòa thị chính thành phố Yangon. Hệ thống viễn thông, truyền hình, Internet ở Myanmar gián đoạn.
Việc quân đội Myanmar tiến hành đảo chính được xem là hệ quả tất yếu của những mâu thuẫn kéo dài giữa quân đội với chính phủ dân sự cầm quyền ở quốc gia này, kể từ sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11/2020, với kết quả NLD giành thắng lợi áp đảo. Cụ thể, NLD thắng gần 400 ghế trong Quốc hội (hơn 60%), quân đội có 25% số ghế đương nhiên. Riêng Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) được quân đội ủng hộ, chỉ giành được 30 ghế.
USDP không công nhận kết quả, cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử và yêu cầu Ủy ban Bầu cử phải điều tra và giải quyết. Đảng này cho rằng có đến 10 triệu phiếu gian lận. Ngày 26/1, quân đội Myanmar ra tối hậu thư cho Ủy ban Bầu cử, tuyên bố sẽ hành động nếu ủy ban này không giải quyết cáo buộc gian lận về danh sách cử tri.
Ủy ban Bầu cử ngay lập tức phủ nhận có gian lận trên diện rộng, khẳng định bầu cử đã diễn ra một cách tự do, công bằng, đáng tin cậy và “phản ánh ý nguyện của người dân”. Tuy vậy, hơn 280 cáo buộc đang được điều tra và Tòa tối cao Myanmar bắt đầu xử lý khiếu nại về bầu cử từ ngày 29/1. Cuối cùng, chính biến đã xảy ra vào rạng sáng 1/2, chỉ ít giờ trước khi Quốc hội khóa mới họp phiên đầu tiên.
Cuộc chính biến ở Myanmar có thể sẽ để lại nhiều hệ lụy to lớn. Nó có thể đẩy nền dân chủ non trẻ ở Myanmar rơi vào khủng hoảng. Trong khi đó, việc đóng cửa các ngân hàng và những bất ổn chính trị sẽ gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Myanmar vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Mặt khác, đảo chính có thể dẫn đến tình trạng đổ vỡ các thỏa thuận giữa chính quyền với các nhóm nổi dậy. Điều này có thể một lần nữa đẩy Myanmar vào vòng xoáy của bạo lực.
Các lực lượng nổi dậy có thể có động cơ để chấm dứt các thỏa thuận ngừng bắn và tìm cách mở rộng ảnh hưởng. Một hệ lụy có thể đã thấy rõ, đó là các cuộc biểu tình của người dân. Cuộc đảo chính của quân đội Myanmar đã làm dấy lên làn sóng phản đối không chỉ trong nước mà cả cộng đồng quốc tế.
Một điều dễ nhận thấy rằng, tương tự như ở Thái Lan, quân đội ở Myanmar có vị thế đặc biệt và rất hay chấp chính. Tại Thái Lan, quân đội đã nhiều lần làm đảo chính và thiết lập chính quyền quân sự lâm thời. Trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, quân đội Myanmar không thực hiện nhiều cuộc đảo chính như Thái Lan nhưng thời gian họ nắm giữ chính quyền nhà nước lại kéo rất dài. Sau khi tiến hành đảo chính vào năm 1962, quân đội Myanmar đã duy trì chính quyền quân sự suốt từ năm đó đến năm 2011. Điểm chung giữa quân đội Thái Lan và quân đội Myanmar là không nằm dưới sự lãnh đạo của bất kỳ một chính đảng nào. Họ có quyền lực rất to lớn và được phép nắm quyền trong trường hợp khẩn cấp.
Tại sao quân đội Myanmar lại tiến hành đảo chính? Vì sao chính phủ dân sự ở Myanmar nhanh chóng bị lật đổ? Trong bài viết này, tác giả xin không đề cập. Vấn đề tác giả muốn đề cập trong bài viết này, đó chính là mối liên hệ giữa sự kiện vừa xảy ra ở Myanmar với vấn đề “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang đang được các thế lực thù địch, phản động rêu rao ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, thời gian qua, lợi dụng quá trình đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật, nhiều cá nhân, tổ chức, đối tượng thù địch trong và ngoài nước đã đưa ra những luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013; đòi tam quyền phân lập; đòi “phi chính trị hóa” các lực lượng vũ trang nhân dân,… Trong đó, luận điệu “phi chính trị hóa” Quân đội và Công an được chúng xác định là một nội dung trọng tâm.
Những người này cho rằng, Công an, Quân đội phải “trung lập”, “đứng giữa”, không thuộc một đảng phái nào, “Quân đội phải đứng ngoài chính trị”… Họ còn cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã “hoàn thành sứ mệnh cao cả” là giải phóng dân tộc, nay nên trao lại quyền lãnh đạo đất nước cho “lực lượng dân chủ cấp tiến”.
Có thể thấy rằng, đây là những luận điệu sai trái, nhằm thực hiện âm mưu thâm độc là tách Công an và Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công an, Quân đội; làm cho lực Công an, Quân đội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mất phương hướng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, dẫn đến suy yếu về chính trị, tiến tới làm cho lực lượng vũ trang bị vô hiệu hóa.
Với thủ đoạn này, các thế lực thù địch, phản động không có gì khác là muốn làm cho lực lượng vũ trang nhân dân ta dần dần biến chất, từ lực lượng vũ trang của nhân dân, mang bản chất của giai cấp công nhân, trở thành một đội quân phản bội lại lợi ích của Đảng, của nhân dân, bảo vệ cho lợi ích của các tầng lớp, giai cấp tư sản.
Thực tiễn khẳng định, không có một lực lượng vũ trang nào là "đứng ngoài chính trị", là "trung lập". Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển quân đội các nước tư bản đều cho thấy, giai cấp tư sản không hề coi nhẹ quân đội, trái lại, rất coi trọng xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần cho lực lượng vũ trang của họ. Trong khi đó, thực tiễn cũng đã cho chúng ta những bài học rất sâu sắc về vấn đề này. Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Liên Xô tuyên bố xóa bỏ Điều 6 Hiến pháp (quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô), chấp nhận đa nguyên, đa đảng đã rời bỏ nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin và sau đó là chấp nhận xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với lực lượng vũ trang, làm cho quân đội bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa. Đó là một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối năm 1991.
Cuộc chính biến ở Myanmar có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng sự kiện này có liên quan trực tiếp tới vấn đề “phi chính trị hóa” Công an, Quân đội. Từ cuộc chính biến ở Myanmar, một bài học sâu sắc được rút ra với chúng ta, đó là phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong các lực lượng vũ trang.
Tuyệt đối không bao giờ được sa vào bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch, phản động. Để thực hiện vấn đề này, trước hết phải luôn giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, CAND nói riêng; không ngừng chăm lo xây dựng các tổ chức đảng các cấp trong lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức.
Qua đó, xây dựng tổ chức đảng các cấp trong lực lượng vũ trang thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống.
Nỗi tự ti Miến Điện của đảng Cộng sản Việt Nam
Thái độ của chính quyền CSVN đối với Miến Điện cho ta thấy sự lúng túng rất thú vị của Hà Nội. Năm 2010, khi Miến Điện đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tự do, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của VN từng qua bên đó, khuyên các lãnh đạo Miến Điện, “tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái, qua đó sớm tập trung ổn định để phát triển đất nước…”, trong khi đảng của ông Dũng không chịu tranh cử với ai, cứ một mình một chợ chia ghế lãnh đạo mấy chục năm nay.
Sau cuộc đảo chánh của quân đội Miến Điện vào ngày 1/2/2021 vừa qua, ngày 20/2/2021, báo Công an Nhân dân có một bài thú vị và ngộ nghĩnh hơn nữa, có tựa đề là: “Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, vấn đề nhìn từ Myanmar”, của tác giả Nguyễn Sơn. Trong bài viết này, tác giả lẫn lộn lung tung giữa các khái niệm như đảng phái, chính trị và cầm quyền với nhau.
Bài này cũng có ý giống như ý của thủ tướng Dũng trước kia, tác giả tỏ vẻ tiếc nuối cho nền dân chủ Miến Điện còn non trẻ khi quân đội độc quyền lãnh đạo đất nước, nhưng tác giả lại bảo vệ sự độc quyền lãnh đạo của đảng CSVN, phản đối “Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”.
Ý của tác giả trong bài này rất rõ ràng, là đả phá quan niệm phi chính trị hóa quân đội, được một số người chỉ trích Hà Nội, cũng như những người vận động dân chủ cho Việt Nam đề xuất. Tác giả viết: “Vấn đề tác giả muốn đề cập trong bài viết này, đó chính là mối liên hệ giữa sự kiện vừa xảy ra ở Myanmar với vấn đề ‘phi chính trị hóa’ lực lượng vũ trang đang được các thế lực thù địch, phản động rêu rao ở Việt Nam”.
Một mặt, tác giả lên án chuyện quân đội Miến nắm quyền lãnh đạo đất nước, “có thể đẩy nền dân chủ non trẻ ở Myanmar rơi vào khủng hoảng”, tức là quân đội Miến là một lực lượng chính trị, đâu có bị phi chính trị hóa. Mặt khác, tác giả lại nói không được phi chính trị hóa quân đội!
Quân đội Miến làm chính trị, đúng ý tác giả rồi, thế tại sao tác giả lại nuối tiếc cho nền dân chủ Miến khi quân đội nước này cầm quyền?
Quân đội Việt Nam không cầm quyền
Có thể khẳng định rằng, quân đội của đảng CSVN chưa bao giờ cầm quyền, mà họ chỉ là một bộ phận của lực lượng cầm quyền, bảo vệ đảng cầm quyền.
Ngay trong nội bộ Đảng, các tướng lãnh cũng chưa bao giờ có quyền lực mạnh mẽ như các nhân vật không phải quân đội. Vị tướng lừng lẫy một thời là ông Võ Nguyên Giáp, đã bị các nhân vật không phải quân đội như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, kiểm soát, cho ra rìa rất dễ dàng.
Một viên tướng từng leo lên tới chức tổng bí thư là ông Lê Khả Phiêu, cũng chỉ nắm quyền không bao lâu, không kiểm soát được sự cầm quyền của mình.
Cho nên, ý kiến của ông Vũ Hồng Lâm (Alexander Vuving), một nhà quan sát từ Mỹ, được báo Diplomat trích dẫn, là đúng hơn: Nhiệm vụ trọng tâm của quân đội (đảng CSVN) là bảo vệ đảng và chế độ. Diplomat trích lời ông Lâm khi viết về việc một viên tướng là ông Nguyễn Trọng Nghĩa, vừa được bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan tuyên truyền của đảng.
Và với trọng trách như vậy, quân đội của đảng CSVN được đảng ưu ái nhiều quyền lợi, như mở các công ty kinh doanh với nhiều đặc quyền (như Viettel chẳng hạn), kiểm soát nhiều đất đai có giá trị,… Đôi khi quân đội của đảng cũng lộng hành như vụ án Út trọc trong mấy năm qua, nhưng đó là một kiểu đòi tiền bảo kê, chứ không phải nắm quyền.
Đúng là có khá nhiều sĩ quan quân đội trong bộ máy trung ương đảng, một kiểu quốc hội De Facto, nhưng do họ là một bộ phận của chế độ, họ chia sẻ quyền hành (và quyền lợi) như thế, chứ không phải họ cầm quyền như các tướng lĩnh trong đội quân Miến Điện hay Thái Lan.
Nếu có thể so sánh quân đội của đảng CSVN với các đội quân, thường là ở các quốc gia thiếu dân chủ, có thể thấy, quân đội Việt Nam, cũng như Thái Lan và Miến Điện, đều là những đội quân tham gia chính trị, nhưng quân đội Việt Nam chỉ tham gia một phần, với nhiệm vụ bảo vệ (bảo kê) đảng và được thưởng công hậu hỉ.
Tại các quốc gia phương Tây có nhiều đảng phái cạnh tranh, quân đội không trực thuộc đảng phái nào, không bảo vệ lãnh đạo đảng nào, mà chỉ bảo vệ dân, đó mới thật sự là không tham gia chính trị.
Ví dụ rõ ràng nhất có thể thấy là, trong toan tính phản dân chủ của Donald Trump vừa qua, định lật ngược kết quả bầu cử, quân đội Mỹ đã ra tuyên bố ngay là họ chỉ bảo vệ hiến pháp, không tham gia vào việc giúp ông Trump hay đảng của ông đảo chính.
Trở lại với bài viết trong mục “chống diễn biến hòa bình” của tác giả Nguyễn Sơn trên báo Công an nhân dân đã đề cập ở trên, thiết nghĩ Nguyễn Sơn nên sửa lại cái tựa như thế này cho đúng ý ông muốn viết: Bài học từ Myanmar là nên dẹp nền dân chủ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét