ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Người Việt ở Úc sống trong sợ hãi vì băng đảng bạo lực gốc Phi (DV 4-1-19)-Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - ẩn số cục diện Biển Đông năm Kỷ Hợi (GD 3/1/2019)-Mỹ: Làm thế nào để “mở cửa chính phủ”? (KTSG 3/1/2019)-Vừa hợp tác, vừa tìm đối trọng với Trung Quốc trên Biển Đông là chiến lược ASEAN (GD 2/1/2019)-Việt Nam 'cứng rắn bất ngờ' với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông (BVN 2/1/2019)-VOA- Năm mới, nhìn lại những chiến lược của Mỹ tác động đến Biển Đông 2018 (GD 1/1/2019)-Nhìn lại 5 vấn đề quốc tế nổi bật năm 2018 và dự báo năm 2019(GD 31/12/2018)-Về hai chính sách trong chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc (Qua sự kiện hải chiến Trường Sa 1988) (VHNA 1-1-19)
- Trong nước: Bà Bùi Thị An: "Cán bộ cấp chiến lược phải có tầm nhìn, bản lĩnh" (GD 4/1/2019)-Ông Lưu Bình Nhưỡng không đồng tình với trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (GD 4/1/2019)-Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 74 (GD 3/1/2019)-"Phải tránh tình trạng Trung ương mở, nhưng địa phương có quy định riêng" (GD 3/1/2019)-Tội phạm phải khiếp khi nhìn đâu cũng thấy công an! (PLTP 3-1-18)-"Lãnh đạo là phải xác định hy sinh, cống hiến vì dân, vì nước" (GD 2/1/2019)-Thẩm định tiêu chuẩn chính trị, chuẩn bị nhân sự khóa 13 (VNN 2-1-19)-Chống tham nhũng được đẩy mạnh có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế (GD 2/1/2019)-Quyết liệt triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 (GD 2/1/2018)-Luật ANM: cản trở chính với người dân hay doanh nghiệp? (BVN 2/1/2019)-Đối ngoại năm 2018: Sáng tạo trong cách làm, hiệu quả trong hành động (VNN 2-1-19)
- Kinh tế: Cần có chính sách để doanh nghiệp “đua nhau” đầu tư vào nghiên cứu, phát triển (GD 4/1/2019)-yk Vũ Đức Đam-Lãi suất là ẩn số lớn nhất (KTSG 4/1/2019)-Đâu rồi tầng lớp trung lưu? (KTSG 4/1/2019)-Tiền Giang đưa sản phẩm du lịch lên mạng để thu hút khách (KTSG 3/1/2019)-Trung Quốc ế 65 triệu căn hộ (KTSG 3/1/2019)-Bảo hiểm 2,4 tỉ đồng/người tử vong do nổ bom ở Ai Cập (KTSG 3/1/2019)-Khi niềm vui đi qua (KTSG 3/1/2019)-Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu hơn 43 tỉ đô la (KTSG 3/1/2019)-Cảnh giác với hoa cảnh dỏm cuối năm (KTSG 3/1/2019)-DN đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng nhận hữu cơ của Trung Quốc (KTSG 3/1/2019)-Người “ngã ngựa” (KTSG 3/1/2019)-về Phạm Công Danh-Trung Quốc “siết” gạo nhập khẩu: đòi hỏi tất yếu! (KTSG 3/1/2019)-“Tình yêu bất động sản là bệ phóng” (KTSG 3/1/2019)-Toyota đặt cược vào robot giúp việc nhà (KTSG 2/1/2019)-Tỷ giá biến động, doanh nghiệp nên sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối (KTSG 2/1/2019)-Việt Nam thêm 3 tháng khắc phục “thẻ vàng” hải sản?(KTSG 2/1/2019)-Khi Microsoft mở rộng cửa công nghệ và phần mềm (KTSG 2/1/2019)-Lợi nhuận Vietnam Airlines lần đầu vượt mốc 2.000 tỉ đồng (KTSG 2/1/2019)-Chống tham nhũng có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế (GD 2/1/2019)-yk chuyên gia Nguyễn Minh Phong-Kinh tế Việt Nam 2018 có nhiều chỉ số tăng trưởng ấn tượng(GD 2/1/2019)-yk TS Bùi Trinh
- Giáo dục: Cá chép hóa rồng nhờ …thi hộ (GD 4/1/2019)-Hết thời tập huấn “Tam sao thất bản” (GD 4/1/2019)-Thầy cô "dân túy, ngại đổi mới" sẽ không theo được chương trình mới (GD 4/1/2019)-Tôi tự hào vì được dạy học ở Trường Sa (GD 4/1/2018)-Sẽ có chuẩn diện tích, không gian học tập cho mỗi học sinh (GD 4/1/2019)-Tạm đình chỉ công tác bảo mẫu tát sưng má bé trai 19 tháng tuổi (GD 4/1/2019)-Kết quả hoạt động trải nghiệm được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (GD 4/1/2019)-Chủ tịch huyện Quế Võ chỉ đạo kiểm tra trường mầm non nghi bị rút ruột (GD 4/1/2019)-Thán phục hai học sinh lớp 10 sáng kiến cảnh báo lũ lụt và sạt lở đất (GD 4/1/2019)-Sữa học đường của Đà Nẵng triển khai ra sao? (GD 4/1/2019)-Bảy kỳ vọng của giáo viên với chương trình, sách giáo khoa mới (GD 3/1/2019)-Ai đang làm giáo viên ghét sáng kiến kinh nghiệm? (GD 3/1/2019)-
- Phản biện: Việt Nam làm gì trước cuộc so găng Trung – Mỹ (Phương Tây)? (BVN 4/1/2019)-Nguyễn Anh Tuấn-Tương lai nào cho đối đầu Mỹ – Trung? (BVN 4/1/2019)-Nguyễn Quang Dy-Thấy gì từ lập trường về COC của Việt Nam? (BVN 4/1/2019)-Lê Hồng Hiệp-Nhóm SAVENET xuất bản cẩm nang về luật An ninh mạng: “Có tri thức sẽ không sợ hãi nữa!” (BVN 4/1/2019)-RFA-Huawei và an ninh quốc gia (BVN 4/1/2019)-Peter Skurkiss- Nhìn về tương lai Trung Quốc và Việt Nam (TBKTSG 3-1-19)- Vũ Quang Việt-Nghĩ về tham nhũng vặt (DT 3-1-19)-Nguyễn Thị Hường-Dấu ấn cuối năm 2018: Không ký EVFTA! (BVN 3/1/2019)-Thường Sơn-Về hai chính sách trong chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc (Qua sự kiện hải chiến Trường Sa 1988) (BVN 3/1/2019)-Mai Hoa-Chiến tranh 1978-79: Nhắc lại thời VN 'bớt bạn thêm thù' (BVN 3/1/2018)-Hồng Nga/BBC-Thủ Thiêm - Một tương lai của hai thế hệ bị bỏ lỡ (BVN 3/1/2019)-Trường Minh-Dân tộc … lưu vong (BVN 3/1/2019)-Ngọc Vinh-Bí mật nhà nước, 'vùng cấm' và quyền được biết (TVN 2/1/2019)-Khắc Giang-Nhớ cái rét đầu đông (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 57)-Tương Lai-Tại sao người ta cứ nói “Samsung 100% nước ngoài”? (BVN 2/1/2019)-Nguyễn Quang Duy
- Thư giãn: Những mẫu đế sạc không dây cao cấp (KTSG 3/1/2019)-Sản phẩm công nghệ mới (KTSG 3/1/2019)-Tết về theo bạn thương hồ (SGGP 2-1-19)
BÍ MẬT NHÀ NƯỚC, 'VÙNG CẤM' VÀ QUYỀN ĐƯỢC BIẾT
KHẮC GIANG/ TVN 2-1-2019
Giải quyết tình trạng lưỡng nan giữa “bí mật nhà nước” và quyền được biết của người dân không phải là điều dễ dàng. Ảnh minh họa
- Giải quyết tình trạng lưỡng nan giữa “bí mật nhà nước” và quyền được biết của người dân không phải là điều dễ dàng.
Giữa cao trào của cuộc chiến tại Việt Nam, có hai sự kiện quan trọng không chỉ làm thay đổi chiến lược của Mỹ tại Đông Dương, mà còn tác động lâu dài đến sự phát triển chính trị của quốc gia này. Đó là vụ tiết lộ Hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon Papers) và bê bối Watergate. Sự kiện đầu tiên là giọt nước tràn ly cho sự bất mãn của công chúng Mỹ với chiến tranh Việt Nam, góp phần khiến Nhà trắng rút lui khỏi mọi can dự ở Đông Dương. Sự kiện thứ hai buộc Tổng thống Nixon phải từ chức.
Vai trò lớn nhất trong hai sự kiện đó thuộc về báo chí và “người thổi còi” (whistleblower) – những cá nhân rò rỉ thông tin cho nhà báo. Tài liệu về cuộc chiến đang diễn ra lẫn bí mật của nguyên thủ được coi là tối mật, dẫn đến cuộc chiến pháp lý kéo dài giữa những cá nhân liên quan với nhà nước Mỹ. Tòa án Tối cao sau đó ra phán quyết có lợi cho bên tiết lộ, theo hướng bảo vệ quyền được biết những thông tin quan trọng của công dân, thay vì quyền được che giấu của chính quyền.
Tất nhiên, Hồ sơ Lầu Năm Góc và Watergate là những trường hợp kinh điển. Trên thực tế, không phải thông tin nào cũng phải được công khai ngay lập tức. Thông tin không chỉ để đảm bảo an ninh quốc gia hay quốc phòng, mà nhiều khi còn giữ vai trò then chốt cho sự thành bại của một quyết sách.
Nhà kinh tế học Robert Lucas từng chứng minh rằng một chính sách sẽ không thể thành công nếu không tính đến kì vọng của công chúng. Những người khôn ngoan sẽ thay đổi hành vi rất nhanh, khiến chính sách thất bại trước khi nó được đưa ra, nếu “đánh hơi” được ý định của nhà nước. Ví dụ điển hình gần đây là dự thảo Luật Đặc khu. Nguồn vốn chủ yếu để phát triển hạ tầng tại các đặc khu là đất, thông qua chính sách đổi đất lấy hạ tầng. Nhưng các địa điểm đó đều không còn quỹ đất trống do giới đầu cơ đổ xô đến gom đất. Thiếu vốn trở thành vấn đề được dự báo trước.
Giải quyết tình trạng lưỡng nan giữa “bí mật nhà nước” và quyền được biết của người dân, bởi vậy, không phải là điều dễ dàng. Edward Snowden, cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) là“người hùng công chúng” khi rò rỉ thông tin về chương trình nghe lén của chính phủ, nhưng lại bị truy nã và buộc phải sống lưu vong ở Nga.
Ở nước ta, không ít các trường hợp bị xử lý vì vi phạm quy định về tiết lộ bí mật nhà nước. Một số phạm tội vì lợi ích cá nhân, như vụ án Vũ nhôm vừa mới được tuyên án, nhưng cũng có nhiều người trong số đó thực hiện hành vi với mong muốn cung cấp thông tin cho công luận.
Việc Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước vào tháng 11 vừa qua là bước đi quan trọng nhằm xóa bỏ tình trạng mập mờ về pháp lý. Cùng với Luật Tiếp cận Thông tin 2016, luật này sẽ giúp các cơ quan hữu quan cũng như công chúng xác định rõ ràng hơn ranh giới của nhu cầu bí mật và nghĩa vụ công khai thông tin từ phía chính quyền.
Tuy nhiên, nếu đối chiếu các điều luật cụ thể, có thể thấy Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước có phạm vi điều chỉnh rất rộng. Không chỉ các vấn đề liên quan đến hệ thống nhà nước (ngân sách, tình hình chính trị - xã hội, sức khỏe lãnh đạo,…), Luật còn quy định các thông tin thuộc khu vực văn hóa – xã hội như cách tuyển chọn huấn luyện viên hay “thông tin phức tạp” về tệ nạn xã hội và bình đẳng giới... Điều này sẽ dẫn đến một câu chuyện hệ trọng khác: ai sẽ có quyền dán nhãn thông tin là mật hay không?
Trong một xã hội pháp quyền, nhiệm vụ này cần nằm trong tay bên tư pháp, bởi sẽ khó kì vọng các nhà hành pháp tự buộc dây trói mình. Khi có quyền thiết lập danh sách đề xuất các thông tin mật để đưa vào các văn bản hướng dẫn, rõ ràng các ban, ngành sẽ cố gắng tạo ra càng nhiều vùng cấm càng tốt. Điều này tất tiềm tàng nguy cơ gây xung đột với quyền lợi của người dân về một bộ máy liêm chính và minh bạch hơn.
Để luật không làm hạn chế các quyền Hiến định hay Luật Tiếp cận thông tin, đại diện của tư pháp (ví dụ như tòa án) sẽ chịu trách nhiệm xem xét các thông tin nào nên được xếp vào dạng “mật” khi công dân yêu cầu. Việc đánh giá sẽ dựa trên từng trường hợp cụ thể, theo yêu cầu của cơ quan – tổ chức hoặc cá nhân, thay vì quy định thành chi tiết một cách cứng nhắc. Nếu không, sẽ không thiếu nguy cơ con dấu mật trở thành bình phong cho những hoạt động mờ ám, thiếu sự giám sát.
Không ai có thể phủ nhận vai trò bảo mật thông tin cho nhà nước. Nhưng bảo mật là con dao hai lưỡi, bởi bóng tối không chỉ tạo điều kiện cho thói xấu nảy sinh, mà còn dung dưỡng cho những tin đồn thất thiệt, đặc biệt là trong thời đại internet. Vì thế, bộ máy nhà nước càng ít “vùng cấm” thì càng minh bạch, tạo dựng được niềm tin, và từ đó dễ vận hành hơn, chứ không phải là ngược lại.
Khắc Giang
TẠI SAO NGƯỜI TA CỨ NÓI 'SAMSUNG 100% NƯỚC NGOÀI' ?
NGUYỄN QUANG DUY/ BVN 2-1-2019
Khai mạc Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội ngày 19/12/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết “… người ta cứ nói Samsung là 100% nước ngoài, đó là nhầm lẫn”.
Theo Thủ tướng Samsung có tỷ lệ sản xuất trong nước, bao gồm cả FDI và doanh nghiệp Việt Nam, trước đây bằng 0 thì nay trên 30%.
Điện thoại cầm tay cần hằng ngàn bộ phận khác nhau, đơn giản nhất là những ốc vít, tất cả đều cần mức độ tinh xảo và chính xác tuyệt đối, chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất của điện thoại, đến uy tín và đến thương hiệu của Samsung.
Vì thế Samsung vẫn phải nhập cảng hay phải tự sản xuất tất cả các bộ phận kể cả ốc vít để lắp ráp tại Việt Nam, người ta nói “Samsung 100% nước ngoài” là không có gì quá đáng.
Con số 30% từ đâu ra?
Con số ông Phúc muốn nói có lẽ bao gồm cả tiền lương công nhân, bao bì đóng gói, vận chuyển, các dịch vụ kinh tế phát sinh, nhưng không rõ tại sao lên tới 30% - một con số quá cao so với việc sản xuất iPhones của Apple tại Trung cộng.
Theo trang The Conversation giá thành của một iPhone 7 sản xuất vào cuối năm 2016 được ước tính chừng 237,45 Mỹ kim.
Trung cộng chỉ nhận được 8,46 Mỹ kim, hay 3,6% tổng số, bao gồm cả một cục pin do công ty Trung cộng cung cấp và tiền công trả lao động lắp ráp.
Mỹ và Nhật mỗi quốc gia nhận chừng 68 Mỹ kim, Đài Loan được chừng 48 Mỹ kim và Nam Hàn chừng 17 Mỹ kim cho việc xuất cảng các bộ phận vào Trung cộng cho việc lắp ráp.
Năm 2017, Samsung Việt Nam đạt doanh thu gần 64 tỷ Mỹ kim, với chừng 160.000 lao động.
Giả sử lợi tức, bao gồm làm thêm và tiền thưởng, cả năm cho mỗi lao động là 3.000 Mỹ kim thì tổng chi phí lao động là 480 triệu Mỹ kim chỉ chừng 0,75% tổng doanh thu.
Tỷ lệ 30% tính ra lên đến 19,2 tỷ Mỹ kim là một khoản tiền vô cùng lớn, không rõ Thủ tướng Phúc có được bằng cách nào.
Lắp ráp tại Trung cộng
Đằng sau chiếc iPhone, iPad, hay MacBook để ý thấy dòng chữ “Designed by Apple in California. Assembled in China", tạm dịch là “Thiết kế bởi công ty Apple tại California. Lắp ráp tại Trung cộng”.
Chính vì nỗi nhục “Assembled in China” (lắp ráp tại Trung cộng), Tập Cẩm Bình mới đề ra chiến lược “Made in China”.
Nhưng thay vì làm ăn đàng hoàng Trung cộng lại tìm mọi cách đánh sở hữu trí tuệ của Mỹ và nhiều quốc gia khác nên đang bị thế giới trừng phạt.
Để đáp ứng những đòi hỏi về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, ngày 27/12/2018 Bắc Kinh cho công bố dự thảo luật cấm cưỡng bức doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ.
Hà Nội hiện chưa có luật này và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn vô tư đòi các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ.
Chuyện con chip điện tử ở Trung cộng…
Sau 40 năm cải cách và mở cửa, công nghiệp điện tử Trung cộng đã vượt qua khả năng sản xuất ốc vít nhưng lại bị tắc nghẽn với việc sản xuất các con chip điện tử.
Tập đoàn ZTE sản xuất điện thoại di động lớn hàng thứ hai của Trung cộng, chỉ sau Huawei, phải ngừng hoạt động khi chính phủ Mỹ cấm các công ty Mỹ bán các con chip điện tử cho ZTE.
Tập đoàn Huawei cũng sẽ chịu chung số phận nếu chính quyền Mỹ quyết định cấm các công ty Mỹ buôn bán với Huawei.
Có người cho rằng Trung cộng đang tìm cách tự sản xuất các con chip điện tử, thật ra nếu Trung cộng tự sản xuất được thì họ đã làm rồi.
Nhật, Đại Hàn và Đài Loan chưa đầy 30 năm phát triển công nghiệp đã vươn lên chỉ thua kém Hoa Kỳ cường quốc kỹ thuật bậc nhất trên thế giới.
Trong khi Trung cộng đã 40 năm, Việt Nam đã 30 năm vẫn chỉ đạt tới công nghiệp lắp ráp là một điều đáng chú ý.
Giáo dục…
Tại Nhật Bản, từ những năm 1880, Minh Trị Thiên Hoàng đã thực hiện cải cách giáo dục với phương châm: "học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt phương Tây".
Nền giáo dục Nhật từ đó dựa trên những giá trị tiến bộ về nhân bản, tự do, dân chủ và đặc biệt chú trọng đến giáo dục kỹ thuật thực nghiệm.
Đại Hàn và Đài Loan là hai cựu thuộc địa của Nhật Bản nên đã chịu ảnh hưởng của nền giáo dục này.
Trung cộng đến ngày nay vẫn duy trì một hệ thống giáo dục từ chương, học vẹt, học nhồi nhét, học bắt chước, học không cần suy tư, không cần sáng tạo, học theo khuôn mẫu “hồng hơn chuyên” và học để làm quan.
Miền Nam Việt Nam trước 1975 đã thoát khỏi lối học từ chương. Còn miền Bắc và cả nước sau 1975 chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo dục từ chương không khác gì Trung cộng.
Một nền giáo dục như Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã công khai bộc lộ trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 15/6/2014:
"Chúng ta dạy hiện nay là dạy bắt chước, bắt chước thế nào cho khéo nhất và như vậy như việc chúng ta dạy khỉ".
Một hệ thống giáo dục bắt chước không cần suy tư hay sáng tạo hoàn toàn thích hợp với các quốc gia công nghiệp lắp ráp như Trung cộng và Việt Nam.
Sau cuộc cải cách và mở cửa năm 1978, Bắc Kinh còn cho phép các trung tâm nghiên cứu tại các viện đại học được quyền tự trị và khá độc lập với hệ thống chính trị. Điều này chưa được thực hiện tại Việt Nam.
Thể chế và văn hóa…
Người Việt vốn thích tìm tòi, học hỏi và có chí cầu tiến, trường hợp của Đại tướng Campuchia Trần Quốc Hải và người con trai Trần Quốc Thanh là thí dụ điển hình.
Ông Trần Quốc Hải gốc nông dân miền Nam nên còn được gọi là Đại tướng quân Hai Lúa.
Ông đậu đại học năm 1978 nhưng được phân ngành không đúng sở thích nên khi ra trường ông bỏ việc làm thợ sửa xe.
Ông 2 lần chế trực thăng phục vụ nông nghiệp nhưng đều bị nhà cầm quyền Việt Nam cấm sử dụng.
Sang Campuchia sửa máy cày ông lại được Quân đội Hoàng gia Campuchia cho thử sửa xe thiết giáp cũ, rồi cho thiết kế xe thiết giáp mới với tính năng hoàn toàn mới.
Quốc vương Norodom Sihamoni đã ban thưởng ông chức vị cao quý nhất trong quân đội Đại tướng quân.
Đại tướng Hai Lúa từng tâm sự: "Mình may mắn được người ta tạo điều kiện thôi. Tài giỏi mấy mà người ta không lắng nghe, không tin tưởng thì cũng không thể thành công được".
Nhiều người Việt được đào tạo và chỉ thành công ở nước ngoài, trường hợp của Tiến sỹ kỹ sư Lê Nguyễn Minh Quang là một thí dụ khác.
Ông tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Xây dựng tại trường đào tạo kỹ sư Ecole Centrale Paris của Pháp năm 1995, với 3 văn bằng cao học về Quản trị Doanh nghiệp từ các trường đại học nổi tiếng Pháp, Mỹ và Singapore.
Tháng 6/2016, ông từ chức Tổng Giám đốc Công ty Bachy Soletanche chi nhánh Việt Nam, một công ty chuyên về xây dựng hạ tầng danh tiếng tại Pháp và quốc tế.
Sau đó ông nhận bổ nhiệm chức Trưởng Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Thành phố HCM, một chức vụ tiền lương chỉ bằng 5% tiền lương ông có được trước đây.
Ngày 21/12/2018 vừa qua, báo chí đưa tin ông đã bị tạm đình chỉ chức vụ Trưởng Ban và cấm đi ra nước ngoài. Trả lời báo chí ông cho biết:
“Từ ngày về ban, cho tới giờ này tôi không nhận một đồng nào của ai. Tết có khi họ đến tặng quà, có bao lì xì, tôi đều mở ra và trả lại cho họ vì tôi nói là ở Tây họ mở quà trước mặt người tặng. Năm sau chẳng thấy ai mang quà đến tặng nữa”.
Nhiều người Việt được đào tạo tại Phương Tây, có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, khi nghĩ đến việc về quê phục vụ đều ngao ngán vì sự khác biệt về thể chế và về văn hóa.
Samsung Việt Nam
Với tiền lương thấp, lực lượng lao động dồi dào, được giảm thuế, được ưu đãi đất đai, được mọi ưu tiên và trợ giúp, tập đoàn Samsung đầu tư vào Việt Nam lên tới 17 tỷ Mỹ kim.
Theo ước tính tổng doanh thu của 4 nhà máy Samsung Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 đã lên đến 49,6 tỷ Mỹ kim, trên 25% GDP Việt Nam, với lợi nhuận thuần 4,27 tỷ Mỹ kim.
Samsung vừa cho biết năm 2018 ước tính xuất cảng tăng 12% so với năm 2017, đạt hơn 60 tỷ Mỹ kim và chiếm 25% kim ngạch xuất cảng của Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam dựa khá nặng nề vào 4 nhà máy Samsung nên việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên ca ngợi tập đoàn này là một điều khó tránh khỏi.
Nhưng như đã phân tích bên trên công nghiệp hỗ trợ Samsung từ các công ty Việt Nam hầu như không có, nên đóng góp thực sự của Samsung cho nền kinh tế còn rất hạn chế.
Vào năm 2017, 4 nhà máy Samsung lợi nhuận ròng đạt 5,8 tỷ Mỹ kim. Trong khi đó thuế cho nửa đầu năm 2017 chỉ phải đóng 186 triệu Mỹ kim. Lợi nhuận ròng năm nay có thể vượt con số năm trước.
Phần lợi nhuận thuộc về Samsung nhưng được tính vào GDP Việt Nam nên việc GDP năm 2018 đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2008, phần chính là từ lợi nhuận của Samsung.
Công nghiệp lắp ráp Việt Nam…
Theo Tổng cục Thống kê năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn cả Lào, và chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước đang tiếp tục gia tăng:
"Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 Mỹ kim, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào".
Các nhà máy Samsung lắp ráp theo dây chuyền được cài đặt một tốc độ cố định, người chạy theo máy nên năng suất lao động hầu như cố định.
Bởi thế chọn công nghiệp lắp rắp là chọn thua kém trong cuộc tranh đua về năng suất lao động.
Báo Dân Trí ngày 19/12/2018 cho biết trong một báo cáo gần đây của Bộ Công Thương đóng góp GDP của công nghiệp chế tạo Việt Nam "thua" cả Campuchia:
“Mặc dù chiếm đến gần 90% doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nhưng năm 2017 công nghiệp chế biến chế tạo chỉ đóng góp gần 15% GDP so với mức trên 20% của phần lớn các quốc gia trong ASEAN, Campuchia 22%, Thái Lan 26%...”.
Như đã phân tích bên trên công nghiệp lắp ráp đóng góp rất ít cho GDP nên báo cáo của Bộ Công Thương phản ảnh được điều này.
Thủ tướng vẫn vô tư…
40 năm về trước Đặng Tiểu Bình đã nhận ra sự lạc hậu của Trung cộng để mở cửa giao thương với nước ngoài.
10 năm về trước, Tập Cận Bình nhận ra và hổ thẹn về công nghiệp lắp ráp để cố vươn lên thực hành phương châm “Made in China”.
Mặc dầu phát triển công nghiệp của Việt Nam giống phát triển công nghiệp của Trung cộng trước đây một cách hết sức lạ lùng, nhưng lãnh đạo Việt Nam lại vẫn hết sức vô tư về “Made in Vietnam”.
Vào ngày 14/3/2018, tại Trường Đại học Quốc gia Úc, trước những giáo sư và sinh viên Úc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giơ cao chiếc điện thoại di động hiệu Sumsung lên và khoe rằng:
“Rất có thể điện thoại thông minh của Samsung hiện đại nhất mà người Úc đang sử dụng hàng ngày đến từ Việt Nam vì theo Samsung khoảng ¾ lượng điện thoại này được sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam)”.
Chính bởi thế người ta mới cứ phải nhắc nhở Thủ tướng Samsung là 100% nước ngoài.
Melbourne, Úc Đại Lợi
31/12/2018
N.Q.D.Tác giả gửi BVN
NHÌN VỀ TƯƠNG LAI TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
VŨ QUANG VIỆT/ TBKTSG 3-1-2019
(TBKTSG) - Với thế giới tương lai Trung Quốc ở đâu là câu hỏi nên suy nghĩ xem xét, đặc biệt về sức mạnh kinh tế. Với Việt Nam, việc xem xét này lại càng cần thiết.
GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2018 là 2.587 đô la Mỹ, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Ảnh: THÀNH HOA
Trung Quốc (TQ) đã nói rõ về “giấc mơ Trung Quốc” thể hiện bằng khẩu hiệu “Made in China 2025 - làm ở Trung Quốc năm 2025” với kế hoạch đạt 70% sản xuất tại TQ các công cụ và nguyên liệu cốt lõi cho các ngành công nghiệp tiên tiến từ công nghệ thông tin, robot, hàng không, vũ trụ, phương tiện kiểm soát biển, xe lửa cao tốc, xe hơi, năng lượng, dược phẩm...
Về mặt quan hệ quốc tế, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã đưa ra mục tiêu phát triển trong bài diễn văn trước Đại hội Đảng lần thứ 19 không chỉ để bắt kịp mà còn vươn lên để “trở thành một nước lãnh đạo toàn cầu với sức mạnh tổng hợp quốc gia và uy tín thế giới” trong giai đoạn 2035-2050. Với biển Đông thì rất rõ, TQ đã nhiều lần tuyên bố rằng đường lưỡi bò ở biển Đông thuộc TQ bất chấp phán quyết của tòa án quốc tế là không thể lấy lý do lịch sử để yêu sách chủ quyền biển khơi, không thể có chủ quyền biển quanh đảo nhân tạo trên biển khơi hay trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và không thể đòi quá hơn 12 hải lý quanh các đá tự nhiên ở biển Đông.
Để phát triển, Việt Nam cần làm ăn với mọi nước, trong đó có TQ, một nước láng giềng, giàu mạnh hơn kể cả thu hút đầu tư của họ để hai bên cùng có lợi. Nhưng mở cửa không chọn lọc để đến mức lệ thuộc thì không nên. |
Nhưng trong bài diễn văn tại Đại hội đảng nói ở trên, ngay trong phần đầu ông Tập đã ca ngợi các hoạt động xây dựng đang xảy ra ở biển Đông. Trước đó ông ta tuyên bố TQ sẽ không để mất dù một tấc đất ở đó... Và tờ báo Global Times, công cụ tuyên truyền của TQ có lúc còn đe dọa các nước ASEAN sẽ nghe tiếng “cà nông” nếu không biết rút lui. TQ vẫn nói hòa bình hữu nghị, nhưng các hành động cụ thể có vẻ ngược lại.
Với tình hình như trên, khi TQ đủ mạnh, việc sử dụng vũ lực nhằm kiểm soát biển Đông là khó tránh khỏi. Hiện nay vừa để đe dọa, vừa để sửa soạn chiến tranh TQ đang xây dựng thêm một hàng không mẫu hạm thứ ba, loại tiên tiến như Mỹ.
Về quân sự nói chung, TQ tăng chi cho quân sự lên đến 228 tỉ đô la Mỹ năm 2017 và bằng 1,9% GDP, rất cao so với khoảng trên 20 tỉ đô la Mỹ đầu những năm 2000, dù vẫn chỉ bằng nửa Mỹ nhưng đã bằng với tổng chi quốc phòng của cả năm nước Pháp, Anh, Đức, Nhật và Hàn Quốc cộng lại.
Nhưng tương lai TQ sẽ thế nào?
Có người đã tiên đoán TQ sẽ khủng hoảng. Điều này có thể nhưng khó xảy ra vì TQ vẫn có nhiều công cụ dự trữ trong tay.
TQ đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP tính theo đầu người thần kỳ trong lịch sử. Nếu kể từ năm 1970 đến nay, GDP đầu người tính theo đô la Mỹ năm 2010, TQ tăng trưởng bình quân 7,7% mỗi năm, thậm chí tăng tốc trong giai đoạn 2000-2016 so với thời kỳ trước. Điều này ngược với Singapore, Hàn Quốc và Nhật, hay cả Mỹ (xem bảng 2).
Tuy vậy từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng trên đầu người của TQ đã theo chân các
nước khác, giảm xuống (xem biểu đồ). Số liệu mới cho thấy năm 2017 và 2018 còn giảm mạnh hơn, chỉ còn khoảng 6% mỗi năm. Dù thế vẫn còn là thần kỳ nếu so với các nước tiên tiến khác (xem bảng 2).
Tuy thế, điều này không có nghĩa là dư địa tăng của TQ không còn, mà thật ra còn nhiều dù ở tốc độ tăng thấp hơn.
Rõ ràng GDP bình quân của TQ còn đang ở mức trung bình thấp (8.000 đô la Mỹ một người tính theo giá hiện hành) nên còn có thể tiếp tục tạo ra bước nhảy ngoạn mục. Liệu TQ có thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình?
Để vượt khỏi bẫy này, TQ cần ba yếu tố: 1) khả năng hấp thụ khoa học kỹ thuật và tự nghiên cứu phát triển, 2) khả năng vốn tự có và 3) thị trường đủ rộng cho phát triển, đặc biệt là đẩy khu vực phát triển thấp bắt kịp khu vực phát triển cao trong nội địa.
Có thể nói TQ đã đạt được yếu tố thứ nhất là yếu tố mà Đại hội Đảng TQ nhấn mạnh vừa qua, dù trong tương lai sẽ bị hạn chế vì phản ứng tự vệ của các nước phương Tây. Với 1,3 tỉ dân, TQ có thị trường nội địa rộng lớn nên nếu tiêu dùng của dân chúng phát triển thì nó có thể thay thế được thị trường nước ngoài, mặc dù vẫn bị hạn chế về nhu cầu nội địa đối với hàng hóa cao cấp. TQ cũng có vốn rất lớn vì tỷ lệ để dành hàng năm của TQ rất cao, ở mức 50% GDP. Tương tự, dự trữ ngoại tệ của TQ cũng rất cao, đến cuối năm 2017 là 3.200 tỉ đô la Mỹ, bằng 26% GDP. Tức là, TQ khi cần có thể tăng nợ, bơm đầu tư nhà nước như đã làm thời 2007-2009, để tránh khủng hoảng tài chính hiện đang ở mức quá lớn (256% GDP). Tốc độ tăng GDP sẽ thấp hơn nữa nhưng vẫn ở mức cao hơn Mỹ, Nhật và các nước châu Âu.
So sánh sức mạnh kinh tế, cơ sở của sức mạnh quân sự, thì TQ cũng đang vượt trội Việt Nam là điều quá rõ ràng. Nhưng TQ chưa thể làm chủ biển Đông bằng vũ lực vào thời điểm hiện nay, vì lợi ích ở đó không chỉ là của Việt Nam mà còn là của rất nhiều nước trong khu vực và các cường quốc có sức mạnh quân sự, do đó sẽ không thể tránh khỏi các cuộc trả đũa về kinh tế, chính trị và quân sự. Chính vì thế, đây vẫn là giai đoạn TQ phải tiếp tục xây dựng lực lượng quân sự. Và trong thời kỳ này, TQ sẵn sàng mua chuộc, đồng thời tìm cách đưa các nước yếu hơn vào bẫy lệ thuộc về vốn và công nghệ qua chiến lược kinh tế một vành đai một con đường.
Còn tương lai Việt Nam?
Nếu tính từ 1970-2016, GDP đầu người Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh, nhưng thấp hơn nhiều so với TQ, đặc biệt là VN đã bỏ lỡ cơ hội phát triển trong 20 năm sau chiến tranh (xem bảng 1 và 2).
Để phát triển, Việt Nam cần làm ăn với mọi nước, trong đó có TQ, một nước láng giềng, giàu mạnh hơn kể cả thu hút đầu tư của họ để hai bên cùng có lợi. Nhưng mở cửa không chọn lọc để đến mức lệ thuộc thì không nên. Hiệp định Thương mại thế giới (WTO) là ký kết giảm dần thuế nhập khẩu nhằm mở cửa cho tự do buôn bán, hiệp định này không có điều khoản nào đòi hỏi tự do đầu tư nước ngoài. Hơn thế, WTO cũng chấp nhận các biện pháp bảo hộ trong thời gian nhất định nhằm tạo cơ hội cho nước chậm phát triển tăng khả năng cạnh tranh.
Tuy thế, sẽ không thích đáng nếu Việt Nam ngày càng dựa vào công nghệ TQ vì giá rẻ (xây đường sá, nhà máy xi măng, điện, khai khoáng) và dựa vào thị trường nguyên liệu từ TQ để gia công xuất khẩu. Cho đến nay TQ đã làm chủ thầu 49 dự án trong 62 dự án xi măng; 16/27 dự án BOT, 90% dự án EPC do TQ cung cấp thiết kế cung cấp thiết bị lên tới hàng tỉ đô la Mỹ. Năm 2017, Việt Nam nhập 57 tỉ đô la Mỹ hàng hóa từ TQ (bằng 30% tổng giá trị nhập, đưa mức nhập siêu từ TQ lên đến 26,3 tỉ đô la Mỹ (bằng 10% GDP Việt Nam).
Hệ thống viễn thông của Việt Nam cũng đang sử dụng công nghệ của hai công ty TQ là Huawei và ZTE. Trong khi đó, hai công ty này đang bị các nước Mỹ, Anh, Nhật, Canada tẩy chay vì an ninh quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam còn ký kết mở rộng “hai hành lang một vành đai” ở 7 tỉnh biên giới với quyết định cho phép dùng nhân dân tệ ở đó.
Rõ ràng việc dựa vào công nghệ TQ, đặc biệt là công nghệ viễn thông số hóa, là nguy cơ về mặt an ninh quốc gia, cần phải cảnh giác vì lợi ích tự thân của quốc gia.
Phải hiểu rõ “giấc mơ Trung Hoa” thì may ra Việt Nam mới có được chiến lược tránh đối đầu với TQ, nhưng vẫn tích cực bảo vệ độc lập của chính mình và lợi ích ở biển Đông theo đúng luật biển quốc tế và phán quyết của Tòa án quốc tế. Không chỉ Việt Nam, các nước khác cũng đang bị đe dọa vì chính sách muốn trở thành lãnh đạo thế giới và đòi hỏi chủ quyền ở biển Đông, và họ cũng phải có hành động tự vệ.
Để tự vệ hữu hiệu, phải xây dựng nội lực nhưng điều này còn chưa được quan tâm đúng mức. Việt Nam hiện nay dựa vào vay vốn và thu hút đầu tư nước ngoài làm hàng xuất khẩu để phát triển. Nội lực đi từ tri thức khoa học và xã hội. Điều này đòi hỏi chất lượng, tự do học thuật, học hỏi tiếp thu tri thức của thế giới, thu hút nhân tài để xây dựng các đại học và trung tâm nghiên cứu ưu tú để phát triển công nghệ. Không thể chỉ tập trung nhập công nghệ lỗi thời và hàng trung gian từ TQ và dùng lao động cơ bắp để chế tạo hàng xuất khẩu.
DẤU ẤN CUỐI NĂM 2018: KHÔNG KÝ EVFTA !
THƯỜNG SƠN/ BVN 3-1-2019
(VNTB) - Đã quá rõ là từ cuộc điều trần ở Bỉ vào tháng 10 năm 2018 cho đến cuối năm đó, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã chẳng chịu làm một điều gì để cải thiện nhân quyền...
Tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu phản bác hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử.
Khi năm 2018 đã chính thức lết trôi cái thân hình rã rượi của nó qua ngày cuối cùng, trong lúc Thủ tướng Phúc vẫn say sưa nghiêng ngoẹo bản thành tích về các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đã đạt được và đặc biệt là GDP tăng tới 7%, một dấu ấn không hề mờ nhạt và không thể trốn tránh là việc ông Phúc đã cố tình không nhắc chút nào đến ‘EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu) được ký kết’ - điều mà ông ta cùng hệ thống tuyên giáo của đảng cầm quyền đã ra sức khoa trương trong hai tháng 10 và 11 năm 2018.
Thậm chí cho đến đầu tháng 12 năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội còn tổ chức Hội thảo “Cam kết lao động trong Hiệp định CPTPP và FTA với EU”. Đã rõ là chủ đề hội thảo này phản ánh tư thế ăn chắc về ‘EU cần Việt Nam hơn là Việt Nam cần EU’, ‘EVFTA trước sau gì cũng sẽ được ký kết’ và ‘Việt Nam thành công với EVFTA’, tức hiệp định này sẽ được Cộng đồng châu Âu cho phép Ủy ban thương mại châu Âu ký kết với Việt Nam vào tháng Mười Hai năm 2018, để sau đó đến tháng Ba năm 2019 sẽ được Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn, mang lại một nguồn máu quý báu giúp cho chân đứng kinh tế của chính thể độc trị ở Việt Nam - vốn đang suy nhược toàn thân - thêm một thời gian cầm cự nữa.
Nhưng vì sao EVFTA vẫn chưa thể ký?
Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thể đã không cập nhật tình hình thời sự, hoặc không thèm quan tâm đến một yếu tố mà có thể khiến EVFTA tưởng như nằm trong túi Việt Nam vẫn có thể tuột ra: nhân quyền trong EVFTA.
Bởi khác rất nhiều với quan hệ EU - Việt Nam cách đây vài năm, tình thế hiện thời đã chuyển biến lớn: nhân quyền và công đoàn độc lập mới là số một trong những điều kiện cần của EVFTA.
Ngày 15/11/2018, gần một tháng sau khi Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội đồng châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam, Nghị viện châu Âu bất ngờ tung ra nghị quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyền mà đã nhấn kỳ vọng ‘EVFTA được ký kết’ từ xác suất cao hoặc rất cao xuống mốc 50/50.
Khác nhiều với quan điểm không mấy rõ ràng và dứt khoát của Ủy ban châu Âu, ngay phần đầu của nghị quyết 2018/2925(RSP) đã khẳng định: “Quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam phải căn cứ trước hết trên nền tảng tôn trọng nhân quyền, dân chủ và pháp quyền; và trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế về lĩnh vực này”.
Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về các quyền tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do báo chí và Internet, bắt bớ người hoạt động nhân quyền, đàn áp người biểu tình, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…
Động thái tung ra bản nghị quyết nhân quyền của Nghị viện châu Âu vào ngày 15/11/2018 đã hàm ý như một thông điệp trực tiếp cho Cộng đồng châu Âu về quan điểm ‘nhân quyền trước hết’, trước khi cơ quan này họp để quyết định có cho phép Ủy ban châu Âu ký EVFTA với Việt Nam hay không.
Bản nghị quyết trên cũng chính thức xác lập quan điểm rất rõ ràng của Nghị viện châu Âu về EVFTA. Điều đó có nghĩa là cho dù EVFTA có được Cộng đồng châu Âu cho phép ký kết, nhưng tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu phản bác hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử.
Từ trước khi hồ sơ EVFTA được Ủy ban châu Âu tổ chức điều trần tại Brussels vào tháng Mười năm 2018, đã xuất hiện nhiều cảnh báo từ giới quan chức châu Âu về việc nếu EVFTA không kịp được phê chuẩn trước khi Nghị viện châu Âu tổ chức bầu cử, sẽ không có gì chắc chắn là nghị viện mới của châu Âu - với nhiều gương mặt nghị sĩ mới và quan điểm cũng khác biệt - sẽ dễ dàng thông qua EVFTA. Thậm chí trong trường hợp ‘xấu nhất’, bản hiệp định này sẽ bị một nghị viện mới bộn bề công việc, trong đó bao gồm cả quan điểm chiếm số đông về không thể chấp nhận cho một nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng được hưởng lợi từ thị trường chung châu Âu, gạt phắt sang một bên để số phận của EVFTA cũng hẩm hiu tương tự như Hiệp định TPP vào đầu năm 2017 khi bị Mỹ rút ra.
Đã quá rõ là từ cuộc điều trần ở Bỉ vào tháng 10 năm 2018 cho đến cuối năm đó, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã chẳng chịu làm một điều gì để cải thiện nhân quyền. Cũng đã quá rõ là chính vì nguyên do rất chính yếu ấy mà Cộng đồng châu Âu đã không cho phép Ủy ban châu Âu ký EVFTA với Việt Nam, cho dù bản thảo của hiệp định này đã khá đầy đủ và nằm sẵn trên bàn chỉ chờ ký.
T.S. VNTB gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét