ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Trump sắp được tha bổng (VNN 1/2/2020)-Anh chính thức rời Liên minh châu Âu (VNN 1/2/2020)- Số người nhiễm virus Vũ Hán tăng vọt, Mỹ "cấm cửa" du khách đến từ TQ (VNN 1/2/2020)-Số người tử vong do virus Vũ Hán lên tới 259 (VNN 1/2/2020)- Tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, dịch Corona bước sang giai đoạn mới (KTSG 31/1/2020)- Kim Jong Un tuyên bố chặn virus Vũ Hán là 'vấn đề sống còn' (VNN 30/1/2020)-
- Trong nước: Đảng muốn vững mạnh phải chọn được người đủ đức, đủ tài gánh vác việc nước (GD 1/2/2020)-yk Nguyễn Viết Chức-Sau nghỉ Tết phải nhanh chóng triển khai quyết liệt các nhiệm vụ (GD 1/2/2020)-NXP-Việt Nam công bố ca thứ 6 nhiễm virus corona là lễ tân khách sạn ở Khánh Hòa (VNN 1/2/2020)-Tàu liên vận Việt - Trung vẫn hoạt động giữa dịch corona (VNN 1/2/2020)-Nhóm khách Trung Quốc 'cố thủ' ở Nội Bài, quyết không lên máy bay về nước (VNN 1/12/2020)- Xử lý cán bộ không còn “đánh từ vai đánh xuống”, dân tin không có ngoại lệ (GD 31/1/2020)-yk Ngô Văn Sửu-Việt Nam đang họp bàn việc công bố tình trạng khẩn cấp về dịch virus corona (VNN 31/1/2020)-Người gốc Việt bị kỳ thị ở châu Âu vì virus từ Trung Quốc (TT 31-1-20)-Công an VN: Thanh bảo kiếm của Đảng rất cần đổi mới (BBC 31-1-20)-Bộ Y tế phân tuyến điều trị bệnh nCoV (GD 30/1/2020)-Đề xuất đóng cửa biên giới với Trung Quốc để dập dịch (KTSG 30/1/2020)-Miền Tây cách ly những người đến từ vùng dịch có biểu hiện sốt (KTSG 30/1/2020)-
- Kinh tế: Xử lý dứt điểm tồn tại yếu kém của doanh nghiệp nhà nước (GD 1/2/2020)-Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương (GD 1/2/2020)-Bắc Kinh khó giữ cam kết tăng mua hàng hóa của Mỹ vì virus corona (KTSG 31/1/2020)-Hàng không Việt Nam tạm dừng bay đến Trung Quốc từ tháng 2 (KTSG 31/1/2020)-Lắp đặt cầu truyền hình tại 21 bệnh viện để điều hành dịch do nCoV (KTSG 31/1/2020)-Cần Thơ lập 4 khu xử lý bệnh do nCoV (KTSG 31/1/2020)-Xử lý những đối tượng lợi dụng virus Corona để đầu cơ, tăng giá trang thiết bị y tế (KTSG 31/1/2020)-Liệu các đồng minh Mỹ có nối gót Anh cho phép sử dụng thiết bị Huawei? (KTSG 31/1/2020)-Hơn 85 triệu lượt tương tác trên internet, người Việt quan tâm gì về virus Corona? (KTSG 31/1/2020)-Nhà máy giấy Lee&Man Việt Nam cách ly công nhân Trung Quốc (KTSG 31/1/2020)-Người đam mê sáng tạo sản phẩm từ dừa (KTSG 31/1/2020)-TPHCM: khách nước ngoài hủy đặt phòng, hủy tour vì sợ Corona (KTSG 31/1/2020)-Năm 2020, THACO đặt mục tiêu bán hơn 100.000 xe ô tô (KTSG 31/1/2020)-Cao tốc Bắc - Nam bao giờ thông? (TN 31-1-20)- Liên kết yếu thì khó mong có 4.0 (KTSG 31/1/2020)-Báo tin giờ chót, tỷ phú số 1 công bố con số bất ngờ (VNN 31/1/2020)-Ông Trần Đình Thiên: Doanh nghiệp có khát vọng tạo ra sản phẩm đẳng cấp thế giới (TVN 31/1/2020)-
- Giáo dục: Học sinh Sài Gòn vẫn đi học vào ngày 3/2 (GD 1/2/2020)-Nhiệm vụ trọng tâm nhất của ngành giáo dục trong năm 2020 (GD 1/2/2020)-Nhiều trường học ở Sài Gòn bắt giáo viên trực tết không thù lao (GD 1/2/2020)-Người thầy phải được đối xử, quan tâm như với lực lượng vũ trang (GD 1/2/2020)-Học sinh học yếu và nghèo đang được học phụ đạo thế nào? (GD 1/2/2020)-Đầu năm, lại rộn ràng chuyện họp lớp (GD 1/2/2020)-Chế độ trợ cấp với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên (GD 1/2/2020)-Nỗi niềm trăn trở của nhiều giáo viên huyện Kỳ Sơn sau kỳ nghỉ Tết (GD 1/2/2020)-Quảng Bình kiên quyết không để lây lan virus Corona trong trường học (GD 1/2/2020)-Giám đốc đại học vùng được quyết định cho phép mở ngành đào tạo (GD 1/2/2020)-Ở điểm trường Măng Sông không còn lo học sinh trốn học sau Tết (GD 1/2/2020)-Lớp học văn minh, đồng phục khẩu trang ở Hà Nội (GD 1/2/2020)-Không dùng chiêu trò, nhiều giáo viên khó kéo được học sinh đến nhà học thêm (GD 1/2/2020)-Phụ huynh, học sinh Hà Nội rất tích cực phòng chống virus Corona (GD 1/2/2020)-Nhiều trường đại học phía Bắc cho sinh viên nghỉ thêm 1 tuần tránh virus Corona (GD 1/2/2020)-Nhiều trường Đại học ở miền Trung cho sinh viên nghỉ học để phòng virus Corona (GD 1/2/2020)-
- Phản biện: Người Việt cả tin hay…? (GD 1/2/2020)-Xuân Dương-Lòng dân là quốc bảo (TVN 1/2/2020)-Thiện Văn- Đạo đức công vụ yếu kém sẽ gây hại rất lớn cho dân, cho nước (GD 30/1/2020)-Nguyễn Minh Phong-Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng (GD 29/1/2020)- pv Nguyễn Minh Phong-Dân có giàu, nước mới mạnh (TVN 29/1/2020)-Tư Giang-Quy hoạch nhân sự Đại hội đảng 13, ‘mèo vẫn hoàn mèo’ (Blog VOA 29-1-20)-Trân Văn-Dự báo nguồn nhân lực của Việt Nam liệu có còn phù hợp? (GD 28/1/2020)-Canh Tý-năm triển khai nền ngoại giao gắn kết và thích ứng (VN 26-1-20)-Đinh Hoàng Thắng- Kinh tế Việt Nam đang đổi chiều và những yêu cầu tiếp theo (BizLive 26-1-20)-Trần Du Lịch-Tròn 100 năm Bác Hồ tiếp cận luận cương của Lenin: Đường đi cho dân tộc (LĐ 25-1-20)-Trần Minh-Tuổi già trên phương diện kinh tế học (CafeF 25-1-20)-Trần Thọ Đạt-
- Thư giãn: Đến làng An Định lấy đỏ đầu xuân (GD 29/1/2020)-Kiến quốc dĩ giáo học vi tiên và tầm nhìn của vua Quang Trung (KTSG 29/1/2020)-Đi tìm dấu tích tuyến đường sắt răng cưa lừng danh ở Đà Lạt (TP 29-1-20)-
DỰ BÁO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỆT NAM LIỆU CÓ CÒN PHÙ HỢP ?
TRẦN PHƯƠNG /GDVN 28-1-2020
Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cách quản lý, điều hành cũng như quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Một trong những mặt trái của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể phá vỡ thị trường lao động.
Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Do vậy, phát triển nhân lực là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu, có yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Lê Quân cho biết, dự báo nguồn nhân lực ở Việt Nam đã được, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định: số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020; số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2012 về phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
Tuy nhiên, theo đánh giá, việc quy hoạch, dự báo nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay đã có nhưng đến nay không còn phù hợp.
Trong lĩnh vực nông nghiệp thu hút tới hơn 40% lao động trong nền kinh tế nhưng tỷ lệ có bằng cấp chỉ chiếm 6%. Ảnh minh họa: TTXVN |
Theo Thứ trưởng Lê Quân, trong bối cảnh thế giới mới, trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, kinh tế tri thức và xu thế quốc tế hóa nhân lực, chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.
Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ nói chung, qua đào tạo nghề nói riêng còn thấp.
Việt Nam là nước đứng thứ 3 trong ASEAN về lực lượng lao động, nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ chỉ chiếm 22,37%, bằng 1/3 các nước và nền công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, ở nhiều nước tỷ lệ này phổ biến là 50%.
Quy mô tuyển sinh Giáo dục nghề nghiệp tuy có tăng, nhưng hiện chỉ có 2,2 triệu/năm, chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của một quốc gia gần 97 triệu dân, 55,4 triệu lao động của chúng ta.
Cơ cấu lao động qua đào tạo và xu hướng chuyển dịch có sự bất hợp lý. Mô hình tiêu chuẩn ở nhiều nước là 1/4/10, tức là cứ 1 lao động có trình độ đại học trở lên thường có 4-5 trung cấp, cao đẳng và 10 sơ cấp. Trong khi Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại.
Năm 2000 tỷ lệ này của chúng ta là 1/1,2/0,9 thì đến nay là 1/0,8/0,3 (tức là người lao động gián tiếp nhiều hơn người lao động trực tiếp).
Tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp vốn đã thấp lại có xu hướng giảm đi trong những năm qua.
Năm 2012 có 15% lao động có trình độ Đại học trở lên làm nghề có chuyên môn kỹ thuật bậc trung trở xuống, đến năm 2017 tỷ lệ này tăng lên đến 23%.
Xu thế này phản ánh sự lãng phí trong đầu tư cho đào tạo và sử dụng lao động trình độ cao, mặt khác cho thấy sự chưa tương xứng giữa bằng cấp và chất lượng thực sự của lao động được đào tạo; đồng thời đặt ra yêu cầu đào tao phải phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường thay vì đào tạo cái mà người lao động muốn.
Thứ trưởng Lê Quân cũng chỉ ra một trong khía cạnh còn tồn tại hiện nay chính là việc cơ cấu ngành nghề đào tạo của Việt Nam hiện nay chưa phù hợp.
Theo thống kê, lĩnh vực nông nghiệp thu hút tới hơn 40% lao động trong nền kinh tế nhưng tỷ lệ có bằng cấp chỉ chiếm 6% (tương đương khoảng 4,2% số lao động trong lĩnh vực này); lao động có bằng cấp ở khu vực dịch vụ là hơn 70%, trong khi số lao động chỉ chiếm 34%; tỷ lệ lao động có bằng cấp trong các ngành công nghiệp, xây dựng chỉ có 20%.
Đây là sự bất hợp lý và thách thức rất lớn trong quá trình phát triển và tái cơ cấu kinh tế.
Việc tư vấn, hướng nghiệp tuyển sinh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tết. Ảnh: Thùy Linh |
Khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay trong quy hoạch, dự báo và đào tạo là sự thay đổi nhanh chóng và khó dự báo của các tiến độ công nghệ và tác động của nó đến thị trường lao động.
Thứ trưởng Lê Quân cũng phân tích về sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới và sự mất đi của nhiều ngành truyền thống.
Chẳng hạn, các ngành nghề về văn phòng, liên quan tới lao động thủ công và bán thủ công sẽ có ít nhu cầu hơn.
Trong khi đó, những ngành nghề liên quan tới sáng tạo (thiết kế, phân tích…), liên quan tới logistic sẽ xuất hiện.
Sự phát triển nguồn nhân lực không thể tách rời mà có quan hệ hữu cơ với sự phát triển kinh tế.
Nói cách khác, chiến lược phát triển kinh tế sẽ dẫn dắt chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức.
Khi đó lao động sẽ chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ lao động thủ công, sử dụng máy móc cơ khí sang tự động hoá.
Vì vậy, cần xác định các ngành nghề mũi nhọn phục vụ cho CMCN 4.0 như: AI, phân tích dữ liệu, thiết kế …. Để thực hiện việc đi tắt đón đầu, cần chuẩn bị đào tạo một tỷ lệ nhất định nguồn nhân lực chất lượng cao, Thứ trưởng Lê Quân cho biết.
Nhu cầu lao động có bằng đại học chỉ 13%
Theo dự báo nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025, dự kiến nhu cầu nhân lực 1 năm khoảng 270.000 chỗ việc làm trống (trong đó: lao động có trình độ đại học chiếm 13%, cao đẳng chiếm 15%, trung cấp chiếm 35%, sơ cấp nghề 20%).
Định hướng phát triển thị trường lao động thành phố theo 04 ngành công nghiệp trọng yếu: Cơ khí, Điện tử - Công nghệ thông tin, Chế biến lương thực thực phẩm, Hóa chất – Nhựa cao su.
Cùng với 09 nhóm ngành kinh tế dịch vụ: Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm, Giáo dục – Đào tạo, Du lịch, Y tế, Kinh doanh tài sản – Bất động sản, Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai, Thương mại, Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng, Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.
Đồng thời một số nhóm ngành thu hút nhiều lao động như: Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ, Marketing, Dịch vụ - Phục vụ, Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường…
Nguồn:dubaonhanluchcmc.gov.vn/
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét