ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung Quốc bẻ cong luật lệ ở Biển Đông như thế nào (BVN 21/1/2021)-TT Biden lần đầu trình bày chủ trương chính sách đối ngoại trước thế giới (BVN 21/1/2021)-VOA-Chính quyền Biden cần làm gì để đáp lại chiến lược BRI của Trung Quốc? (BVN 21/2/2021)-Tổng thống Biden công khai bỏ chính sách 'Mỹ trên hết' của ông Trump (VNN 20/2/2021)-Chiến tranh Việt - Trung năm 1979 đã góp phần vào tiến trình lịch sử thế giới như thế nào (BVN 20/2/2021)-Về vài điểm khác biệt giữa Mao với Đặng và Tập (BVN 20/2/2021)-(TD) Nguyễn Ngọc Chu-Những ngày Tháng 2, nhắc lại với người Việt Nam về Cộng sản Trung Quốc (*) (BVN 19/2/2021)-Tương lai nào cho công dân Donald J. Trump? (TD 19/2/2021)-Phan Khôi-Triển khai Nghị quyết tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (GD 19/2/2021)-Trung Quốc muốn WHO điều tra nguồn gốc Covid-19 ở Mỹ (VNN 19/2/2021)-Đánh giá việc WHO vẫn tiếp tục kiểm chứng giả thuyết virus Corona rò rỉ từ phòng thí nghiệm (BVN 19/2/2021)-Vì sao các nhà dân chủ Trung Hoa thích Trump? Trò chuyện với Teng Biao [Đằng Bưu 滕彪] (*) (BVN 19/2/2021)-Cộng sản chỉ thành công ở Việt Nam, chứ không phải ở Miến Điện, hay ở Đông Nam Á (TD 19/2/2021)-J.Nguyễn-McConnell đối đầu với Trump (TD 17/2/2021)-Ngô Nhân Dụng-Miến Điện: Dân chủ mong manh (TD 16/2/2021)-Phạm Phú Khải-Thua cả Myanmar (TD 16/2/2021)-Han Phan-
- Trong nước: Sáng 21-2: không ghi nhận ca Covid-19 mới, cách ly 124.000 người (KTSG 21/2/2021)-Bộ Y tế cần quy định rõ về 'ổ dịch' và 'vùng dịch', tránh tạo ra tâm lý kỳ thị (KTSG 20/2/2021)-Việt Nam: 'Hiếm có' khi hai tướng quân đội cùng trong Bộ Chính trị (BBC 20-2-21)-Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo, nhóm Nam bộ đòi được thêm vị trí cao cấp trong Đảng (TD 20-2-21)-Ông Hai Nghĩa: Người nâng đỡ cải cách tư pháp (PLTP 20-2-21)-Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ là ủy viên Bộ Chính trị hay không? (BBC 20-2-21)- Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng từ trần (GD 19/2/2021)-Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (VNN 19/2/2021)-Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo, nhóm Nam bộ đòi thêm vị trí cao cấp trong Đảng (TD 20/2/2021)-J. Nguyễn-Việt Nam lại có… vua như thời… Trung cổ? (TD 19/2/2021)-Hải Dương đang đi đúng hướng, dịch COVID-19 sẽ sớm được khống chế (GD 19/2/2021)-VN: Chiến binh mạng 'ăn ngủ với máy tính' và muốn có chứng chỉ Mỹ (BBC 19-2-21)-Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII họp phiên đầu tiên (GD 18/2/2021)-Việt Nam dẫn dắt tại… Liên Hiệp Quốc? (Blog VOA 18-2-21)-(TD)-So sánh cách chống dịch của Việt Nam và Hàn Quốc (TD 18/2/2021)-Bí thư Hải Dương nói thẳng về việc "càng khống chế, dịch Covid -19 càng loang" tại tỉnh (VNN 18/2/2021)-Sáng 18-2, không có thêm ca nhiễm Covid-19 mới (GD 18/2/2021)-Chính trị vùng miền Việt Nam: Lời nguyền địa chính trị (LK 18-1-21)-Những tháng ngày không quên trước cuộc tấn công biên giới tháng 2/1979 (VNN 17/2/2021)-Bài học nào từ ổ dịch Covid-19 ở tỉnh Hải Dương? (VNTB 16-2-21)-Lưu thông qua Hải Dương thế nào khi tỉnh này cách ly xã hội? (KTSG 16/2/2021)-Blogger Điếu Cày: Tin giả gây phân hóa phong trào dân chủ Việt Nam (RFI 16-2-21)-Mô hình chống dịch giá rẻ từng giúp VN thành công bị “toang”? (RFA 16-2-21)-Chiến dịch 5K: “Tứ trụ” không làm gương dù Bộ Y tế thúc đẩy (RFA 16-2-21)-Nguyễn Phú Trọng lo bị "gãy" giữa nhiệm kỳ? (Thời Báo 15-2-21)-Việt Nam phát huy vai trò dẫn dắt, đề xuất ý tưởng tại Liên hợp quốc (QĐND 15-2-21)-
- Kinh tế: Các nhà đầu tư tư nhân đề nghị tăng công suất, mở rộng Cảng hàng không Tuy Hòa (GD 21/2/2021)-Rút ngắn 50% thời gian nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19 (GD 20/2/2021)-Phú Yên cần phải xây 'tổ' chứ không chỉ thu hút 'đại bàng' (KTSG 20/2/2021)-‘Vua tôm’ Minh Phú báo lãi đột biến trong qúi 4-2020 (KTSG 20/2/2021)-Đã chi gần 3.800 tỉ đồng để bình ổn giá xăng dầu năm 2020 (KTSG 20/2/2021)-2 công ty nước ngoài tham gia tư vấn quy hoạch tỉnh Phú Yên (KTSG 20/2/2021)-Nông dân Việt Nam sẽ giàu với nông nghiệp mới (KTSG 20/2/2021)-Cái 'dạ dày' của quốc gia vẫn đang bị bỏ rơi (KTSG 20/2/2021)-Đồng bằng sông Cửu Long cũng bấp bênh như cây lúa (KTSG 20/2/2021)-Điện thoại, laptop hút hàng sau Tết (KTSG 20/2/2021)-Quảng Nam quy hoạch các con sông để phát triển kinh tế (KTSG 20/2/2021)-Chuẩn bị mọi kịch bản nếu dịch Covid-19 bùng phát (NLĐ 20-2-21)-Nhà hàng, quán ăn đóng cửa, dân trồng rau Hà Nội 'đứt ruột' ngóng thương lái (TT 20-2-21)-Sông Sài Gòn oằn mình đợi ngày... được hóa kiếp (TBKTSG 19-2-21)-Những người bén duyên với nghề độc, lạ: Dự hội thảo thuê (DT 19-2-21)-Chuyện của những người chuyên làm đẹp online cho… chó (DT 19-2-21)
- Giáo dục: Thành tích và bệnh ngụy thành tích trong giáo dục (GD 21/2/2021)-Chi tiết thi tuyển sinh lớp 10 vào 4 trường chuyên trực thuộc Sở Giáo dục Hà Nội (GD 21/2/2021)-Giáo viên nào có thể bị xuống hạng dù đủ chứng chỉ? (GD 21/12/2021)-Giáo viên mầm non được xếp hạng, xếp lương thế nào theo quy định mới? (GD 21/2/2021)-Cứ phải học đi, học lại những kiến thức đã cũ thầy cô nào không mệt mỏi? (GD 21/2/2021)-Học sinh Hà Nội muốn học lớp 10 song bằng phải thi 2 vòng (GD 21/2/2021)-Học từ xa để phòng Covid, cần lắm sự hy sinh tận tụy của thầy cô (GD 21/2/2021)-Trường đại học đầu tiên dự kiến mua 100.000 liều vắc xin ngừa Covid-19 (GD 21/2/2021)-
- Phản biện: Chống đại dịch Covid-19, chung tay hay trách móc? (GD 21/2/2021)-Xuân Dương-Đồng bằng Sông Cửu Long cũng bấp bênh như cây lúa (BVN 21/2/2021)-Võ Hùng Dũng-Những nghệ sĩ đã chết khi còn đang trong vai diễn trên sân khấu và trong cuộc đời (TD 21/2/2021)-Phạm Đình Trọng-Đại hội 13 đảng CSVN và trọng tội kỳ thị Nam-Bắc (TD 20/2/2021)-Đào Tăng Dực-Để Việt Nam hoá rồng (VnEx 19-2-21)- Nguyễn Sĩ Dũng-Giấc mơ đầu xuân (BVN 19/2/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Tiên và tiền (TD 18/2/2021)-Nguyễn Thông-9 điều cần biết về dự thảo nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân (TD 18/2/2021)-Trồng cây (TD 18/2/2021)-Nguyễn Thông-Đối thoại với ông Trương Nhân Tuấn về mô hình quốc gia dân chủ (TD 15/2/2021)-J.Nguyễn-Nước Mỹ nào có thể giúp dân Việt trong cuộc đấu tranh gian khổ của họ (TD 15/2/2021)-Trương Nhân Tuấn-‘Cần tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự’ (VNN 15/2/2021)-(TVN )-Tư Giang-Tục đốt vàng mã: Cung kính hay báng bổ thánh thần? (TD 15/2/2021)-Chu Mộng Long-Ngày Xuân nghĩ về truyền thống gia đình (GD 14/2/2021)-TCCS-Tết nhớ Phạm Toàn (BVN 12/2/2021)-Có lẽ ông Trọng và ‘đảng ta’… buồn? (TD 11/2/2021)-Trân Văn-Thất vọng hay lãnh đạm về đại hội đảng? (TD 10/2/2021)-Phạm Phú Khải-
- Thư giãn: Thư giãn đầu năm: Tự do và Hạnh phúc (BVN 20/2/2021)-Chu Mộng Long-“Mộc tồn” ký sự (GD&TĐ 15-2-21)-
QĐND - Tham dự hàng nghìn cuộc họp các cấp, thực hiện khoảng 500 bài phát biểu thay mặt quốc gia và cả ASEAN, tham gia vào quá trình xây dựng hàng trăm văn kiện của Hội đồng Bảo an (HĐBA)... là khối lượng công việc khổng lồ mà Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã hoàn thành trong nửa chặng đầu Việt Nam đảm nhiệm vai trò là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.
Nỗ lực vượt qua “các cơn bão trong bão”
Đầu năm 2020, Việt Nam đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ đúng vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, khối lượng công việc cần xử lý rất nhiều. Theo đó, Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại LHQ (gọi tắt là Phái đoàn) đã tham dự hàng nghìn cuộc họp ở các cấp, từ các cuộc họp cấp cao đến cấp chuyên gia; thực hiện khoảng 500 bài phát biểu thay mặt quốc gia và cả ASEAN, trên rất nhiều lĩnh vực từ hòa bình, an ninh đến các vấn đề phát triển, xã hội, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền... và tham gia vào quá trình xây dựng hàng trăm văn kiện ở cả HĐBA và Đại hội đồng LHQ. Bên cạnh đó, tại Đại hội đồng LHQ, đề xuất của Việt Nam xây dựng và thông qua Nghị quyết về Ngày Quốc tế Phòng, chống dịch bệnh (27-12) đã nhận được sự ủng hộ của toàn bộ các nước thành viên LHQ. Đây là một hành động cụ thể triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư “Về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”, phát huy vai trò dẫn dắt, đề xuất ý tưởng của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, qua đó góp phần thể hiện vai trò của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
![]() |
Phiên thảo luận về quan hệ hợp tác giữa Liên hợp quốc và ASEAN trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế dưới sự chủ trì của Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bảo an, tháng 1-2020. Ảnh: TRÀ NGUYỄN |
Hoạt động của HĐBA phản ánh bối cảnh toàn cầu nhiều biến động với các xung đột, căng thẳng và khủng hoảng lớn nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm qua, HĐBA cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất ngờ, ít có tiền lệ. Điển hình là tình hình ở Syria, một “điểm nóng” luôn gây nhiều tranh cãi và chiếm tới 1/7 thời lượng họp ở HĐBA, có nhiều phiếu phủ quyết nhất. Syria cũng chiếm kỷ lục về số lần bỏ phiếu và số dự thảo nghị quyết được đưa ra ở HĐBA để thông qua một vấn đề... Hay vấn đề Nagorno-Karabakh (giữa Armenia và Azerbaijan) quay trở lại chương trình nghị sự của HĐBA sau hơn 20 năm. Những vấn đề “nóng” và gấp rút như vậy đòi hỏi phải xử lý tình huống rất nhanh. Do đó, sự phối hợp giữa "tiền tuyến" và "hậu phương" phải hết sức chặt chẽ để ra được các quyết định đúng, kịp thời. Rất nhiều thời điểm đầu cầu Hà Nội và New York duy trì liên lạc liên tục trong 24 giờ, nghĩa là khi New York làm việc thì Hà Nội thức trắng đêm và ngược lại.
Đối với hoạt động của Phái đoàn, trong năm qua, chúng ta đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch HĐBA ngay trong tháng đầu tiên tham gia HĐBA một cách bài bản, có hệ thống. Việt Nam đã lựa chọn đúng, trúng chủ đề ưu tiên là tôn trọng Hiến chương LHQ, giúp đạt con số kỷ lục các nước quan tâm và phát biểu tại một phiên thảo luận mở của HĐBA. Đây là lần đầu tiên HĐBA ra một tuyên bố riêng về Hiến chương dưới hình thức Tuyên bố của Chủ tịch HĐBA (loại văn kiện phải nhận được sự đồng thuận của cả 15 thành viên mới được thông qua).
Trong vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại New York, tuy chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, Phái đoàn vẫn thường xuyên duy trì liên lạc, trao đổi giữa các phái đoàn các nước thành viên ASEAN, đưa ra nhiều sáng kiến linh hoạt để tổ chức thành công các hoạt động trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam tại New York, trong đó bảo đảm tổ chức đầy đủ các hoạt động chính thức như thông lệ. Bên cạnh đó, Phái đoàn đã thực hiện nhiều phát biểu thay mặt ASEAN tại Đại hội đồng LHQ và các ủy ban trực thuộc.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại New York, LHQ nói chung và Phái đoàn nói riêng nhanh chóng thích nghi với tình hình mới. Các cuộc họp tiếp tục được diễn ra theo hình thức trực tuyến, với cường độ còn dày đặc hơn trước trong một số lĩnh vực; các phương thức làm việc linh hoạt, sáng tạo được áp dụng như bỏ phiếu bằng văn bản thay cho bỏ phiếu trực tiếp, thương lượng văn bản trực tuyến hay thậm chí chiêu đãi trực tuyến. Như những người lính ở tiền tuyến, cán bộ, nhân viên Phái đoàn nhanh chóng làm quen với tình hình mới, một mặt áp dụng các biện pháp bảo vệ tối đa, mặt khác hết sức bình thản đối mặt với “các cơn bão trong bão” và cho đến nay, có thể nói đã duy trì được “trạng thái bình thường mới”. Cùng với đó, Phái đoàn còn chú trọng đến công tác bảo hộ công dân, phối hợp tổ chức cho gần 1.000 công dân Việt Nam ở khu vực New York và phụ cận tham gia các chuyến bay về nước.
1 nghị quyết, 3 kỷ lục
Ngày 23-11-2020, Đại hội đồng LHQ khóa 75 đã thông qua Nghị quyết về hợp tác LHQ-ASEAN, trong đó tái khẳng định vai trò quan trọng của ASEAN và quan hệ đối tác hợp tác ngày càng phát triển giữa ASEAN và LHQ. Đặc biệt, việc thông qua nghị quyết này đã lập được 3 kỷ lục: Thời gian tham vấn ngắn nhất, thời gian vận động ngắn nhất và số nước đồng bảo trợ nhiều nhất.
Nghị quyết về hợp tác LHQ-ASEAN là nghị quyết 2 năm/lần, được Đại hội đồng LHQ xem xét thông qua từ năm 2002 với mục tiêu khẳng định và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai tổ chức. Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam là nước chủ trì xây dựng dự thảo, thương lượng và thúc đẩy thành công việc thông qua nghị quyết bằng đồng thuận. Khó khăn lớn nhất là phải "chạy đua" với thời gian. Năm 2020, Đại hội đồng LHQ xem xét các nghị quyết về hợp tác với các tổ chức khu vực vào ngày 23-11, trong khi mọi năm, thời điểm này thường vào cuối tháng 12. Trong khi đó, các văn bản quan trọng để ta làm cơ sở cho việc xây dựng nghị quyết chỉ được ASEAN và LHQ thông qua vào giữa tháng 10 và thậm chí là tháng 11-2020. Như vậy, Việt Nam có chưa đến một tháng, thời gian ngắn nhất so với tất cả các nghị quyết về hợp tác LHQ-ASEAN trước đây, để đề xuất dự thảo, tham vấn và vận động nhằm đạt được sự nhất trí của tất cả 193 thành viên LHQ.
Trước tình hình trên, Việt Nam đã chủ trì soạn thảo dự thảo nghị quyết song song với tiến trình thông qua các văn bản liên quan; đề ra những nguyên tắc nhất quán trong ASEAN và với các nước thành viên để bảo đảm nội dung đạt được sự nhất trí cao nhất. Trong cả quá trình xây dựng và thương lượng nghị quyết, ta duy trì cách tiếp cận cởi mở, cập nhật thường xuyên sự quan tâm của các bên liên quan và tích cực trao đổi mang tính xây dựng trong cả kênh song phương và đa phương. Mặc dù thời gian ngắn nhưng Việt Nam đã tổ chức tham vấn đầy đủ nhiều vòng trong nội bộ ASEAN và 3 vòng thương lượng rộng rãi với các nước thành viên LHQ.
Với cách thức tiến hành thương lượng minh bạch, cộng với sự ủng hộ của các nước đối với quan hệ LHQ-ASEAN nói chung và vai trò của Việt Nam nói riêng, nghị quyết đã được thông qua bằng đồng thuận với 110 nước đồng bảo trợ cùng 10 nước ASEAN, số lượng nước đồng bảo trợ đông nhất cho một nghị quyết về hợp tác LHQ-ASEAN.
Các hoạt động của Việt Nam tại LHQ đã góp phần tích cực thúc đẩy các lợi ích về an ninh, phát triển và nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Những hoạt động này cũng góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước thành viên LHQ, kiên trì thượng tôn các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ.
Đại sứ ĐẶNG ĐÌNH QUÝ
Trưởng phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc
VIỆT NAM...DẪN DẮT TẠI LIÊN HỢP QUỐC ?
TRÂN VĂN/ Blog VOA 18-2-2021
Việt Nam phát huy vai trò dẫn dắt… tại Liên Hiệp Quốc không phải là ý kiến hay nhận định kiểu xỏ xiên. Đó là tuyên bố của ông Đặng Đình Quý – Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc! Tuyên bố này được ông Quý đưa ra trong bài viết có tựa là Việt Nam phát huy vai trò dẫn dắt, đề xuất ý tưởng tại Liên Hiệp Quốc, được tờ Quân đội nhân dân (QĐND) đăng trang trọng cả trên báo in lẫn báo điện tử hôm 15 tháng 2!
Theo ông Quý thì Việt Nam đã thực hiện phát huy vai trò… dẫn dắt… tại Liên hiệp Quốc thông qua việc… tham dự hàng nghìn cuộc họp các cấp, thực hiện khoảng 500 bài phát biểu thay mặt quốc gia và cả ASEAN trên rất nhiều lĩnh vực từ hòa bình, an ninh đến các vấn đề phát triển, xã hội, thúc đẩy - bảo vệ nhân quyền,... tham gia vào quá trình xây dựng hàng trăm văn kiện của Hội đồng Bảo an (HĐBA) sau khi đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực nhiệm kỳ 2020 – 2021 của cơ chế này tại Liên Hiệp Quốc.
Đáng lưu ý là nếu ông Quý nói… thiệt, thì tổ chức Liên Hiệp Quốc đã và đang được… dẫn dắt theo chỉ đạo của… Ban Bí thư thuộc Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN vì toàn bộ hoạt động của Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc từ năm ngoái đến nay đều bám sát… Chỉ thị số 25-CT/TW “Về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”, phát huy vai trò dẫn dắt, đề xuất ý tưởng của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, thể hiện vai trò của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế (1)!..
***
Chắc chắn tuyên bố của ông Quý sẽ làm nhiều người… hoài nghi nhưng may mắn là các viên chức ngoại giao đại diện cho 192 quốc gia còn lại ở Liên Hiệp Quốc không rành tiếng Việt, càng không đọc báo… QĐND. Thậm chí nếu có nhiều người Việt là đồng bào của ông Quý dè bỉu thì ông cũng không màng. Trước giờ, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và ngay cả hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam luôn cần những tuyên bố… kiểu như thế.
Cách nay ba năm, sự kiện đội tuyển U23 Việt Nam giành được vé dự trận bán kết Giải Vô địch Bóng đá Trẻ châu Á 2018, không ít cơ quan truyền thông chính thức tán: “Việt Nam đã đặt cả châu Á dưới chân” (2)! Khi đội tuyển Ủ23 Việt Nam giành được quyền dự trận chung kết với đội tuyển U23 Uzbekistan, tờ Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của BCH TƯ đảng CSVN – tuyên bố, đó chính là bằng chứng “thế nước mạnh, vận nước lên, lòng dân đồng thuận, nước nhà hưng thịnh” và chắc chắn “việc gì cũng thành công” (3)!..
Khi thực trạng chính trị, kinh tế, xã hội như đã biết, song Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước vẫn dõng dạc bảo rằng: Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay (4) thì chuyện có những người như ông Quý hoan hỉ báo công: Việt Nam đang phát huy vai trò dẫn dắt tại Liên Hiệp Quốc là… tất yếu! Đừng ngạc nhiên khi hàng nghìn cuộc họp các cấp, khoảng 500 bài phát biểu về rất nhiều lĩnh vực, tham gia xây dựng hàng trăm văn kiện được đồng hóa thành vai trò… dẫn dắt… tại cơ quan dẫn dắt cộng đồng quốc tế!
Chú thích
(3) http://www.nhandan.com.vn/thethao/tin-tuc/item/35368102-the-nuoc-manh-van-nuoc-len.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét