ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Thôn tính Hoàng Sa, nước cờ đầu tiên của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông (GD 19/1/2019)-Trung Quốc âm mưu thôn tính Hoàng Sa từ Hội nghị Geneva 1954? (GD 18/1/2019)-Nước Anh - thảm họa đang rất gần! (KTSG 18/1/2019)-Việt Nam chỉ có 3% bài báo quốc tế về Biển Đông (VNN 18/1/2019)-Eo biển Đài Loan có thành "thùng thuốc súng" trong năm 2019? (GD 17/1/2019)-Nước Anh ra sao khi thỏa thuận Brexit bị bác bỏ? (KTSG 17/1/2019)-
- Trong nước: Bà Bùi Thị An: Phải xem lại công tác cán bộ của huyện Phú Xuyên (GD 19/1/2019)-Phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt tình trạng chạy chức, chạy quyền (SGGP 18-1-19)-Quy hoạch Bộ Chính trị, lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ 2021-2026 (VNN 18/1/2019)-Đã có Quy định nêu gương còn ai biếu Tết, nhận quà hay không? (GD 18/1/2019)-Thạc sĩ Trần Nguyên Hào hiến kế diệt...nịnh (GD 18/1/2019)-Cứ chuyển đơn lòng vòng ông này sang ông kia thì làm sao người dân không bức xúc (GD 17/1/2019)-yk NXP tại Hội nghị ngành Thanh tra-Nhiều đô thị Việt Nam khủng hoảng chôn lấp rác (VnEx 17-1-19)- Nếu cứng nhắc lựa chọn cán bộ theo độ tuổi, sẽ bỏ lọt người tài (GD 17/1/2019)-yk bà Bùi Thị An-THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 1 CỦA NHÓM LUẬT SƯ LỘC HƯNG (BVN 17/1/2019)-Cán bộ Nhà nước và doanh nghiệp thoả thuận ngầm, 'cưa đôi, cưa ba' tiền sử dụng đất? (DT 17-1-19)-Thủ tướng: 68% người dân nghe nhạc mỗi ngày (PLTP 17-1-19)-
- Kinh tế: CEO Vietjet mong doanh nghiệp tư nhân được đối xử công bằng, bình đẳng (GD 19/1/2019)-Thanh khoản ổn định, lãi suất có dấu hiệu tăng (KTSG 19/1/2019)-Đừng mong giàu nhanh nhờ học làm giàu (KTSG 19/1/2019)-Sửa Bộ luật Lao động, cần làm rõ quy định bảo mật (KTSG 19/1/2019)-Công nghệ giúp cải tiến chất lượng khám chữa bệnh (KTSG 18/1/2019)-Không chỉ do cách biệt giàu nghèo (KTSG 18/1/2019)-Cuộc chiến giá trên thị trường gạo châu Á (KTSG 18/1/2019)-Lao động Trung Quốc chật vật mưu sinh ở nước ngoài (KTSG 18/1/2019)-Đầu tư dài hạn thì rất khó khăn (KTSG 18/1/2019)-Hàng trăm người bao vây trụ sở công ty Bách Đạt An đòi sổ đỏ(GD 18/1/2019)-Thủ tướng: “Cán bộ để mất điện thì sẽ mất chức” (GD 18/1/2019)-CB cấp nào?-Thủ tướng dự phiên đối ngoại chính sách cấp cao của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (GD 18/1/2019)-Không để “sốt” hàng, “sốt” giá (GD 18/1/2019)-PVN, Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (KTSG 18/1/2019)-Dấu hiệu tích cực của tiền tệ (KTSG 18/1/2019)-Mỏ dầu cạn kiệt: Tình huống báo động của Việt Nam (VNN 18/1/2019)-Thị trường đất đai tại Việt Nam vẫn dùng 'thủ thuật' để tăng giá trị (DT 18-1-19)-TTg Phúc: Việt Nam sẽ nhập hàng của Mỹ để thỏa lòng ông Trump (VOA 18-1-19)-Các đại gia Việt giàu siêu tốc nhờ đất đai là chính”(LĐ 17-1-19)-Cuộc đua phát triển thiết bị nhà thông minh (KTSG 17/1/2019)-Thu phí Làng hoa Sa Đéc: Cứ nắm đằng cán trước! (KTSG 17/1/2019)-DN mòn mỏi chờ chính sách phát triển kinh tế số (KTSG 17/1/2019)-Giá thuê văn phòng tại TPHCM tiếp tục tăng (KTSG 17/1/2019)-Làm thế nào biến kinh tế Việt Nam từ “mèo” thành “hổ”?(KTSG 17/1/2019)-Biến đổi khí hậu và bài toán an ninh năng lượng (KTSG 17/1/2019)-
- Giáo dục: Thầy Nguyễn Xuân Khang: Tóm lại, hãy bỏ hết các cuộc thi đi (GD 19/1/2019)-Muốn tăng lương, đơn giản lắm, cứ giảm người, tăng chất việc là được (GD 19/1/2019)-Tôi là Hiệu trưởng hay mấy thầy cô vậy? (GD 19/1/2019)-30 năm nay tôi dạy học trò mà không hưởng lương (GD 19/1/2019)-Ngày làm việc cuối cùng, Hiệu trưởng ký nhận 11 học sinh chuyển trường (GD 19/1/2019)-Ấm lòng, lớp học miễn phí giữa mùa Đông bản Tày (GD 19/1/2019)-Chương trình mới, có bỏ trường chuyên không? (GD 19/1/2019)-Tập huấn nhạt, xa rời thực tế thì người ta mới chỉ đánh trống, ghi tên (GD 19/1/2019)-Nhiều giáo viên ở Sài Gòn vẫn trông ngóng tiền Tết (GD 19/1/2019)-Học sinh Bình Thuận nghỉ tết Nguyên đán 16 ngày (GD 19/1/2019)-Hải Phòng có riêng đề án chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho học sinh (GD 19/1/2019)-Cuộc sống của thần đồng 9 tuổi ở trường đại học (VNN 19/1/2019)-
- Phản biện: Quan chức thật ra có mấy mặt? (GD 19/1/2019)-Xuân Dương-Đừng làm khổ học sinh vì thứ ‘giấy thông hành’ giả dối (TVN 19/1/2019)-Nguyễn Duy Xuân-"Về cái lý sự “không thích chế độ này, ra nước ngoài mà sống”! (BVN 19/1/2019)-Mạc Văn Trang-Cuộc chiến giữa CSVN với Facebook: Dáng dấp một màn tấu hài (BVN 19/1/2019)-Phạm Chí Dũng-"Vườn Rau" và "EVFTA" (BVN 19/1/2019)-Thục Quyên-Nịnh Hà Nội! (GD 18/1/2019)-Xuân Dương-Bình luận một quyết định (BVN 18/1/2019)-Nguyễn Đình Cống-Phải minh bạch ai đã cấm tuyên truyền về chiến tranh biên giới phía Bắc (BVN 18/1/2019)-Tâm Chánh-Bộ Chính trị và nguy cơ cạn dầu trên Biển Đông (BVN 18/1/2019)-Thường Sơn-Việt Nam đang trở thành "mẫu" tiếp theo của phương thức tham nhũng BRI? (BVN 18/1/2019)-Hoa Nghi- Đột phá thể chế cần đột phá về tư duy (TVN 17/1/2019)-Nguyễn Đình Cung-Tập quyền nhà nước hay tập quyền tham nhũng?(BVN 17/1/2019)-Nguyễn Đình Ấm-Quyền được dốt và quyền được yếu kém (*) (BVN 17/1/2019)-Trương Quang Đệ-VỀ CÁI LÝ SỰ “ĂN CHÁO ĐÁ BÁT” (BVN 17/1/2019)-Mạc Văn Trang-Xỉ than & tro bay - bài toán khó cần lời giải (BVN 16/1/2019)-Tô Văn Trường
- Thư giãn: Thầy Park: "Đá với Jordan, điều gì cũng có thể xảy ra" (VNN 19/1/2019)-Xác định 8 cặp đấu vòng knock-out Asian Cup 2019 (VNN 18/1/2019)-Mạng xã hội - một thế giới song hành (KTSG 18/1/2019)-Beauty blogger, nghề của con nhà giàu (KTSG 17/1/2019)
MỎ DẦU CẠN KIỆT: TÌNH HUỐNG BÁO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
LƯƠNG BẰNG/ VNN 18-1-2019
Các mỏ dầu khí đã vào giai đoạn suy kiệt. Ảnh: PVN
Các mỏ dầu khí chủ lực đã chuyển sang giai đoạn suy giảm sản lượng hay có độ ngập nước cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như mỏ Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Rạng Đông...
Báo động về sản lượng
Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), sản lượng khai thác dầu trong nước năm 2018 đạt 12 triệu tấn, vượt 675 nghìn tấn, tương đương 6% so với kế hoạch Chính phủ giao đầu năm. Nhờ đó số nộp ngân sách nhà nước vượt 47,5 nghìn tỷ đồng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP cả nước 7,08%...
Doanh thu toàn tập đoàn vượt 18% kế hoạch, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2017. Nộp ngân sách vượt tới 64% kế hoạch, tăng 24% so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là giá dầu tăng mạnh so với 2017.
Thế nhưng, sau những thành tích ấy, người làm dầu khí còn không ít nỗi lo, trong đó nổi lên là việc tìm kiếm các mỏ dầu mới.
Năm 2018 gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2018 vẫn đạt được 12 triệu tấn quy dầu (kế hoạch là 10-15 triệu tấn).
Gia tăng trữ lượng dầu khí tuy đạt kế hoạch đề ra năm 2018 song đây vẫn là năm thứ ba liên tiếp công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí gặp nhiều khó khăn. Nếu so với mục tiêu chiến lược phát triển mà ngành dầu khí đề ra ở trong nước là 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12 triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu tấn/năm) thì không hoàn thành và đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược đề ra.
Thực tế, điều kiện khai thác ở các mỏ dầu khí chủ lực đã chuyển sang giai đoạn suy giảm sản lượng hay có độ ngập nước cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như mỏ Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Rạng Đông...
Theo PVN, việc gia tăng trữ lượng dầu khí, bù đắp vào sản lượng khai thác hàng năm, đảm bảo sự phát triển bền vững của tập đoàn “vẫn là thách thức vô cùng lớn”. Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại được đánh giá tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm về chính trị, nhưng khu vực này cần công nghệ khoan nước sâu, đầu từ lớn, rủi ro cao, thường xuyên bị nước ngoài gây sức ép, cản trở.
Trong khi đó, PVN cho rằng sự can thiệp của nước ngoài ở cụm phát hiện Cá Rồng Đỏ lô 07/03 đã “ảnh hưởng nặng nề” đến hoạt động phát triển mỏ của tập đoàn.
PVN nhận định tình hình biển Đông diễn biến phức tạp đã có tác động nặng nề đến công tác tìm kiếm thăm dò và phát triển chung của tập đoàn.
Báo cáo của PVN cho thấy: Hệ số gia tăng trữ lượng bù trừ vào sản lượng khai thác vẫn đang ở mức báo động (0,54 lần). Trong khi giai đoạn 2011-2015 hệ số này đạt 1,5 lần - mức an toàn phát triển bền vững thì tình hình dầu xấu đi. Năm 2016 đạt 0,65 lần. Riêng năm 2017 đạt 0,17 lần - là mức báo động nghiêm trọng.
Ngành dầu khí đối mặt nhiều khó khăn trong việc gia tăng trữ lượng.
Hết thời hoành tráng
Trước đây hàng năm, PVN khoan 30-40 giếng thăm dò, chi phí tốn từ 2-2,5 tỷ USD, gia tăng được 35-40 triệu tấn quy dầu. Thế nhưng, từ 2015 trở lại đây, đầu tư của ta và nước ngoài chỉ khoảng 400-500 triệu USD cho tìm kiếm thăm dò, giảm 5 lần so với trước.
Các phát hiện dầu khí giai đoạn gần đây phần lớn có trữ lượng nhỏ, do giá dầu thấp nên hiệu quả kinh tế không cao, dẫn đến số lượng công trình khai thác mới đưa vào để bổ sung sản lượng khai thác rất ít. Trong hai năm 2017 và 2018, chỉ có 3 mỏ/công trình mới vào khai thác (năm 2017 đưa giàn Thỏ Trắng - 3 mỏ Thỏ Trắng của VSP vào khai thác; năm 2018 đưa 2 mỏ vào khai thác là Bunga Pakma và Phong Lan Dại).
Một khó khăn khác ảnh hưởng đến công tác thăm dò, theo PVN, đó là nguồn vốn để thực hiện công tác tìm kiếm thăm dò gặp khó khăn do cơ chế trích lập, quản lý, và sử dụng Quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí. PVN đã kiến nghị đề xuất trong Quy chế quản lý tài chính Công ty mẹ - Tập đoàn, đến nay vẫn chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Cụ thể hơn, những người làm công tác tìm kiếm thăm dò còn nỗi lo xử lý chi phí các mỏ thăm dò không thành công.
Năm ngoái, một lãnh đạo của PVN đã than thở: “Những năm qua ta tiêu tương đối nhiều tiền, có nơi thành công nơi chưa thành công. Đó là quy luật của tìm kiếm thăm dò. Cái này phải được đánh giá và hạch toán theo đúng thông lệ quốc tế. Số tiền này ngày càng tích lại, nếu không xử lý được thì giống như đang để một cái gông trên cổ”.
Việc tìm kiếm thăm dò khó khăn, còn ảnh hưởng đến loạt công ty khác của PVN. Đơn cử như Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí. Do có ít chương trình khoan nên giàn khoan PV Drilling V đã được đưa vào tình trạng cold stack (dừng hoàn toàn) tại cầu cảng PV Shipyard Vũng Tàu từ tháng 11/2016. Dự kiến, giàn PV Drilling V sẽ không có việc làm trong thời gian dài. Dự kiến số lượng giếng khoan tại Việt Nam năm 2019 ít nên các giàn khoan và dịch vụ của PVDrilling tiếp tục có ít việc làm. Sang năm 2019, các khó khăn và thách thức của PV Drilling sẽ ở mức độ cao hơn và phức tạp hơn so với năm 2018.
Tổng công ty Tư vấn Thiết kế dầu khí (PVE) cũng thiếu công việc trầm trọng bởi vì hầu hết các dự án dầu khí lớn tiếp tục giãn/dừng triển khai dẫn đến nhu cầu cung cấp dịch vụ và giá dịch vụ giảm mạnh. Lĩnh vực cốt lõi của đơn vị này là tư vấn thiết kế tuy nhiên khối lượng công việc chỉ khoảng 20%, ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu kế hoạch của PVE trong các năm gần đây và những năm tiếp theo. Cụ thể, doanh thu năm 2018 của lĩnh vực này chỉ bằng khoảng 20% doanh thu năm 2015.
Lương Bằng
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:- Tại sao Tập đoàn Dầu khí không loại PVC khỏi nhiệt điện Thái Bình 2?
- 'Chuyện bịa đặt' của nữ tổng giám đốc ngân hàng khiến sếp dầu khí bị khởi tố
- Loạt sếp bị khởi tố, cho thôi chức: Bổ nhiệm dàn lãnh đạo dầu khí mới
BỘ CHÍNH TRỊ VÀ NGUY CƠ CẠN DẦU TRÊN BIỂN ĐÔNG
THƯỜNG SƠN/ BVN 18-1-2019
Tiếp theo năm 2018 ‘chẳng ra gì’ khi hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam bị Trung Quốc gây sức ép tại mỏ Cá Rồng Đỏ ở Bãi Tư Chính, mỏ Lan Đỏ và Cá Voi Xanh mà đã khiến Bộ Chính trị Việt Nam mất ăn ngay trên ‘vùng biển chủ quyền không tranh cãi’ của mình, năm 2019 đang hiện ra với sắc màu tê tái dành cho nền ngân sách rỗng ruột ngoại tệ của Việt Nam.
Vào những ngày đầu năm mới 2019, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam - PVN) đã mang lại một thất vọng tím tái cho các cấp trên của nó khi thông báo rằng căng thẳng ở Biển Đông sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam trong năm nay. Cụ thể, PetroVietnam dự tính sẽ khai thác 12,37 tấn dầu thô trong năm nay, giảm 11,45% so với năm ngoái.
Tỷ lệ 11,45% thậm chí còn thấp hơn mức tiết giảm dự kiến 10% mỗi năm của PetroVietnam vào năm 2018.
Vào tháng 11 năm 2018, PetroVietnam lần đầu tiên cho biết với trữ lượng gia tăng quá thấp khiến từ nay đến năm 2025, sản lượng khai thác dầu sẽ giảm đều đặn mỗi năm 10% - tương đương với hơn 2 triệu tấn.
Vào năm 2017, sản lượng khai thác quy dầu của PVN lên tới 25 triệu tấn. Nhưng với đà ‘suy giảm tự nhiên’ và với mức giảm bắt buộc hơn 2 triệu tấn/năm, đến năm 2025 sản lượng khai thác quy dầu sẽ cao lắm là 10 triệu tấn/năm. Còn nếu trong giai đoạn 2019 - 2025 mà PVN phải chịu sức ép quá mạnh từ Chính phủ và Bộ Chính trị đảng để phải giữ nguyên hoặc thậm chí gia tăng sản lượng khai thác dầu khí nhằm bù đắp cho một nền ngân sách mau chóng cạn kiệt, đặc biệt là gần như cạn hoàn toàn các nguồn ngoại tệ dùng để trả nợ nước ngoài và chi xài cho công tác ăn tiêu trong đảng, đến năm 2025 PVN sẽ có thể chẳng còn dầu để khai thác nữa.
Những thông tin trên là chuỗi tiếp nối logic với một thông tin từ ông Từ Thành Nghĩa - Tổng giám đốc Vietsovpetro - vào đầu tháng 2/2018 về “Móng mỏ Bạch Hổ còn quanh quẩn 10 triệu tấn, tối đa chỉ khai thác được 4-5 năm nữa thôi”, tại Hội nghị tổng kết năm 2017 của PVN.
Điều đó có nghĩa là ngay cả mỏ Bạch Hổ - cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của PVN từ xưa đến nay - đã vào giai đoạn suy kiệt.
Mỏ Bạch Hổ - cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của PVN từ xưa đến nay - đã vào giai đoạn suy kiệt.
Vào năm 2021 hoặc 2022 khi mỏ Bạch Hổ trở thành ‘mỏ chết’, PVN sẽ phải dựa hoàn toàn vào 40% sản lượng còn lại, với điều kiện trữ lượng của những mỏ dầu còn lại vẫn còn mà không suy kiệt hẳn như Bạch Hổ.
Trữ lượng mới chỉ chiếm 1/6 sản lượng đang khai thác!
Những năm tới sẽ là một thách thức khủng khiếp: làm sao đảng và PVN tìm ra được nguồn trữ lượng dầu khí mới ở Biển Đông để thay thế cho những mỏ sắp biến thành dĩ vãng và để ngân sách của đảng lẫn đảng khỏi chết theo?
Ngay trước mắt là một mất cân đối quá lớn đối với ‘khoa học khai thác dầu khí’: năm 2017, sản lượng khai thác quy dầu của PVN lên tới 25 triệu tấn, nhưng phần tìm kiếm thăm dò gia tăng trữ lượng chỉ là 4 triệu tấn, tức trữ lượng mới chỉ chiếm 1/6 sản lượng đang khai thác. Nếu tình trạng mất cân đối giữa tìm kiếm thăm dò gia tăng trữ lượng và khai thác vẫn tiếp diễn như hiện nay thì chỉ vài năm nữa, sản lượng khai thác dầu khí của PVN sẽ chỉ còn 1/3 sản lượng so với hiện thời.
Vào đầu năm 2017, một báo cáo của PVN đã thừa nhận rằng gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2017 đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược đề ra: mục tiêu đề ra trong nước là 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12 triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu tấn/năm) nhưng trong hai năm 2016 và 2017 PVN đều không hoàn thành khi đạt thấp hơn nhiều (năm 2016 đạt 16,66 triệu tấn quy dầu và năm 2017 đạt 4,0 triệu tấn quy dầu). Hầu hết các mỏ đều đã khai thác trong thời gian dài và đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên hàng năm từ 15% tới trên 30%.
2017 cũng là năm gia tăng trữ lượng dầu khí thấp nhất từ trước đến nay, chỉ đạt 4 triệu tấn dầu, thấp nhất lịch sử. Một quan chức của PVN là Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn phải thừa nhận: “trước đây hàng năm, PVN khoan 30-40 giếng thăm dò, chi phí tốn từ 2-2,5 tỷ USD, gia tăng được 35-40 triệu tấn quy dầu. Thế nhưng, từ 2015 trở lại đây, đầu tư của ta và nước ngoài chỉ đâu đó 400-500 triệu USD cho tìm kiếm thăm dò, giảm 5 lần so với trước”.
Với tình trạng trữ lượng dầu cạn kiệt nhanh trong khi quá khó để tìm ra nguồn trữ lượng mới, có thể hình dung là vào năm 2021, ngân sách chế độ sẽ mất hẳn số thu 70.000 - 80.000 tỷ đồng từ PVN mà do đó sẽ ‘kiến tạo’ một lỗ thủng toang hoác không lấy gì bù trám được.
Tương lai đen tối trên đang hiển hiện trong bối cảnh hiện thời các nguồn ngoại tệ mạnh từ viện trợ không hoàn lại, viện trợ ODA và cả nguồn kiều hối của ‘khúc ruột ngàn dặm’ đều khá bi đát. Từ năm 2014, chính thể Việt Nam đã không còn nhận được nguồn vốn ODA đáng kể nào, còn từ năm 2018 đã không còn ODA ưu đãi. Trong khi đó, lượng kiều hối gửi về Việt Nam vào năm 2017 và 2018 có thể sụt giảm đến phân nửa so với mức đỉnh 13,5 tỷ USD vào năm 2015…
T.S.VNTB gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét