ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Đe dọa của ông Tập Cận Bình làm tăng tỉ lệ ủng hộ bà Thái Anh Văn (GD 22/1/2019)-Khủng hoảng tài chính Trung Quốc đã bắt đầu? (BVN 22/1/2019)-Michael Schuman-Chiến Lược Mỹ Thay Đổi Như Thế Nào Ở Biển Đông? (BVN 22/1/2019)-Nguyễn Quang Duy-Bối cảnh và diễn biến hải chiến Hoàng Sa 1974 (BVN 21/1/2019)-Carlo Schuster-Ông Trump đề xuất bất ngờ để chính phủ hoạt động lại (VNN 20/1/2019)-Thôn tính Hoàng Sa, nước cờ đầu tiên của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông (GD 19/1/2019)-Tướng Nhật: Trung Quốc sẽ sáp nhập Đài Loan năm 2025, nắm Biển Đông năm 2040 (sputnik 19-1-19)-Trung Quốc âm mưu thôn tính Hoàng Sa từ Hội nghị Geneva 1954? (GD 18/1/2019)-Nước Anh - thảm họa đang rất gần! (KTSG 18/1/2019)-Việt Nam chỉ có 3% bài báo quốc tế về Biển Đông (VNN 18/1/2019)
- Trong nước: Báo chí tạo được niềm tin mới đấu tranh được với luận điệu xuyên tạc, sai trái (GD 22/1/2019)-Trưởng phòng của Ngân hàng ANZ lập hồ sơ giả chiếm đoạt 91,3 tỷ đồng (GD 22/1/2019)-Những con sâu trong vườn hoa Xuân (GD 22/1/2019)-QĐND-Phó Bí thư quận ủy bị kỷ luật vì kê khai tài sản không đúng (GD 22/1/2019)-Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, chặn đứng tình trạng “tham nhũng vặt" (GD 22/1/2019)-Chủ tịch QH: Nhận phiếu tín nhiệm thấp là bình thường (VNN 21-1-19)-Trí thức dễ mắc bệnh tâm thần? (ĐĐK 21-1-19)-Tuyển Việt Nam đả bại Jordan: Không thể xứng đáng hơn (VNN 21/1/2019)-Phi công buôn lậu, lãnh đạo Vietnam Airlines có trách nhiệm gì? (GD 21/1/2019)-Nhà nước làm truyền thông (KTSG 21/1/2019)-Hoàng Sa, 45 năm một nỗi buồn (VnEx 21-1-19)-Khoảng 800 kiều bào dự họp mặt mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 (SGGP 20-1-19)-Ông Đinh La Thăng bị khởi tố thêm tội danh ở vụ án mới (VNN 20/1/2019)-
- Kinh tế: Chống cái giả từ bên trong (KTSG 22/1/2019)-Du lịch chuyển mình với công nghệ 4.0 (KTSG 22/1/2019)-Trung Quốc chùn tay trong nỗ lực kích thích kinh tế (KTSG 21/1/2019)-Khai trương công ty gọi xe không thu phí tài xế (KTSG 21/1/2019)-dùng blokchain-Câu trả lời của Apple (KTSG 21/1/2019)-Singapore nỗ lực giữ chân lực lượng lao động già (KTSG 21/1/2019)-Khó đẩy lùi tín dụng đen bằng gói tín dụng mới (KTSG 21/1/2019)-KMS Technology nhắm đến thị trường Việt Nam (KTSG 21/1/2019)-Sẽ kiểm tra đột xuất một số trạm thu phí BOT (KTSG 21/1/2019)-Việt Nam tụt hạng về chỉ số cạnh tranh nhân tài (KTSG 21/1/2019)-Đầu tư ra nước ngoài: Rủi ro mang tên “trách nhiệm xã hội” (KTSG 21/1/2019)-Giá dầu giảm và chuyện “vượt bão” của Lọc hóa dầu Bình Sơn (KTSG 21/1/2019)- ADB cung cấp 300 triệu USD vốn vay cho BIDV hỗ trợ doanh nghịệp nhỏ và vừa (GD 21/1/2019)-Khó có làn sóng FDI kiểu hiệu ứng dây chuyền (KTSG 21/1/2019)-Đồng đô la liệu có tiếp tục tăng trong tuần tới? (KTSG 21/1/2019)-Năm 2018, Việt Nam chi gần 2 tỷ USD nhập xe ngoại (VnEx 21-1-19)-Casino đầu tiên mở cửa cho người Việt: Ai được phép chơi và khác gì so với thế giới?(CafeF 21-1-19)-Nỗi ám ảnh của những bà mẹ vượt biên đi bán bào thai (PN 20-1-19)-Tây đổ vào Việt Nam chữa bệnh, ta xuất ngoại mua thuốc (ĐV 20-1-19)-Quản lý song trùng (KTSG 20/1/2019)-vì lập Ban KT tỉnh ủy!-Lợi nhuận ngân hàng dần bền vững nhờ dịch vụ (KTSG 20/1/2019)- Bà Phạm Chi Lan: Hãy đứng trên đôi chân của mình, đừng dựa vào đầu tư nước ngoài (GD 20/1/2019)-Cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước cần quyết liệt, công khai, minh bạch (GD 20/1/2019)-Cơ cấu lại nguồn khách du lịch (KTSG 20/1/2019)-Mua xe nào cho Chính phủ (KTSG 20/1/2019)-Hoang mang bức tranh việc làm (KTSG 20/1/2019)
- Giáo dục: Chánh thanh tra Bộ Giáo dục chống lại chỉ đạo của Bộ trưởng (GD 22/1/2019)-Quang Trung và Nguyễn Huệ có còn là anh em trong môn lịch Sử mới? (GD 22/1/2019)-Giáo viên chúng tôi hoan nghênh Bộ (GD 22/1/2019)-Ước mơ thi đại học của học sinh tại bản “không hộ khẩu” (GD 22/1/2019)-Áp lực hồ sơ sổ sách không đến từ Bộ thì cắt giảm thế nào đây? (GD 22/1/2019)-Ước gì tiết nào giáo viên cũng dạy như tiết dự thi giáo viên giỏi (GD 22/1/2019)-Phụ huynh đổ mồ hôi hột vì chuyển trường cho con (GD 22/1/2019)-Đà Nẵng thưởng tết cho giáo viên (GD 22/1/2019)-Cuối học kỳ 1, phụ huynh Trường Lê Văn Tám vẫn phải đóng quỹ bạc triệu (GD 22/1/2019)-Cô tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt tình, sáng tạo (GD 22/1/2019)-
- Phản biện: Tòa bảo hiến sẽ giúp giải quyết căn cơ một núi sai phạm của chính quyền? (BVN 22/1/2019)-Minh Châu-Nhà cầm quyền TP.HCM muốn chứng minh " Luật là tao, Tao là luật "? (BVN 22/1/2019)-Nguyễn Hoàng Hải-Cướp không phải là từ đểu (BVN 22/1/2019)-Dương Tự Lập-Phản biện một diễn đàn (BVN 22/1/2019)-Nguyễn Đình Cống-Thiên đường mù mịt (BVN 22/1/2019)-Nguyễn Thượng Long-Quan chức thực ra có mấy mặt? (2) (GD 21/1/2019)-Xuân Dương-Quan chức thật ra có mấy mặt? (GD 19/1/2019)-Xuân Dương-19/1/2019 NỖI HẬN ĐAU NƯỚC VIỆT: Việt Nam nợ Trung Quốc hay Trung Quốc nợ Việt Nam? (BVN 21/1/2019)-Nguyễn Văn Phước-Trong bối cảnh an ninh mạng, nghệ sĩ Việt vẫn tìm kiếm sự 'tự do' (BVN 20/1/2019)-Ánh Liên dịch-Đừng làm khổ học sinh vì thứ ‘giấy thông hành’ giả dối (TVN 19/1/2019)-Nguyễn Duy Xuân-"Về cái lý sự “không thích chế độ này, ra nước ngoài mà sống”! (BVN 19/1/2019)-Mạc Văn Trang-Cuộc chiến giữa CSVN với Facebook: Dáng dấp một màn tấu hài (BVN 19/1/2019)-Phạm Chí Dũng-"Vườn Rau" và "EVFTA" (BVN 19/1/2019)-Thục Quyên
- Thư giãn: HLV Park Hang Seo: "Nhật Bản ư? Rất khó nhưng tôi sẽ có cách!"(VNN 22/1/2019)-Xác định được 3 cặp đấu ở vòng tứ kết Asian Cup 2019 (VNN 22/1/2019)- Chờ được nghe điện thoại (KTSG 21/1/2019)-Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (51) - Trò chuyện cùng Dương Ngọc Dũng (GD 21/1/2019)-
PHẢN BIỆN MỘT DIỄN ĐÀN
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG / BVN 22-1-2019
1- Giới thiệu vấn đề
Tuần Việt Nam mở Diễn đàn "Vì Việt Nam hùng cường" với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam. Chủ đề đầu tiên của Diễn đàn tập trung vào thể chế kinh tế. Đột phát thể chế cần đột phá về tư duy.
Tôi tán thành ý kiến “Đột phá về thể chế cần đột phá về tư duy”. Và nhờ tư duy mà tôi đưa ra một số phản biện: sự duy ý chí và chọn nhầm phương hướng của diễn đàn.
2- Sự duy ý chí
Trong gần 1 thế kỷ qua, bên cạnh một số thắng lợi và thành tích, chúng ta vấp không ít thất bại mà sự duy ý chí là nguyên nhân chủ yếu. Duy ý chí là căn bệnh tinh thần của những người thừa hăng hái mà kém trí tuệ, chỉ thấy rõ cái lợi trước mắt mà không thấy được những cái hại to lớn và lâu dài. Không thấy được vì chúng đang ẩn giấu, vì ta đã bị cái lợi làm cho mờ mắt mà quên mất nhân nghĩa, vì trí tuệ của ta quá nông cạn. Hợp tác xã nông nghiệp, cải tạo công thương với Đỗ Mười, Formosa với Võ Kim Cự là vài trong những dẫn chứng hùng hồn.
Nghe nói đến làm cho đất nước hùng cường thì những người cạn nghĩ rất phấn khích. Họ đã trải qua niềm hy vọng to lớn ở những năm 80 của thế kỷ trước khi nghe tuyên bố tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH, rồi sau đó đất nước rơi vào tình trạng đói kém, kiệt quệ, họ hân hoan tràn trề trong những năm giao thời thế kỷ, khi nói đến chuyện Việt Nam sẽ hóa hổ, hóa rồng, sẽ thành nước công nghiệp, hiện đại vào năm 2020, thế mà đến 2019 vẫn thấy đang còn tụt hậu quá xa.
Xin hãy nhìn kỹ thực trạng của đất nước, thấy rõ sự thật để có phương hướng đúng về đột phá tư duy. Trong lúc lãnh đạo nhà nước tìm đủ mọi biện pháp để giữ ổn định chính trị thì ổn định xã hội bị phá nát. Mà ổn định xã hội mới thật sự quan trọng. Liệu trong khi môi trường khắp nơi bị hủy hoại, giáo dục và đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, nợ nần chồng chất, oan khuất tràn lan, tự do và hoạt động xã hội dân sự bị bóp nghẹt mà bàn đến HÙNG CƯỜNG thì có duy ý chí hay không.
Trong truyền thống của dân Việt có một điểm yếu, là “bệnh sĩ “. Đó là sự thèm khát danh tiếng, là thói thích phô trương, là mong ước được xếp thứ hạng cao, được hơn người. Từ đó sinh ra thói tranh giành hơn thua. Bệnh sĩ này được cộng hưởng với sự tuyên truyền dối trá của chủ nghĩa Mác Lê, được kết hợp với mặt trái của phong trào thi đua làm cho nó càng trở nên trầm trọng. Bệnh sĩ của dân Việt chưa đến mức như con nhái của Laphôngten (*) nhưng cũng đã gây ra nhiều chuyện nực cười và mang về nhiều tai họa. Bệnh sĩ là một trong những tác nhân gây ra tình trạng duy ý chí.
3- Nhầm phương hướng
Nguyện vọng chính đáng của dân Việt là giữ được ổn định để phát triển. Mục đích tối hậu là tự do và hạnh phúc của toàn dân. Những tiêu chí như độc lập, thống nhất, dân chủ, chủ nghĩa, cơ chế, chính sách v.v…, có thứ thiêng liêng, có thứ bình thường, là mục tiêu cần thực hiện trong từng giai đoạn nào đó, nhưng cuối cùng cũng chỉ đóng vai trò phương tiện. Cần giữ vững, cần kiên trì mục đích cuối cùng, còn phương tiện có thể thay đổi. Thế nhưng vì nhầm lẫn phương tiện với mục đích nên nhiều lúc bị nhầm phương hướng mà không biết.
Ý của diễn đàn là muốn có “các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam”. Ý này là chấp nhận được, nhưng “Chủ đề đầu tiên của Diễn đàn tập trung vào thể chế kinh tế” là cần thảo luận.
Sách “Tại sao các quốc gia thât bại” đưa ra xem xét thể chế kinh tế và thể chế chính trị. Mỗi thể chế có 2 dạng: dung hợp và chiếm đoạt. Tuy rằng dưới thể chế chính trị chiếm đoạt, có lúc, có nơi kinh tế được phát triển ở một mức độ nào đấy, nhưng đó chỉ là cá biệt. Đất nước chỉ có thể trở nên hùng cường, ổn định lâu dài khi kết hợp thể chế chính trị dung hợp với thể chế kinh tế dung họp. Ở VN hiện nay thể chế chính trị là chiếm đoạt với sự độc tài đảng trị.
Trong mấy chục năm qua, lãnh đạo vẫn không ngớt kêu gọi việc phát triển kinh tế trên cơ sở bảo vệ môi trường, nhưng vì quá nôn nóng thể hiện bệnh sĩ, quá vội làm giàu cho nhóm lợi ích mà tạo nên những liên kết ma quỷ của quyền lực chính trị với bọn tư bản đỏ để thao túng mọi mặt xã hội. Hậu quả tai hại là nợ nần chồng chất, môi trường bị tàn phá, tài nguyện bị kiệt quệ, một số đông dân chúng bị oan khuất.
Phát triển kinh tế là cần, nhưng để làm cho đất nước hùng cường với ý “khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng” thì có nhiều việc cần hơn về chính trị, về văn hóa. Khi đưa phát triển kinh tế lên hàng đầu dễ làm cho các nhóm lợi ích lợi dụng để thực hiện mưu đồ riêng, dễ làm cho số đông người bị lạc hướng, chạy theo lợi ích vật chất mà bỏ qua những nhu cầu cơ bản về nhân quyền nhằm đến tự do và hạnh phúc cho toàn dân.
4- Đột phá về tư duy
Trước đây nói nhiều về “đổi mới”, gần đây có thêm “đột phá”. Về vấn đề này nên phân biệt: đối với cá nhân và tổ chức có khác nhau.
Với cá nhân, đổi mới hay đột phá về tư duy là do một tác động nào đó mà ngộ ra được. Việc ngộ ra này chỉ có thể xẩy ra đối với một số ít người đã có sẵn một thiên tư quý giá nào đó, hoặc đối với người đã trải qua một quá trình suy nghĩ hoặc tu luyện nghiêm chỉnh. Sẽ rất khó hoặc không thể xẩy ra sự ngộ này đối với những người vừa kém trí tuệ, vừa bị nhồi sọ, bị tẩy não đến mức trở thành những kẻ ngu tín, ngu trung.
Với tổ chức, đổi mới tư duy, cơ bản là đưa những người có tư duy mới thay thế người có tư duy cũ, là đưa ra cơ chế mới, loại bỏ cơ chế lỗi thời . Với đất nước VN hiện nay đổi mới hoặc đột phá tư duy quan trọng và cấp thiết nhất là về thể chế chính trị và hệ thống tổ chức chính quyền. Khi chưa có những đổi mới ấy thì mọi thứ đổi mới khác chỉ là vụn vặt và rất khó thực hiện có hiệu quả.
N.Đ.C.
(*) Con nhái trong ngụ ngôn: Con nhái trông thấy con bò/ Hình dung đẹp đẽ, mình to béo tròn/ Nhái bằng quả trứng tí hon/ Lại toan cố sức bằng con bò vàng…. Rồi vì gắng quá sức, vỡ bụng chết,
Tác giả gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét