ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Nhà Trắng sa thải các quan chức ra làm chứng chống ông Trump (VNN 8/2/2020)-Bầu cử 2020 (Bài 9): ngày Thứ Ba Quan trọng (Super Tuesday 03/03/2020) (BVN 8/2/2020)-Đoàn Hưng Quốc- Ông Trump vẫn chưa thoát "ác mộng" luận tội? (VNN 7/2/2020)-Trung Quốc tiếc thương 'người hùng cuộc chiến viêm phổi' qua đời (VNN 7/2/2020)-BS Lý Văn Lượng-68328- Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam (GD 6/2/2020)-Số người chết vì virus corona tăng không ngừng (VNN 6/2/2020)- GS Trần Văn Thọ giảng bài cuối cùng, chia tay Đại học Waseda (VnF 5-2-20)- Thế giới sẽ ra sao - năm 2030? (KTSG 5/2/2020)-WHO ra khuyến cáo mới về đeo khẩu trang chống virus corona (VNN 5/2/2020)-Vũ Hán: Câu chuyện về sự thất bại của hệ thống miễn dịch và sức mạnh xã hội (BVN 5/2/2020)-Mã Thiên Kiệt-Ông Trump được tín nhiệm cao kỷ lục (VNN 5/2/2020)-
- Trong nước: Giữ vững tâm thế, bản lĩnh ứng phó trước các sự cố phát sinh trong xã hội (GD 8/2/2020)-QĐND-Ca dương tính virus corona thứ 13 tại Việt Nam (VNN 7/2/2020)- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Bí thư Thành ủy Hà Nội (KTSG 7/2/2020)-Con đường chính trị của ông Vương Đình Huệ (BBC 7-2-20)-Ông Trần Quốc Vượng nói về việc phân công Bí thư HN Vương Đình Huệ (DV 7-2-20)- Ông Hoàng Trung Hải làm Phó Thường trực Tiểu ban văn kiện Đại hội XIII (DT 7-2-20)- Ban kinh tế hết chỗ ?-Ông Hoàng Trung Hải mong được nhân dân Thủ đô thứ lỗi (VNN 7-2-20)-Những phát ngôn đáng chú ý của nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải (TP 7-2-20)-Bổ sung thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh nCoV (GD 7/2/2020)-Việt Nam nuôi cấy và phân lập thành công nCoV (KTSG 7/2/2020)-Cận cảnh sinh hoạt tại khu cách ly ở Lạng Sơn đón công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc (KTSG 7/2/2020)- Ca thứ 10 dương tính virus corona hồi phục sức khỏe kỳ diệu ở Vĩnh Phúc (VNN 7/2/2020)-Lao vào can 2 con đánh nhau, mẹ tử vong, bố bị chém nguy kịch ở Hà Nội (VNN 7/2/2020)- Bộ Y tế nói về việc dừng thổi nồng độ cồn phòng lây nhiễm virus corona (VNN 6/2/2020)-
- Kinh tế: Ủy ban quốc gia thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam (GD 8/2/2020)-Cung cấp dịch vụ thu tiền nộp phạt vi phạm giao thông trên Cổng Dịch vụ công (GD 8/2/2020)-Từ “đầu cơ tên miền” đến… “đầu cơ nhãn hiệu” (KTSG 8/2/2020)-Giữ bình tĩnh, dù có hơi... run! (KTSG 8/2/2020)-Lùi thời gian thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu phụ Lạng Sơn (KTSG 7/2/2020)-Kiểm tra khu vực lây nhiễm dịch do nCoV bằng chatbot trên zalo (KTSG 7/2/2020)-Bảo hiểm có bồi thường nếu khách hàng nhiễm nCoV? (KTSG 7/2/2020)-Cơ hội kiếm tiền từ bảo dưỡng máy bay (KTSG 7/2/2020)-Từ ngày 2 đến 13-3: Mỹ tái đánh giá an toàn thực phẩm cá tra Việt Nam (KTSG 7/2/2020)-Cảm giác mất mát của chứng khoán bao giờ qua? (KTSG 7/2/2020)-Ba ngày nữa mở lại các cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới Lạng Sơn (KTSG 7/2/2020)-Kịch bản "Nếu... thì" - suy ngẫm từ dịch corona (KTSG 7/2/2020)-Bất động sản 2020: khó càng thêm khó! (KTSG 7/2/2020)-'Không để người lao động lo lắng vì có người Trung Quốc làm cùng công ty' (TT 7-2-20)-Khó quản lý lao động Trung Quốc trong cao điểm dịch (NLĐ 7-2-20)-Các nhà hàng thua lỗ nặng do tác động của Nghị định 100 và dịch cúm corona (VNN 7-2-20)- Đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn (GD 7/2/2020)-Danh mục văn bản điện tử không kèm bản giấy (GD 7/2/2020)-Cua Cà Mau rớt giá, thuỷ sản đi Trung Quốc tồn đọng lớn (VNN 7/2/2020)-Mỹ tập hợp ứng viên “đấu” Huawei trong cuộc chiến 5G (KTSG 7/2/2020)-Cùng nông dân canh tác ruộng lúa trên smartphone (KTSG 7/2/2020)-
- Giáo dục: Học sinh nghỉ học tối đa mấy tuần thì không cần lùi thời điểm kết thúc năm học? (GD 8/2/2020)-Thời gian học bù vì dịch nCoV được sử dụng từ quỹ thời gian dự phòng (GD 8/2/2020)-Đi học, học sinh và sinh viên có nhất thiết đeo khẩu trang? (GD 8/2/2020)-Cách lôi kéo học sinh thích môn Hóa của cô giáo ở Phú Thọ! (GD 8/2/2020)-Đang trong thời gian thai sản, giáo viên vẫn bị cắt hợp đồng dài hạn là sai luật (GD 8/2/2020)-Học trò hứng thú với phương pháp dạy học dự án (GD 8/2/2020)-Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu điều chế dung dịch sát khuẩn phòng nCoV (GD 8/2/2020)-Nghỉ học phòng chống vi rút Corona, có nên gửi con nơi trông trẻ? (GD 8/2/2020)-Giữa dịch virus Corona, sinh viên Đại học Nguyễn Tất Thành vẫn đi thực tập (GD 8/2/2020)-Trả lời thắc mắc của phụ huynh về việc giáo viên nghỉ vẫn ăn lương (GD 8/2/2020)-Đại học Công nghiệp Hà Nội lý giải không cho sinh viên nghỉ học vì dịch Corona (GD 8/2/2020)-Những thầy cô giáo không dạy thêm trái phép nói gì? (GD 8/2/2020)-Tỉnh Ninh Thuận tiếp tục cho học sinh nghỉ thêm 1 tuần (GD 8/2/2020)-Có nhiều sai phạm, hai hiệu trưởng bị điều về làm chuyên viên Sở Giáo dục (GD 8/2/2020)-Thầy cô, học sinh, phụ huynh cùng chung sức phòng chống virus Corona (GD 8/2/2020)-Thân phận giáo viên hợp đồng – đoạn trường ai có qua cầu mới hay (GD 8/2/2020)-Chủ động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (GD 8/2/2020)-Hà Nội quyết định cho học sinh nghỉ đến hết ngày 16/2 (GD 7/2/2020)-
- Phản biện: Công chức có được phạm sai lầm khi sáng tạo? (TVN 8/2/2020)-Võ Trí Thành-Mấy suy nghĩ về nội tình đất nước hiện nay (BVN 8/2/2020)-Hà Sĩ Phu-Sự nguy hiểm của chế độ công an trị (BVN 8/2/2020)-Mạc Văn Trang-Formosa – Chất thải đi về đâu? (BVN 8/2/2020)-Green Trees- Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại nhờ điều gì? (BBC 7-2-20)- Dịch virus Corona kiểm chứng lòng người (GD 7/2/2020)-Nguyễn Huy Viện-Virus-Từ cái sợ của dân tới cái sợ của Đảng (BVN 6/2/2020)-Từ Thức-Trả lại quyền tự do kinh doanh cho người dân(TVN 5/2/2020)-Nguyễn Đình Cung-TÔI TỐ CÁO (BVN 5/2/2020)-Nguyên Ngọc-Đòn thù của Đảng (BVN 5/2/2020)-Việt Dương-Biến cố Đồng Tâm báo hiệu rất xấu cho Đại hội 13 (BVN 5/2/2020)-Âu Dương Thệ-Cần một tầm nhìn mới: tầm nhìn thế giới, nhân loại và thời đại (BVN 4/2/2020)-Tạ Dzu-Kỷ niệm (BVN 4/2/2020)-Nguyễn Đan Quế-
- Thư giãn: Bài I: Chết vì Tổ quốc chết vinh quang (NNVN 5-2-20)-Bài II: Những ngày cuối cùng của các lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng (NNVN 6-5-20)-Liên Xô và những việc vô tiền khoáng hậu khi Bác Hồ qua đời (DV 4-2-20)-
ÔNG TRẦN QUỐC VƯỢNG NÓI VỀ VIỆC PHÂN CÔNG BÍ THƯ HN VƯƠNG ĐÌNH HUỆ
THÀNH AN /DV 7-2-2020
(Dân Việt) Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cho biết, xuất phát từ thực tế tình hình Thủ đô, Bộ Chính trị đã họp, thảo luận và quyết định, phân công điều động đồng chí Vương Đình Huệ giữ chức Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội khóa XIV của TP.Hà Nội thay đồng chí Hoàng Trung Hải.
Chiều nay (7/2), Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nêu rõ, sự phát triển với nhiều kết quả đạt được của Hà Nội trong thời gian qua có được là nhờ sự quyết tâm, phấn đấu của toàn đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố, trong đó có sự đóng góp hết sức quan trọng của Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy và cá nhân ông Hoàng Trung Hải trên cương vị người đứng đầu đảng bộ TP từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu tại lễ công bố. (ảnh: Thành An)
Thường trực Ban Bí thư đánh giá, năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ khóa XII, toàn Đảng, toàn dân đang phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội.
Xuất phát từ thực tế tình hình Thủ đô, yêu cầu lãnh đạo của Bộ Chính trị trong thời gian tới, vừa qua, Bộ Chính trị đã thảo luận, quyết định để ông Hoàng Trung Hải thôi tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đồng thời, Bộ Chính trị điều động phân công ông Hoàng Trung Hải làm Phó Trưởng Bộ phận thường trực chuyên trách tiểu ban văn kiện ĐH 13 của Đảng nhằm phát huy kiến thức, năng lực nghiên cứu chiến lược, kinh nghiệm công tác của ông vào công việc chung của Đảng.
"Để bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên, liên tục của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Trung ương Đảng đối với Đảng bộ TP.Hà Nội, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố, Bộ Chính trị đã họp, thảo luận và quyết định, phân công điều động đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ thôi giữ chức Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, thôi giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ để chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội khóa XIV của TP Hà Nội thay đồng chí Hoàng Trung Hải", ông Trần Quốc Vượng nói.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trao các quyết định đối với ông Vương Đình Huệ - tân Bí thư Hà Nội. (ảnh: Thành An)
Ông Trần Quốc Vượng nêu rõ: Ông Vương Đình Huệ là cán bộ được đào tạo cơ bản đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng, như: Tổng Kiểm Toán nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó thủ tướng Chính phủ. Đồng chí là Ủy viên Trung ương đảng 3 khóa X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII; đại biểu quốc hội 2 khóa XIII, XIV. Đồng thời, là cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, kiến thức chuyên môn phù hợp với yêu cầu lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố. Nắm vững công tác xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước ở Trung ương và có uy tín, khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ, có bề dày kinh nghiệm công tác, am hiểu tình hình kinh tế xã hội của cả nước và TP.
Ông Vượng cũng bày tỏ tin tưởng, trên cương vị mới là Bí thư Thành ủy, cùng với sự lãnh đạo chỉ đạo sát sao của TƯ Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đồng thời, với bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm, bề dày công tác, cùng sự giúp đỡ hiệu quả của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, ông Vương Đình Huệ sẽ tiếp tục kế thừa thành quả kinh nghiệm của các thế hệ lãnh đạo đi trước cùng tập thể thường trực Ban Thường vụ, BCH Đảng bộ TP đoàn kết, thống nhất, chung sức thực hiện thành công Nghị quyết ĐH Đảng bộ thành phố góp, phần thực hiện thắng lợi nghị quyết ĐH 12, xây dựng TP Hà Nội năng động, sáng tạo, thực sự là thủ đô thân yêu, đầu não của cả nước…
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:
QUAN LỘ CỦA TÂN BÍ THƯ THÀNH UỶ HÀ NỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ
BBC 7-2-2020
Ngày 7/2, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo đã phân công ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội.
Ông Hoàng Trung Hải thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và thôi giữ chức Bí thư Thành uỷ nhiệm kỳ 2015-2020 để giữ chức Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Tháng Giêng năm nay, ông Hoàng Trung Hải nhận kỷ luật cảnh cáo của Bộ Chính trị vì có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II) khi còn là Phó Thủ tướng.
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thông báo ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ để chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV của TP. Hà Nội thay ông Hoàng Trung Hải.
Hiện nay, giới quan sát đặt ra hai giả thiết:
Hoặc việc ông Vương Đình Huệ lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ là biện pháp tạm thời từ nay tới Đại hội Đảng 13, dự kiến tháng Giêng 2021. Theo đó, ông Vương Đình Huệ sẽ có khả năng được đề cử vào một trong Tứ Trụ (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội).
Hoặc nếu không vào Tứ Trụ tại Đại hội Đảng 13, ông Vương Đình Huệ sẽ tiếp tục chức Bí thư Thành ủy Hà Nội thêm một nhiệm kỳ.
Dù dự đoán ra sao, điều rõ ràng là con đường quan lộ của ông Vương Đình Huệ ngày càng thuận lợi.
Tháng 5 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, đang là các trưởng ban Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, ứng cử vào hai vị trí trong Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương lại bầu cho hai ứng viên khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tại Hội nghị trung ương 7 kết thúc hôm 11/5/2013, 175 ủy viên trung ương chính thức có quyền bỏ phiếu đã bầu các ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội, vào Bộ Chính trị vốn đã có 14 ủy viên, đưa tổng số nhân sự lên 16 ghế.
Trong khi đó, Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ lại không vào được cơ quan quyết sách tối cao này của Đảng.
Thời điểm đó, giới bình luận gọi đây là thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tiếp xúc cử tri ngày 13/5/2013, ông Nguyễn Phú Trọng bình luận: "Thẩm quyền là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cũng là cơ quan chuẩn bị để Trung ương quyết thôi. Vừa rồi bầu bổ sung được thành 16 ủy viên Bộ Chính trị, định bổ sung 3 thì được 2, định bổ sung thêm 2 ủy viên Ban Bí thư thì được 1, so với yêu cầu về số lựợng thì chưa đạt, cái đó Trung ương cũng không hài lòng."
Báo chí nhà nước khi đó dẫn lời ông Trọng giải thích rằng, "trong không khí dân chủ này cơ chế phải có số dư, để tôn trọng các ý kiến của người ta".
Ông Vương Đình Huệ, khi đó tiếp tục là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, từ tháng 12/2012 tới tháng 1/2016, khi diễn ra Đại hội Đảng 12.
Vào Bộ Chính trị năm 2016
Nhưng tại Đại hội 12, ông được bầu vào Bộ Chính trị, vào nhóm các nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam.
Từ tháng 4/2016, ông chính thức là Phó Thủ tướng Chính phủ cho đến ngày 7/2 năm nay, khi được điều động làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Với học vị Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế, ông Vương Đình Huệ được giới quan sát xem là một trong những nhà kỹ trị nổi trội nhất trong chính giới Việt Nam.
Trong vai trò Phó Thủ tướng, ông Huệ có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực về kinh tế.
Trong đó có việc theo dõi sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Ông Huệ cũng là người trực tiếp chỉ đạo đàm phán và thực hiện các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương.
Ông giúp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi.
Ông còn là Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp…
Sinh năm 1957, với chuyên môn kinh tế, tài chính, ông Huệ được đồn đoán là một trong các ứng viên cho chức Thủ tướng trong tương lai.
Theo truyền thống, các Thủ tướng Việt Nam gần đây, từ ông Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, đều xuất phát từ chức vụ phó thủ tướng.
Theo tiểu sử chính thức, từ 1979 tới 1985, ông Vương Đình Huệ là Giảng viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).
Từ 1986 tới 1990, ông làm nghiên cứu sinh ở Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia.

Sau khi về nước, ông làm giảng viên ở Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, rồi trở thành Trưởng khoa Kế toán từ 1994 tới 1999.
Trong hai năm từ 1999 tới 2001, ông là Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.
Từ 2001 tới 2006, ông là Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Ông trở thành Tổng Kiểm toán Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Đại biểu Quốc hội từ 2006 tới 2011.
Trong thời gian ngắn, từ tháng 8/2011 tới tháng 12/2012, ông giữ chức Bộ trưởng Tài chính.
Cuối năm 2012, Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu quyết định tái lập Ban Kinh tế Trung ương.
Ban này được gọi là Ban tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế, theo đường lối và Cương lĩnh của Đảng đã chỉ ra.
Ông Vương Đình Huệ được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng, điều động làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương từ cuối 2012 tới 2016.
Việc giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng là lần đầu tiên ông Vương Đình Huệ nắm chức vụ lãnh đạo ở một cấp địa phương.
Việc điều hành Đảng bộ Thủ đô vào thời điểm hiện nay sẽ là cơ hội để ông chứng tỏ khả năng, tỏa sáng trước Đại hội Đảng 13 năm sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét