ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Covid-19 lây lan sang nhiều nước, mấp mé đại dịch (VNN 26/2/2020)-Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới vượt mốc 80.000 (VNN 25/2/2020)-Nước cờ bầu cử 'cao tay' của ông Trump (VNN 25/2/2020)-Một cú đánh mạnh, Donald Trump chứng kiến cảnh tồi tệ nhất 2 năm qua (VNN 25/2/2020)-Lào với dự án mặt trời nổi 1200 MW lớn nhất thế giới trên hồ Nam Ngum (BVN 25/2/2020)-Hun Sen lo sợ Bắc Kinh hơn là sợ virus corona (TD 25/2/2020)-Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: bàn tay vô hình khuyết tật (Bài 13) (BVN 24/2/2020)-Đoàn Hưng Quốc-Những gương mặt trong cộng đồng người Việt tị nạn đến thành phố Melbourne, Úc từ 1976 (BVN 24/2/2020)-Nguyễn Quang Duy-Trung Quốc xả đập thủy điện trên sông Mekong, sự hợp tác mang tính ‘kẻ cả’ (BVN 23/2/2020)-RFA-Chiến tranh 1979: "Sòng phẳng ra, nay Trung Quốc phải xin lỗi VN" (BBC 22-2-20)-VOA-Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa (BVN 20/2/2020)-VN bị ảnh hưởng gì khi Philippines muốn 'gần Trung, xa Mỹ'? (BBC 19-2-20)-
- Trong nước: Lo ngại chính quyền chỉ định luật sư bào chữa trong vụ Đồng Tâm (BVN 26/2/2020)-RFA-Quân đội ta là một thể thống nhất, đoàn kết và vững như bàn thạch (GD 25/2/2020)-QĐND-Không để Việt Nam trở thành địa bàn trung chuyển ma túy (GD 25/2/2020)-Quy định tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam (GD 25/2/2020)-Du khách Hàn Quốc không muốn vào khu cách ly, Đà Nẵng họp khẩn (VNN 25/2/2020)-Người nhiễm Covid -19 thứ 16 tại Việt Nam đã khỏi (VNN 25/2/2020)-Phó Thủ tướng: Việt Nam đã chiến thắng mở màn chống Covid-19 (VNN 25-2-20)-Nhìn COVID-19 ở Nam Hàn, Việt Nam sẽ bớt ‘phấn khởi, lạc quan’? (VOA Blog 25-2-20)- Trân Văn- Kiến nghị kiểm điểm cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính (VNN 25/2/2020)-Cán bộ lãnh đạo phải là người có uy tín cao trong Đảng, nhân dân (LĐ 24-2-20)-chẳng lẽ uy tín thấp?-Luận chuyện “thư ngỏ” việc xây dựng tượng đài Lênin (CAND 24-2-20)-
- Kinh tế: Lập phương án, kịch bản đối phó tác động kinh tế-xã hội do dịch COVID-19 (GD 26/2/2020)-NXP-Hạn chế hình ảnh diễn viên uống rượu, bia trong tác phẩm điện ảnh (GD 26/2/2020)-Cấm khai thác cát, sỏi tại khu vực bờ sông có nguy cơ sạt, lở (GD 26/2/2020)-Thêm 3 trường hợp được miễn lệ phí môn bài (GD 26/2/2020)-Dừng chạy tàu: hệ lụy khó lường (KTSG 25/2/2020)-Đường bay Đông Bắc Á và cuộc vật lộn của hàng không với dịch (KTSG 25/2/2020)-Hà Nội không đồng ý cắt xén hồ Thành Công để xây chung cư (KTSG 25/2/2020)-Tổng cục Du lịch khuyến cáo dừng tour Daegu, Gyeongsangbuk-do (KTSG 25/2/2020)-Việt Nam kích cầu 9 tháng để kéo du khách quốc tế sau Covid-19 (KTSG 25/2/2020)-Du lịch Kiên Giang thiệt hại 2.400 tỉ đồng vì Covid-19 (KTSG 25/2/2020)-Đặt món trực tuyến nhưng trả tiền mặt trực tiếp (KTSG 25/2/2020)-Mùa dịch, thương mại điện tử càng được quan tâm (KTSG 25/2/2020)-Các nhà bán lẻ Nhật mở kinh doanh giữa mùa ế ẩm vì dịch (KTSG 25/2/2020)-Bảo hiểm không chi trả thiệt hại kinh tế của doanh nghiệp do Covid-19 (KTSG 25/2/2020)-Các công ty xứ kim chi chạy đua ứng phó Covid-19 (KTSG 25/2/2020)-Bộ Y tế công bố 30 đơn vị có thể xét nghiệm Covid-19 (KTSG 25/2/2020)-NHNN: Thị trường vàng vẫn bình thường, sẽ can thiệp khi cần thiết (KTSG 25/2/2020)-Xây dựng kịch bản đưa lao động tại vùng dịch Covid-19 hồi hương (VNN 25-2-20)-Khuyến khích lao động Việt Nam trong vùng dịch không rời khỏi Hàn Quốc (Zing 25-2-20)-Tại sao Việt Nam nên cẩn trọng với nới lỏng tiền tệ và bài toán cân đối chính sách khắc phục hậu quả dịch Covid-19 sẽ như thế nào? (CafeF 25-2-20)
- Giáo dục: Bộ Giáo dục sẽ nghiên cứu công nhận kết quả học tập trực tuyến bậc phổ thông (GD 26/2/2020)-Cảm động bức thư cô giáo gửi học sinh nghỉ học phòng dịch Covid-19 (GD 26/2/2020)-Thầy cô cần nhớ 15 Thông tư về quyền lợi giáo viên đã hết hiệu lực từ năm 2019 (GD 26/2/2020)-Dạy học trực tuyến hiệu quả, thầy cô phải chuẩn bị gấp đôi gấp 3 dạy trực tiếp (GD 26/2/2020)-Trường Điện lực tiếp tục bị tố có cán bộ tham nhũng ngân sách nhà nước (GD 26/2/2020)-Chủ tịch Ba Đình: Được nâng tầng trường học giúp thêm diện tích sàn cho học sinh (GD 26/2/2020)-Quận Bình Tân thay đổi, tiếp tục tuyển hệ trung cấp, cao đẳng (GD 26/2/2020)-Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh cùng phụ huynh đẩy lùi dịch Covid-19 (GD 26/2/2020)-Cấp đất cho xây chung cư cao tầng thì dễ, xây trường học sao khó thế? (GD 26/2/2020)-Sài Gòn hủy 3 cuộc thi dành cho học sinh vì Covid – 19 (GD 26/2/2020)-
- Phản biện: Covid-19 và những biến số khó lường (BVN 26/2/2020)- Covid-19 và những biến số khó lường (viet-studies 25-2-20)-Nguyễn Quang Dy-'Siêu ủy ban' và chuyện vốn cho đường sắt (TVN 25/2/2020)-Lương Bằng-“Phi thường lắm”–Không thể tiêu hóa được (BVN 25/2/2020)-Phạm Liêm-Thật khó tìm được lãnh đạo có bản lĩnh! (TD 24/2/2020)-Nguyễn Ngọc Chu-HƯỚNG TỚI NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2020 VỚI CHỦ ĐỀ NƯỚC VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - MỘT ĐBSCL Ô NHIỄM GIỮA MÙA HẠN MẶN (BVN 24/2/2020)-Ngô Thế Vinh-Độ lùi Đồng Tâm (BVN 23/2/2020)-Chiến Sĩ-Ra lệnh cho... thị trường (KTSG 23/2/2020)-Cơ đồ Việt Nam chưa bao giờ có được như ngày nay (TVN 22/2/2020)-Đinh Đức Sinh-Anh Ba Sàm: Tôi là Đảng viên trong ‘nhà tù XHCN’ ra sao (BBC 22-2-20)-Từ nhà thờ Bùi Chu đến Trạm phát sóng Bạch Mai: Sự “bất thành” của Luật Di sản văn hóa (PN 22-2-20)-Đâụ Dung-Bọn cơ hội chính trị (BVN 22/2/2020)-Phạm Đình Trọng-Thời kỳ gì đây? (BVN 22/2/2020)-Đỗ Duy Ngọc-Chẳng lẽ sai phạm của ông Trọng không nghiêm trọng? (Blog VOA 21-2-20)-Trân Văn-Mekong đang chết, Việt Nam “chọn” gì? (BVN 21/2/2020)-Mạnh Kim-Ngư dân và nông dân dọc sông Mekong trước những thay đổi lịch sử (BVN 21/2/2020)-Y Chan-Mấy suy ngẫm từ vụ án Cống Rộc đến đại án thôn Hoành (BVN 21/2/2020)-Hàn Vĩnh Diệp-Nhận diện 'virus trì trệ' trong nền kinh tế (TVN 18/2/2020)-Lương Bằng-Nghi vấn lịch sử về quan hệ giữa Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh và “Lưỡng Quốc Tướng Quân” Nguyễn Sơn: thầy trò hay đối thủ chính trị? (BVN 13/2/2020)-Cao Tuấn-
- Thư giãn: Xe máy Honda cổ 73 tuổi giá 65 triệu, cả Việt Nam có 3 chiếc (VNN 26/2/2020)- Người già xài điện thoại... (NLĐ 23-2-20)-Chủ tịch Quảng Nam nói tiếng Anh với du khách Tây trên phố cổ Hội An (TQ 23-2-20)-
'BÀN TAY VÔ HÌNH' KHUYẾT TẬT
ĐOÀN HƯNG QUỐC/ BVN 24-2-2020
Từ thập niên 80, Hoa Kỳ để bàn tay vô hình (the invisible hand) thúc đẩy tính cạnh tranh và luật đào thải của thị trường tự do mà không bị ràng buộc bởi giám sát nhà nước.
Sang thập niên 90, nước Mỹ lại dẫn đầu toàn cầu hóa bằng cách hối thúc hạ thấp hay hủy bỏ hàng rào quan thuế tạo thuận lợi cho mậu dịch quốc tế (international trade), đồng thời kêu gọi mở rộng các cánh cửa tài chánh, tạo thuận lợi cho những nguồn tiền khổng lồ lưu chuyển xuyên quốc gia, nhằm hỗ trợ cho đầu tư và thương mại. Mô hình này được thế giới tán thưởng nên được gọi là Đồng Thuận Washington (Washington Consensus).
Cuộc đại khủng hoảng tài chánh 2007-2008 đã làm lung lay hình ảnh đó.
Những kinh tế gia lỗi lạc nhất không ngờ rằng thị trường tự do đã không tự điều tiết (efficient market theory) để bảo đảm giá cả hợp lý và đào thải một thiểu số tham lợi. Ngược lại, gần như toàn bộ các chuyên viên tài chánh với bằng cấp danh giá từ Harvard, MIT, LSU, … cùng những ngân hàng quốc tế với hàng trăm năm kinh nghiệm đều cùng một lúc tối mặt lao vào các đầu tư đầy rủi ro trong bong bóng địa ốc như tự sát tập thể. Nếu nhà nước không can thiệp mà để mặc cho luật đào thải thì toàn bộ hệ thống ngân hàng Tây phương sẽ sụp đổ, dẫn đến hàng trăm ngàn công ty lớn nhỏ bị đóng cửa, hàng chục triệu người mất công ăn việc làm, và một cuộc Đại Khủng Hoảng ngang bằng năm 1929.
Cuộc đại khủng hoảng tài chánh 2007-2008 còn làm nổi bật khuyết điểm của toàn cầu hóa, tuy mang đến nhiều lợi ích nay lại trở thành gánh nặng vì tính chất dây chuyền trong mậu dịch quốc tế. Nhiều nước đang phát triển chịu vạ lây do thiếu vốn hay không xuất cảng được vào thị trường tiêu thụ khổng lồ của Âu-Mỹ, khiến tâm lý chống Tây Phương bùng phát, nhất là ở Nam Mỹ (xin so sánh tình trạng năm 2008 với dây chuyền sản xuất hiện thời bị gián đoạn do dịch Corona ở Trung Quốc). Các quốc gia thuộc nhóm BRIC (Brazil-Russia-India-China) cho rằng đã đến lúc những nước đang trỗi dậy nắm đầu tàu kinh tế thế giới thay thế sự lụn bại của Âu-Mỹ. Bắc Kinh tung ra một khối kích cầu khổng lồ trị giá trên 500 triệu USD, tuy sau này sinh ra hậu hoạn về tín dụng, nhưng cũng đã làm bàn đạp giúp nền kinh tế Hoa Lục tăng vọt lên hàng thứ 2, trở thành một đối thủ địa chính trị tranh giành vị trí cường quốc hàng đầu với Hoa Kỳ.
Trong khi Trung Quốc lớn mạnh thì cuộc đại khủng hoảng 2007-2008 lại làm nổi bật những bất mãn tiềm tàng trong tầng lớp trung lưu-công nhân ở Mỹ suốt 30 năm thu nhập không hề tăng mà còn lo sợ bị mất việc.
Toàn cầu hóa gây thiệt hại nặng nề cho giới trung lưu Tây phương, trong khi lại mang nhiều lợi lộc cho tầng lớp tinh hoa (elites). Bàn tay vô hình không với đủ dài theo toàn cầu hóa để điều chỉnh tình trạng mất công ăn việc làm và mất cân đối trong cán cân mậu dịch. Căm giận hơn nữa khi giới ưu tú và các ngân hàng suýt làm sụp đổ nền kinh tế Hoa Kỳ năm 2008 thì lại được nhà nước nâng đỡ không hề bị tù tội, trong lúc dân chúng gánh chịu hậu quả bị mất nhà và mất việc thì… ráng chịu.
Những nguồn tiền khổng lồ di chuyển xuyên quốc gia theo làn sóng tự do hóa tiền tệ (financial liberalization) tuy dẫn đến phát triển, nhưng đồng thời liên tục thổi nên những bong bóng ở Mexico (1994), Đông Á (1997), Nga (1998), Nam Mỹ (2000), Hoa Kỳ (2007-09) và Âu Châu (2010-12). Mặt khác các nước đang phát triển lại theo chính sách kềm hãm tiền tệ (financial repression) nhằm hỗ trợ xuất cảng thu vào những khoảng dự trữ ngoại tệ khổng lồ; số tiền này chảy ngược dòng từ nước nghèo sang cho nước giàu vay mượn dẫn đến tình trạng mất thăng bằng lạ lùng mà không bị cơ chế quốc tế nào thanh tra.
Cho nên bước sang thập niên thứ 3 của thế kỷ thứ 21, nổi lên tiếng kêu đòi mở rộng vai trò của nhà nước để giám sát các bất cập của thị trường tự do, của mậu dịch toàn cầu, của tài chánh quốc tế và của tình trạng chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng. Những giải pháp được đưa ra gồm: (1) Mô hình tư bản ở Hoa Kỳ cần tăng cường tính cạnh tranh - Donald Trump; (2) Tư bản được duy trì nhưng phải thay đổi tận gốc rễ - Elizabeth Warren; (3) Loại bỏ tư bản thay vào đó mô hình dân chủ xã hội - Bernie Sander; và (4) Tư bản và toàn cầu hóa hiện đang tốt rồi nên chỉ cần sửa đổi chút ít - Joe Biden và Michael Bloomberg.
Đây là những cách nhìn khác nhau sẽ được phân tích trong các bài sau.
Đ.H.Q.
Tác giả gửi BVN
RA LỆNH CHO... THỊ TRƯỜNG
TBKTSG 23-2-2020
(TBKTSG) - Trong một hội nghị của ngành nông nghiệp tổ chức hôm 13-2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường liên tục nhấn mạnh về vấn đề giảm giá thịt heo. Ông kêu gọi, đề nghị các doanh nghiệp lớn cùng nhau giảm giá, kéo mức giá xuống ít nhất ở mức 75.000 đồng/ki lô gam. “Nếu các doanh nghiệp không thực hiện, trong tuần tiếp theo, bộ sẽ chuyển sang việc yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện giảm giá. Nếu vẫn cố tình neo giá heo ở mức cao, bộ sẽ rà soát kiểm tra, căn cứ vào các luật định cũng như quy định trong công tác phòng chống dịch bệnh để yêu cầu doanh nghiệp giảm giá thịt heo xuống ở mức hợp lý”, ông Cường nói.
Ảnh: TTXVN |
Ba ngày sau, yêu cầu của ông Cường được các doanh nghiệp thực hiện. Giá heo hơi tại các doanh nghiệp lớn giảm về mức 73.000-75.000 đồng/ki lô gam, phần nào làm dịu cơn sốt giá kéo dài nhiều tháng qua. Tuy nhiên, xét về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, đề nghị giảm giá có phần cưỡng ép từ phía Nhà nước đang can thiệp quá sâu vào sự vận hành của kinh tế thị trường mà cung - cầu mới là hai yếu tố duy nhất xác định giá cả.
Nhìn lại lịch sử điều tiết nền kinh tế, không ít lần Nhà nước can thiệp vào thị trường bằng mệnh lệnh hoặc văn bản hành chính như sự việc kể trên. Chẳng hạn, Thông tư 80/2014/TT-BGTVT về vận tải hành khách trên đường thủy nội địa quy định doanh nghiệp chỉ được áp dụng giá vé mới sau 15 ngày kể từ khi công bố kể cả khi giảm giá, phải đóng cửa bán vé tối thiểu 15 phút trước khi phương tiện xuất bến, không được bán vé vượt số lượng hành khách; quyết định xử phạt hành chính các doanh nghiệp vận tải không giảm giá cước taxi theo giá giảm xăng dầu hồi năm 2016; hay mới đây là mệnh lệnh xử phạt, tước giấy phép các nhà thuốc tăng giá bán khẩu trang. Tất cả các mặt hàng, dịch vụ kể trên đều không thuộc diện bình ổn giá theo Luật Giá.
Phải thừa nhận rằng không có một thị trường tự do thuần túy, bàn tay vô hình dù hoạt động tự do đến mấy vẫn chịu sự tác động của “bàn tay nhà nước” theo cách này hoặc cách khác. Tuy nhiên, can thiệp vào thị trường bằng ra mệnh lệnh có thể làm méo mó thị trường, khiến doanh nghiệp mất động lực cạnh tranh lành mạnh và làm xa rời mục tiêu xây dựng nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường mà Chính phủ đề ra.
Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ, EU và nhiều nước phát triển khác vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Đó là bởi Nhà nước hiện nay vẫn đang còn xu hướng kiểm soát thay vì điều tiết và kiến tạo phát triển. Thay bằng ra lệnh cho thị trường, cơ quan quản lý có thể gián tiếp điều tiết giá cả bằng cách tăng cung, khuyến khích sản xuất, lưu thông và kìm cầu bằng cách tuyên truyền người dân không nên tích trữ, gom hàng. Đặc biệt là buộc các doanh nghiệp niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và đóng thuế đầy đủ để xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh. Quan trọng hơn, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cắt giảm chi phí kinh doanh, cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, điều chỉnh mức thuế, phí hợp lý...
Cũng không loại trừ khả năng có sự liên kết giữa các doanh nghiệp để cạnh tranh không lành mạnh, thao túng giá. Nhưng bất cập này không thể được giải quyết bằng cách ra các mệnh lệnh xử phạt mà cần một hệ thống luật pháp về cạnh tranh hoàn chỉnh, phù hợp với tình hình thực tiễn, có thế mới khiến doanh nghiệp, người dân tâm phục khẩu phục và yên tâm đầu tư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét