ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Triển khai Nghị quyết tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (GD 19/2/2021)-Trung Quốc muốn WHO điều tra nguồn gốc Covid-19 ở Mỹ (VNN 19/2/2021)-Đánh giá việc WHO vẫn tiếp tục kiểm chứng giả thuyết virus Corona rò rỉ từ phòng thí nghiệm (BVN 19/2/2021)-Vì sao các nhà dân chủ Trung Hoa thích Trump? Trò chuyện với Teng Biao [Đằng Bưu 滕彪] (*) (BVN 19/2/2021)-Cộng sản chỉ thành công ở Việt Nam, chứ không phải ở Miến Điện, hay ở Đông Nam Á (TD 19/2/2021)-J.Nguyễn-McConnell đối đầu với Trump (TD 17/2/2021)-Ngô Nhân Dụng-Miến Điện: Dân chủ mong manh (TD 16/2/2021)-Phạm Phú Khải-Thua cả Myanmar (TD 16/2/2021)-Han Phan-Miến Điện là một tình huống cực đoan hóa của nền móng Chủ Nghĩa xã hội (TD 16/2/2021)-Lê Quang-Giấc mộng thống lĩnh thế giới của TQ với hai vũ khí chiến lược mới (TD 16/2/2021)-Vũ Kim Hạnh-Tuyên bố của Tổng thống Joe Biden về vụ bỏ phiếu của Thượng viện trong phiên tòa xét xử Donald Trump (TD 5/2/2021)-Trúc Lam-Trung Quốc ngấm ngầm tạo “hiện trạng mới” độc chiếm Biển Đông với Luật Hải cảnh (RFI 15-2-21)-PGS. TS Tôn Thất Đại: Người sáng lập khoa âm nhạc dân tộc ở Angola (Người Đưa Tin 14-2-21)-
- Trong nước: Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (VNN 19/2/2021)-Hải Dương đang đi đúng hướng, dịch COVID-19 sẽ sớm được khống chế (GD 19/2/2021)-Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII họp phiên đầu tiên (GD 18/2/2021)-Việt Nam dẫn dắt tại… Liên Hiệp Quốc? (Blog VOA 18-2-21)-(TD)-So sánh cách chống dịch của Việt Nam và Hàn Quốc (TD 18/2/2021)-Bí thư Hải Dương nói thẳng về việc "càng khống chế, dịch Covid -19 càng loang" tại tỉnh (VNN 18/2/2021)-Sáng 18-2, không có thêm ca nhiễm Covid-19 mới (GD 18/2/2021)-Chính trị vùng miền Việt Nam: Lời nguyền địa chính trị (LK 18-1-21)-Những tháng ngày không quên trước cuộc tấn công biên giới tháng 2/1979 (VNN 17/2/2021)-Bài học nào từ ổ dịch Covid-19 ở tỉnh Hải Dương? (VNTB 16-2-21)-Lưu thông qua Hải Dương thế nào khi tỉnh này cách ly xã hội? (KTSG 16/2/2021)-Blogger Điếu Cày: Tin giả gây phân hóa phong trào dân chủ Việt Nam (RFI 16-2-21)-Mô hình chống dịch giá rẻ từng giúp VN thành công bị “toang”? (RFA 16-2-21)-Chiến dịch 5K: “Tứ trụ” không làm gương dù Bộ Y tế thúc đẩy (RFA 16-2-21)-Nguyễn Phú Trọng lo bị "gãy" giữa nhiệm kỳ? (Thời Báo 15-2-21)-Việt Nam phát huy vai trò dẫn dắt, đề xuất ý tưởng tại Liên hợp quốc (QĐND 15-2-21)-
- Kinh tế: Thủ tướng: Tạo mọi điều kiện cho kinh tế tư nhân yên tâm đầu tư, kinh doanh (GD 19/2/2021)-Việt Nam đang có thời cơ hội vàng tăng tốc cho nền kinh tế (GD 19/2/2021)-Đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Quốc Tuấn - An Bình (GD 19/2/2021)-Đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thuận Thành I, Bắc Ninh (GD 19/2/2021)-Xử lý các vấn đề phát sinh chưa tính hết trong phát triển điện mặt trời (KTSG 19/2/2021)-Hà Nội đốc thúc người dân cài phần mềm truy vết Covid-1 (KTSG 18/2/2021)-Tỉ phú Buffett bất ngờ đặt cược lớn vào công ty dầu lớn thứ hai Mỹ (KTSG 18/2/2021)-Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất gia hạn nộp 115.000 tỉ đồng thuế, tiền thuê đất (KTSG 18/2/2021)-Đề xuất lập Trung tâm giao dịch sản phẩm đặc sản ĐBSCL ở Hà Nội (KTSG 18/2/2021)-Viettel được định giá thương hiệu trên 6 tỉ đô la (KTSG 18/2/2021)-Tuyến cáp quang biển được sửa chữa từ 18-2, internet trở lại bình thường ngày 24-2 (KTSG 18/2/2021)-Giá gạo xuất khẩu cao kỷ lục sau gần một thập kỷ (KTSG 18/2/2021)-Bài học từ chiến lược tiêm chủng vaccine Covid-19 thần tốc của Israel (KTSG 18/2/2021)-Lloyd: Tàu của PetroVietnam bị phát hiện chở dầu từ Iran và Venezuela, vi phạm cấm vận (VOA 18-2-21)-Các 'ông lớn' công nghệ đang dịch chuyển chuỗi cung ứng về Việt Nam (TT 17-2-21)-Những con đập thượng nguồn sông Mê Kông tiếp tục gây hạn ĐBSCL (LĐ 17-2-21)-Kỳ vọng ở tân Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (VNN 17-2-21)-
- Giáo dục: Nút thắt cần tháo gỡ để dạy văn hóa trong các trường nghề hiệu quả (GD 19/2/2021)-Mạo danh Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh quảng cáo thi chứng chỉ bao đậu (GD 19/2/2021)-Chuyên ngành Mỹ thuật ứng dụng- dấu ấn thầy Hiệu trưởng Đại học Kiến trúc Hà Nội (GD 19/2/2021)-Học sinh nghỉ học phòng Covid-19 giáo viên có được hưởng nguyên lương, phụ cấp? (GD 19/2/2021)-Xin Hiệu trưởng về Hải Dương ăn Tết không được, cô giáo nói dối về Hà Nội (GD 19/2/2021)-Hà Nội có 23.077 phòng học bậc mầm non (GD 19/2/2021)-Hồ sơ, giáo án giấy vẫn là "cái roi" mà nhiều cán bộ quản lý không muốn bỏ (GD 19/2/2021)-Đại học Huế công bố 5 phương thức tuyển sinh đại học năm 2021 (GD 19/2/2021)-Bộ Giáo dục chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục ứng phó với dịch COVID-19 (GD 19/2/2021)-Lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm (GD 19/2/2021)-Đã thu hồi 127/203 văn bằng 2 Đại học Đông Đô, một số bị tiêu hủy (GD 18/2/2021)-Hiệu trưởng trường tiểu học ở Nghệ An nhảy cầu tự tử (VNN 19/2/2021)-
- Phản biện: Giấc mơ đầu xuân (BVN 19/2/2021)-Nguyễn Ngọc Chu- Việt Nam trước nguy cơ thành nơi trung chuyển hàng hóa Trung Quốc (RFA 18-2-21)-Tiên và tiền (TD 18/2/2021)-Nguyễn Thông-9 điều cần biết về dự thảo nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân (TD 18/2/2021)-Trồng cây (TD 18/2/2021)-Nguyễn Thông- Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền chia sẻ đôi điều về giáo dục đầu xuân Tân Sửu (GD 15/2/2021)-Cho giặc mượn đường (TD 15/2/2021)-Đỗ Ngà-Đối thoại với ông Trương Nhân Tuấn về mô hình quốc gia dân chủ (TD 15/2/2021)-J.Nguyễn-“Cam vi nhũ tử ngưu” (TD 15/2/2021)-Nguyễn Khắc Mai-Có thể chọn Bộ trưởng Bộ giáo dục không phải là UVTƯ đảng được không ? (TD 15/2/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Nước Mỹ nào có thể giúp dân Việt trong cuộc đấu tranh gian khổ của họ (TD 15/2/2021)-Trương Nhân Tuấn-‘Cần tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự’ (VNN 15/2/2021)-(TVN )-Tư Giang-Tục đốt vàng mã: Cung kính hay báng bổ thánh thần? (TD 15/2/2021)-Chu Mộng Long-Ngày Xuân nghĩ về truyền thống gia đình (GD 14/2/2021)-TCCS-Tết nhớ Phạm Toàn (BVN 12/2/2021)-Có lẽ ông Trọng và ‘đảng ta’… buồn? (TD 11/2/2021)-Trân Văn-Thất vọng hay lãnh đạm về đại hội đảng? (TD 10/2/2021)-Phạm Phú Khải-Đảng phái chính trị và sự hài lòng (TVN 9/2/2021)-Bùi Thị Minh Hồng-Dạy thêm chính khóa là tham nhũng trá hình (GD 9/2/2021)-Nguyễn Sóng Hiền-Giáo sư, cử tri: Quốc hội cần người ngoài đảng chỉ để trang trí (VOA 8-2-21)- Đừng mãi dựa hơi những kẻ mang danh “tù nhân lương tâm” (QĐND 8-2-21)-Thế hệ già nua Việt Nam không kết nối được với thế hệ mới (BVN 8/2/2021)-Nguyễn Phương Linh-Chuyện của tôi ở … cải cách ruộng đất (TD 7/2/2021)-Nguyễn Như Phong-Giỗ muộn (TD 7/2/2021)-(BVN)-Đặng Bích Phượng-Hà Nội không vội… hứa… được đâu… (BVN 7/2/2021)-Lê Tự Do-Khi nào người Việt Nam mới kiểm soát được hiện tại? (BVN 7/2/2021)-Phạm Phú Khải-Tín ngưỡng thờ cúng anh hùng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam như thế nào (LK 6-2-21)-Quảng Ninh dẫn đầu bằng khát vọng cháy bỏng và triết lý xuyên suốt (TVN 6-2-21)-
- Thư giãn: “Mộc tồn” ký sự (GD&TĐ 15-2-21)-Người phụ nữ Thanh Hóa cắm bình hoa 10 năm không tàn, dân yêu hoa thích mê (VNN 15/2/2021)-Phở: Hộ chiếu ẩm thực (TT 11-2-21)
Tôi nhận lời viết bài dịp Tân Xuân cho Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam vào thời điểm hết sức đặc biệt, những ngày cận kề Tết Tân Sửu. Khi học sinh- sinh viên cả nước đang háo hức chuẩn bị chào đón Tết cổ truyền Tân Sửu 2021 thì bất ngờ nhận được thông báo nghỉ Tết sớm hơn dự định, đại dịch Covid -19 một lần nữa đã bùng phát trong cộng đồng. Có thể lúc này, các em học sinh- sinh viên cũng chẳng còn trạng thái tâm lý vui mừng như trước đây, là được nghỉ Tết sớm, là được tự do thoải mái tận hưởng không khí xum vầy bên gia đình, bạn bè, người thân…
![]() |
Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền. Ảnh: NVCC |
Điều đáng lưu tâm ở làn sóng thứ 3 của đại dịch tại Việt Nam là hình ảnh các em nhỏ đang học mầm non, tiểu học, một số giáo viên và cha mẹ học sinh phải mang hành lý vào cách ly tập trung tại trường học vì có em đã bị dương tính với virus nguy hiểm này, cả lớp học cùng giáo viên chủ nhiệm bỗng nhiên trở thành F1.
Ở độ tuổi còn phụ thuộc nhiều vào sự bảo vệ chăm sóc hàng ngày của người lớn, chắc chắn các em vẫn chưa thể hiểu vì sao mình phải tạm rời vòng tay của bố mẹ ông bà, vì sao phải trùm kín áo mưa tiện lợi ngồi giữ khoảng cách với các bạn để đợi đến lượt mình xét nghiệm.
Hình ảnh ấy thật sự gây xúc động rất mạnh cho bất kỳ ai nhìn thấy. Hình ảnh ấy đã cho chúng ta nhận diện rõ nét hơn về những tác động quá lớn của virus SARS-CoV-2, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, văn hóa- xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục.
Đại dịch Covid-19 đã khiến cả thế giới phải đối mặt, phải thích nghi với sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện về nhận thức xã hội, hành vi con người với môi trường bên ngoài. Nó khiến cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách phải tập trung cao độ để ứng phó trước những diễn biến quá nhanh của virus, đó là vừa xử lý những vấn đề cấp bách, vừa xây dựng các chính sách nhằm kiểm soát, quản lý, phát triển xã hội với tầm nhìn dài hạn. Và lúc này, lĩnh vực giáo dục & đào tạo càng phải giữ vững vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kiến tạo xã hội.
Ở đó, thế hệ hiện tại và tương lai cần phải được giáo dục và rèn luyện kỹ càng để có thể vượt qua các thách thức và biến động xã hội. Chắc chắn, các chính sách giáo dục trong giai đoạn thích ứng “trạng thái bình thường mới” của xã hội và cả trong tương lai cần phải được nghiên cứu hoạch định bằng tư duy với tầm nhìn dài hạn, thay thế cho các chính sách, chương trình, kế hoạch ngắn hạn hoặc thực dụng theo kiểu cuốn chiếu đã tồn tại trong suốt nhiều năm qua.
Những lối mòn hay những vết xe đổ trong giáo dục hiện hành rất cần phải tránh xa, muốn kiến tạo tương lai thì không thể ẩn mình an toàn trong các lỗ hổng chính sách đã cũ, đã không còn phù hợp, đó là điều hiển nhiên. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và xã hội hóa sách giáo khoa lớp 1 trong năm vừa qua với những "hạt sạn" là một câu chuyện rất đáng phải quên đi, nhưng nó lại mang bài học kinh nghiệm đầy xương máu cho các nhà quản lý giáo dục trong năm mới này.
Nhất là khi năm học tiếp theo, chúng ta tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, bộ sách giáo khoa mới cho cả lớp 2 và lớp 6, trong khi câu chuyện xử lý trách nhiệm, xử lý lỗi sai trong các bộ sách giáo khoa lớp 1 vẫn chưa có gì rõ ràng cả. Có không ít phụ huynh vẫn mang nhiều tâm tư trăn trở gởi đến tôi, họ lo lắng nhiều lắm, họ chờ đợi một phương hướng xử lý thật mạch lạc.
Giáo dục & đào tạo phải luôn gắn với trau dồi và rèn luyện, quan điểm của tôi từ trước đến nay luôn nghĩ như vậy. Việc tiếp nạp tri thức hay khai phóng năng lực con người không thể chỉ thông qua các bài học trên lớp và vô số bài tập về nhà, những kỳ thi đầy mệt mỏi trong suốt 12 năm giáo dục phổ thông. Không chỉ có truyền tải kiến thức, sứ mệnh mới của giáo dục phổ thông còn phải hướng đến việc rèn luyện cho học sinh- sinh viên có khả năng thích ứng linh hoạt, kỹ năng số thuần thục, kích hoạt năng lực phối kết hợp, nâng cao ý thức tự giác về nghĩa vụ, không chỉ là nghĩa vụ mang tính chất cá nhân đơn thuần mà còn là nghĩa vụ giữa cá nhân với xã hội.
Một nền giáo dục hướng tới sự bền vững là nền giáo dục truyền đạt cho người học khả năng linh hoạt trong tình cảm và trí tuệ, cho phép người học phát triển tư duy, kiến thức theo thiên hướng cá nhân, kết nối các giá trị và kỹ năng để tham gia vào những quyết định, hành động của cá nhân cũng như tập thể. Nền tảng cho sự phát triển bền vững của giáo dục đó chính là trao quyền và tôn trọng sự sáng tạo.
Fukuzawa Yukichi, một nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại đã viết trong cuốn “Khuyến học” của ông rằng: “Quan sát, suy luận, đọc sách là cách để tích lũy tri thức; Bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức; Viết, diễn thuyết là cách để mở rộng tri thức”.
Tôi cho đó là một tư tưởng còn khá mới mà chúng ta nên xem xét và nghiên cứu ứng dụng trong chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Điều đặc biệt trong cuốn sách này, nhà tư tưởng người Nhật gần như không nói nhiều về thi cử. Cá nhân tôi cũng nghĩ rằng, đổi mới giáo dục là đổi mới cả vấn đề thi cử đối với từng cấp học hiện nay. Ở khía cạnh nào đó, tôi chỉ thấy nó mang nhiều gánh nặng, nhiều áp lực bởi căn bệnh thành tích đã ăn sâu trong tiềm thức của không ít người Việt. Nếu thi cử mang ý nghĩa của một dấu mốc quan trọng, là đánh dấu một chân trời kiến thức đã được tìm thấy qua từng cấp học thì tôi hy vọng rằng các nhà quản lý, hoạch định chính sách của giáo dục sẽ biết cách đặt người học vào đúng trọng tâm để đổi mới công tác thi cử trong những năm sắp đến. Học để thi và điểm số là thành tích sẽ không giúp gì cho công cuộc cải cách, chấn hưng nền giáo dục nước nhà.
Ai cũng hiểu rằng phát triển và đổi mới giáo dục là sự nghiệp lâu dài đòi hỏi sự thận trọng và bền bỉ, không thể hoàn thành ngay trong ngày một ngày hai. Tuy vậy, tôi nghĩ chương trình giáo dục phổ thông ở thì hiện tại đã đến lúc cần được nâng lên ở mức cấp bách, một số chính sách cần phải được thay đổi mạnh mẽ và toàn diện mà không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Trước hết, ngoài việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy học tập, kịp thời duy trì việc trao đổi, tiếp thu kiến thức đối với người học bằng nhiều hình thức thì trong tương lai gần, việc xây dựng, phổ biến chương trình giáo dục phổ thông có tính tương thích với mọi điều kiện, mọi hiện trạng, thành phần đối tượng người học là điều mà ngành Giáo dục cần quan tâm nghiêm túc, đầu tư nghiêm túc.
Tôi và cũng như nhiều người dân rất mong Việt Nam mình sẽ sớm có một hệ thống giáo dục được xây dựng trên nền tảng vững chắc, có chiều sâu và đa ứng dụng. Mà ở đó, khi vận hành bằng phương tiện hay công cụ gì cũng đều đáp ứng thật tốt, thật thông suốt hướng tới mục tiêu cuối cùng của Giáo dục. Suy cho cùng, đổi mới giáo dục cần bắt đầu từ đổi mới tư duy trong quản lý Giáo dục.
Hãy thử hình dung như thế này, chúng ta đang ngồi trên chiếc xe mang tên “giáo dục” và có nhiệm vụ phải vận hành nó tiến về phía tương lai. Con đường mà chúng ta đang đi được xem như là hành trình tìm kiếm tri thức, khai phóng sức mạnh nội lực con người, xây dựng và phát triển xã hội. Khi lái xe, chúng ta phải tập trung quan sát thật tốt, phải nhìn vào gương chiếu hậu, thao tác sử dụng thuần thục các thiết bị; song điều chắc chắn rằng chúng ta phải luôn nhìn thẳng phía trước, nơi mà chúng ta hướng đến, tiến đến. Nếu không muốn xe dừng lại đột ngột hoặc gây ra một sự cố nào trên đường thì chúng ta bắt buộc phải học cách đối mặt, xử lý, ứng phó kịp thời và chuẩn xác với những tình huống có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, lựa chọn thắng gấp hoặc bẻ lái theo những thay đổi trên đường, miễn là để có thể điều khiển chiếc xe một cách vững vàng nhất mà không bị mất lái. Trong tiến trình đổi mới giáo dục cũng thế, quan trọng nhất là cách chúng ta điều khiển, vận hành công cuộc ấy như thế nào, và người cầm lái người tham gia vận hành chắc chắn sẽ là nhân tố quyết định trong cải cách, đổi mới Giáo dục Việt Nam hiện nay.
Với tâm thế và vai trò của mình hiện tại, đôi khi tôi luôn phải giữ một trạng thái tâm lý thật “tĩnh” vì đã từng nhiều lần chứng kiến sự sốt ruột, bức xúc cho đến ở đâu đó có sự suy giảm niềm tin của dư luận xã hội, của phụ huynh học sinh trước những vấn đề nóng, những câu chuyện buồn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thời gian qua. Cố gắng giữ cho mình “vốn niềm tin” đủ để có thể chia sẻ với phụ huynh và cả giáo viên những lúc như vậy là trách nhiệm của một đại biểu dân cử. “Vốn niềm tin” ấy không hẳn tự nhiên mà tôi có, càng không phải là niềm tin sáo rỗng tôi tự huyễn hoặc mình, mà bởi vì khi đặt để tâm thế của mình ở góc nhìn đa chiều, tôi nhận thấy có rất nhiều tín hiệu tích cực, trân trọng những kết quả mà công tác Giáo dục- Đào tạo nước nhà đã và đang đóng góp trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Tôi tin rằng những thay đổi sẽ thật sự khởi sắc và chúng ta có quyền đặt nhiều hy vọng trong giai đoạn mới này, bởi giá trị cốt lõi của giáo dục đó chính là kiến tạo tương lai.
* Bài viết thể hiện quan điểm của người viết.
Vai trò của giáo dục quan trọng như thế nào thì đã được đề cập nhiều nên không nhắc lại ở đây. Chỉ xin trao đổi đôi điều về vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) sau khi đã có danh sách các UVTƯ được bầu tại Đại hội XIII.
NĂM LÝ DO ĐỂ KHÔNG YÊU CẦU PHẢI LÀ UVTƯ KHI CHỌN BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Điểm qua danh sách các UVTƯ khoá XIII có liên quan đến giáo dục và khoa học, được Ban tổ chức trung ương, Ban bí thư và Bộ chính trị khoá XII lựa chọn từ các trường đại học và các cơ sở khoa học giáo dục để làm cán bộ nguồn, thì thấy rất lo cho vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT). Một cách thẳng thẳng, trong số các UVTƯ khoá XIII thuộc lĩnh vực giáo dục và khoa học, chưa nhìn ra một ứng viên nào xứng đáng với vị trí Bộ trưởng BGDĐT. Chiếc áo Bộ trưởng BGDĐT đều quá khổ cho bất cứ ai trong số các ứng viên này.
2. Đối với vị trí Bộ trưởng BGDĐT cần chọn người có tầm nhìn sáng về phát triển giáo dục và khoa học cho quốc gia. Để có tầm nhìn sáng về phát triển giáo dục và khoa học thì phải có tri thức rộng lớn về nhiều lĩnh vực, phải rất am hiểu về các khoa học liên quan đến sự phát triển của tự nhiên. Chẳng hạn như cố bộ trưởng Tạ Quang Bửu là một thí dụ được kiểm nghiệm.
3. Tài năng không đi theo con đường tuần tự. Tài năng bước những bước lớn, bỏ qua những bước tuần tự tủn mủn. Cho nên, đối với vị trí Bộ trưởng BGDĐT không nên chọn theo cách tuần tự thông thường đang áp dụng cho việc tuyển chọn nhân sự hiện nay. Cụ thể là yêu cầu phải kinh qua các vị trí lãnh đạo từ thấp đến cao.
Thí dụ như ông Putin được ông Eltsin lựa chọn không theo con đường tuần tự. Thí dụ ông Donald Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ không qua con đường tuần tự. Yêu cầu kinh qua các vị trí lãnh đạo tuần tự từ thấp đến cao là phép loại bỏ các tài năng, bắt tài năng phải thui chột trước khi có được cơ hội toả sáng.
4. Công dân Việt Nam, nếu xứng đáng với vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì đó là những người có tri thức sâu rộng. Những người có tri thức sâu rộng chắc chắn không đi ngược lại quyền lợi của nhân dân và tổ quốc. Cho nên, lựa chọ vị trí Bộ trưởng BGDĐT không nên quan tâm đến đảng phái tôn giáo.
5. Học tập Cụ Hồ ở điểm nào?
Nhiều trí thức du học phương Tây được Cụ Hồ chọn vào Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà không phải là đảng viên ĐCS Đông Dương, cũng không nằm trong Ban chấp hành trung ương của ĐCS Đông Dương.
Học tập và làm theo gương Cụ Hồ chính là ở điểm này. Vì lợi ích dân tộc cần phải chọn cho được một vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xứng tầm, bỏ qua mọi rào cản về đảng phái, tôn giáo, lý lịch.
ĐỀ XUẤT
Biết là rất khó khăn. Nhưng vẫn đề xuất.
1. Không yêu cầu phải là UVTƯ khi lựa chọn vị trí Bộ trưởng BGDĐT. Không xét đến các tiêu chí đảng phái, tôn giáo và lý lịch trong để cử và ứng cử cho vị trí Bộ trưởng BGDĐT. Điều này hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục đích và tôn chỉ của ĐCS VN. Điều này là học tập và làm theo Cụ Hồ.
2. Các ĐBQH mạnh dạn ứng cử vào vị trí Bộ trưởng BGDĐT.
3. Các công dân Việt Nam tự tin ứng cử vào ĐBQH và ứng cử vào vị trí Bộ trưởng BGDĐT.
4. Các vị UVTƯ và ĐBQH tiến cử người cho vị trí Bộ trưởng BGDĐT.
CHIA SẺ
1.Nhớ lại tích xưa, khi Bào Thúc Nha có công rất lớn giúp Tề Hoàn Công (715 TCN – 643 TCN) lên được ngôi vua (685 TCN), lại từ chối chức Tể tướng mà tiến cử Quản Trọng (725 TCN – 645 TCN) cho Tề Hoàn Công để làm Tể tướng. Bào Thúc Nha là tấm gương thanh liêm, thẳng thắn, không tham quyền, không kỳ thị người tài, đã được sử sách ghi nhận.
Việc tiến cử người tài ra giúp nước ở thời xưa là một trong những cách thức tìm người hiền tài. Cách thức này được các vua quan thời trước thực thi thường xuyên và trở thành truyền thống. Nhưng không biết từ thời nào lại biến mất cách thức tiến cử người hiền tài?
2. Các vị ĐBQH hãy tự tin ứng cử vào vị trí Bộ trưởng BGDĐT. Và tìm cách tiến cử những người có đủ năng lực vào vị trí Bộ trưởng BGDĐT. Đó là trách nhiệm của ĐBQH trước cử tri cả nước.
3. Lại thêm một giấc mơ đầu xuân. Mơ mãi tất thành hiện thực.
DẠY THÊM CHÍNH KHÓA LÀ THAM NHŨNG TRÁ HÌNH
THÙY LINH/ GDVN 9-2-2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét