ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Đã đi rồi mà thế giới không quên (BVN 12/2/2021)-Jonathan Kirshner-Trump đã đi rồi nhưng thế giới không quên (Phần I)-(Phần II)- (TD 11/2/2021)-Thượng viện Mỹ biểu quyết, xác nhận phiên xử ông Trump hợp hiến (VNN 10/2/2021)-Mô hình chăm sóc sức khoẻ toàn dân của nhà nước Cộng sản được học giả đại học Mỹ ca ngợi (VOA 10-2-21)-Những người Việt huyễn hoặc (TD 11/2/2021)-J Nguyễn-‘Ta’ lại ao ước có thêm một năm hữu nghị – hợp tác! (TD 10/2/2021)-VOA-Luận tội tổng thống đã mãn nhiệm được không? Để làm gì? (TD 10/2/2021)-Hải Vân-Tổng Bí thư, Chủ tịch nước điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc (VNN 9/2/2021)-Việt - Mỹ: 'Vén mây giữa trời' để hợp tác và khỏa lấp khác biệt (TVN 8/2/2021)-Lộ diện người được chính quyền Biden đề cử làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam (VOA 9-2-21)-Lãnh đạo quân đội Myanmar tuyên bố tổ chức bầu cử lại (VNN 9/2/2021)-Putin xích đến gần Bắc Kinh: Một trò đu dây (Phần I) (Phần II)-(TD 8/2/2021)-Iran ra điều kiện, ông Biden tỏ thái độ cứng rắn (VNN 8/2/2021)-Covid-19: “Vũ khí hoàn hảo” của Đảng CS Trung Quốc (phần 1 và 2) (BVN 8/2/2021)-Cuộc chiến 1979: tình nghĩa Đảng anh - Đảng em (BVN 8/2/2021)-Quang Nguyên-Vũ khí Covid-19 của Trung Quốc và Nga trở nên hoàn hảo nhờ… phương Tây (TD 8/2/2021)-J.Nguyễn-Việt Nam không biết thông tin Trung Quốc đặt tên lửa phòng không gần biên giới ? (TD 6/2/2021)-Diễm Thi/RFA-Dân Miến điện lên tiếng về vụ đảo chính ở nước này (TD 6/2/2021)-Mai Vũ Phạm-
- Trong nước: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chúc Tết Đảng bộ, quân và dân Thủ đô Hà Nội (GD 12/2/2021)-Xuân về nhớ thơ chúc Tết của Bác! (GD 11/2/2021)-Mở rộng mạng lưới tầm soát dịch có trọng điểm ở TPHCM (KTSG 10/2/2021)-Nhân sự miền Nam bị 'sa sút' ở Đại hội 13 là 'câu chuyện buồn' (BBC 10-2-21)-Ý nghĩa chính trị của Đại hội Đảng lần thứ 13: nhóm tứ trụ (RFA 9-2-21)-'Biến thời cơ thành hiện thực, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh' (GD 9/2/2021)-NPT-10 dấu ấn nổi bật về Đại hội XIII của Đảng (GD 9/2/2021)-Nhiều tỉnh dừng hoạt động vui xuân để phòng dịch (KTSG 8/2/2021)-Công bố 9 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (GD 8/2/2021)-Chân dung, tiểu sử đồng chí Võ Văn Thưởng - Thường trực Ban Bí thư (GD 7/2/2021)-Chân dung, tiểu sử đồng chí Trần Tuấn Anh - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (GD 7/2/2021)-Các ổ dịch nguy hiểm nhất đã được ‘khóa chặt’ (GD 7/2/2021)-Cấp trên gương mẫu không nhận quà, cấp dưới nào dám đến (GD 6/2/2021)-Kiểm soát người về quê ăn Tết, không phải trường hợp nào cũng cách ly (KTSG 6/2/2021)-Đến giờ này chúng ta cơ bản kiểm soát được dịch bệnh (GD 5/2/2021)-Hậu Đại hội 13: Lựa chọn lãnh đạo, sao cứ khép kín? (BBC 5-2-21)-
- Kinh tế: Bất động sản 2021 đón cửa sáng với loạt chính sách quan trọng (VNN 12/2/2021)- Hãy can đảm để người trẻ thử nghiệm (KTSG 11/2/2021)-Cắt internet trở thành công cụ ưa dùng của nhiều chế độ (VOA 11-2-21)-Việt kiều, người nước ngoài vào Việt Nam phải có bảo hiểm y tế quốc tế (KTSG 10/2/2021)-Vì sao suốt năm dịch bệnh mà kiều hối về TPHCM vẫn tăng? (RFA 10-2-21)-Nguy cơ đánh mất linh hồn đô thị (Leader 10-2-21)-6,1 tỷ USD kiều hối về TP.HCM (Zing 10-2-21)-CEO MoneyCat: 'Kinh doanh là một phần quan trọng của văn hóa Việt' (KTSG 9/2/2021)
- Giáo dục: Nếu không giải quyết được vấn đề tự chủ, đại học Việt Nam không thể cất cánh (GD 12/2/2021)-Xã hội hiểu và đồng hành, đổi mới giáo dục chắc chắn sẽ thành công (GD 12/2/2021)-Giáo sư Đức kỳ vọng chính sách “khoán 10” trong hoạt động khoa học công nghệ (GD 12/2/2021)-Để tự chủ đại học thành công: Thu nhập giảng viên phải ở mức 50 triệu/tháng (GD 12/2/2021)-Những cặp vợ chồng gieo chữ nơi “không chợ, không sóng điện thoại, không điện" (GD 12/2/2021)-Ở lại Việt Nam ăn Tết, du học sinh Lào thích thú khi lần đầu gói bánh chưng (GD 12/2/2021)-Giao bài tập Tết như thế này, cả thày trò lẫn phụ huynh đều hào hứng (GD 12/2/2021)-Ma trận chiêu sinh chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, giáo viên chạy đâu cho thoát (GD 12/2/2021)-Ngày đầu xuân Tân Sửu nhìn lại năm Canh Tý "đặc biệt" của ngành giáo dục (GD 12/2/2021)-Xuân về nhớ Bác (KTSG 12/2/2021)-Bỏ "giấy phép con" chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, Bộ Giáo dục cần làm gì? (GD 12/2/2021)-
- Phản biện: Tết nhớ Phạm Toàn (BVN 12/2/2021)-Có lẽ ông Trọng và ‘đảng ta’… buồn? (TD 11/2/2021)-Trân Văn-Diễn văn mẫu của Tổng Bí thư (TD 11/2/2021)-Đỗ Thành Nhân-Những thách thức khi chuyển giao quyền lực (BVN 11/2/2021)-(BVN)-Nguyễn Quang Dy-Thất vọng hay lãnh đạm về đại hội đảng? (TD 10/2/2021)-Phạm Phú Khải-Ông Khổng tử và cái “lồng cơ chế” (TD 10/2/2021)-J Nguyễn-Đảng phái chính trị và sự hài lòng (TVN 9/2/2021)-Bùi Thị Minh Hồng-Dạy thêm chính khóa là tham nhũng trá hình (GD 9/2/2021)-Nguyễn Sóng Hiền-Đại hội 13: Sự thay đổi và thách thức đối với bộ máy quyền lực mới (RFA 8-2-21)-Giáo sư, cử tri: Quốc hội cần người ngoài đảng chỉ để trang trí (VOA 8-2-21)- Đừng mãi dựa hơi những kẻ mang danh “tù nhân lương tâm” (QĐND 8-2-21)-Thế hệ già nua Việt Nam không kết nối được với thế hệ mới (BVN 8/2/2021)-Nguyễn Phương Linh-Chuyện của tôi ở … cải cách ruộng đất (TD 7/2/2021)-Nguyễn Như Phong-Giỗ muộn (TD 7/2/2021)-(BVN)-Đặng Bích Phượng-Hà Nội không vội… hứa… được đâu… (BVN 7/2/2021)-Lê Tự Do-Khi nào người Việt Nam mới kiểm soát được hiện tại? (BVN 7/2/2021)-Phạm Phú Khải-“Thượng tôn pháp luật” hay “Chính trị là thống soái”? (TD 6/2/2021)-Ngô Ngọc Trai-Tín ngưỡng thờ cúng anh hùng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam như thế nào (LK 6-2-21)-Quảng Ninh dẫn đầu bằng khát vọng cháy bỏng và triết lý xuyên suốt (TVN 6-2-21)-Nhà nước pháp quyền phải làm gì cho dân? (BVN 5/2/2021)-Đỗ Kim Thêm-Số phận Đồng bằng Sông Cửu Long phải chờ Thủ tướng mới? (BVN 5/2/2021)-Trân Văn-Di sản của một người (VnEx 4-2-21)-Lê Kiên Thành-Kết quả Đại hội XIII: Nữ giới gần như không có chỗ trên chính trường (TD 3/2/2021)-LK Trịnh Hữu Long-
- Thư giãn: Nàng dâu Tây, chàng rể ngoại cùng ăn Tết Việt (NLĐ 10-2-21)-Đại sứ Mỹ hát rap 'Tết ở Việt Nam là vui nhất', truyền thông thế giới xôn xao (TT 9-2-21)-Tết, nam tính, và đàn ông Việt Nam (Luật Khoa 8-2-21)-
(TBKTSG Online) - Đến từ nước Nga xa xôi, bà Natalia Kovalenko, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Lendtop, nhà phát triển nền tảng dịch vụ trực tuyến MoneyCat, cho biết đây là năm thứ hai liên tiếp bà được tận hưởng không khí Tết Việt Nam. Trước thềm năm mới, bà chia sẻ những cảm nhận về đất nước, văn hóa và người lao động Việt cũng như những cơ hội kinh doanh của MoneyCat, một dịch vụ còn khá mới mẻ ở thị trường trong nước hiện nay.
Bà Natalia Kovalenko, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Lendtop, nhà phát triển nền tảng dịch vụ trực tuyến MoneyCat. |
TBKTSG Online: Từ nước Nga bà đã đến Việt Nam như thế nào?
Bà Natalia Kovalenko: Tôi chuyển đến Việt Nam cách đây hai năm và Tết Tân Sửu này là năm thứ hai liên tiếp tôi được tận hưởng văn hóa ăn Tết Việt. Trên thực tế, 13 năm trước đó, tôi đã đến Việt Nam để nghỉ dưỡng. Tôi thật sự thích văn hóa, địa lý và đặc điểm kinh tế của đất nước với gần 100 triệu dân này. Trong tôi, Việt Nam là quốc gia của những cơ hội tuyệt vời. Tôi biết ơn số phận cho sự trải nghiệm vô giá mà tôi nhận được khi sống ở đây.
Việt Nam mà tôi thấy 13 năm trước rất khác với hiện tại. Khi đó, tôi nhận thấy TPHCM đang trong thời kỳ chuyển đổi và thành phố này gợi nhớ về nước Nga những năm 90. Kiến trúc và logistic của thành phố chưa được cân nhắc tính toán đầy đủ, nhưng ngay cả khi đó thành phố đã rất nổi bật với sự năng động của mình. Nếu như đặt trong sự tương đồng với Nga, so sánh với Saint-Petersburg và Moscow, thì TPHCM chính là Moscow, thành phố của kinh doanh và sự chuyển động. Hà Nội giống như Saint-Petersburg - là thủ đô phía Bắc, một thành phố tri thức không vội vã.
Với bất kỳ quốc gia nào thì con người cũng là điều quan trọng hơn cả. Bà đã vượt qua sự khác biệt văn hóa về tâm tính như thế nào?
Sự chăm chỉ siêng năng của người Việt Nam đã khiến tôi thực sự tôn trọng và ngưỡng mộ. Người Việt Nam rất năng động và dám nghĩ dám làm. Điều này có thể thấy rất rõ thậm chí ngay cả khi bước ra ngoài phố.
Nước Mỹ có Phố Wall - con phố tập trung những gã khổng lồ của thế giới về tài chính. Còn ở Việt Nam, bất cứ con phố nào cũng gần như luôn là một bài thánh ca về tinh thần kinh doanh cá nhân. Trên một con phố bình thường, hầu hết mọi nhu cầu của bạn về những mặt hàng và sản phẩm đơn giản đều được đáp ứng. Điều này thực sự rất truyền cảm hứng và tạo động lực. Tôi chưa từng thấy những con người ở đây mà chỉ ngồi và không làm gì cả.Thậm chí nếu so sánh lịch làm việc, ở Nga hay Ukraine là 40 giờ, còn ở Việt Nam là 48 giờ làm việc một tuần.
Và bà thấy sự khác biệt này như thế nào?
Tất nhiên tôi đã được cảnh báo trước rằng Nga và Việt Nam rất khác nhau về khía cạnh đặc điểm văn hóa quốc gia. Tôi đã chuẩn bị tinh thần trước đối với những vấn đề do hiểu lầm và khác biệt văn hóa. Nhưng trên thực tế thì tôi thấy đặc điểm tâm lý của tôi khó hiểu đối với người Việt Nam hơn là đặc điểm tâm lý của họ đối với tôi. Tại đây, mọi người rất thân thiện, họ thường cố gắng không để xảy ra xung đột, và cố gắng giúp đỡ nhiều nhất có thể trong khả năng của mình. Tôi nghĩ người Việt Nam có lẽ thấy giật mình với tâm lý của những người nước ngoài đến đây.
Bà có thể nêu ví dụ?
Đối với tôi, làm việc vào ngày nghỉ hoặc cuối tuần là một phần của thói quen công việc, nhưng ở đây ban đầu tôi hầu như không thể liên lạc được với nhân viên của mình sau 6 giờ tối. Sau này tôi nhận ra rằng, hầu hết mọi người đều tạo dựng cuộc sống của họ theo những cách khác nhau, một số người làm việc phụ giúp gia đình ngoài giờ hành chính, một số khác dành thời gian ít ỏi để nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, gặp gỡ bạn bè. Đây thực sự là khoảng thời gian cần thiết để nghỉ ngơi, cân bằng cuộc sống.
Với bà có sự khác biệt lớn nào xảy ra khi tương tác với nhân viên?
Tôi nhận thấy rằng ở Việt Nam, mọi người rất quan tâm đến ý kiến của lãnh đạo, có tinh thần trách nhiệm, mức độ thực thi cao và mong muốn hỗ trợ một cách rất nhiệt tình. Ví dụ, tôi giao một nhiệm vụ cho một người, nếu anh ta hiểu biết về nó, anh ta sẽ thực hiện. Nếu anh ta không hiểu đúng nhiệm vụ, anh ta sẽ làm sai, nhưng nhiệm vụ sẽ không bị bỏ qua và quên lãng. Điều quan trọng là một người sẽ làm tối đa những gì mà anh ta có thể làm tại thời điểm hiện tại. Tại đây có tinh thần nhận nhiệm vụ và tinh thần trách nhiệm rất cao. Điều này rất có giá trị đối với mối quan hệ giữa con người và cho việc kinh doanh.
Có khoảnh khắc hài hước nào liên quan đến sự khác biệt trong thói quen không?
Ồ có, đó là giấc ngủ trưa của người Việt. Lúc đầu, tôi không biết về đặc điểm này, và bởi vậy có lẽ ban đầu tôi đã làm các đồng nghiệp buồn cười bởi phản ứng của mình đối với những người ngủ trưa. Vào một trong những ngày đầu tiên làm việc tại Việt Nam, tôi bước vào văn phòng, và có ... một người đang nằm trên bàn, đắp một chiếc áo. Tôi đã bị hú hồn. Còn xung quanh mọi người vẫn ngồi bình thường, ai làm việc nấy. Tôi bắt đầu nói với họ: “Nhìn kìa, nhìn kìa có người bị làm sao ấy”. Tôi nghĩ rằng, mọi người không để ý thấy nhưng họ nhìn tôi và nói: “Không sao đâu.” Tôi nói: “Có chuyện gì đã xảy ra với anh ấy?”. Họ trả lời: “Anh ấy chỉ mệt thôi”. Tôi đến gần và cố gắng đánh thức người đó. Người đó tự thức dậy và nhìn tôi một cách ngạc nhiên. Nói chung, rất lâu sau đó, tôi vẫn cố gắng đánh thức mọi người và hỏi xem họ có cần gọi cấp cứu không.
Bà đã ở Việt Nam được hai năm. Việt Nam đã mang lại cho cá nhân bà điều gì?
Ví dụ, tôi nhờ một đồng nghiệp làm gì đó, và người đó đang ăn trưa, nhưng anh ta vẫn đồng ý, bởi vì anh ấy không thể từ chối lãnh đạo. Và đằng sau những nụ cười ấy, ở khắp mọi nơi, tôi không hiểu ngay được rằng một người, do đặc điểm văn hóa và giáo dục của mình, không thể nói lời từ chối với tôi, chứ không phải là làm việc đó bây giờ thuận tiện đối với anh ta.
Bởi lẽ đó, chỉ đến năm thứ hai sống ở đây, tôi mới nghiên cứu và bắt đầu phân biệt được những gam màu như vậy. Vâng, và điều quan trọng nhất mà Việt Nam mang lại cho tôi là sự thấu hiểu về giá trị cuộc sống tại đây và bây giờ, tôi bắt đầu quan tâm hơn đến gia đình và con cái của mình.
Việc chuyển đến Việt Nam đã ảnh hưởng đến gia đình bà như thế nào?
Chồng tôi làm việc ở Nga, anh ấy không thể sống ở đây liên tục được, nhưng anh ấy thường xuyên đến thăm chúng tôi (trước khi Covid-19 bắt đầu). Giờ đây, chúng tôi cũng như bao cặp đôi trên thế giới cách xa nhau hàng nghìn km. Các con của tôi ở với tôi tại đây, con trai tôi 8 tuổi, con gái 5 tuổi. Lúc đầu, thực sự rất khó khăn đối với bọn trẻ, chúng không biết ngôn ngữ và toàn bộ vòng tròn giao tiếp của chúng ở lại nước Nga. Nhưng Việt Nam là một đất nước thân thiện đến lạ thường, đặc biệt là với trẻ em. Bây giờ bọn trẻ con nhà tôi đến trường học, đi mẫu giáo, chúng có nhiều bạn bè. Và tôi biết ơn số phận bởi ở độ tuổi nhỏ như vậy bọn trẻ con đã có thể nhìn thấy và tiếp thu một nền văn hóa khác và hòa nhập nền văn hóa này vào bản thân và cuộc sống của chúng.
Khi sống ở đây, tôi và các con của tôi cố gắng không chỉ tiếp nhận với một lòng biết ơn tất cả những gì Việt Nam mang lại cho chúng tôi, mà còn để chia sẻ truyền thống và văn hóa của đất nước chúng tôi. Đây là một sự cân bằng quan trọng không chỉ nhận về mà còn cho đi. Vì vậy, kết thúc câu trả lời cho câu hỏi của bạn, tôi sẽ nói rằng gia đình tôi rất thích sống ở Việt Nam. Trước đại dịch Covid-19, chúng tôi đã đi du lịch rất nhiều nơi trong cả nước, và tất nhiên Việt Nam hoàn toàn mê hoặc mọi người bởi những cảnh quan, sự tương phản và những vùng miền với thiên nhiên tuyệt đẹp.
Có điều gì mà bà không thích hoặc chưa hài lòng?
Tôi nghĩ Việt Nam là một đất nước vô cùng xinh đẹp, giàu có với những con người tuyệt vời, chỉ có điều một số người vẫn chưa có ý thức về việc bảo vệ môi trường và thiên nhiên mà thôi.
Còn bây giờ là về công việc kinh doanh. Nơi nào bà làm việc thấy thú vị hơn?
Việt nam đã đi trước Nga rất nhiều về khía cạnh phát triển kinh doanh. Tại đây theo lịch sử, các doanh nghiệp nhỏ chiếm phần lớn thị trường. Mà sáng kiến tư nhân phát triển là động lực của bất kỳ nền kinh tế nào. Tại đất nước này có rất nhiều người tự kinh doanh cho mình và gia đình. Và tôi biết rằng nhiều người trong văn phòng của chúng tôi đồng thời vẫn làm công việc kinh doanh của cá nhân hoặc gia đình của họ. Điều này thật ấn tượng. Và, tất nhiên, nó để lại dấu ấn trên môi trường kinh doanh.
Ở Việt Nam, mức độ yêu cầu khai báo đối với doanh nhân dễ dàng hơn nhiều, các loại thuế cũng thấp hơn đáng kể so với ở các nước khác. Từ quan điểm quản lý nhà nước, tất cả những điều này được suy tính và tổ chức rất tốt.
Sản phẩm của công ty bà có nhu cầu như thế nào ở Việt Nam?
Sản phẩm này có nhu cầu thị trường rất lớn. Về khía cạnh thị trường kỹ thuật số, Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Đúng là ở đây có rất nhiều ngân hàng, nhưng các sản phẩm và điều kiện mà họ đưa ra chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân. Đất nước rất rộng lớn, chi nhánh ngân hàng không có ở khắp mọi nơi. Như tôi đã nói, phần lớn người Việt là tự kinh doanh. Đây là những người hàng ngày tạo ra các dòng sản phẩm và dịch vụ. Và họ cần tiền mỗi ngày. Ví dụ như mua thực phẩm để bán. Và họ không phải là những khách hàng tiềm năng của các ngân hàng.
Vì họ không phải là nhân viên văn phòng nên họ không thể chứng minh được thu nhập thường xuyên của mình, thu nhập của họ thường phụ thuộc vào thời vụ, vào địa điểm họ kinh doanh. Đặc biệt là những thứ di chuyển: quán cà phê hay các điểm bán di động. Đây là những khách hàng không mong muốn của các ngân hàng. Thông thường, các ngân hàng không thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đối với những khoản vay nhỏ cho thời hạn ngắn.
Vì vậy, các sản phẩm của chúng tôi có nhu cầu thị trường. Chúng tôi cố gắng chú ý đến những gì khách hàng nói trên, cách họ nói về nhu cầu của họ, những sản phẩm mà họ cần. Những cánh cửa của chúng tôi luôn luôn mở. Khách hàng đến văn phòng của chúng tôi, và chúng tôi luôn sẵn sàng đón tiếp, lắng nghe mọi người, để hiểu xem những điều gì chúng tôi có thể làm tốt hơn. Phản hồi mà chúng tôi nhận được từ khách hàng chúng tôi cố gắng nhanh chóng chuyển đổi vào các sản phẩm và dịch vụ mới.
Nhân dịp Tết đến, bà có muốn chia sẻ điều gì không?
Vâng, tôi muốn gửi lời chúc tất cả mọi người Việt Nam mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiều cơ hội mới trong năm 2021.
Xin cảm ơn bà!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét